Hạng B2
30/12/10
399
2
18
54
HCMC
Quỳnh Rùa nói:
LIÊN HỆ GIỬA DÂN TỘC VIÊM VIỆT VÀ DÂN TỘC TRUNG HOA
Thời Tam Hoàng, Ngũ Đế của Viêm Tộc
Thiên Hoàng
Người Homo Sapiens Bàn Cổ Thời kỳ khai sơnn phá thạch. 100.000 năm trước.
Địa Hoàng
Người Modern Toại Nhân Sử Dụng Lửa, làm chín thức ăn.
Nhân Hoàng
Hữu Sào
Làm nhà trên cây, 50.000 - 30.000 năm trước
Ngũ Đế
Phục Hy và Nữ Oa (1)
Viêm Đế Thần Nông (2) -Xuất Hiện Hoa Tộc Du cư Phương Bắc tràn xuống
Bắc Hoàng Hà.
Đế Khôi (3)
Đế Thừa (4)
Đế Minh (5)
Tam Hoàng của Hoa Tộc :
· Toại Nhân, Thần Nông, Phục Hy
· Ngũ Đế gồm :
Kinh Dương Vương Vua Nghi
Lạc Long Quân Vua Lai
Âu Cơ Vua Ly (Xuất hiện Hửu Hùng Thị thủ lỉnh Hoa tộc
diệt Triều đại Thần Nông Bắc rồi xưng là
<span style=""color: #ff0000;"">Hùng Quốc Vương Vua Dũ Võng Hiên Viên Hoàng Đế. 2696 tr TL) </span>
Hoàng Đế 2696-2597 Tr LT.
Và các Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức Đạo Quang, Hàm Phong, Quang Tự, Phổ Nghi.
Hàm Nghi. . . . đến vua Bảo Đại Cách mạng năm Tân Hợi 1911. Tôn Văn.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Cách mạng Vô sản Chủ Tịch Mao T Đông.

=> Đây là bảng liên hệ so sánh giữa lịch sử Việt Nam và bên Trung Hoa để cách bác dễ hình dung. Vua hùng dựng nước từ năm 2696 tr Cn, há chẳng phải hơn 4000 năm lịch sử sao? Chúng ta luôn sánh vai cùng Trung Hoa(dân tộc hán) để phát triển, cho dù bị độ hộ nhưng chưa bao giờ dân ta quên đi nguồn cội của mình.

Em thấy, theo lịch sử được ghi chép, thì nguồn gốc người Việt là từ phương Bắc xuống. Nhưng lịch sử ghi chép thì chỉ bao quát khoảng max 3000 năm trở lại và do người Hán viết là chủ yếu. Huyền sử của người Việt thì ít tính thuyết phục, về mặt khoa học. Nhưng nay em nghe nói là có bằng chứng về nhân chủng học/ gene rằng người Việt mình từ phương Nam di cư từ miền Nam lên (khoảng 10000 năm trước), đem theo văn minh nông nghiệp lúa nước đến cho những người bản địa sống tại khu vực TQ hiện nay (lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử). Sau đó va chạm và bị ép xuống phương Nam trở lại (quá trình này kéo dài vài ngàn năm, chứ không phải xảy ra cái rụp). Em lấy nguồn từ đây: http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,6212,33125,quote=1. Bác Quynh Rua va cac bac khac ranh ve lich su co the da nghe thay gia thuyet nay. Gia thuyet nay hiện chưa được chấp nhận rộng rãi vì còn phải thu thập thêm chứng cứ khoa học, nhưng về cảm tính, em "thích" nó!
Em cung nghe noi la vua Quang Trung mong lay lai Trung Nguyen (từ hồ Động Đình, sông Dương Tử??) vì cho rằng vung nay von la dat cua nguoi Bach Viet bì người Hán từ phía bắc hồ Động Đình lấn chiếm. Nguồn gốc phương Nam của ngừoi (Bách) Việt có thể thấy (lờ mờ) qua ngôn ngữ. Có bác nào giải thích được tại sao người Việt nói "VÀO NAM, RA BẮC" mà không phải là "VÀO BẮC, RA NAM" không ạ??
 
