Dawnglow nói:Viết thêm về trận Tốt Động - CHúc Động:
Giữa năm 1926, Quân Lam Sơn đã làm chủ tất cả các vùng đồng bằng từ Huế về đến Đông Quan (Hà Nội), quân giặc co cụm trong các thành lớn, trong đó có thành Nghệ An và thành Thanh Hoá và đương nhiên là thành Đông Quan.
Tình hình bọn Minh săp thua đến đít. Chúng gọi viện binh.
Tuyên Đức lúc đó mới 1x tuổi, bị bọn hiếu chiến súi ăn cứt gà, cử Vương Thông mang 5 vạn quân hùng hổ nhằm hướng Đông Quan tiếp viện. Đến Đông Quan, chúng hội quân với các đội nhỏ từ phía nam của Đông QUan (các thành nhỏ quân Lam Sơn chưa kịp hạ). Tổng cộng được 15 vạn, định lật ngược thế cờ.
Do 15 vạn lúc nhúc trong thành, không có chỗ ị nên VT mang quân ra phía Tây của ĐQ, đóng là 3 nơi là Cổ Sở, Sa Đối (Thuộc Hà Tây) và Thanh Oai (thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội),
Đại quân LS lúc bấy giờ đóng trại ở Ninh Kiều (Cầu qua sông Ninh, giờ tên là sông Đáy, hiện cạn gần hết, có thể lội bộ qua) mang quân đánh Thanh Oai và Sa ĐỐi.
Qua vài trận nhỏ, bọn ở Sa Đối và Thanh Hoai bị thua chạy vào Đông Quan, mặc Vương Thông đóng quân ở Cổ Sở một mình.
Vương Thông tập trung 5 vạn quân hùng hục đánh vào Ninh Kiều rửa nhục, nhưng lúc bấy giờ quân LS đã kịp thời rút đi, VT vồ hụt, tức điên người.
VT tung quân do thám, phát hiện LS đóng quân ở Cao Bộ. Chúng lên kế hoạch đánh Cao Bộ
Kế hoặch của chúng như sau:
Vương Thông mang đại quân đi thẳng từ Cổ Sở tới Cao Bộ, đoạn đương này rất ngắn.
Bọn tướng (nào đó) dẫn toán còn lại đi đường vòng để đánh tập hậu Cao Bộ, đoạn đường này đi qua 2 cánh đồng là Chúc Động (gần ngay Ninh Kiều) và Tốt Động, đây là 2 vùng đồng và đầm lầy.
Vô phúc cho chúng, và cũng có thể là số chúng đã tàn do tội ác đã bay lên lên tận trời cao (bọn này sẵn sàng mổ bụng thai phụ, lấy ruột người quấn quanh cây, đầu người treo lên ngọn cây, chặt đầu người, luộc lên, mời sứ giả của Hậu Trần là Nguyễn Biểu ăn) nên kế hoặch đánh Cao Bộ bị lọt vào tay LS.
Đêm ngày 7 tháng 11/1426, đội quân đánh tập hậu bí mật lên đường đi qua Chúc Động rồi qua Tốt Động. Cũng đêm đấy, toàn bộ nghĩa quân LS bỏ căn cứ Cao Bộ hành quân đến Tốt Động và Chúc Động để mai phục, chỉ để lại một đội quân nhỏ canh cờ, canh cổng trại, như không biết chuyện gì về kế hoạch của VT. Truyền thuyết vùng này nói nghĩa quân ẩn trong các đống rạ, bờ cỏ, dưới mương trong đêm đông cực rét.
