Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
couto nói:
góc phố hàng cây, 19 năm trước vẫn hay nghỉ tiết ăn bánh giò ở đó:
sieuthiNHANH2011051313219m2i2owmznz693872.jpeg

sieuthiNHANH2011051313219owfhzgmxnt632160.jpeg

Hì hì, phố này quen quen..........
Nhà cô ruột e đang ở nhà số 9 phố này, làm dâu nhà họ Tôn.
P/S: em vừa tìm ra bài thi của Lương Thế Vinh thời vua Lê Thánh Tông, bác nào thích đọc o pót lên. Còn không e ca vua Lê Thánh Tông nữa.........
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.487
113
Quỳnh Rùa nói:
couto nói:
góc phố hàng cây, 19 năm trước vẫn hay nghỉ tiết ăn bánh giò ở đó:
sieuthiNHANH2011051313219m2i2owmznz693872.jpeg

sieuthiNHANH2011051313219owfhzgmxnt632160.jpeg

Hì hì, phố này quen quen..........
Nhà cô ruột e đang ở nhà số 9 phố này, làm dâu nhà họ Tôn.
P/S: em vừa tìm ra bài thi của Lương Thế Vinh thời vua Lê Thánh Tông, bác nào thích đọc o pót lên. Còn không e ca vua Lê Thánh Tông nữa.........
Gia đình đó thật là kỳ lạ, vợ khóc chồng ung thư, mẹ khóc con đột quỵ, có đứa cháu nội tự dưng đi làm người mẫu.
Ôi, đời cha đời ông hiển hách mà đến đời cháu sao lại thoái hóa đến thế
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
hì hì.....em hổng ngờ bác Couto rành nhà này còn hơn e nữa.........để e hỏi lại xem có đúng vậy không rồi trình bác chê chơi.
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Bài thi đình của Lương Thế Vinh</h2>
[blockquote]Bài văn sách thi đình
Khoa Quý Mùi
Năm Quang Thuận thứ tư – Đời Lê Thánh Tông (1463)
của Trạng Nguyên Lương Thế Vinh


Nguồn gốc: Tú tài Trần Văn Tước người làng Cao Phương, xã Liên bảo, huyện Vụ Bản chép. Con là cụ Trần Văn Phu ở số nhà 70 phố Cầu Gỗ Hà Nội chép tặng lại đền thờ Lương Thế Vinh. Hiện ông thủ từ Nguyễn Văn Huyên người làng Cao Phương giữ.

Người dịch: Bùi Văn Tam .

Hiệu đính: Cụ Nguyễn Ước.


....Thần cúi đầu xin đọc:

Sách thánh nói: Nhà nước ta đặt quan chức, lớn nhỏ cùng mối, trong ngoài nối nhau. Bàn việc cơ mật có Mội mật viện. Giữ các miền có Ngũ đạo quan. Xử kiện tụng có Ngũ hình viện. Chức củ sát có Ngự sử đài, nắm lễ nhạc có Lễ nghi viện. Đào tạo nhân tài có trường học của nước của lộ. Coi giữ kho tàng xây dựng có Nội thị tỉnh. Giữ các nơi xa có các quan phủ lộ trấn huyện. Nắm phép quân có quan các vệ. Những chức việc đó đều vì dân mà ra vậy.

Thế mà, mọi việc làm chưa tốt, hình ngục vẫn phạm, kỷ cương chưa vững, lễ nhạc chưa hưng thịnh, nhân tài chưa nhiều, của cải chưa giàu, hàng hóa chưa lưu thông, đạo đức chưa nhuần thấm, quân dân còn oán trách, tệ xấu chưa trừ, việc tốt chưa thấy. Cớ sao?

Thần xin trình bày:

Trời dựng hoàng gia, lấy đức làm đầu. Thái Tổ Cao hoàng đế với trí dũng trời cho dẹp loạn ở đời, cứu muôn dân khỏi cảnh chết chóc, diệt trừ được chinh chiến mọi nơi. Trong buổi đầu dựng nứoc, thiết lập quan chế, rường mối rõ ràng, lớn nhỏ trong ngoài cùng một hệ thống, đều không ngoài vì dân mà dựng nên. Nói đến việcc xếp đặt các quan cai trị lại cũng đều vì dân mà làm vậy.

Hơn nữa, đến đời Hoàng đế Thái Tông nối ngôi, thì quan chế lại càng rõ ràng. Tiếp đến, đời Hoàng đế Nhân Tông thì quan chế càng hoàn bị. Theo như kinh Thi nói: không thiếu không quên, đều làm như sách cũ, kinh dịch nói: Đại nhân kế thừa cái sáng mà tỏa ra khắp bốn phương, đều là như vậy đó.

Nay.

Bệ hạ nối nghiệp thiên thánh, xây dựng mở mang, thường khuyên quần thần làm hết chức trách, cần dùng người phải vì việc chung mà đưa lên, vỗ lớn thành giàu, làm rõ công chính là ở thời này vậy.

Thế mà bệ hạ vẫn lo là trị chưa được, còn muốn trị sâu sắc hơn, còn mong trị cấp thiết hơn.

Tấm lòng bệ hạ như vậy, khiến thần tuy bất tài, cũng không dám dấu giếm gì, xin dựa án tâu rằng:

Việc yên hay loạn là do các quan. Từ đó suy ra việc sửa mình hay không của các quan há chẳng liên quan đến việc yên hay loạn đó sao?

Theo thần, thì thời nay, cho rằng cả trăm quan đều không làm hết chức trách là không đúng nhưng nói rằng cả trăm quan đều làm hết chức trách thì cũng không đúng. Tại sao nói như vậy? Như Nội mật viện nắm các việc quan trọng nhà vua đã giao cho các tể thần trong coi, lại còn thêm các văn quan để giữ việc, thì các vị này không có cớ gì mà không làm, nhưng trong đó quả không có sai sót hay sao?

Lại như Ngũ đạo quan coi giữ các miền trong nước, bệ hạ đã căn dặn từng người lấy đạo lý để mà trị, lại cử người liêm khiết chăm chỉ làm chuyện đó. Trong họ tất có kẻ có tài, nhưng liệu họ có đều là những người làm hết chức trách hay không?

Do đó mọi việc chưa thể làm tốt hết được. Đến như việc hình luật, hình luật phải rõ ràng, đã rõ ràng thì không thay đổi được, đó là điều quan trọng của hình quan có thể biết được. Nay trong những người giữ việc ngũ hình, có ai tài giỏi như Thích Chi, Đới Trụ đời trước chưa? Cho nên hình ngục tất còn nhiều, còn có nhiều người sai phạm. Như trên núi có thú dữ thì không ai dám hái rau. Triều đình có quan lại chính trực tất gian tà không thể phạm được. Đó là điều quan trọng mà Giám quan có thể biết. Nay làm việc ở đài Gián cũng có người như vậy, cũng hiền tài như Trương Cương, Phạm Bằng, tất kỷ cương không thể không vững vàng. Việc cai trị yên dân trước phải có lễ, thay đổi phong tục, trước phải có nhạc, lễ nhạc là việc lớn vậy. Triều đình ta nắm giữ lễ nhạc vốn thuộc về Lễ nghi viện, việc này làm ở triều đình rất hay, đáng tiếc là chưa thực hành xuống tận dân quê. Việc giáo dục đào tạo người tài là do các trường của nước, của lộ, nhưng việc dạy chỉ chú ý đến văn nghệ, cái đáng lo là chưa dạy về đức hạnh. Lại nói đến việc làm giàu của cải, cũng chưa đến nơi đến chốn (Vua phê là đúng). Hàng hoá chưa lưu thông là do cấm lệnh chưa thi hành đầy đủ, chính là trách nhiệm của Nội thị tỉnh. Thần còn nghe các bậc tiên nho nói rằng: Người cầm lệnh là tướng soái của dân, phải theo đường đúng mà dẫn dắt dân. Cầm lệnh tốt hay không là có làm cho dân được an nhàn hay không? Do đó người cầm lệnh không thể không là nguời như vậy. Theo thần thời nay đương cầm lệnh, các quan ờ phủ lộ trấn huyện, người làm hết chức trác thì ít, mà người làm không hết chức trách thì nhiều. Lấy việc giáo hóa mà nói, cũng chỉ mới xử án, mở khoa thi là cùng còn nói việc chăm dóc dân, thờ phụng người có công thì cũng làm trên sổ sách. Con hiếu cháu hiền, nghĩa phu tiết phụ triều đình phải quan tâm. Số đáng biểu dương hỏi được mấy người? Mẹ goá con côi không thể tự sinh sống, triều đìng phải giúp đỡ, nghe đâu không đến một vài người. Người trông coi việc này đã mấy ai làm tròn trách nhiệm. (Vua phê là đúng) Kinh Dịch lại viết: “Sư trinh đại nhân cát”. Lại viết: Người cầm đầu ra quân, tất phải nắm được quy luật chiến tranh, không thể không là người như vậy được. Thần lại nghĩ: Người có quyền thế, nắm giữ việc quân, xứng chức thì ít, không xứng chức thì nhiều. Tiếng là quan võ mà thông hiểu vũ lược được mấy người? Chức là quân quan mà kẻ am hiểu viêc quân được là bao? Thu thuếu nặng, là việc triều đình cấm mà sao vẫn thu lạm tiền nuôi quân. Nuôi nấng tử tuất là bản ý triều đình mà mấy ai được hưởng? Những người nắm việc quân này nào đã mấy người làm tròn chức trách. Đạo đức chưa nhuần thấm, quân dân còn oán giận, điều đó không thể tránh được. Cũng do đó điều xấu chưa trừ diệt mà điều tốt cũng không thấy hết được?

Thần cúi đầu xin đọc:

Thánh sách viết: Điều trọng yếu để cai trị, không ngoài sự hiểu rõ đạo thánh, chính nhân tâm, trừ dị đoan, nắm quan chức, bỏ tệ xấu, làm việc tốt, làm được những việc đó, tất phải có chước thuật của nó. Sĩ đại phu thông hiểu việc xưa nay, phải đem hiểu biết của mình viết thành sách để nhà vua xem.