Last edited by a moderator:
1/4/07
21.905
16.707
113
0913168658
Các trận chiến trong lịch sử chúng ta có thể tạm phân vài dạng chiến lược. Đối với kẽ thù mạnh lịch sữ thường xảy ra các dạng trận.

Trường Chinh, trường kỳ kháng chiến, tránh đối đầu Đại quân, khai thác từng lợi thế nhỏ, tiêu hao sinh lực địch, chiến tranh nhân dân rồi mới phản công Thục - Tần , Triệu Quang Phục, Trần Nguyên, Minh - Hậu Trần, Minh - Lê Lợi..

Trực chiến - khai trận hai bên đều chuẩn bị, không bất ngờ, Binh Lực gần ngan nhau hay áp đảo.
Lý Bí, Lý thường Kiệt - Lý Quỳ Hồ - Minh. Quân Việt thường không giỏi trực chiến, hầu hết đều thua.

Đánh úp - Lý thường Kiệt, Quang Trung Đại phá quân Thanh
Đánh úp sử dụng yếu tố bất ngờ; bẫy. Phụ thuộc rất nhiều về tài nghệ người cầm binh, phát hiện sơ hở, tạo sơ hở trong quân địch ..vua Quang Trung là người giỏi nhất trong dạng này.. nhưng khó có ai và bất cứ lúc nào cũng được như vua Quang Trung.