Kế hoặch của bọn này có chi tiết, là khi quân đánh vỗ mặt của Vương Thông nổi pháo hiệu, có nghĩa là chúng đang tấn công Cao Bộ, thì bọn tập hậu phải tăng tốc để đánh vào mặt sau. Chi tiết này ta cũng biết luôn. Khi bọn VT chưa còn chưa nổ pháo hiệu thì ta đã nổ trước, thế là cánh quân tập hậu (nhắc lại cho dễ nhớ, cánh này đi qua CHúc Động, Tốt Động) hùng hục tăng tốc, lọt hết vào trận địa của ta, khi mà cánh quân VT còn chưa tới Cao Bộ. Khi đó, ta nổ pháo lần 2, theo quy ước từ trước, toàn bộ quân mai phục ở Tôt Động đồng loạt đứng lên, mặc sức chém giết vào lúc tờ mờ sáng. Bọn VT thấy pháo hiệu (lẽ ra là do mình nổ) thì ngơ ngác, phái quân do thám tới Cao Bộ thì thấy trại vẫn im như tờ, không hiểu gì hết, và vẫn án binh chưa đánh. Khi nghe tin cánh tập hậu bị tiêu diệt ở Tốt Động, VT hốt hoảng cho quân rút lui về Cổ Sở, rồi từ Cổ Sở lại rút về Đông Quan, (thằng ngu này nếu tỉnh ra, không chạy mà cứ tiếp tục đánh Cao Bộ thì LS sẽ mất trại và chúng sẽ không bị phục trên đường về đi qua Chúc Động). Trên đường về Đông Quan lại đi qua Chúc Động rồi qua Ninh Kiều. Bọn thua ở Tốt Động cũng quay đầu lại, chạy về Đông Quan, và đường này chúng cũng qua Chúc Động và Ninh Kiều. Nhưng khốn thay cho chúng, tại Chúc Động, Lam Sơn cũng đã phục quân từ đêm trước. Khi cả 2 cánh quân chúng rút tới Chúc Động thì quân mai phục lại vùng đứng dậy, chém giết lần thứ 2, chúng chạy qua Ninh Kiều, quân LS chặt đứt cầu, xác trôi nghẽn sông Ninh.
Trận này diễn ra từ mờ sáng đến giữa trưa, kết thúc với thiệt hại 3 vạn quân và 1 vạn bị bắt sống. Gần như xoá sổ 5 vạn quân của VT vừa mang sang, buộc VT phải co vào ĐÔng Quan cố thủ và tiếp tục gọi viện binh. Lại có 15 vạn quân khác kéo sang (bọn này mạng người không thiếu), dẫn tới trận Chi Lăng - Xương Giang (sẽ viết sau).
Thế nên trận này được nhắc tới trong Cáo bình Ngô (thực chất là bình Minh)
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
(Tuỵ Động là tên cũ của Tốt Động)
Mình thấy trận Tốt động Chúc động thể hiện chính xác nhất triết lý quân sự của người Việt nói chung, và Triết lý của người Việt nói riêng.
Giống như chống quân Nguyên và một vài trận thắng sau này, ý đồ rất rõ:
Trước đối phương quá mạnh, không đối đầu mà uyển chuyễn, biến hóa, đối phương mạnh ta rút, đối phương sơ hở ta đánh bất ngờ. Lực yếu cũng có thể thắng.
Triết lý này có thể áp dụng không những trong quạn sự, kinh tế, mà còn trong văn hóa, kỹ thuật.
Xin các bác giúp đào sâu vấn đề này.
Vâng, trong Cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi có nói:
"Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều"
Những trận thắng lớn của quân Lam Sơn toàn là những trận mai phục, em sẽ tóm tắt các trận ấy.
"Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều"
Những trận thắng lớn của quân Lam Sơn toàn là những trận mai phục, em sẽ tóm tắt các trận ấy.
Bác nói .. chi tiết luôn đi bác. Các sách thường hay tóm tắt, nếu tra cứu được tài liệu thì nói hết cho nó đã.
Trận Xương – Chi Lăng (xin sửa lại là Xương Giang – Chi Lăng vì Xương Giang diễn ra trước)
Sau trận Tốt Động – Chúc Động, VT từ thủ lĩnh viện binh trở thành kẻ cố thủ trong ĐQ. Hắn thực sự muốn rút quân, nhưng sợ nhục, liền viết thư cho Lê Lợi nói nếu lập nhà Trần lên làm vua thì sẽ rút. Lê Lợi OK liền (LL luôn luôn muốn xong việc với thương vong thấp nhất), liền tìm Trần Cảo, đưa lên làm vua, còn mình xưng là Vệ quốc công. VT quyết định rút quân về.