Ôi!

Điều mà bệ hạ quan tâm đến đó không chỉ may mắn cho chính đạo mà cũng là may mắn lớn cho thiên hạ. Theo đạo thánh, không thể không sáng suốt, lòng người không thể không ngay thẳng, thì tà thuyết ắt phải bị trừ diệt, đó là điều quan trọng để trị vậy. Rõ ràng sự sáng suốt của đạo thánh, sự ngay thẳng của lòng người, chính là cái gốc để trừ diệt tà thuyết. Cần dùng nhân văn để giáo hoa thiên hạ, sự sáng suốt của đạo thánh chính là chỗ đó. Đạo thánh đã sáng suốt tất lý sẽ rõ ràng, mọi người đều hiểu. Lòng người đã ngay thẳng tất phân biệt được đúng sai, thì còn lo gì tai họa của đạo Phật Lão. Hàn Tử nói: người phải trở về bản chất con gười, phải đốt sách đi, phải nơi ở cũ, lấy đạo lý để làm sáng tỏ cái đạo của vua trước. Mạnh Tử viết: người quân tử phải trở về con đường chính, đường đi đã chính, tất dân sẽ hưng thịnh sẽ không sai phạm nữa, đó là điều phải làm. Đến ngay việc trị quan, không thể không cải cách, mà việc tốt tất phải làm, đều là những phương sách trị nước vậy. Mà việc nắm vững chính sự, nắm chắc các quan lại chính là cái gốc để trừ tệ xấu, làm điều tốt. Cần phải khảo tích, xem rõ đúng sai, việc nắm chắc các quan chức là như vậy. Chước thuật cần có chính là ở chỗ bệ hạ cùng triều đình phải đồng tâm nhất thể vậy (Vua phê: Việc trị nước không hết một câu này).

Kinh Dịch nói: Đầu óc sáng suốt, chân tay lanh lẹn mọi việc đều tốt đẹp, đó là nói về nhất thể vậy.

Thần mong muốn rằng:

Trên thì bệ hạ, dưới thì các quan trong triều đình như kinh Dịch nói trên dưới tất phải cùng một chí, như kinh Thư nói đầu óc chân tay tất phải cùng một thể. Vua thì không ngại tự sửa mình bầy tôi cũng không ngại tự sửa mình, thì chính sự sẽ được tốt đẹp, nhân dân đều thấm nhuầu đạo đức, còn lo gì không có cách để làm ngay thẳng lòng người trừ diệt tà thuyết, còn lo gì không có cách nắm vững các quan, trừ tệ xấu.

Ý kiến của thần là như vậy. Thần không biết lời nói có sai có ngông cuồng không nếu là lời nói của kẻ ngông cuồng, cũng xin thánh nhân chọn lựa.

Thần cúi đầu mong muốn:

Bệ hạ chọn được những điều cần chọn thì kẻ hạ thần vô cùng may mắn!

Thần kính cẩn xin dâng.

Lương Thế Vinh


Vua phê: Quyển này rõ ràng không hổ danh là một bài đối sách, văn càng đọc càng thích thú.

Khảo quan phụng phê: Quyển này có học thức, xứng đáng đậu đầu.

Các quan đọc quyển: Thần
Nguyễn Như Đỗ
Nguyễn Phục
Đào Tuấn
Nguyễn Vĩnh Tích
Nguyễn Bá Ký.[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Vua Lê Thánh Tông Với Việc Học Của Sĩ Tử

Hoàng đế Lê Thánh Tông (1442 - 1497) trị vì đất nước từ năm 1460 đến 1497. Trong 37 năm ấy, xã hội Việt Nam đã đạt đến độ cực thịnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông vừa là bậc minh quân vừa là nhà văn hóa lớn, rất chú trọng xây dựng nền giáo dục. Có thể nói, dưới thời Lê Thánh Tông, nên giáo dục đạt được những thành tựu huy hoàng mà không một thời kỳ đại phong kiến nào của Việt Nam sánh kịp. Ngay ở khu Thái học, phía trước và phía sau được dựng nhà để làm nơi ở và đọc sách cho giám sinh (học sinh của trường) và tặng quảng sinh (học trò lấy thêm các nơi về).

Bản thân nhà vua cũng cần mẫn học hành và chăm lo chính sự, đúng như lời nhà thơ tự thuật:

Trống đời canh còn đọc sách
Chiêng xế bóng chửa thôi chầu.

Lê Thánh Tông thường mặc quần áo dân thường vi hành ra ngoại ô và thôn mạc để hiểu đời sống của dân chúng. Nhà vua cũng vi hành tới khu trường Giám để xem xét các cống sĩ học hành ra sao. Sau mỗi lần vi hành ở khu truờng Giám, nhà vua lại có động tác tinh tế để khen ngợi một cống sĩ nào đó chăm học hoặc chê một cống sĩ nào đó lười học. Trong dân chúng và cống sĩ, có nhiều giai thoại về Lê Thánh Tông biểu lộ lòng tôn kính của họ đối với nhà vua anh minh này.

Tối giao thừa. Nhà vua vi hành ở khu nhà Giám. Thấy ở dãy nhà phía sau đỏ ngọn đèn dầu, vua cùng người hầu bước tới. Một cống sĩ đang chăm chỉ đọc sách. Hẳn anh ta là một tăng sinh ở xa, không về được, đánh trú ngụ lại đất kinh thành. Vua đến gần, cống sĩ vẫn không biết, bèn hỏi:

- Sao anh không về ăn tết với gia đình?

Cống sĩ giật mình, ngẩng đầu lên:

- Thưa bác, nhà con ở xa lắm, con không về được.
- Thế anh không sắm gì để đón giao thừa à?
- Thưa bác, nhà con nghèo... Vả lại con cũng đã quen sống đạm bạc...

Nhà vua lặng lẽ quay gót.

Sắp đến lúc giao thừa. Người hầu mang đến cho cống sĩ hai chiếc bánh chưng xinh xinh bằng hai bàn tay. Lúc đó cống sĩ mới biết "bác" lúc nãy hỏi chuyện mình là nhà vua. Đúng lúc giao thừa, cống sĩ bóc bánh chưng ra ăn, cảm động quá: một bánh chưng thật, còn "chiếc bánh chưng" kia gói bạc nén!

Một lần vi hành khác. Nhà vua thấy một cống sĩ chừng 50 tuổi chăm chú cúi đầu trên trang vở. Nhà vua đứng im phía xa, thấy cống sĩ mê mải đọc sách, thỉnh thoảng húp một ngụm cháo loãng. Trước lúc về, nhà vua đến gần:

- Cống sĩ húp cháo gì mà ngon thế?
- Thưa bác, con húp cháo hoa, nhà con hết muối rồi!

Nhà vua về một lát thì nội thị mang ra cho cống sĩ một "chĩnh muối" để cống sĩ ăn với cháo thì mới có sức mà học khuya được.

Cống sĩ sung sướng mở nắp chĩnh ra, thất là bất ngờ... không phải chĩnh muối mà là đĩnh bạc!

Một lần vi hành khác. Thấy cống sĩ nọ đỏ đèn đến quá nửa đêm, nhưng không phải để học, mà là đang mở hộp trầu, cùng ăn trầu đùa vui với vợ mới cưới.

Sáng hôm sau. Nhà vua cho họp mặt các cống sĩ trước cửa nhà Giám, biếu mỗi người một hộp trầu nhỏ. Viên cống sĩ nọ nhận được hộp trầu giống hệt hộp trầu của mình đêm qua vui đùa với vợ!

Thì ra nhà vua biết việc mình thức khuya để vui đùa với vợ chứ không phải để học. Một lời chê thật ý nhị!

Nghe nói trong vùng kinh thành có một người múa gậy rất giỏi. Ông ta vung gậy lên là gió nổi vù vù, cho nên người ta gọi là Quận Gió. Quận Gió chuyên sống bằng nghề trèo tường, đào ngạch, ăn trộm. Nhưng không bao giờ ăn trộm nhà nghèo, mà thường lấy của nhà giàu cứu giúp nhà nghèo và những người sống lương thiện.

Đêm giao thừa, nhà vua vờ đóng vai anh học trò nghèo, đến gặp Quận Gió: "Tôi học ở trường Giám, nhà nghèo quá, cuối năm không có một đồng xu để về quê. Nhờ ông cứu giúp" Quận Gió hỏi: "Thế cậu có biết ở kinh thành nhà ai giàu, chỉ cho tôi vào lấy trộm? Nhà cậu nghèo khổ mà chăm chỉ học hành như vậy, tôi phải giúp cậu". Nhà vua chỉ Quận Gió một số nhà giàu, Quận Gió đều lắc đầu từ chối vì những gia đình có của ăn của để không phải do làm ăn bất chính, mà do cần cù, tằn tiện mà có... "Cũng như cậu, nếu sau này cậu đậu đạt làm quan là do cậu sôi kinh nấu sử, không ai nỡ lòng cướp đoạt gia sản của cậụ..".

Cuối cùng, Quận Gió nói: "A, viên quan coi kho bạc Nhà nước hay ăn trộm bạc trong kho mang về nhà. Tôi sẽ lấy trộm bạc ở nhà hắn để giúp cậu". Nhà vua nửa tin nửa nghĩ: mình đã cử một viên quan liêm khiết như vậy để giữ kho, lẽ nào hắn lại ăn cắp?

Một lát sau, Quận Gió trở về, đặt vào tay nhà vua mấy thỏi bạc: "Học trò chăm chỉ như cậu thì tôi phải giúp kỳ được". Nhà vua ngạc nhiên thấy trên thỏi bạc khắc bốn chữ "Quốc khố chi bảo". Đích thị là viên quan kia ăn cắp của Nhà nước.