Trực chiến không phải là thế mạnh hay đặc điểm của quân Việt mà là Trường Chinh.
Tham khảo ngắn, tộc Việt cách đây 6000 năm
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.553
113
@LX: Em cũng từng đọc qua giả thuyết này. Có một số bài e cũng đã đề cập đến vấn đề này, bác có thể đọc lại và thấy như sau:
1. Dân Việt da trắng, mắt hai mí khác với dân Tàu và dân Nam Á. Dân phía Nam Việt Nam ngày xưa là nước Phù Nam-Chiêm Thành có văn hóa và nhân chủng học khác với dân tộc Kinh.
2. Ngôn ngữ và văn minh của chúng ta gần với Văn Hóa Văn Minh của Tàu. Cái quan trong nhất, đó là sức sinh sản.... Sức sinh sản và phát triển của dân Việt ta rất cao, khác hoàn toàn với dân Khơ me hoặc dân Chăm hoặc dân nam Đảo..........
3. Trên đường chúng ta đi chinh phục thiên nhiên đất đai về phía Nam, chúng ta thu nạp rất nhiều "đồng bào" và dân tộc khác. Đương nhiên chúng ta cũng "đồng hóa" họ luôn........Họ trở thành dân Việt như chúng ta, tuy chúng ta không còn dòng máu 100% Việt nhưng bù lại chúng ta pha trộn được những yếu tố tốt nhất của mỗi chủng tộc, mỗi dân tộc để chọn lựa mà thích nghi với thiên nhiên. Vì thế chúng ta hòa nhập rất nhanh với thời cuộc, người ta hay nói đó là năng động.
4. Ra Bắc, Vào Nam. Ngày xưa e có đọc 1 bài viết, mà không biết có đúng không. Em xin bác nào biết thì chỉ lại chứ không e cứ nghĩ đây là sự thật....... Ngày xưa tất cả ngôi nhà của người Việt đều hướng ngưỡng cửa về phía Bắc. bàn thờ của ông cha tổ tiên ta cũng được đặt ngay gian nhà chính và nhìn ra cửa cũng nhìn về phía Bắc, nơi thủy tổ chúng ta sinh ra và xuất phát từ đó. (Do văn hóa đặc trưng riêng của dân tộc ta là thờ cha mẹ-ông bà-tổ tiên những người có công với gia đình với làng xã, với đất nước). Như vậy chúng ta Ra khỏi nhà, tức là chúng ta đi về phía Bắc, chúng ta đi vào nhà chúng ta vào phía Nam. Câu thành ngữ RA BẮC-VÀO NAM, e giải thích vậy có hợp lý chưa ạ?
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
9/10/08
197
0
16
41
Hà Nội
Quỳnh Rùa nói:
4. Ra Bắc, Vào Nam. Ngày xưa e có đọc 1 bài viết, mà không biết có đúng không. Em xin bác nào biết thì chỉ lại chứ không e cứ nghĩ đây là sự thật....... Ngày xưa tất cả ngôi nhà của người Việt đều hướng ngưỡng cửa về phía Bắc. bàn thờ của ông cha tổ tiên ta cũng được đặt ngay gian nhà chính và nhìn ra cửa cũng nhìn về phía Bắc, nơi thủy tổ chúng ta sinh ra và xuất phát từ đó. (Do văn hóa đặc trưng riêng của dân tộc ta là thờ cha mẹ-ông bà-tổ tiên những người có công với gia đình với làng xã, với đất nước). Như vậy chúng ta Ra khỏi nhà, tức là chúng ta đi về phía Bắc, chúng ta đi vào nhà chúng ta vào phía Nam. Câu thành ngữ RA BẮC-VÀO NAM, e giải thích vậy có hợp lý chưa ạ?
Em thấy cách giải thích này rất hay ạ! Nhưng em cũng có cách giải thích khác ạ:
Đối với người Việt thì vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ hiển nhiên là địa bàn gốc, địa bàn cố hữu. Khi di dân xuống phía Nam, họ định cư đến đâu thì địa bàn gốc của họ cũng kéo dài đến đó. Địa bàn này là gia hương quốc thổ mà khi họ càng đi xuống phía Nam để định cư thì sẽ trở thành cố hương của họ. Đi xuống phía Nam, vô hình trung, là RA khỏi gia hương quốc thổ, là RA khỏi ĐẤT NHÀ để đi VÀO một vùng ĐẤT KHÁC. Vùng đất này ở phía NAM cố hương của họ cho nên đi VÀO vùng đất này là ĐI VÀO NAM. Rất rõ ràng mà đơn giả.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
30/12/10
399
2
18