Nhưng nếu thế thì chả có gì để nói, một lần nữa, em lại phải nhắc tới cái tính “đoàn kết” của người Việt mình. Trong thành ĐQ lúc đó có 2 tướng người Việt, ta gọi là Việt gian, là Trần Phong và Lương Nhữ hốt, sợ bố nó về thì nó hết đất sống nên mới đâm chọc thế này: “Trước đây Ô Mã Nhi hàng nhà Trần sau trận Bạch Đằng, nhà Trần tiếng là tha, nhưng ngầm sai người đục thuyền giữa biển, chết đuối hết”. VT hiểu ý, liền cù cưa không chịu ra hàng, một mặt cho người gọi viện binh, một mặt gia cố thành ĐQ. Thế nên NTrãi viết thế này:
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn, nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính, lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.
Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín, (năm 1927) Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, (năm 1927) Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Liễu Thăng dẫn 10 vạn qua cửa khẩu Đồng Đăng (ngày ấy tên là Pha Luỹ), tiến về ĐQ.
Mộc Thạnh dẫn 5 vạn qua cửa khẩu Lào Cai (ngày ấy tên là Lê Hoa) cũng tiến về Đông Quan.
Bọn này hẹn nhau hội quân ở thành Xương Giang (thuộc vùng Bắc Giang ngày nay).
Cho đến khi ấy, ta đã vây thành Xương Giang được 9 tháng, đánh không biết bao nhiêu trận lớn nhỏ, không hạ được thành, quân ta thiệt hại đáng kể vì cái thành này. Lê Lợi rất bực mình. Nếu không hạ được thành, để chúng hội quân ở đây thì nguy to. LL điều con át chủ bài là Trần Nguyên Hãn, dấn quân gấp đến Xương Giang, nhiệm vụ tối cao là hạ thành này trước khi bọn Liễu Thăng tới.
TNH tới Xương Giang, sau khi xem xét, ông cho làm thật nhiều thang mây, máy bắn đá, tên, các bệ đứng cao gần bằng thành để các cung thủ đứng trên bệ bắn nhau với lính trên thành, mặt khác cho đào thật nhiều đường hầm xuyên qua chân thành, hẹn đúng nửa đêm nghe súng lệnh thì đập cửa hầm tấn công. Nửa đêm, bí mất đưa các bệ đứng, máy bắn đá đến sát thành, pháo lệnh nổ, thang mây ùn ùn gác vào thành, cung thủ đứng trên bệ bắn lính trên thành, máy bắn đá vãi như mưa vào bên trong thành, quân dưới hầm đồng loạt đập cửa xông lên chém giết. Trong một đêm, thành bị hạ, bọn tướng trong thành tự tử hoặc chết trận hết. Không có tù binh.
Tin thành Xương Giang bị hạ tuyệt đối được giữ kín.
Sau trận Tốt Động – Chúc Động, VT từ thủ lĩnh viện binh trở thành kẻ cố thủ trong ĐQ. Hắn thực sự muốn rút quân, nhưng sợ nhục, liền viết thư cho Lê Lợi nói nếu lập nhà Trần lên làm vua thì sẽ rút. Lê Lợi OK liền (LL luôn luôn muốn xong việc với thương vong thấp nhất), liền tìm Trần Cảo, đưa lên làm vua, còn mình xưng là Vệ quốc công. VT quyết định rút quân về.
Nhưng nếu thế thì chả có gì để nói, một lần nữa, em lại phải nhắc tới cái tính “đoàn kết” của người Việt mình. Trong thành ĐQ lúc đó có 2 tướng người Việt, ta gọi là Việt gian, là Trần Phong và Lương Nhữ hốt, sợ bố nó về thì nó hết đất sống nên mới đâm chọc thế này: “Trước đây Ô Mã Nhi hàng nhà Trần sau trận Bạch Đằng, nhà Trần tiếng là tha, nhưng ngầm sai người đục thuyền giữa biển, chết đuối hết”. VT hiểu ý, liền cù cưa không chịu ra hàng, một mặt cho người gọi viện binh, một mặt gia cố thành ĐQ. Thế nên NTrãi viết thế này:
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn, nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính, lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.
Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín, (năm 1927) Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, (năm 1927) Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Liễu Thăng dẫn 10 vạn qua cửa khẩu Đồng Đăng (ngày ấy tên là Pha Luỹ), tiến về ĐQ.
Mộc Thạnh dẫn 5 vạn qua cửa khẩu Lào Cai (ngày ấy tên là Lê Hoa) cũng tiến về Đông Quan.