Sáng mồng một Tết, sau buổi khai triều, sau buổi khai triều, nhà vua cách chức viên quan coi giữ kho bạc và phong cho Quận Gió tấm biển vàng đề ba chữ "Trộm quân sử" do chính tay Vua viết.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Cải Cách Hành Chính Của Vua Lê Thánh Tông</h2>
[blockquote]Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước. Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 12 thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã. Cuộc cải cách đã tạo được một hệ thống hành chính tinh giản, có hiệu lực, là mô hình tiên tiến của chế độ quân chủ, phong kiến đương thời.

Có thể nói Lê Thánh Tông là một vị hoàng đế đầy tự tin, ý chí kiên định và hành động quyết đoán. Ông trực tiếp điều hành ở mức tối cao nhiều công việc của triều đình.

Năm 1471, khi đã ổn định các vùng biên giới phía bắc và phía nam, cuộc cải cách hành chính mới thật sự bắt đầu. Bản "Hiệu định quan chế" tức là văn bản chính thức về cuộc cải cách hành chính được ban hành. Lê Thánh Tông nêu những lý do cấp thiết dẫn đến cuộc cải cách: "Đồ bản, đất đai ngày nay so với trước đã khác nhau xa, ta cần phải tự mình giữ quyền chế tác, hết đạo biến thông. ở trong kinh, quân vệ nhiều thì đặt năm phủ để giữ, việc công bề bộn thì đặt sáu bộ bàn nhau cùng làm, sáu khoa để xét bác trăm quan, sáu tự để thừa hành mọi việc". Lê Thánh Tông cũng chỉ rõ những lợi ích mà cuộc cải cách đem lại: "Ăn hại đã không có, trách nhiệm lại rõ ràng. Như thế là cốt để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, uy quyền không bị lạm dụng, lẽ phải không bị lung lay, khiến trăm họ có thói quen theo đạo, giữ phép, không có lầm lỗi làm trái nghĩa, phàm hình, để theo trọn cái chí của Thái Tổ, Thần Tông ta mà giữ được an trị lâu dài".

Và cuộc cải cách hành chính đã diễn ra hết sức có hiệu quả.

Trước hết, Lê Thánh Tông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành như Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh, khu mật viện, các tướng quốc, Đại hành khiển, Tả hữu bộc xạ... Nếu khi cần phải có người thay vua chỉ đạo công việc, thì phải là các đại thần như thái sư, thái phó, thái bảo, thái úy, thiếu sư, thiếu bảo...

Tiếp đến, Lê Thánh Tông tách sáu bộ Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ ra khỏi Thượng thư sảnh, lập thành sáu cơ quan riêng, phụ trách các hoạt động khác nhau của nhà nước. Đứng đầu mỗi bộ là chức thượng thư, hàm nhị phẩm, chịu trách nhiệm trực tiếp trước vua. Sự cải cách dễ nhận ra nhất là ở bộ Lại, một bộ chịu trách nhiệm tuyển bổ, thăng giáng và bãi miễn các chức quan từ tam phẩm trở xuống. Không như các triều đại trước, bộ Lại không được toàn quyền hành động. Theo nguyên tắc "lớn nhỏ cùng ràng buộc lẫn nhau", nếu "bộ Lại thăng bổ không xứng thì Khoa có quyền bắt bẻ, hoặc tố giác nếu bộ Lại làm sai trái".

Trong cuộc cải cách này, Lê Thánh Tông rất đề cao công tác thanh tra, giám sát quan lại. Ngoài Ngự sử đài có từ thời Trần, ông cho đặt sáu khoa chuyên theo dõi, giám sát quan lại ở sáu bộ. "Bộ Lễ nghi thức không hợp thì Lễ khoa được phép đàn hặc. Bộ Hộ có Hộ khoa giúp đỡ. Hình khoa có quyền xét lại sự thẩm đoán của bộ Hình...".

Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý đến kiến thức thật sự của những người lãnh đạo. Ông bỏ chế độ bổ dụng vương hầu, quý tộc vào các trọng trách của triều đình mà lấy thước đo học vấn làm tiêu chuẩn dùng người, không phân biệt thành phần xuất thân. Các thân vương, công hầu, tuy vẫn được ban bổng lộc nhưng nếu không đỗ đạt thì không được đứng trong bộ máy nhà nước.

Chỉ riêng với cải cách này, Lê Thánh Tông đã có một tầm nhìn hơn hẳn các triều đại trước.

Bên cạnh bộ máy nhà nước ở trung ương, hệ thống hành chính địa phương cũng có ý nghĩa rất quan trọng với địa vị thống trị của một triều đại. Bởi vì phần đông dân cư tập hợp ở những nơi này. Nếu có một chế độ phù hợp với họ, triều đại sẽ bền vững vì có sự bảo vệ của chính những người dân ấy.

Năm 1466, cùng với việc thành lập các bộ, các tự, Lê Thánh Tông sáng suốt chia lại cả nước thành 12 đạo thừa tuyên và một phủ Trung đô (khu vực kinh thành). Năm 1471, ông cho lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. ở cách phân chia mới, mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ty ngang quyền nhau cai quản: Đô tổng binh sứ ty (Đô ty), Thừa tuyên sứ ty (Thừa ty) và Hiến sát sứ ty (Hiến ty). Đô ty và Thừa ty trông coi về quân sự và dân sự. Hiến ty chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát các quan chức địa phương; luôn đi sâu, tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của nhân dân. Ngoài ra, để giúp Hiến ty làm nhiệm vụ, ở Ngự sử đài, Lê Thánh Tông đặt thêm 13 cai đạo giám sát ngự sử chuyên giám sát, giúp đỡ các Hiến ty. Dưới đạo Thừa tuyên, Lê Thánh Tông cho thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã.

Như vậy, khoảng từ năm 1471, thông qua cải cách, Lê Thánh Tông đã tạo được hệ thống hành chính thống nhất trong phạm vi cả nước. Hệ thống khá gọn gàng với chức trách phân minh, bảo đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời, trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới.
[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Lê Thánh Tông - Nhà lãnh đạo thi sĩ

[blockquote]Vua Lê Thánh Tông là một vị hiền vương nhưng cũng là một thi si lãng mạng. Ngoài việc trị nước, bình dân (ngài trị vì từ năm 1460-1497), ngài rất thích đi ngao du 4 biển 5 châu để thả hồn theo mây nước sông ngàn. Sau khi lên ngôi vào năm 18 tuổi, ngài bắt đầu tu chỉnh luật pháp, chính trị và thành lập các bộ văn hoá để cải tiến nền văn học Việt Nam sau bao nhiêu năm bị ảnh hưởng của Bắc thuộc.

Ông nội của ngài (vua Lê Lợi - Lê Thái Tổ) là một tướng quân nên sau khi đánh bạt quân Tàu ra khỏi đất Việt, ngài chỉ lo củng cố quân sự và chính trị để giữ nước. Ðến đời cha của ngài (vua Lê Thái Tông), nước ta vẫn còn trong thời kỳ "hồi sanh" nên văn chương thi thơ phải nhường bước cho những kế hoạch chống ngoại xâm bảo vệ biên giới đất Việt. ( Vua Lê Thái Tông là người bị nàng thiếp Thị Lộ của Ðại Công Thần Nguyễn Trãi ám hạị. Vụ oan án này đã làm gia tộc của Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Ðến nửa đời vua Lê Thánh Tông, gia tộc Nguyễn Trãi mới được giải oan).

Dưới triều đại vua Lê Thánh Tông, nước Việt đã bắt đầu bước vào một trang lịch sử thịnh vuợng hoà bình. Không bận tâm mài kiếm giáo vì nước cường quân mạnh, người dân Việt đã trở lại với bản tánh thuần túy Việt, tức là đã trở lại với mộng trăng tương gió lãng mạng. Từ cổ chí kim, mỗi người Việt dều là một thi sĩ.... vai vác cầy mà tâm hồn thì trôi trên mây nước.... từ vua dến thường dân, chẳng con Việt nào tránh đuợc vòng "đi truyền văn hóa" nàỵ

Ðể mở mang nền văn học Việt Nam, vua Lê Thánh Tông đã chiêu hội 28 văn thần và lập hội văn "Tao Ðàm Nhị Thập Bát Tú" mà chính ngài là nguyên soái để sưu tầm, thi họa. Dưới sự diều khiển của ngài, các nhà quan văn như: Thân Nhân Trung, Ðỗ Nhuận, v.v..., dã soạn tập "Thiên Nam Du Hạ Tập" ( thiên nam = phuong trời nam, du hạ = nhàn rỗi, tập = tập thơ) để ghi chép lại thi thơ, văn chương, chính trị trong triều đại của ngàị. Tập này có hơn 100 quyển nhưng rất tiếc, nay đã thất lạc rất nhiềụ. Ấy là thời thịnh nhất trong văn sử đời Hậu Lệ, Vua Lê Thánh Tông đã chính tay soạn rất nhiều thơ chữ Hán trong bộ Thiên Nam như Quỳnh Uyển Cửu Ca ( quỳnh uyển = vườn tiên, cửu ca = chín bài ca) . Ngài cũng để lại một số bài thơ chữ nôm và rất thích đi thăm viếng các phong cảnh thiên nhiên hữu tình của đất Việt. Ði đâu cũng hứng đề thơ và lưu truyền bút sắc cho hậu duệ.

Thơ của vua Lê Thánh Tông

Ðề Miếu Bà

Nghi ngút đầu nghềng toả khói hương

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương

Ngọn dèn dầu tắt dừng nghe trẻ

Làn nước chi cho lụy đến nàng

Chứng quả có đôi vừng nhật nguyệt

Giải oan chi muợn đến đàn tràng

Qua đây mới biết nguồn con ấy

Khá trách chàng Trương khéo phủ phàng

Chú Thích: Tích sự bà Trương

Bên giòng sông Hoàng Giang (nay thuộc tỉnh Hà Nam) có một miếu của bà Trương. Tục truyền bà Trương là một giai nhân gả cho họ Trương. Lấy nhau đuợc nửa năm thì chàng Trương nhập ngũ chống giặc Bắc khi vợ mới có thai vài tháng. Nàng sanh đuợc một đứa con dặt tên là Ðản.