54
HCMC
Quỳnh Rùa nói:
@LX: Em cũng từng đọc qua giả thuyết này. Có một số bài e cũng đã đề cập đến vấn đề này, bác có thể đọc lại và thấy như sau:
1. Dân Việt da trắng, mắt hai mí khác với dân Tàu và dân Nam Á. Dân phía Nam Việt Nam ngày xưa là nước Phù Nam-Chiêm Thành có văn hóa và nhân chủng học khác với dân tộc Kinh.
2. Ngôn ngữ và văn minh của chúng ta gần với Văn Hóa Văn Minh của Tàu. Cái quan trong nhất, đó là sức sinh sản.... Sức sinh sản và phát triển của dân Việt ta rất cao, khác hoàn toàn với dân Khơ me hoặc dân Chăm hoặc dân nam Đảo..........
3. Trên đường chúng ta đi chinh phục thiên nhiên đất đai về phía Nam, chúng ta thu nạp rất nhiều "đồng bào" và dân tộc khác. Đương nhiên chúng ta cũng "đồng hóa" họ luôn........Họ trở thành dân Việt như chúng ta, tuy chúng ta không còn dòng máu 100% Việt nhưng bù lại chúng ta pha trộn được những yếu tố tốt nhất của mỗi chủng tộc, mỗi dân tộc để chọn lựa mà thích nghi với thiên nhiên. Vì thế chúng ta hòa nhập rất nhanh với thời cuộc, người ta hay nói đó là năng động.
4. Ra Bắc, Vào Nam. Ngày xưa e có đọc 1 bài viết, mà không biết có đúng không. Em xin bác nào biết thì chỉ lại chứ không e cứ nghĩ đây là sự thật....... Ngày xưa tất cả ngôi nhà của người Việt đều hướng ngưỡng cửa về phía Bắc. bàn thờ của ông cha tổ tiên ta cũng được đặt ngay gian nhà chính và nhìn ra cửa cũng nhìn về phía Bắc, nơi thủy tổ chúng ta sinh ra và xuất phát từ đó. (Do văn hóa đặc trưng riêng của dân tộc ta là thờ cha mẹ-ông bà-tổ tiên những người có công với gia đình với làng xã, với đất nước). Như vậy chúng ta Ra khỏi nhà, tức là chúng ta đi về phía Bắc, chúng ta đi vào nhà chúng ta vào phía Nam. Câu thành ngữ RA BẮC-VÀO NAM, e giải thích vậy có hợp lý chưa ạ?
Em có thêm tí ý kiến về các điểm trên của bác QR:
Điểm 1: Nói về gốc gác đầu tiên, tức là giới hạn về thời gian mở rộng tối đa cỡ 3 triệu năm, thì tất cả người trên Quả đất này đều từ Đông Phi. Qua quá trình di cư kéo dài hàng triệu năm qua những miền đất khác nhau về khí hậu và thổ nhưỡng, giống người Đông Phi này đã phân hóa thành nhiều nhóm có những đặc trưng văn hóa và nhân chủng học khác nhau (tóc đen tóc vàng vvv). Em thấy quá trình di dân của người Việt từ Nam lên Bắc rồi quay trở về Nam cũng kéo dài hàng (chục) ngàn năm, sự khác biệt về nhân chủng giữa người ở lại và người đã đi rồi quay trở về cũng là điều có thể hiểu được. Em nghe nói có những sự giống nhau (tuy hiếm hoi) đến lạ kỳ trong ngôn ngữ và truyền thuyết của dân Kinh/ Mường và một dân tộc ở Tây Nguyên/ Phù Nam/ Chiêm Thành cho thấy có mối liên hệ nhất định và xa xưa....
2. Về thời gian, rõ ràng là chuyện gì mới xảy ra sẽ dễ thấy nhất. Nói rẳng ta ảnh hưởng của Tàu sẽ đúng phần nào NẾU ta giới hạn khung thời gian xem xét không quá 1000-2000 năm trở lại đây. Nếu mở rộng khung thời gian ra 10000 năm thì sẽ nói ngược lại: văn hóa Tàu được xây dựng trên nền văn hóa nông nghiệp lúa nước do người Việt đem lên từ phương Nam.
3. Đồng ý với bác QR
4. Thắc mắc "VÀO NAM, RA BẮC" tương đương với thắc mắc miền Nam thì được gọi là ĐÀNG TRONG, miền Bắc thì gọi là ĐÀNG NGOÀI. Em còn được nghe giải thích việc hướng cửa/ hướng bàn thờ quay về Bắc như sau: người Việt phải luôn cảnh giác từ hướng Bắc> Tiền nhân của người Việt, khi ngồi trên bàn thờ, vẫn nhìn về phương Bắc canh gác cho con cháu. Con cháu khi cúng lạy tiền nhân thì chổng mông về phương Bắc.....
 