Bọn này hẹn nhau hội quân ở thành Xương Giang (thuộc vùng Bắc Giang ngày nay).
Cho đến khi ấy, ta đã vây thành Xương Giang được 9 tháng, đánh không biết bao nhiêu trận lớn nhỏ, không hạ được thành, quân ta thiệt hại đáng kể vì cái thành này. Lê Lợi rất bực mình. Nếu không hạ được thành, để chúng hội quân ở đây thì nguy to. LL điều con át chủ bài là Trần Nguyên Hãn, dấn quân gấp đến Xương Giang, nhiệm vụ tối cao là hạ thành này trước khi bọn Liễu Thăng tới.
TNH tới Xương Giang, sau khi xem xét, ông cho làm thật nhiều thang mây, máy bắn đá, tên, các bệ đứng cao gần bằng thành để các cung thủ đứng trên bệ bắn nhau với lính trên thành, mặt khác cho đào thật nhiều đường hầm xuyên qua chân thành, hẹn đúng nửa đêm nghe súng lệnh thì đập cửa hầm tấn công. Nửa đêm, bí mất đưa các bệ đứng, máy bắn đá đến sát thành, pháo lệnh nổ, thang mây ùn ùn gác vào thành, cung thủ đứng trên bệ bắn lính trên thành, máy bắn đá vãi như mưa vào bên trong thành, quân dưới hầm đồng loạt đập cửa xông lên chém giết. Trong một đêm, thành bị hạ, bọn tướng trong thành tự tử hoặc chết trận hết. Không có tù binh.
Tin thành Xương Giang bị hạ tuyệt đối được giữ kín.
Last edited by a moderator:
TNH sau khi hạ XG, liền dẫn quân lên tăng viện cho đại binh đang nằm phục ở Chi Lăng. Bác nào người HN hay đi Lạng Sơn, đều biết ải Chi Lăng, 2 bên vách núi sừng sững, đường đi giữa bị bóp chặt, quả là trời cho ta thế đất. Nếu bác nào dừng lại đái, có thể thấy lành lạnh sống lưng, một cảm giác u ám của âm khí vẫn còn tới ngày nay.
Ta cũng có một đội quân lớn phục ở Cần Trạm và Phố Cát, đều ở phía sau của ải Chi Lăng.
Bọn Thạnh, Thăng không biết gì, 10 ngày sau LT mới bắt đầu tiến đánh ải Pha Luỹ (Đồng Đăng). Quân tiền tiêu ở Pha Luỹ chống đỡ lấy lệ rồi thua chạy. LL liền viết một thư gửi tới LT, giả vờ sợ hãi, khuyên LT quay binh, LT càng tự đắc. Chúng tiến tới Ải Lưu, LS lại quay lại đánh, rồi lại thua chạy. LT hạ lệnh đuổi gấp, Lương Minh bảo bọn này chuyên dùng phục binh, chủ tướng hãy cẩn thận, đừng đuổi. LT bảo LL sợ ta rồi, chúng chạy thật chứ k phải phục binh, liền dẫn đầu 100 kỵ sĩ đuổi LS rất rát, quân bộ không theo kịp, tách rời khỏi kỵ binh. Khi cả bộ binh và kỵ binh đều nằm gọn trong ải Chi Lăng, quân trên núi một mực bắn tên ném đá, giữa đám loạn quân, Liễu Thăng không có quân ứng cứu, Lê Sát và Lưu Nhân Chú là 2 cao thủ võ lâm phi ngựa ra chiến với LT, chém được đầu LT.
LT chết, tàn quân Minh vượt qua được ải CL, phó của LT là Lương Minh lên cầm đầu, tiếp tục nhằm Xương Giang thẳng tiến, tới Cần Trạm, lại bị phục binh, Lương Minh chết luôn. Thôi Tụ dẫn tàn quân tiếp tục lết, tới Phố Cát, lại gặp phục binh, thượng thư Lý Khánh bất lực, phải tự tử. Thoát khỏi Phố Cát, Thôi Tụ cố lết tới XG, tời gần thành mới biết thành bị hạ từ khi nào. Ôi trời ôi,, số chúng nó thế là đã hết, không có ánh lửa nào cuối đường hầm cả. Cùng quẫn như không thể cùng quẫn hơn. Chúng đành đóng quân giữa… đồng, đắp trại cố thủ, đợi Mộc Thạnh từ Lào Cai xuống.