Ngày qua đêm lại, chồng nàng vẫn miệt mài ngoài biên giới. Dưới ánh đèn đêm chợp choàng, nàng chỉ vào bóng mình trên vách tường để trả lời câu hỏi ngây thơ của Ðản "cha con đâủ". Dần rồi đứa trẻ tưởng bóng đêm là cha nó.

Khi người chồng trở về, đứa con không nhận chàng là cha mà cứ bao? "ông không phải là cha tôi". Oan nghiệp cho nàng Trương, chồng nàng tưởng nàng đã ngoại dâm khi chàng không có ở nhà nên dã nghi kỵ đay nghiến hành hạ nàng. Chịu không nổi sự nghen tuông oan ức, nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

Một đêm kia, chàng Trương ngồi chơi với con dưới ánh đèn thì đứa nhỏ tự nhiên vui mừng chỉ vào bóng đêm mà réo "cha tôi về kià". Lúc dó chàng mới biết đã vu oán cho người vợ trung thành, đáng thương. Ðể chuộc tội với người vợ qúa cố, chàng lập miếu thờ nàng bên giòng sông Hoàng Giang (có một dã sử rất "liêu trai chí dị" về nàng Trương hoá tiên đã đuợc dân chúng khẩu truyền... đó là 1 truyện dài khác......sẽ trích cùng ban. đoc. sau này!).

Sự tiết trinh oan ức của nàng Trương đã động lòng thánh hoàng và ngài dề bài thơ trên lưu truyền cho đến nay.
Truyền Thuyết về Lê Thánh Tông (trích từ Tang Thương Ngẫu Lục của cụ Phạm Ðình Hổ)

Ðức Quang-Thục Hoàng Thái Hậu (mẹ của vua Thánh Tông) thuở còn hàn vi, ngụ tại phía tây nam nhà Quốc Tử Giám. Nơi đây, nước hồ bao bọc chung quanh nhà, các thầy tướng số đều cho là có vuợng khí của Thiên Tử.

Vì có họ hàng với các phi-tần trong cung, bà thường tới, lui trong cung điện. Vua Lê Thái Tông (1434 - 1442) trông thấy yêu thương , khi về có mang. Ðến kỳ nằm giường cữ, bà sanh đuợc một nam nhi, thiên tu tuyệt lạ. Thuở nhỏ, theo mẹ ở luẩn-quẩn trong đám thường dân, nhưng đuợc nổi tiếng về văn học. Vua Thái Tông nghe tin liền vời đến, phong cho tước vương.

Sau khi Lạng Sơn Lệ-Ðức-hầu bị phế, các đại thần liền đón rước vị vương này, lập lên làm vua, tức vua Lê Thánh Tông(1460-1497). Vua thường đến thăm chỗ ngôi nhà cũ của Thái Hậu, rồi cho xây điện Huy-Văn, và dựng xây ngôi chùa Dục-Khánh ở bên cạnh.

Trước khi Thái - Hậu có mang, nàng chiêm bao đến chỗ Thuợng Ðế, thấy Thuợng Ðế sai một vị Tiên-Ðồng giáng trần làm vua nước Nam, và cho một người Ngọc-Nữ theo xuống để sánh đôi Tiên-Ðồng do dự, không vâng chỉ ngaỵ Thuợng Ðế cả giận, ném viên ngọc-khuê làm sầy sát ở trán. Tiên đồng dập đầu lạy tạ và xin ban cho một người giúp việc. Thuợng Ðế trỏ một viên trong bọn các quan, cho đi theo giúp. Viên quan đó cúi dầu lạy xin cố từ. Thuợng Ðế dập vào vai không cho cáo từ. Lúc Hoàng Thái Hậu tỉnh giấc thì ngài hạ sanh ra vua Thánh Tông, vết ngọc-khuê ở trên trán hãy còn rõ rệt.

Khi đã lên ngôi đại bảo, vua tôn bà mẹ lên làm Hoàng-Thái-Hậu và thường cho dò tìm người trong chiêm bao. Chưa gặp, lòng vẫn không vui.

Khoảng đầu niên-hiệu Thái-Hoà (1443-1453), Tế-văn-hầu Nguyễn Trãi phải tội, có người con gái bị bắt vào quan, sung vào hàng nữ nhạc. Người con gái ấy tư sắc tuyệt đẹp, tuổi đã 17, 18 mà không biết nói. Ðến nay theo đồng bạn vào cung hầu yến, vì câm, nên chỉ ngồi gõ phách.

Khi vua bước lên Ngự tọa, người con gái bỗng cầm phách hát "Hẹn nhau từ thủa Thiên-Ðình, lòng nào nỡ phụ tâm tình thế ru". Tiếng hát du dương, du âm nhường quấn trên rường như khúc hát Quân-Thiên (điệu hát trên Ðế-Ðình). Vua lấy làm lạ hỏi, thì người con gái nói năng giống hệt người Ngọc-nữ trên chỗ Thuợng Ðế. Vua liền thu nạp vào hậu cung, sách lập làm Trường-Lạc Hoàng Hậụ Khoa Qúy-Mùi, niên hiệu Quang-Thuận(1463) thứ tư, ngày truyền lô kỳ thi Ðình. Trạng nguyên Lương Thế Vinh vào bái yết, hai vai hơi lệch, không ngay ngắn. Vua kinh dị sai vào bái yết Hoàng Thái Hậu.

Thái Hậu nhận ra hình mạo Lương đúng là người trong mộng trên Ðế Ðình khi trước. Hai cung(Thái Hậu và vua) đều rất vui vẻ. Vua bèn trao cho Lương chức Hàm-Lâm Thị Ðộc, dự vào hàng 28 ngôi sao trên Tao Ðàn(Tao Ðàn Nhị Thập Bát Tú). Những thơ văn xướng họa có ghi chép trong các tập "Thiên-Nam Du Hạ" và bức đồ "Bình-Nam Chỉ Chưởng.

Chùa Dục-Khánh sau lầm là chùa Hoa-Văn. Ðiện ở phía tả, thờ Thần-Khâm đức Quang-Thục Hoàng Thái Hậụ Khoảng năm Dương-Ðức, đời Trung-Hưng(1672-1673), Tây-cung Hoàng-Thái-Hậu chữa lại chùa Khán-Sơn, phía hữu chính diện thờ ngự dung đức Thần-Tôn Uyên Hoàng Ðế. Từ hồi thay đổi triều vua trở về sau, chuà Khán-Sơn đổ nát, Ngự dung thiên đến chuà Dục Khánh, nay ở gian hữu tiền đường(có người lầm là tuợng đức Thánh Tôn).

Thơ của Lê Thánh Tông

Thằng Mõ

Mõ này cả tiếng lại dài hơi,

Mẫn cán ra tay chẳng phải chơị

Mộc dạc vang lừng trong bốn cõi,

Kim thanh rền-rĩ khắp đòi nơi

Trẻ già chốn chốn đều nghe lệnh,

Làng nước ai ai phải cứ lờị

Trên dưới quyền hành tay cắt đặt,

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.

Ðạo Làm Vua

Ðạo lớn đế vương nghi dã tinh

Thương yêu dân chúng kính trời xanh

Tìm tòi kế sách xây đời thịnh

Bỏ hẳn chơi bời giữ nếp thanh

Cân nhắc anh tài phô đức đẹp

Chăm lo võ bị trọng quyền binh

Ðiều hoà muôn việc theo mùa tiết

Khắp chốn hân hoan hưởng thái bình


Núi Bài Thơ. là ngọn núi đá vôi đuợc hình thành từ kỷ Ðê-vôn, trong cuộc vận động tạo sơn Indonesia. Ðỉnh cao nhất của núi có hình ngọn mác chia lên trời, đấy là cốt 168 m, phía dưới có nhiều ngọn, nhiều mỏm chông chênh, vách đá dựng đứng, những lèn đá tai mèo nhọn hoắt làm cho núi có một vẻ cổ kính, huyền bí.

Từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục, lúc có dáng nhu sư tử vờn mồi, lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh. Núi Bài Thơ thưở xưa có tên núi "Rọi Ðèn", tên chữ là Truyền Ðang Sơn. Tương truyền rằng, ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó xuất hiện tên núi Truyền Ðang.

Năm 1468, vào dịp mùa xuân, nam Quang Thuận thứ 9, đời vua Lê Thánh Tông - cháu nội của Lê Lợi đưa quân đi tuần ở vùng biển Ðông Bắc, có dừng thuyền ở chân núi Truyền Ðang, phía giáp với Vịnh Hạ Long, để uống ruợu ngâm thơ.

Xúc động trước cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, nhà vua Lê Thánh Tông đã cho khắc một bài thơ lên vách đá tạm dịch như sau:

Núi Bài Thơ.(dịch)

Nước lớn mênh mông, tram. sông chầu vào

Núi non, la liệt rải rác như quân cờ, vách đá liền trời

Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ Hàm hào cửu tam(đã định)

Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió

Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên

Vùng biển phía đông, khói chiến tranh đã tắt

Muôn thưở trời Nam, non sông bền vững

Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn.

Bài thơ này đuợc khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2.5m, gồm 56 chữ Hán, khắc liền một mạch, không phân câu như hiện nay ta chép lại. Trong 5, 6 chữ trên có 21 chữ đã mờ hẳn, không thể đọc nổi, những chữ còn lại rất mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản(đề tựa) gồm 49chữ, cũng bị phân hóa gần như hoàn toàn. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu.