Hạng B2
16/11/08
137
1.973
93
Quỳnh Rùa nói:
Trước khi nói về quân đội nhà Hồ và cuộc xâm lăng của nhà Minh,e xin gửi tới các bác cái bản đồ mà e không biết cách nào gửi được trước đây. Em xin nhận khuyết điểm là mình cực kì ngu vi tính và dốt tiếng Anh, nên cái gì cũng lõm bõm, ngu muội.......mong các bác chỉ bảo thêm nếu có dịp.
Lịch sử Nước Việt nam có khi nào???
Cực kỳ cảm ơn bác Rùa về cái bản đồ này.... Đọc kỹ lại từ đầu và tham khảo thêm tấm bản đồ mà em hiểu thêm được rất nhiều...

P/S: Bó tay.com với tên nước thời này !!!!!!
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.493
113
Quỳnh Rùa nói:
Bác Đào tả quá hay! Đúng khí thế của người nước Đại Việt giành lại độc lập từ tay quân Minh xâm lược. Do em đã nói từ trước nên hứa đúng ngồi bên mài mực hầu bác....... Cuộc chiến này nổi bật lên việc "đánh vào nhân tâm của người dân" qua những câu thơ đầu của "Bình Ngô Đại Cáo" và nó là tư tưởng xuyên thấu, dẫn dắt dân tộc ta đồng lòng làm nên chiến thắng vẻ vang này......
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo........"
Rõ ràng LL đã nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, ngọn cờ độc lập dân tộc, phất cao đạo lý nhân nghĩa để mọi người đi theo đồng tâm hiệp lực phá quân Minh giành lấy sự tự do cho dân nước Nam.
Như vậy chúng ta đâu chỉ biết "phục kích" chúng ta còn rất biết "phản công" thậm chí "tấn công" ấy chứ. Tuy chỉ khác nhau về cách thắng, nhưng điều đó cho chúng ta thấy trong lịch sử không phải lúc nào chúng ta cũng nhún nhường "kẻ thù phương Bắc" chúng ta luôn biết lúc nào có thể thắng, có thể công và thủ, chỉ là tùy vào thời điểm nào mà thôi. Thế nên nói cách "mai phục ẩn nấp" để giành chiến thắng, theo kiểu hổ rình mồi và gọi đó là truyền thống. Cá nhân em, xin phép xem lại và đổi rằng đó không phải là "phong cách chủ đạo, đó là phong cách theo thời mà thôi". <span style=""color: #ff0000;"">Còn đã dám xưng là Hoàng Đế Đại Việt, tức phải dám dàn quân đánh trường trận chứ không phải tập kích, bắn tỉa rồi gọi là phù hợp thì e chưa đúng lắm</span>......(Tất nhiên cũng phải nhìn xa trông rộng, lượng sức, lượng thời mà thương dân bớt chinh chiến thương vong)..... Còn không thì cũng chỉ là "con hổ có trái tim chuột nhắt, đại bàng mang phận gà nòi mà thôi"
P/S: do e ưa phản biện lung tung monng các bác chỉ xem đó là cách nhìn nhận khác trong sử. Bởi sử là do người viết và chúng ta phải biết chọn lọc và tìm hiểu để lấy cho mình một cách nhìn riêng và đúng đắn nhất.
Cho em phản biện phát
Bác nói là hoàng đế nc Việt là phải dàn quân đánh nhau đàng hoàng nhưng mà nó phải tuỳ hoàn cảnh bác ạ
Thời nhà vua Lê Thái Tổ, vốn ko có chính danh đại thống, phải mượn phù nhà Trần để đánh nhau, nó là cuộc khởi nghĩa, thiêu thốn đủ bề, nếu nhà vua không "Liệu Cơm Gắp Mắm" thì liệu có thắng nổi giặc Minh không.
Tất nhiên về mặt quân sự thì em đồng ý là Nguyễn Huệ và Lý Thường Kiệt vươth trội hơn nhưng hoàn cảnh khác nhau nên so ra thì hơi tủi cho nhà vua Lê Thái Tổ.
Đối với em, miễn là thắng được bọn lợn Tống, chó Minh hay rợ Mãn Thanh thì đều đáng hoan hô hết, ko cần biết là đoản binh hay trường trận
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Shock nặng với tên nước thật ! Sao lấy tên là "Đại Ngu" để nó ám vô con cháu đời sau cho tội tình vậy cà ???
Cái bản đồ này nhìn qua thấy kính nể công lao của tiền nhân quá , chứ nếu bèo bèo , Tàu lấn xuống một chút ,rồi ta không lấn được phương nam thì giờ này đặc sản ăn nhậu còn mỗi cơm Hến ngoài Huế , 30.04 chỉ biết đi chơi sông Hương núi Ngự , có đâu Đầm sen , Suối Tiên ...No Chèo , No Cải lương , còn mỗi Hò Huế !
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.493
113
Der Fahrer nói:
Shock nặng với tên nước thật ! Sao lấy tên là "Đại Ngu" để nó ám vô con cháu đời sau cho tội tình vậy cà ???
Cái bản đồ này nhìn qua thấy kính nể công lao của tiền nhân quá , chứ nếu bèo bèo , Tàu lấn xuống một chút ,rồi ta không lấn được phương nam thì giờ này đặc sản ăn nhậu còn mỗi cơm Hến ngoài Huế , 30.04 chỉ biết đi chơi sông Hương núi Ngự , có đâu Đầm sen , Suối Tiên ...No Chèo , No Cải lương , còn mỗi Hò Huế !
Đại Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si"
 
  • Like
Reactions: laogiadien