Cáo bình Ngô tả đoạn này như sau:
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Số là Mộc Thạnh cũng thuộc loại nhát chết, mang 5 vạn quân nhưng tiến rất chậm, bị đội quân nhỏ của ta chặn ở Lê Hoa, đánh tỉa nhỏ, dùng dằng mãi mà Thạnh không tiến được. Khi ta ấn tín và hàng binh của LT tới thả vào trại của Thạnh, Thạnh liền hạ lệnh… rút. Trên đường rút, bị quân ta tung quân ra đánh, chém 1 vạn quân, thu không biết bao nhiêu vũ khí, ngựa, xe.
Quân Thôi Tụ bị vây giữa đồng, ta viết thư gọi hàng, tay này dứt khoát không hàng, LS tập trung gần như toàn bộ tướng tài bao vậy Tụ giữa đồng, gồm các tướng TNH, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Xí, Lê Khôi, Lê Lý, Phạm Vấn. Đoạn chuẩn bị trận cuối cùng này Nguyễn Trãi viết:
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Ngày 3 tháng 11/2427 tổng tấn công vào trại giặc, trong 1 ngày tiêu giệt 5 vạn quân, bắt sống toàn bộ bộ chỉ huy. Tính từ khi tới ải Pha Luỹ đến ngày này là 1 tháng, đạo quân 10 vạn của Liễu Thăng chính thức bị xoá sổ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
Lê Lợi cho giải Thôi Tụ, Hoàng Phúc, hổ phù của Liễu Thăng đến “tặng” cho Vương Thông đang cố thủ tại ĐQ. Sau đó, LL lại viết thư gọi hàng.
Vương Thông đến đây hết hi vọng, tự ý xin hàng, không xin phép vua Minh. Bọn này tay không đến trại Bồ Đề gặp Lê Lợi đưa lời thề ““Đem quân về nước không thể kéo dài năm tháng để đợi viện binh”, “nếu không thì trời đất thần linh, sông núi sẽ làm cho bản thân, cho đến cả nhà, thân thích chết hết và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà”
Trong hội thề (sau này sử gọi là Hội thề Đông Quan), không biết LL đã nói gì, làm gì mà bọn này đã khóc.
Chúng được cấp ngựa và thuyền để về.
Vương Thông, Trần Trí, Mã Anh, Phương Chính, Sơn Thọ, Mã Kỳ, Thôi Tụ, Hoàng Phúc về đến nước bị vua Minh tống giam và tịch thu gia sản.
Ta cũng có một đội quân lớn phục ở Cần Trạm và Phố Cát, đều ở phía sau của ải Chi Lăng.
Bọn Thạnh, Thăng không biết gì, 10 ngày sau LT mới bắt đầu tiến đánh ải Pha Luỹ (Đồng Đăng). Quân tiền tiêu ở Pha Luỹ chống đỡ lấy lệ rồi thua chạy. LL liền viết một thư gửi tới LT, giả vờ sợ hãi, khuyên LT quay binh, LT càng tự đắc. Chúng tiến tới Ải Lưu, LS lại quay lại đánh, rồi lại thua chạy. LT hạ lệnh đuổi gấp, Lương Minh bảo bọn này chuyên dùng phục binh, chủ tướng hãy cẩn thận, đừng đuổi. LT bảo LL sợ ta rồi, chúng chạy thật chứ k phải phục binh, liền dẫn đầu 100 kỵ sĩ đuổi LS rất rát, quân bộ không theo kịp, tách rời khỏi kỵ binh. Khi cả bộ binh và kỵ binh đều nằm gọn trong ải Chi Lăng, quân trên núi một mực bắn tên ném đá, giữa đám loạn quân, Liễu Thăng không có quân ứng cứu, Lê Sát và Lưu Nhân Chú là 2 cao thủ võ lâm phi ngựa ra chiến với LT, chém được đầu LT.