261 năm sau, vào năm 1729 chúa An đô vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê - Trịnh, cũng đem quân đi tuần qua đâỵ Ông cho đóng quân dồn trú dưới chân núi Truyền Ðang. Ðọc thấy bài thơ của vua Lê, chúa Trịnh bèn họa lại bằng một bài thốt ngôn bát cú, lấy theo vận "yên" của bài trước, dùng lại 4 chữ "thiên" "quyền" "yêu" niên" trong bài của vua Lê.

Bản dịch thơ như sau:

Biển rộng mênh mang, nước dâng đầy

Núi chìm xuống nước, nước tràn mây

Bàn tay tạo hóa sao khéo dựng

Cảnh đẹp thần tiên một chốn này.

Mùi tanh giặc thác còn đâu dó

Cỏ hoa sương khói vẫn còn đây

Ba quân tướng sĩ đều vui vẽ

Bữa tiệc biển khơi chén ruợu đầy.

(Bản dịch của Hào Minh)

Bài thơ. được khắc theo lối chữ hành, trên một vách đá nghiêng xuống đất, nên tránh được hủy hoại của nước mưa, đến nay còn rõ nguyên, rất dễ đọc. Ðến đầu thế kỷ này nhiều tao nhân, mặc khách đi du ngoạn vùng Hạ Long, gặp bài thơ này lại cho khắc 7 bài thơ nữa, có bài chữ Hán, có bài chữ Quốc Ngữ trên những vách đá lân cận. Tổng số bây giờ có 9 bài thơ còn lưu truyền trên vách đá.

Khu vực này trước đây gọi là phố Lò Vôi (vì có người nung vôi bán). May mà chưa ai phá những bài thơ để nung vôi! Nhưng các công trình phụ của nhà dân đang "bao vây" những bài thơ, du khách phải len chân vào sau chuồng lợn, nhà bếp mới đọc đuợc thơ cổ. Thành phố Hạ Long có nổ lực giải phóng đuợc một mặt bằng khoảng 30m2 phía trước bài thơ Lê Thánh Tông, còn những bài khác thì tạm để nguyên đó.

Do có nhiều thơ trên vách núi, có lẽ đầu thế kỷ này dân chúng mới đổi tên núi Truyền Ðang thành núi Bài Thơ. ngày nay, phố Lò Vôi (cũ) được mang tên mới là phố Bài Thơ.

Ca dao đầu thế kỷ này có câu:

Hồng Gai có núi Bài Thơ.

Có hang Ðầu Gỗ, có chùa Long Tiên

Chùa Long Tiên nằm ở phía đông núi Bài Thơ., một quay ra hướng đông, giáp với phố Bến Tàu cũ nay đổi thành phố Long Tiên. Chùa đuợc khởi công xây cất vào năm 1939 và hoàn thành năm 1942. Tuy đuợc xây dựng vào giữa thế kỷ này, nhưng kiểu cách, kiến trúc đều theo phong cách kiến trúc đầu Nguyễn.

Ngoài có tam quan, qua một sân rộng là bái đường, trên nóc có tuợng ghép gốm rồng chầu mặt nguyệt, hai bên là hai cung tả hữu., ở chính điện trên tam quan có ba chữ nổi Long Thọ Tiên, nhân dân rút gọn, gọi nôm na là chùa Long Tiên. Gọi là chùa nhưng lại thờ cả thánh. Ở chính cung thờ Ðức Phật Thích Ca Mâu ni, Phật Bà Quan Âm và các chu Phật. Hữu cung thờ Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo, Tả cung thờ Vân Hương Thánh Mẫu.

Trong chùa Long Tiên có rất nhiều câu đối, đại tự được điêu khắc rất tinh vi, thể hiện trình độ điêu khắc khá cao. Trong các đồ thờ của chùa có Bộ Cửu Long nổi tiếng miêu tả chín con rồng chầu Phật - là một công trình khắc gỗ công phu.

Hội chùa Long Tiên kéo dài hết tháng giêng, hai âm lịch hàng năm thu hút rất nhiều khách thập phương. Tín đồ, phật tử Hải Phòng khi đi lễ hội ở dền Cửa Ông, thế nào cũng rẽ vào chùa Long Tiên "xin đức thánh Trần" một quả cầu tài, cầu lộc.

Phiá tây núi Bài Thơ còn có đền thờ đức ông Trần Quốc Nghiễn - một vị danh tướng đời Trần. Tương truyền ông đuợc đắc cử canh giữ biên ải vùng Ðông Bắc, trấn ở vùng Hồng Gai, đã lập nhiều công to trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Ðền thờ này hiện nay sử dụng làm phòng học cho trường PTCS Hạ Long. Thành Phố Hạ Long đang có kế hoạch trùng tu và phục hồi di tích văn hóa này.[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Lê Thánh Tông – Ông vua “ trọng nông” tiêu biểu

[blockquote]Sau gần 1000 năm Bắc thuộc, đất nước ta đi vào thời kỳ độc lập, tự chủ, từ đó các triều đại trị quốc an dân đều dĩ nông vi bản, có thực mới vực được đạo, thực túc binh cường, bảo vệ giang sơn đất nước. Các triều đại đều có các giải pháp khuyến khích nông gia cày sâu cuốc bẫm, khai khẩn ruộng hoang, vì” “cấy cày vốn nghiệp nông gia”, tấc đất tấc vàng, đi buôn có số, làm ruộng có mùa; Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Khuyến cáo nhà nông: Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền, nhằm cái đích chung là: “Quốc thịnh dân an”.

Tiêu biểu nhất trong các ông vua chăm sóc nghề nông là vua Lê Thánh Tông cuối thế kỷ 15.

Sau khi kế vị vua cha là Lê Thái Tông được chín tháng, tháng 3 năm Tân Tỵ (1461) Lê Thánh Tông đã hạ chỉ:

Từ nay về sau, trong hương thôn phải khuyến khích thần dân đều chăn nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn đủ mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, người nào có ruộng đất mà bỏ hoang không cày cấy thì quan quản hạt bắt đem xử tội.

Trong lời dụ nhân dịp Tết Ất Tỵ (1485) vua đã dặn: “phải coi trọng để có đủ cơm ăn, nhà nhà có bánh chưng ăn Tết, việc ấy cũng quan trọng như việc lễ nghĩa để sửa lòng dân, hai điều ấy là việc cần kíp của chính sự triều đình, là chức phận của các quan nuôi dưỡng thần dân”.

Sử sách còn ghi lại cứ trên 2 năm 1 lần, nhà vua hạ sắc chỉ về phát triển nghề nông, vì vua coi tăng gia sản xuất lúa khoai là quốc sách.

Bất cứ sắc chỉ nào vua ban đều nhắc lệnh cho các quan quản hạt phủ, huyện, châu phải đôn đốc dân luôn đắp sửa đê điều, sửa đường, be bờ giữ nước, dẫn thuỷ nhập điền, chăm sóc đồng ruộng, lúa ngô. Viên quan nào tuy đốc đủ thuế khoá, nhưng lơ là việc đê điều, đường xá, cản trở việc cày cấy, thu hoạch mùa màng ở hương thôn sẽ không được thăng cấp trong kỳ khảo khoá (xét công để thăng giáng quan lại) để răn dạy kẻ coi thường chăn dân để an dân.

Trong chiếu lập sở đồn điền ban năm Tân Sửu (1481) vua nói: mở đồn điền là để dùng hết tiềm lực của nghề nông, mở mang nguồn tích trữ cho nhà nước, để vừa phú dân, vừa thịnh quốc, lợi ích nhiều bề, lệnh cho các xứ định đồn điền thành ba bậc: thượng, trung và hạ, mấy năm sau vua lệnh cho người ít ruộng mà tình nguyện bồi đắp đê, khai khẩn được ruộng thì được quan phủ, huyện xét cấp bằng.

Không chỉ chú ý khuyến nông, vua Lê Thánh Tông còn chú ý tới các nghi lễ nông nghiệp nơi thôn dã, năm 1458 vua định ra nghi lễ cầu mưa. Các việc dân sự thường ngày như hạn hán mà không cầu mưa, lụt lội mà không tháo nước, việc lợi mà không làm ngay, việc hại mà không trừ ngay, tai dị mà không cầu đảo thì phải xử tội “đi đày”.

Nhờ các chiếu chỉ thuận ý dân, nên nông nghiệp Đại Việt đã có hệ thống đê điều, mương máng xây dựng trên quy mô rộng, nhiều vùng đất hoang thành ruộng vườn tươi tốt, nên trong gần 40 năm vua Lê trị vì đã có 12 năm bị hạn hán, lụt lội, sâu phá, dân ta chỉ bị 2 năm đói kém, 4 năm bội thu, thóc lúa đầy bồ. Vua sai đặt các bài ca vịnh, để ghi lại điềm lành của trời đất, ca ngợi khí tiết nông gia, của đạo làm vua.
[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Tìm lại nơi sinh của Lê Thánh Tông
[blockquote]
Bài “Về nơi sinh của Lê Thánh Tông và dòng họ Định trên đất Thái Bình” in trên Nghiên cứu lịch sử số 3 (198 (V - VI) - 1998, tác giả Mai Hồng - Viện Hán Nôm nêu:

“Từ trước đến nay, giới sử học thường nhận định rằng Đinh Liệt và Nguyễn Xí đã giúp vua Lê Thánh Tông lên ngôi. Nhưng chưa có ý kiến nào nói rõ điểm xuất phát để lên ngôi của vua Lê Thánh Tông là từ đâu. Nhân trong các chuyến đi điền dã tại Thái Bình, chúng tôi đã thu thập được một số tư liệu có liên quan đến nơi sinh của vị Hoàng đế đầy tài ba của dòng họ Lê này”.

Bài viết dựa theo các nguồn tư liệu dân gian và tư liệu thành văn. Trước khi vào vấn đề chuyện dân gian, tôi xin nhắc lại những điều trong chính sử đã ghi về ngày sinh, nơi sinh, nơi ở của Hoàng tử Tư Thành (tên huý của Lê Thánh Tông), cho đến khi Hoàng tử Tư Thành được phong Bình Nguyên Vương, rồi lại đổi phong Gia Vương:

“Tháng 6, sách phong Ngô thị làm Tiệp dư ở cung Khánh Phương, tức Quang Thục Hoàng thái hậu sau này”.

(Đại Việt sử ký toàn thư - tập III - quyển XI, tr 129).

“Mùa thu, tháng 7, ngày 20, Hoàng tử Tư Thành sinh” (sđd, tr 130).

“Tháng 6, phong Hoàng đệ Tư Thanh làm Bình Nguyên Vương” (sđd, tr 135).

“Vua huý là Tư Thành, lại huý là Hạo, con thứ tư của Thái Tông… Mẹ là Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô thị, người làng Đồng Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hoá. Khi Thái Hậu còn là Tiệp di, đi cầu tự, chiêm bao thấy trời cho Tiên đồng, rồi có thai… năm Đại Bảo thứ 3 (1442), tháng 7, ngày 20 sinh ra vua… Năm Đại Hoà thứ 3 (1445), phong làm Bình Nguyên Vương, vâng làm Phiên vương vào ở Kinh sử, hàng ngày cùng các Thân vương ở Kinh diên học tập… Tuyên Từ Thái hậu yêu như con mình đẻ ra, vua Nhân Tông cho là người em hiếm có… đến khoảng năm Diên Ninh (1459), Nghi Dân tiếm ngôi, đổi phong vua làm Gia Vương, và làm nhà ở bên hữu nội điện cho ở. Không bao lâu, đại thần là bọn Nguyễn Xí, Đinh Liệt cùng nhau đem cấm binh đánh bọn Đồn, Ban, rồi phế Nghi Dân, đón vua lên ngôi…” (sđd, tr 173, 164).

Theo chính sử, bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao ở cung Khánh Phương, trong kinh thành Thăng Long sinh Hoàng tử Tư Thành, lớn lên được phong Bình Nguyên Vương, hàng ngày cùng các Thân vương học tập ở toà Kinh Diên (cũng nhờ hơn chục năm đèn sách mà vua Lê Thánh Tông trở thành một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất). Đến năm 18 tuổi, được tôn làm vua, lúc đó Bình Nguyên vương đã đổi phong là Gia vương, nhà ở (vương phủ) được xây dựng ngay bên phải nội điện (cung vua ở), trong kinh thành Thăng Long.

Vậy khi Nguyễn Xí và Đinh Liệt đón Gia Vương lên ngôi, tức vua Thánh Tông từ nhà ở (vương phủ) của gia Vương trình kinh thành Thăng Long.

Có lẽ tác giả bài trên chưa xem kỹ những bộ sử ký, nên đã vội phê phán giới sử học và cả Phan Huy Chú – tác giả Lịch triều hiến chương chưa nói rõ địa điểm xuất phát để lên ngôi vua, hoặc đón vua từ đâu? Về chủ đề này qua tư liệu dân gian, tác giả Đinh Tú trong bài “Vua Lê Thánh Tông sinh ở đâu” (1) có viết:

“Lúc đón bà Ngọc Dao đi lánh nạn, thuộc hạ của Đinh Liệt và Nguyễn Xí rất lo bà trở dạ đẻ trên đất Vạn Linh trước khi qua sông, sang khu vực an toàn. Có người khấn rằng:

Có phải con mẹ con cha

Thì sinh ra đất Duyên hà, Thần Khê

Nhược bằng bác mẹ chẳng sinh

Thì quăng ra đất Vạn Linh cho rồi.

Câu khấn này có nghĩa là nếu người có tài đức để nối nghiệp ông cha, thì sang Duyên Hà hoặc Thần Khê hãy ra đời. Nếu như kém tài hèn đức thì sinh ở Vạn Linh thì khó thoát tay Phạm Đồn, nên vứt đi cho khỏi liên luỵ người khác”.

Về sự kiện này, tác giả có nhận định khác Đinh Tú.

“Khi chạy ra đến cầu Tray, nơi giáp ranh giới giữa hai địa phận làng Chép, xã Gia Lập, huyện Duyên Hà và làng Sâm, xã Mậu Lâm, huyện Thần Khê thì bà Ngọc Dao chuyển dạ đẻ. Suốt từ chập tối cho đến sáng hôm sau một chuỗi thời gian dài và nặng nề, mọi người lo sợ triều đình sẽ đuổi kịp. Trong tình thế tiến thoái đều khó, bà Ngọc Dao cho thắp hương cầu trời phật. Bài khấn ấy, đến nay vẫn còn được lưu truyền trong dân gian và tác giả Mai Hồng không dùng chữ “Vạn Linh” (đất Vạn Linh) mà dùng chữ “Vạn Ninh”, chú thích nghĩa là “yên lặng muôn thuở - bãi tha ma”.

Câu chuyện Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh hiềm khích với Tiệp dư (2) Ngô Thị Ngọc Dao, lập mưu hãm hại lúc có thai mấy tháng bị đuổi khỏi cung Khánh Phương, ra giam ở chùa Huy Văn (3), hoặc:

“Khi ấy, Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh chưa thể ra tay, mà chỉ cách chức Tiệp dư của Ngô Thị Ngọc Dao và biết bà Ngọc Dao đã có thai, mới cho biệt ở chùa Huy Văn (Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội), chờ sau khi sinh nở rồi sẽ định liệu”.

Đây thật ra là những chuyện dựng đứng xuyên tạc lịch sử hết sức thô bạo, nhưng cũng hết sức vụng về. Vì sử sách đã ghi:

“Ngày 20, tháng 7, năm Nhâm Tuất (1442), Hoàng tử Tư Thành sinh. Ngày 27 cùng tháng, vua Thái Tông đi tuần miền Đông. Đến ngày mồng 4, tháng 8 cùng năm, vua về đến vườn Lệ Chi, huyện Gia Lâm, bông bị bệnh ác mà mất. Tính ra, Hoàng tử Tư Thành sinh ra được 14 ngày thì vua cha mất, Thái tử Bang Cơ mới lên 2 tuổi nối ngôi, Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh buông rèm trông coi việc nước, quyền sinh sát ấy ở trong tay Thái hậu, thế mà Hoàng tử Tư Thành vẫn được phong vương, hàng ngày cùng các thân vương học tập và được Nguyễn Thái Hậu yêu như con đẻ”.

Một minh chứng nữa là tấm bia “Khôn nguyên chí đức” trên lăng Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, khắc năm Cảnh Thống 1496), có đoạn:

“Nhân Tông Hoàng đế nối ngôi, Thánh Tông Hoàng đế được phong làm Phiên Vương (Bình Nguyên vương) lập phủ riêng. Tuyên Từ Thái Hậu (Nguyễn Thị Anh) ngự triều, vì Thái hậu (Quang Thục) là mẹ của Phiên Vương nên được đặc cách thăng chức, sung Viện coi việc phụng thờ Thái miếu…” (Bản dịch của Viện Hán Nôm).

Về sự kiện Lê Thánh Tông xây thành làm căn cứ trên đất làng Đún, tác giả viết: “Nguyễn Thị Anh biết bà Ngọc Dao đang có thai mới cho biệt ở chùa Huy Văn, chờ sau khi sinh nở rồi sẽ định liệu. Trước tình hình đó, Đinh Liệt và Nguyễn Xí ngầm đưa bà Ngọc Dao chạy về Y Đún…”. Trên đường đi, bà Ngọc Dao đã sinh một con trai.

Tác giả viết tiếp: “Tới khi lớn, Thánh Tông lấy đất làng Đún làm căn cứ, xây dựng thành luỹ”.

Theo chính sử, Hoàng tử Tư Thành được phong Bình Nguyên vương năm 1445, năm ấy Vương mới lên 4 tuổi, hàng ngày càng với các Thân vương học tập ở Kinh diên. Năm 18 tuổi được tôn lên làm vua, tức Lê Thánh Tông. Vậy Thánh Tông nào đã xây thành luỹ ở làng Đún làm căn cứ? Xây thành luỹ làm căn cứ chống ai?

Tác giả viết: “Biết tin Thánh Tông xây thành luỹ làm căn cứ. Thái hậu Nguyễn Thị Anh đã cho người đến tận nơi tra xét. Quan Khâm sai đến đây thấy cảnh xây dựng đồ sộ hệt như một kinh đô, cũng phải thảng thốt nói: Đúng là một “kỳ đô” (kinh đô lạ).

Thời phong kiến từ ăn mặc đến xây dựng nhà cửa trang trí hoa văn… được quy định cấp bậc chặt chẽ, vượt khuôn khổ đẳng cấp gọi là “tiếm”, tội rất nặng.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tĩnh quốc Đại vương Quốc Khang (anh vua Trần Thánh Tông) dựng phủ đệ ở châu Diễn, lang và vũ vòng quanh, lộng lẫy quá mức thường. Vua nghe tin, sai người đến xem. Tĩnh Quốc sợ, mới tô tượng phật để thờ (nay là chùa Thông)”.

Đến anh vua, xây dựng phủ đệ quá lộng lẫy, vua cho người vào xem, anh vua sợ tội “tiếm” đã phải đem tượng Phật vào thờ, biến phủ đệ thành chùa thờ Phật. Thế mà bà Tiệp dư Ngô Thị từ chỗ bị giam lỏng trốn về Y Đún, sinh Thánh Tông (theo tác giả). Tới khi lớn, Thánh Tông còn là một dân thường, mà đứng lên làm cái việc xây thành đắp luỹ. Quan khâm sai của triều đình đến tra xét, thấy cảnh dựng đồ sộ, giống hệt như một kinh đô,phải thảng thốt gọi là “kỳ đô” (kinh đô kỳ lạ). Một người ở lứa tuổi thiếu niên, con bà Tiệp dư đi lánh nạn ở một làng quê, lấy sức người, sức của ở đâu để xây thành luỹ căn cứ đồ sộ hệt như một kinh đô và sau khi triều đình tra xét xong lại không xử lý, thật là “Siêu kỳ sự…”, lời thảng thốt của những người đọc bài viết này.

Liên quan đến chủ đề nơi sinh của Lê Thánh Tông, còn có một số tư liệu thành văn như đôi câu đối ở từ đường họ Đình – Y Đún, xã Bình Lăng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình:

Quốc sử lưu bi, địa kế Thuỵ Đình thang mộc ấp

Thần khê hưng nhưỡng, danh trì Mỹ Lý duệ di hương

Có nghĩa là: sử nước chép, bia đá ghi, tiếp đất Thuỵ Nguyên đây là ấp thang mộc.

Thần khê dấy quân dẹp loạn, làm cho ông cha ở Mỹ Lâm (Mỹ Lý) vang tiếng có con cháu trung dũng, tiếng thơm để muôn năm.

Đôi câu đối, vế trên nói lên Bình Ngô Khai quốc công thần Lân Quốc công Đinh Liệt trước được ban ruộng Thế nghiệp (thang mộc ấp), ở quê hương Thuỵ Nguyên (Thanh Hoá), sau chuyển về ở Thái Bình, được ban ruộng Thế nghiệp, tức Thang mộc ấp ở làng Y Đún.

Vế dưới nói lên Lân Quốc công Đinh Liệt dấy quân xướng nghĩa giết bọn phản nghịch Phạm Đồn, Phạm Ban, phế truất Nghi Dân, lập vua Thánh Tông, làm cho ông cha ở Mỹ Lâm (Mỹ Lý) có con cháu trung dũng để tiếng thơm muôn thuở.

Tác giả Mai Hồng lại viết Thuỵ Đình ra Chú Đình và dịch nghĩa vế trên:

Sử sách bia đá còn ghi chép đất Chú Đình (tức sách Mỹ Lâm và Thúy Sách ở Thanh Hoá), hay Danh Trì hoặc Mỹ Lý (ở Thái Bình) xưa đã sinh ra vua Lê Lợi.

Bản dịch ở từ đường họ Đinh – Y Đùn: “Quốc sử ghi bia dây nối Thuỵ Nguyên nuôi vua chúa”. Có lẽ vì thế, tác giả Mai Hồng dịch là xưa đã sinh ra vua Lê Lợi.

Dịch nghĩa vế dưới:

Thần châu (bãi thiêng), cũng như Thần Khê (sông thần) vùng đất này đã sinh ra Lê Thánh Tông cháu Lê Lợi.

Tác giả không hiểu chữ “hưng nhưỡng” tức “Hưng bình nhưỡng loạn”, nên lại phiên âm là “Hưng nhượng” và dịch nghĩa là Thần châu (bãi thiêng) và Thần khê (sông thần). Tai hại hơn nữa là vế trên tác giả đưa “danh trì” (danh tiếng đồn xa) thành địa danh. Danh Trì hoặc Mỹ Lý (ở Thái Bình) xưa đã sinh ra Lê Lợi. Lê Lợi có một mình lại được sinh ở hai địa phương thuộc hai tỉnh Thanh Hoá và Thái Bình.

Tác giả chú thích “thang mộc ấp” nghĩa là “nơi tắm của vua lúc mới sinh”. Tác giả và nhiều người hiểu lầm nghĩa từ “thang mộc ấp”. Đinh Tú thì cho ba chữ “Thang mộc ấp” là nơi sinh ra vua Lê Thánh Tông. Trong bản Bước đầu khảo sát chi phái họ Đinh ở Y Đún, Thang mộc ấp lại dịch là “nuôi vua chúa”…

“Thang mộc” có nghĩa là “tắm gội”, nghĩa bóng là “trai giới cho được tinh khiết”. Theo đời Chu bên Trung Quốc (1066 – 225 TCN), Thiên tử đem một khu đất ở gần kinh thành ban cho chư hầu, gọi là Thanh mộc ấp, để mỗi khi vào chầu Thiên tử làm nơi nghỉ ngơi, lấy hoa lợi ở đấy dùng vào việc trai giới tinh khiết. Từ đời Hán trở đi, Thang mộc ấp là danh từ chỉ bất cứ một “Thái ấp” nào mà vua ban phong cho các công thần để thu hoa lợi ở đấy mà chi dùng. Vậy xã Đô Kỳ là thái ấp, tức Thang mộc ấp, đời Lê còn gọi là ruộng “Thế nghiệp” của Lân Quốc Công Đinh Liệt cũng như Sáo Đền ở xã An Lão, huyện Thư Trì là Thang mộc ấp, hoặc Thái ấp, tức ruộng Thế nghiệp của Bân quốc công Đinh Lễ.

“Thang mộc” có nghĩa là “tắm gội”, chứ không có nghĩa là “tắm đẻ”, cũng không có nghĩa là “nuôi vua chúa”.

Nhân đây, tôi cũng xin giới thiệu một vế đối ở Sáo Đền (An Lão):

Sinh ư Ngô, trưởng tại Đinh, thập lục tuế mẫu nghi thành nội trị

Nghĩa là:

Sinh ra ở Ngô lúc nhỏ, họ Đinh nuôi lớn đến 16 tuổi thì được tuyển vào cung.

Vế đối nói lên Quốc công Đinh Lễ có con gái là Đinh Thị Ngọc Kế, kết duyên với Tư lương Quốc sự công thần Ngô Từ, sinh con gái là Ngô Thị Ngọc Dao. Năm Ngo Thị Ngọc Dao lên 3 tuổi, Đinh Thị Ngọc kế dẫn con về thăm cậu và bà tổ nội Trần Thị Ngọc Huy (kế mẫu Quốc công Đinh Lễ). Trong thời gian ở An Lão, Đinh Thị Ngọc Kế nhiễm bệnh qua đời, Ngô Thị Ngọc Dao được tổ ngoại nuôi dưỡng ở An Lão, đến năm 16 tuổi thì được tuyển vào cung.

Tác giả Mai Hồng không nắm bắt được vế đối này, nên trong bài có chi tiết: “Khi vua Lê Thánh Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành ở phía Nam, Hoàng Thái hậu (Ngô Thị Ngọc Dao) về thăm mẹ đang ở Sáo Đền” (nay thuộc xã Song An, Vũ Thư).

Nêu mấy ý kiến trên, chỉ nhằm nhắc nhở chúng ta nên cẩn thận hơn trong việc sử dụng tư liệu dân gian, và nên tìm hiểu đầy đủ các nghĩa khi sử dụng và dịch tài liệu chữ Hán.

1/ Phát hiện mới Khảo cổ học năm 1983.

2/ Tiệp dư đứng đầu 6 nữ quan, dưới 12 bậc cung tần, còn gọi là Lục chức, gồm: Tiệp dư, Dung hoa, Tuyên vinh, Tài nhân, Lương nhân, Mỹ nhân.

3/ Có thuyết cho rằng, chùa Huy Văn chính là cung Khánh Phương của Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao, nơi sinh ra vua Lê Thánh Tông. Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi mới đổi là Dục Khánh, lại tôn tử cung lên điện. Đến lúc tuổi già, Ngô Thái hậu đặt toà thờ Phật ở ngay trong điện, cho nên khi Thái hậu mất, ngoài việc thờ trong Thái miếu, vua Thánh Tông vốn là con chí hiếu, mới cho đúc tượng Thái hậu, đặt thờ bên toà thờ Phật, để hàng ngày vua đến chiêm ngưỡng dung nhan như khi Thái hậu còn sống. Rồi vua lại đổi tên là điện Huy Văn, có nghĩa là làm sáng ngời cái đức của Văn Hoàng đế, tức Thái Tông.

Có thuyết, khi nhà Mạc thay nhà Lê, cấm thành thu hẹp lại, điện Dục Khánh trở thành hoang phế, dần dần nhân dân đến ở lập làng Huy Văn. Họ tu sửa điện Dục Khánh làm chùa thờ Phật của làng, nhưng vẫn gọi là điện Huy Văn.​
[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Cuộc Nam chinh mở cõi của Lê Thánh Tông năm 1471 tới đâu
Tháng 8 năm Canh Dần (1470), Chiêm vương Trà Toàn đem hơn 10 vạn quân thuỷ bộ cùng voi và ngựa chiếm đánh úp Hoá Châu… Nhân cơ hội ấy, vua Lê Thánh Tông huy động trai tráng trong nước từ 15 tuổi trở lên sung quân được 26 vạn, rồi ban sách lược bình Chiêm. Hai tướng Định Liệt và Lê Niệm dẫn 10 vạn quân do vua thân hành chỉ huy đi sau… Ngày 25 tháng chạp Canh Dần (1470) vua cho ba quân ăn Tết. Ngày mồng 3 tháng giêng Tân Mão (1471), vua Lê ra lệnh tiến binh. Ngày mồng 6 tháng giêng Tân Mão (1471), đội quân xung kích của Tiên phong tướng quân Cang Viễn (Cung Viễn), bí mật đột nhập phòng tuyến Cu Đê tại triền nam đèo Hải Vân, đánh tan và bắt sống tướng Chiêm thủ giữ Cu Đê là Bồng Nga Sa… Ngày 27 tháng 2 Tân Mão (1471), hạ thành Thị Nại. Ngày 28 tháng 2 Tân Mão (1471) tiến quân vây kinh thành Chà Bàn (Đồ Bàn); Ngày mồng 1 tháng 3 Tân Mão (1471) hạ được thành Đồ Bàn, bắt sống Chiêm vương Trà Toàn… Nhằm làm suy yếu, vua Lê chia đất còn lại của Chiêm quốc làm 3 nước nhỏ, đó là: Tướng Chiêm là Bồ Trì chạy vào Phiên Lung (còn gọi là Phan Lung tức là Phan Rang), chiếm 1/5 đất đai, dâng biểu xin hàng, nhà vua bèn cho làm vua nước Chiêm Thành. Đồng thời Thân vương Trà Toại, em Chiêm vương Trà Toàn chạy vào núi, cũng dâng biểu xin hàng, vua cho làm vua nước Hoa Anh (rất có thể là vùng đất từ nam Thạch Bi Sơn cho đến Phan Rang). Đến ngày 8 tháng 4 Tân Mão (1471), tiểu vương Trà Toại cố ý làm phản, vua Lê bèn cử tướng Lê Niệm đem 3 vạn quân vào đánh bắt đưa Trà Toại cùng đồng bọn về Đông Kinh (Thăng Long). Nước Nam Bàn, nguyên xưa là đất của hai nước Thuỷ Xá và Hoả Xá, bị Chiêm Thành chiếm cứ (thuộc địa phận vùng Tây Nguyên ngày nay), vua Lê cho hàng Tướng Ma Ha Bí Sản vốn dòng dõi Chiêm vương Ma Ha Bí Do (1) làm vua… Ba tiểu quốc này dần dà suy yếu rồi mất hẳn trên bản đồ châu Á.

Ngày 22 tháng 4 Tân Mão (1471), làm lễ tấu cáo ở Thái miếu Lam Kinh và ngày mồng 1 tháng 5 Tân Mão tổ chức lễ mừng thắng trận tại Đông Kinh (Thăng Long). Ngày mồng 1 tháng 6 Tân Mão (1471), năm Hồng Đức nhị viên, vua xuống chiếu lấy đất từ Nam Hải Vân (2) đến Thạch Bi Sơn đặt làm thừa tuyên Quảng Nam. Đó là thừa tuyên thứ 13 của nước ta thời bấy giờ.

Khi nói về Thạch Bi Sơn, nhiều chính sử chép rằng: Núi này ở phía Đông Nam phủ Tuy Hoà, năm Tân Mão (1771), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32 đời Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần, núi này bị sét đánh, đá núi đen đều biến thành trắng xoá, xa trông như bia đá sững, sắc như vôi đá, chúa (vua) bèn sai quan cầu đảo. Núi này có nhiều thú dữ nên ít có người dám tới đó. Còn theo sách Thuỷ lục trình chí (ký) của Trần Công Hiến chép: Núi này cao 708 thước, có một chi chạy sát biển, chia ra làm hai, có một hòn đá lớn, quay đầu về hướng Đông giống như hình người vậy. Ngày xưa vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành về ngang qua núi này. Ngài bùi ngùi than rằng: “Trời đất khai tịch, đã chia cảnh thổ phân minh, kẻ kia (chỉ Chiêm Thành), nghịch ý trời nên mắc phải thiên hoạ…”. Nhân đó, ngài cho khắc chữ lên trên phiến đá. Theo sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định (3) thì chép: “Vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành mở đất đến đây, ngài sai mài vách đá trên đỉnh núi, cho khắc chữ để phân chia địa giới với Chiêm Thành, nên gọi là núi Thạch Bi (Thạch Bi Sơn hay núi Đá Bia). Nay hiện còn những chữ sứt mẻ mờ lạt, không còn nhận rõ được…. Chỉ nghe khẩu truyền chữ bia là: “Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong, An Nam quá thử, tướng tru binh chiết”, nghĩa là “Chiêm Thành qua đấy, quân thua nước mất, An Nam qua đấy, tướng chết quân tan” (4).

Bởi vậy, từ mấy thế kỷ trước, tại Phú Yên có đền thời vua Lê Thánh Tông, tại đền có hai câu đối:

Giang sơn khai thác hà niên, phụ lão tương truyền Hồng Đức sự

Trở đậu hinh hương thử địa, tinh linh tường ký Thạch Bi cao.

Tạm dịch theo nghĩa xuôi:

- Non sông được mở mang năm nào, nghe các bậc cha ông truyền lại rằng chính là công của vua Hồng Đức.

- Danh thơm tiếng tốt và sự linh thiêng của xứ này, được khắc ghi rõ ràng trên đá bia ở đỉnh núi cao.

Sắc vua Lê phong cho tướng Phạm Nhữ Tăng niên hiệu Hồng Đức nhị niên (bản gốc hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam).
Sắc vua Lê phong cho tướng Phạm Nhữ Tăng niên hiệu Hồng Đức nhị niên (bản gốc hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam).
Điều đặc biệt đáng được các nhà nghiên cứu sử quan tâm nữa là, những năm gần đây, chúng tôi có cơ may được Bảo tàng tỉnh Quảng Nam sao tặng 2 bản sắc phong của vua Lê Thánh Tông ban phong cho tướng Phạm Nhữ Tăng vào niên hiệu Hồng Đức nhị niên (1471) và Hồng Đức bát niên (1477), nguyên bản chữ Hán được phiên âm và dịch nghĩa. Nội dung bản Hồng Đức nhị niên nói hạ lệnh cho tướng Phạm Nhữ Tăng lãnh ấn tiên phong, gấp đem 10 đạo tinh binh thuỷ lục sớm quét sạch quân Chiêm Thành, giữ vững 12 thừa tuyên…

Nội dung bản Hồng Đức bát niên là sắc phong thần cho Tham tướng Phạm Nhữ Tăng, người từng lãnh mệnh Trung quân Đô thống, đem 10 đạo tinh binh thuỷ bộ, dẹp Chiêm Thành phản loạn, chiếm thành Đồ Bàn, đóng giữ Bình Định, Ninh Hoà, Hàm Thuận (Hàm Thuận bao gồm Hàm Thuận Bắc thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận ngày nay. Còn Hàm Thuận Nam thì tiếp giáp với Biên Hoà tỉnh Đồng Nai ngày nay). Từ 12 thừa tuyên… có thêm thừa tuyên thứ 13… Nhà ngươi có công đức xây dựng giữ vững biên cương. Xem thế, vua Lê Thánh Tông không chỉ mở đất đến Thạch Bi Sơn mà còn tới đến Hàm Thuận, tức bao trùm trọn vẹn cả lãnh thổ Chiêm Thành. Và chúng ta cũng nên tự hỏi, nếu nhà vua chỉ chiếm đến Thạch Bi Sơn thì nhà vua có quyền gì chia phần đất còn lại của Chiêm quốc làm 3 tiểu quốc?

Ấy vậy mà các sử sách dưới thời nhà Nguyễn, nhất là biên soạn vào thời Tự Đức, đều chép rằng: Năm Tân Hợi (1611), nhân người Chiêm xâm lấn biên cảnh (thực ra là nổi loạn), chúa Nguyễn Hoàng cho tướng Chủ sự Văn Phong đánh lấy đất Chiêm Thành (thực ra là dẹp yên), chúa bèn lấy hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà lập ra phủ Phú Yên cho lệ thuộc doanh Quảng Nam. Vùng đất từ đèo Cù Mông đến núi Đá Bia trên lý thuyết vẫn thuộc lãnh thổ Đại Việt kể từ ngày 1 – 6 Tân Mão (1471) nhưng vùng này hầu như chưa có dân Việt định cư mà đa số là người Chăm, người Man (Ê đê, Jarai). Năm Quý Tỵ (1653), nhân vua Chiêm Thành xâm lấn Phú Yên (thực ra là người Chăm nổi loạn), chúa Nguyễn Phúc Tần sai quân đi đánh rồi lấy đất từ nam núi Thạch Bi đến sông Phan Rang đặt dinh Thái Khang. Cuối năm Tân Mùi (1691), nhân vua Chiêm Thành là Bà Tranh gây biến, chúa Nguyễn Phúc Chu sai tướng Nguyễn Hữu Kính đánh dẹp yên (1692) lấy đất từ nam Phan Rang trở vào đặt làm trấn Thuận Thành và đến năm Đinh Sửu (1697), cải đặt phủ Bình Thuận, vẫn cho quan cũ của vua Chiêm là Kế Bà tử làm phiên vương… Vì thế, mà bậc thức giả ẩn sĩ đương thời Tự Đức, đã khôn khéo gián tiếp lên án những người sửa văn thơ, sửa lịch bằng 4 câu thơ ngũ ngôn sau đây, được chép tập sách Nam Hải Tham Nguyên, đóng chung với tập sách Giao Châu Giai Lục, mà cố sử gia Phan Khoang đã mượn được của người bạn là cụ cố Nghè Tứ, nhân sĩ Quảng Nam:

Trịnh thị ám tu thư

Dực Tông (tức vua Tự Đức) manh chiết sử

Lưỡng hình tâm nhất dạng

Nhân giain thức thực hư.

Tạm dịch theo nghĩa xuôi:

Họ Trịnh (4) lén sử lại thư tịch

Vua Tự Đức manh tâm bóp méo lịch sử

Hai kẻ ấy đều có một lòng dạ (bất chánh) giống nhau

Mọi người trong nước đều biết rõ thực hư việc làm của những kẻ ấy.

Gần đây, có vài nhà nghiên cứu, không nhìn rõ vào giai đoạn lịch sử xa xưa, đã cho rằng Lê Thánh Tông chỉ đánh tới đèo Cù Mông, như thế thì làm sao lại chiếm thành Thị Nại và kinh thành Đồ Bàn và bắt sống Chiêm vương Trà Toàn? Sử chép rằng ngày 1 tháng 3 hạ thành Đồ Bàn, bắt sống Trà Toàn. Ngày 2 tháng 3 vua ban lệnh xa giá về kinh sư, nhưng mãi đến ngày 11 tháng 3 mới lên đường, như thế có phải nhà vua đợi những cánh quân truy kích tàn quân Chiêm và cũng chính vì truy kích đó mà thân vương Trà Toàn trốn vào núi và đại tướng Chiêm Bồ Trì chạy đến Phan Lung (Phan Rang) rồi dâng biểu xin hàng.
P/S: Nghe đồn cuộc chiến này vua đã giết gần 6 vạn dân Chiêm và bắt về làm tù binh 3 vạn người.