LT chết, tàn quân Minh vượt qua được ải CL, phó của LT là Lương Minh lên cầm đầu, tiếp tục nhằm Xương Giang thẳng tiến, tới Cần Trạm, lại bị phục binh, Lương Minh chết luôn. Thôi Tụ dẫn tàn quân tiếp tục lết, tới Phố Cát, lại gặp phục binh, thượng thư Lý Khánh bất lực, phải tự tử. Thoát khỏi Phố Cát, Thôi Tụ cố lết tới XG, tời gần thành mới biết thành bị hạ từ khi nào. Ôi trời ôi,, số chúng nó thế là đã hết, không có ánh lửa nào cuối đường hầm cả. Cùng quẫn như không thể cùng quẫn hơn. Chúng đành đóng quân giữa… đồng, đắp trại cố thủ, đợi Mộc Thạnh từ Lào Cai xuống.
Cáo bình Ngô tả đoạn này như sau:
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Số là Mộc Thạnh cũng thuộc loại nhát chết, mang 5 vạn quân nhưng tiến rất chậm, bị đội quân nhỏ của ta chặn ở Lê Hoa, đánh tỉa nhỏ, dùng dằng mãi mà Thạnh không tiến được. Khi ta ấn tín và hàng binh của LT tới thả vào trại của Thạnh, Thạnh liền hạ lệnh… rút. Trên đường rút, bị quân ta tung quân ra đánh, chém 1 vạn quân, thu không biết bao nhiêu vũ khí, ngựa, xe.
Quân Thôi Tụ bị vây giữa đồng, ta viết thư gọi hàng, tay này dứt khoát không hàng, LS tập trung gần như toàn bộ tướng tài bao vậy Tụ giữa đồng, gồm các tướng TNH, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Xí, Lê Khôi, Lê Lý, Phạm Vấn. Đoạn chuẩn bị trận cuối cùng này Nguyễn Trãi viết:
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Ngày 3 tháng 11/2427 tổng tấn công vào trại giặc, trong 1 ngày tiêu giệt 5 vạn quân, bắt sống toàn bộ bộ chỉ huy. Tính từ khi tới ải Pha Luỹ đến ngày này là 1 tháng, đạo quân 10 vạn của Liễu Thăng chính thức bị xoá sổ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
Lê Lợi cho giải Thôi Tụ, Hoàng Phúc, hổ phù của Liễu Thăng đến “tặng” cho Vương Thông đang cố thủ tại ĐQ. Sau đó, LL lại viết thư gọi hàng.
Vương Thông đến đây hết hi vọng, tự ý xin hàng, không xin phép vua Minh. Bọn này tay không đến trại Bồ Đề gặp Lê Lợi đưa lời thề ““Đem quân về nước không thể kéo dài năm tháng để đợi viện binh”, “nếu không thì trời đất thần linh, sông núi sẽ làm cho bản thân, cho đến cả nhà, thân thích chết hết và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà”
Trong hội thề (sau này sử gọi là Hội thề Đông Quan), không biết LL đã nói gì, làm gì mà bọn này đã khóc.
Chúng được cấp ngựa và thuyền để về.
Vương Thông, Trần Trí, Mã Anh, Phương Chính, Sơn Thọ, Mã Kỳ, Thôi Tụ, Hoàng Phúc về đến nước bị vua Minh tống giam và tịch thu gia sản.
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Dawnglow nói:Em đang đi công tác, không mang bản đồ theo. Cuối tuần về, em sẽ chụp cái bản đồ trận Tốt Động - CHúc Động rồi post lên. Nhưng phải khen mới post, không khen thì em giữ làm của riêng.
Der Fahrer nói:Khen hay !
Bác Đào tả quá hay! Đúng khí thế của người nước Đại Việt giành lại độc lập từ tay quân Minh xâm lược. Do em đã nói từ trước nên hứa đúng ngồi bên mài mực hầu bác....... Cuộc chiến này nổi bật lên việc "đánh vào nhân tâm của người dân" qua những câu thơ đầu của "Bình Ngô Đại Cáo" và nó là tư tưởng xuyên thấu, dẫn dắt dân tộc ta đồng lòng làm nên chiến thắng vẻ vang này......
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo........"
Rõ ràng LL đã nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, ngọn cờ độc lập dân tộc, phất cao đạo lý nhân nghĩa để mọi người đi theo đồng tâm hiệp lực phá quân Minh giành lấy sự tự do cho dân nước Nam.
Có ai đó nói đây chính là lối đánh phù hợp với tính cách dân tộc ta, tức là trường kỳ kháng chiến, mai phục, quyết tâm, đồng lòng trước kẻ thù phương Bắc quá mạnh về mọi mặt. điều đó không sai. Nhưng điều đó lại làm nổi bật lên những chiến công hiển hách của Lý Thường Kiệt và Quang Trung Nguyễn Huệ với 2 quan điểm đánh khác:
Một người kéo binh thằng sang đất Tàu mà thỏa sức chém giết, đốt phá, tuy không chính nghĩa lại là chính nghĩa. Chỉ mang qua 10 vạn quân mà giết đi gần 6 vạn, đốt thành, phá cầu.... đủ để thấy sức "tàn phá" khủng khiếp của đạo quân nhà Lý lúc đó.......Khi giặc sang thì lại hiên ngang lập trường trận - đại trận Như Nguyệt để chống đỡ. Quả thật là hùng anh, dũng cảm......và hoàn toàn khác với kiểu suy nghĩ của kẻ thù từ trước là dân nước Nam man di mọi rợ chỉ biết trốn chui trốn nhủi rồi phụ kích khi đại binh thiên triều kéo đến. Quân đội nhà Lý đã cho các "đại tướng" nhà Tống một bài học "vô tiền khoáng hậu" đi ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác".
Một người nghe tin dữ hùng dũng lên ngôi kéo luôn đại quân từ Nam ra Bắc, vừa đi vừa tuyển quân vừa huấn luyện, rồi không nghỉ ngơi xộc thẳng vào quân thù đang hênh hoang tự đắc. Giết tướng tiên phong như giết một con gà, đuổi quân giặc khỏi kinh đô như ra đồng lùa vịt, đại tướng giặc chạy quên cả kéo khóa quần....... Đây mới chính là phong thái của nước ĐẠI VIỆT ta với kẻ lân bang, phong thái đánh giặc của nước mạnh với bọn "tiểu quốc", khí thế ấy chắc chưa bao giờ có trong lịch sử. Hoàng Đế Quang Trung, áo vải cờ đào đương đầu với bọn tướng soái Đại quốc- đầu chứa đầy "vũ mục kinh thư", "tôn pháp binh tử" vậy mà chưa đến 10 ngày đã sạch bóng không còn manh giáp. Thậm chí chưa đánh được trận nào ra hồn cả, bởi vì Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa không thể kể là đánh mà phải gọi là "sức mạnh của voi Tây Sơn tràn qua, giặc Thanh không chạy kịp nên dày đạp chết mà thôi.........(Lúc ấy nhà Thanh do Càn Long trị vì!)
Như vậy chúng ta đâu chỉ biết "phục kích" chúng ta còn rất biết "phản công" thậm chí "tấn công" ấy chứ. Tuy chỉ khác nhau về cách thắng, nhưng điều đó cho chúng ta thấy trong lịch sử không phải lúc nào chúng ta cũng nhún nhường "kẻ thù phương Bắc" chúng ta luôn biết lúc nào có thể thắng, có thể công và thủ, chỉ là tùy vào thời điểm nào mà thôi. Thế nên nói cách "mai phục ẩn nấp" để giành chiến thắng, theo kiểu hổ rình mồi và gọi đó là truyền thống. Cá nhân em, xin phép xem lại và đổi rằng đó không phải là "phong cách chủ đạo, đó là phong cách theo thời mà thôi". Còn đã dám xưng là Hoàng Đế Đại Việt, tức phải dám dàn quân đánh trường trận chứ không phải tập kích, bắn tỉa rồi gọi là phù hợp thì e chưa đúng lắm......(Tất nhiên cũng phải nhìn xa trông rộng, lượng sức, lượng thời mà thương dân bớt chinh chiến thương vong)..... Còn không thì cũng chỉ là "con hổ có trái tim chuột nhắt, đại bàng mang phận gà nòi mà thôi"
P/S: do e ưa phản biện lung tung monng các bác chỉ xem đó là cách nhìn nhận khác trong sử. Bởi sử là do người viết và chúng ta phải biết chọn lọc và tìm hiểu để lấy cho mình một cách nhìn riêng và đúng đắn nhất.
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo........"
Rõ ràng LL đã nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, ngọn cờ độc lập dân tộc, phất cao đạo lý nhân nghĩa để mọi người đi theo đồng tâm hiệp lực phá quân Minh giành lấy sự tự do cho dân nước Nam.
Có ai đó nói đây chính là lối đánh phù hợp với tính cách dân tộc ta, tức là trường kỳ kháng chiến, mai phục, quyết tâm, đồng lòng trước kẻ thù phương Bắc quá mạnh về mọi mặt. điều đó không sai. Nhưng điều đó lại làm nổi bật lên những chiến công hiển hách của Lý Thường Kiệt và Quang Trung Nguyễn Huệ với 2 quan điểm đánh khác:
Một người kéo binh thằng sang đất Tàu mà thỏa sức chém giết, đốt phá, tuy không chính nghĩa lại là chính nghĩa. Chỉ mang qua 10 vạn quân mà giết đi gần 6 vạn, đốt thành, phá cầu.... đủ để thấy sức "tàn phá" khủng khiếp của đạo quân nhà Lý lúc đó.......Khi giặc sang thì lại hiên ngang lập trường trận - đại trận Như Nguyệt để chống đỡ. Quả thật là hùng anh, dũng cảm......và hoàn toàn khác với kiểu suy nghĩ của kẻ thù từ trước là dân nước Nam man di mọi rợ chỉ biết trốn chui trốn nhủi rồi phụ kích khi đại binh thiên triều kéo đến. Quân đội nhà Lý đã cho các "đại tướng" nhà Tống một bài học "vô tiền khoáng hậu" đi ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác".
Một người nghe tin dữ hùng dũng lên ngôi kéo luôn đại quân từ Nam ra Bắc, vừa đi vừa tuyển quân vừa huấn luyện, rồi không nghỉ ngơi xộc thẳng vào quân thù đang hênh hoang tự đắc. Giết tướng tiên phong như giết một con gà, đuổi quân giặc khỏi kinh đô như ra đồng lùa vịt, đại tướng giặc chạy quên cả kéo khóa quần....... Đây mới chính là phong thái của nước ĐẠI VIỆT ta với kẻ lân bang, phong thái đánh giặc của nước mạnh với bọn "tiểu quốc", khí thế ấy chắc chưa bao giờ có trong lịch sử. Hoàng Đế Quang Trung, áo vải cờ đào đương đầu với bọn tướng soái Đại quốc- đầu chứa đầy "vũ mục kinh thư", "tôn pháp binh tử" vậy mà chưa đến 10 ngày đã sạch bóng không còn manh giáp. Thậm chí chưa đánh được trận nào ra hồn cả, bởi vì Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa không thể kể là đánh mà phải gọi là "sức mạnh của voi Tây Sơn tràn qua, giặc Thanh không chạy kịp nên dày đạp chết mà thôi.........(Lúc ấy nhà Thanh do Càn Long trị vì!)
Như vậy chúng ta đâu chỉ biết "phục kích" chúng ta còn rất biết "phản công" thậm chí "tấn công" ấy chứ. Tuy chỉ khác nhau về cách thắng, nhưng điều đó cho chúng ta thấy trong lịch sử không phải lúc nào chúng ta cũng nhún nhường "kẻ thù phương Bắc" chúng ta luôn biết lúc nào có thể thắng, có thể công và thủ, chỉ là tùy vào thời điểm nào mà thôi. Thế nên nói cách "mai phục ẩn nấp" để giành chiến thắng, theo kiểu hổ rình mồi và gọi đó là truyền thống. Cá nhân em, xin phép xem lại và đổi rằng đó không phải là "phong cách chủ đạo, đó là phong cách theo thời mà thôi". Còn đã dám xưng là Hoàng Đế Đại Việt, tức phải dám dàn quân đánh trường trận chứ không phải tập kích, bắn tỉa rồi gọi là phù hợp thì e chưa đúng lắm......(Tất nhiên cũng phải nhìn xa trông rộng, lượng sức, lượng thời mà thương dân bớt chinh chiến thương vong)..... Còn không thì cũng chỉ là "con hổ có trái tim chuột nhắt, đại bàng mang phận gà nòi mà thôi"
P/S: do e ưa phản biện lung tung monng các bác chỉ xem đó là cách nhìn nhận khác trong sử. Bởi sử là do người viết và chúng ta phải biết chọn lọc và tìm hiểu để lấy cho mình một cách nhìn riêng và đúng đắn nhất.
Last edited by a moderator: