Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Lê Thánh Tông xin lỗi bề tôi
Dù là một minh quân, Lê Thánh Tông cũng không tránh khỏi những sai lầm nhất định.Nếu như Lý Cao Tông dũng cảm nhận lỗi trước muôn dân thì Lê Thánh Tông cũng không vì địa vị cao sang mà quên rằng cần phải thừa nhận những điều mình làm không đúng. Một lần vua xử phạt mấy viên tướng bại trận, quan Ngự sử Trần Xác cho rằng việc thưởng phạt không đúng lệ định, Lê Thánh Tông tức giận mắng ông. Ít lâu sau vua nghĩ lại thấy mình sai bèn nhận lỗi và xin được nghe tiếp những lời thẳng thắn của Trần Xác: “Ta vì vu oan cho ngươi là kẻ biện bác để mê hoặc người, đó là ta lỡ lời. Nay ngươi có mưu kế gì hãy cứ nói với ta, ấy cũng là như cơn mưa ngọt đến khi trời hạn, như con thuyền đến lúc ta cần đi qua sông” (Đại Việt sử ký toàn thư).
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Những điều thú vị về Hoàng đế Lê Thánh Tông

[blockquote]Sử sách ca ngợi Lê Thánh Tông là vị vua “cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay mà còn học rất chăm, tay không lúc nào rời quyển sách. Các sách kinh sử, các sách lịch toán, các việc thánh thần cái gì cũng tinh thông” (Đại Việt sử ký toàn thư). Chính vì vậy trong cuộc đời, sự nghiệp của mình, Hoàng đế vĩ đại này đã để lại khá nhiều điều thú vị và những dấu ấn đặc biệt.



* Lê Thánh Tông là vị vua có giai thoại về việc thác sinh khá kỳ lạ. Tương truyền ông vốn là một tiên đồng trên trời, được sai xuống đầu thai làm vua nước Nam. Khi tiên đồng không chịu đi, Thượng đế đã nổi giận đánh vào trán chảy máu, bắt phải nhận lệnh. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: khi Thái hậu sinh, thấy trên trán vua có vết, mãi đến khi vua mất cái vết này vẫn còn.

* Lê Thánh Tông là vị vua duy nhất được sinh ra trong chùa, đó là chùa Huy Văn (nay thuộc ngõ Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội). Vua sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), lúc sinh ra vua “tư trời rạng rỡ, thần sắc anh dị, tuấn tú, sáng suốt” (Đại Việt sử ký toàn thư).

* Với 37 năm trị vì (1460-1497) Lê Thánh Tông là một trong những vị vua ở ngôi lâu nhất trong số các vị vua Việt Nam.

* Lê Thánh Tông là người đưa chế độ khoa cử Nho học ở nước ta đi vào hoàn thiện. Trước đó thể lệ thi chưa quy củ, khoảng thời gian giữa các khoa thi không thống nhất, đến năm Bính Tuất (1466) nhà vua định lệ 3 năm tổ chức một kỳ thi. Từ đó lệ thi này được thực hiện suốt cho đến khi chế độ khoa cử Nho học chấm dứt vào năm Kỷ Mùi (1919).

* Để đảm bảo việc giảng dạy ở Quốc Tử Giám, năm Đinh Hợi (1467) Lê Thánh Tông cho đặt chức Ngũ kinh bác sĩ, mỗi chức chuyên nghiên cứu, giảng dạy cho nho sinh về 5 kinh (Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu).

* Để đảm bảo sự chặt chẽ và chất lượng trong việc tuyển chọn nhân tài, năm Nhâm Ngọ (1462) vua Lê Thánh Tông định ra lệ “bảo kết hương thí”. Đây là một quy định buộc các xã phải làm một “bản cam kết” trước mỗi kỳ thi để đảm bảo và chịu trách nhiệm về tư cách đạo đức của các sĩ tử là con em trong xã mình.

* Để loại bớt những thí sinh yếu kém, năm Nhâm Ngọ (1462) vua Lê Thánh Tông ra quy định trước khi thi Hương, thí sinh phải làm một bài kiểm tra học lực gọi là thi Ám tả.

* Lê Thánh Tông là người đặt ra lệ xướng danh, lệ này được quy định lần đầu tiên vào năm Bính Tuất (1466). Xướng danh là đọc tên những người đỗ đạt để cho tất cả đều biết; mục đích nhằm tôn vinh và khuyến khích các sĩ tử.

* Vinh dự cao nhất dành cho những tân khoa đỗ trong kỳ thi Đình là được vua ban đãi yến tiệc, cấp mũ áo, cân đai và cho vinh quy về quê hương bản quán một cách vẻ vang. Lê Thánh Tông chính là người đặt ra lệ vinh quy vào năm Bính Tuất (1466).

* Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên cho mở rộng và phát triển trường Quốc Tử Giám. Năm Qúy Mão (1483) ông cho xây dựng lại Văn Miếu, đổi tên Quốc Tử Giám thành Thái Học viện, cho dựng điện Đại Thành để thờ các tiền hiền, tiên nho; xây điện Canh Phục để làm nơi túc trực của các quan lại. Vua còn cho lập thư viện đầu tiên tại đây gọi là kho Bí thư để chứa các ván in sách và các loại sách. Ngoài ra ông còn cho xây hai bên nhà Thái Học, mỗi bên ba dãy, mỗi dãy 25 gian để làm nơi ở cho xá sinh (học sinh nội trú).

* Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên cho dựng bia Tiến sĩ với mục đích cổ vũ việc học tập, tôn vinh những người đỗ đạt. Năm Giáp Thìn (1484) ông sai người lập những bia đầu tiên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Kể từ đó các đời vua đều cho dựng bia Tiến sĩ sau mỗi khoa thi.

* Lê Thánh Tông là vị vua cho mở nhiều khoa thi nhất, lấy được nhiều người đỗ nhất. Trong thời gian trị vì của mình ông đã cho mở 12 khoa thi Hội, lấy 501 người đỗ Tiến sĩ, trong đó có 9 Trạng nguyên, 10 Bảng nhãn và 11 Thám hoa.

* Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên ban bố quân lệnh cụ thể cho từng binh chủng trong quân đội. Năm Ất Dậu (1465) vua ban bố quân lệnh gồm 31 điều về thủy trận, 32 điều về tượng trận, 27 điều về mã trận và 42 điều về bộ trận. Đồng thời ông nhấn mạnh “phàm đã có quốc gia, tất phải có võ bị”.

* Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên quy định việc kiểm tra năng lực và tinh thần của quân sĩ. Năm Đinh Hợi (1476) vua định lệ tất cả quân sĩ cứ 3 năm phải qua một kỳ khảo hạch về võ nghệ nhằm chỉnh đốn và động viên tinh thần binh lính. Theo đó “cứ đến mùa đông từng kỳ, các quan khảo xét sự giảng tập của quân thủy, quân bộ, quân thị hậu và quân ngoài các đạo; nhân đấy định cách thức thưởng phạt” (Đại Việt sử ký toàn thư).

* Không chỉ kiểm tra chất lượng binh sĩ, vua Lê Thánh Tông còn mở các cuộc sát hạch tướng lĩnh. Năm Nhâm Tuất (1478) ông định lệ “Đô thí” để kiểm tra võ nghệ của các tướng có trách nhiệm quản lĩnh binh sĩ, trên cơ sở đó thăng giảm chức vụ, thưởng phạt nghiêm minh.

* Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên quan tâm đến vấn đề giáo dục văn hóa, tăng cường sự hiểu biết cho binh lính. Năm Đinh Hợi (1467) vua sai các quan văn thông thạo kinh sách đến giảng học, chỉ dẫn đọc sách cho quân lính, đặc biệt là cho bộ binh và kị binh nhằm có được những người lính toàn diện, vừa giỏi võ lại hiểu biết văn.

* Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên quy định rõ ràng, cụ thể việc quản lý, sử dụng vũ khí. Theo sách Việt sử thông giám cương mục, năm Kỷ Sửu (1469) Lê Thánh Tông ra chỉ dụ cấm không ai được dấu binh khí trong nhà. Với quân đội, nếu khí giới hao mòn, khuyết mẻ phải đem đến kho vũ khí để tu tạo lại theo đúng cách thức, cấm không được tự tiện đến các nơi khác để sửa chữa hoặc làm mới. Ai trái lệnh sẽ bị khép vào tội “lưu khống chỉ vũ khí”. Các loại quân trang như áo giáp, mũ trụ, nón thủy mã, nón sơn đỏ…là những thứ của quân đội, cấm trong nhân dân mua bán, trao đổi.

* Cuộc cải cách hành chính do vua Lê Thánh Tông tiến hành bắt đầu từ năm Nhâm Ngọ (1462) là cuộc cải cách lớn nhất, toàn diện nhất trên mọi lĩnh vực từ việc phân chia lại đơn vị hành chính, đổi mới hình thức tuyển dụng nhân tài, sắp xếp lại bộ máy các cơ quan từ triều đình trung ương đến địa phương…

* Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên cho ban hành mẫu mực, chi tiết về văn tự, khế ước thống nhất trong cả nước vào năm Mậu Tý (1468) để tránh tình trạng lộn xộn gây khó khăn cho việc xử kiện. Năm Tân Mão (1471) vua lại định thể thức văn khế, ai không theo là trái lệ.

* Lê Thánh Tông là người đầu tiên cho áp dụng chế độ “hồi tị”, bắt đầu từ năm Bính Ngọ (1486), theo đó những người có quan hệ cha con, anh em, thầy trò, bạn bè…không được cùng làm quan hay làm việc một chỗ; quan lại không được làm việc tại bản quán hoặc quê vợ…Quy định này nhằm mục đích tránh việc những người có quan hệ gần gũi khi làm việc nể nang nhau, không khách quan, bao che gây tiêu cực khiến bộ máy chính quyền hoạt động kém hiệu quả.

* Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên quy định chế độ sử dụng “nhà công vụ” và tài sản công. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, tháng 4 năm Bính Tuất (1466) “cấm các quan đổi đi chỗ khác không được lấy các thứ đồ dùng ở nhà công”. Đến tháng 2 năm Canh Tuất (1490) vua “định lệ quan đổi đi nơi khác phải giao lại nhà công. Từ nay trở đi, quan các nha môn nào đổi thăng đi, về nghỉ để tang hay ốm chết…thì chỗ nhà ở và các đồ vật giao cho quan lại sai người coi giữ, đợi khi quan mới đến dùng”.

* Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên quy định độ tuổi trí sĩ (nghỉ hưu) của quan lại. Tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1462) ban chiếu lệnh, theo đó độ tuổi trí sĩ của các quan văn võ là 65 tuổi; của các thư lại, giám sinh là 60 tuổi. Ai muốn nghỉ phải làm giấy xin rồi nộp cho bộ Lại để phân loại, xem xét.

* Bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Lê triều hình luật, Bộ luật Hồng Đức) do vua Lê Thánh Tông chỉ đạo biên soạn và cho ban hành năm Qúy Mão (1483) được coi là đỉnh cao của nền lập pháp Việt Nam thời phong kiến, là bộ luật có nhiều điểm tiến bộ nhất, được sử dụng trong thời gian dài nhất và là mẫu mực vượt bậc mà không một bộ luật nào của các triều đại trước và sau đó hơn được.

* Tháng 1 năm Ất Dậu (1465) lần đầu tiên trong lịch sử, các quan xử án được phân hạng theo lệnh của vua Lê Thánh Tông. Người xử kiện không có oan uổng thì được khen thưởng, hạng bình thường thì vẫn giữ làm việc, hạng kém thì bị giáng chức.

* Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên cho phép các quan tướng được ban quốc tính (họ vua) có thể lấy lại tên họ cũ để tránh tình trạng “con cháu noi theo lâu ngày, sợ rằng làm mất họ cũ của tổ tiên, trái với đạo dạy người hiếu thảo” (Đại Việt sử ký toàn thư). Chiếu chỉ này được ban ra tháng 12 năm Giáp Thân (1464).

* Hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông thành lập năm Ất Mão (1495) tập hợp nhiều văn nhân tài giỏi được coi như hội văn học đầu tiên ở nước ta. Vua Lê Thánh Tông giữ chức Tao Đàn nguyên súy, đứng đầu 28 hội viên được gọi là Tao Đàn nhị thập bát tú.

* Lần đầu tiên các đơn vị đo đạc ruộng đất như mẫu, sào, thước; các đơn vị đo lường như cân, hộc, phương, thăng, đấu…được quy định thống nhất theo một chiếu lệnh của vua Lê Thánh Tông ban hành năm Nhâm Thìn (1472).

* Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên quy định việc xử lý những người lười lao động. Tháng 3 năm Tân Tị (1461) ông xuống chỉ dụ khuyến khích dân chăm lo làm ruộng, không được “chơi bời dông dài, kẻ nào có ruộng đất mà không chăm cấy trồng thì quan tư cai quản bắt trình trị tội” (Đại Việt sử ký toàn thư).

* Để bảo vệ thuần phong mỹ tục Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên ra lệnh cấm việc ăn uống, tụ họp rượu chè vô cớ, trừ các dịp “lễ giỗ chạp, cưới xin, được ân mệnh, ăn mừng, đám ma”. Lệnh này được ban hành tháng 4 năm Giáp Thìn (1484), ai vi phạm đều bị trị tội theo luật.

* Năm Kỷ Sửu (1469) vua Lê Thánh Tông sai vẽ bản đồ của tất cả các phủ, châu, huyện, xã, trang, sách thuộc 13 đạo thừa tuyên trong cả nước. Đến tháng 4 năm Canh Tuất (1490) định bản đồ cả nước. Đây là lần đầu tiên nước ta có bộ bản đồ thống nhất và đầy đủ nhất.

Trên đây chỉ là một số điểm thú vị và dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời, sự nghiệp của Hoàng đế Lê Thánh Tông. Những điều này còn được thể hiện nhiều qua các hoạt động khác như quy định chế độ họp chợ, lập nhà chữa bệnh cho dân, chế độ lộc điền…Tất cả đã cho chúng ta thấy được phần nào chân dung của một vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử dân tộc, người có những đóng góp to lớn tạo nên một thời đại huy hoàng. Tên tuổi ông mãi mãi được các thế hệ tôn vinh, ca ngợi và kính phục.
[/blockquote]​
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.485
113
Quỳnh Rùa nói:
Dạ, cháu cũng nghĩ đây đích thực là con voi. Bởi như sau:
1. Lúc này voi rất hay được dùng trong quân đội của nước Đại Việt, hồi đánh thành Đa Bang quân đội Nhà Hồ cũng dùng tượng quân để thủ thành và xem chừng đã rất thuần thục trong việc này. Nên có thể nói tượng quân là 1 "vũ khí" chủ lực của các tướng quân Việt Nam.
<span style=""color: #ff0000;"">Tượng quân là chủ lực nhưng mà giữa kinh thành thì tượng quân đóng ở đâu hả bác?</span>

2. Chiến thuyền hồi này đã rất phát triển, thậm chí có cả thuyền 2 tầng, đánh nhau ở biển lớn, tầng dưới có thể chèo và tầng trên có đại pháo (Hồ Nguyên Trừng vẽ và thiết kế cho quân đội nhà Minh). Như vậy cái thuyền đủ lớn để con voi lên là chuyện nhỏ. Chính cái bè voi mới không lên được, mức đâu mà đo.
<span style=""color: #ff0000;"">Tầng trên tầng dưới, có đại pháo, quân thì nằm trong khoang, vậy voi trèo lên chỗ nào hả bác?</span>

3. Thực chất việc đo cân con voi này là do Tào Xung con của Tào Tháo, đã làm ở xứ tàu, do chu Hy chưa đọc hết sử nước mình nên mới sợ như vậy. Lương Thế Vinh có trí nhớ tuyệt vời nên mới dùng cách này lại để trị sứ giả nước Tàu, tức là "dùng gập ông để đập lưng ông vậy"

<span style=""color: #ff0000;"">Nếu sự thật như này thì chả có gì hay ho cả, cụ ấy ăn cắp bản quyền</span>
4. ông nội Couto này chuyên gia "chọt bánh xe", cháu sợ thằng cha đó bắt lỗi viết nhầm sứ giả nhà Minh là sứ già nhà Thanh, chứ bắt lỗi con voi là con trâu thì cháu hổng sợ.........hahaha. Nói vậy thôi chứ hổng có thằng cha Couto này thì mất vui, hổng có hứng thú mà cãi nhau, post bài nữa ấy chứ.
<span style=""color: #ff0000;"">Nhà em ở Quảng Ninh, đóng gạch ,xúc than, ném đá môn nào e cũng biết hết á</span>
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.485
113
Bác Quỳnh đã viết về các võ công, văn trị của vua Lê Thánh Tông, bây h em xin đưa ra cái nhìn mới về nhà vua, góc khuất của những chiến công, hào quang của người:
Đề nghị 1 cách nhìn hơi khác ( GS Trần Quốc Vượng )

Ai cũng ca ngợi thời Hồng Đức là thời vua giỏi tôi hiền. Riêng tôi từ lâu đã không nghĩ thế. Chỉ xin kể vài câu chuyện:

1. Ngay năm đầu lên ngôi (1460), Lê Thánh Tông lấy cớ vợ vua Lê Lợi tên là Trần (Phạm Thị Ngọc Trần) đã ra lệnh bắt họ Trần- dòng họ thân dân làm nên đại chiến công bình Mông Nguyên vang lừng thiên hạ- đổi họ sang họ Trình (theo Toàn thư).
Loạn đầu tiên của thế kỷ XVI là loạn Trần Tuân (1511) ở Sơn Tây. Loạn lớn nhất ở đầu thế kỷ XVI là loạn Trần Cảo (hay Cao, 1516) ở Đông Triều Yên Tử xứ đông, quê hương nhà Trần. Loạn Trần Cảo (cùng sau đó con là Trần Thăng hay Cung phát triển lên xứ Lạng) trên thực tế đã làm sụp đổ nhà Lê (Mạc Đăng Dung chỉ là người khéo sử dụng thời cơ rồi vươn lên cướp ngôi, 1527).

2. Vua Lê Thánh Tông là người hiếu sát, ngay đầu tiên là giết đại thần Lê Lăng người đã đón Cung vương và sau đó giết Cung vương Khắc Xương (1476) là anh ruột, người "phong nhã đạm bạc, ăn mặc chi dùng dè sẻn, chất phác như 1 nho sinh", đã "cố ý từ chối ngôi vua" để cho em lên làm vua. Sử thần nhà Lê mà còn dám bình luận Lê Thánh Tông "tình nghĩa anh em thiếu lòng nhân ái, đó là chỗ kém". (Toàn thư).

3. Cũng ông vua này là người hiếu sắc, sử thần Vũ Quỳnh dám bình: "Vua nhiều phi tần quá nên mắc phải bệnh nặng (bệnh giang mai?). Trường Lạc hoàng hậu (mẹ Lê Hiến Tông, họ Nguyễn Gia miêu, con Nguyễn Đức Trung) thì bị giam lâu ở cung khác, đến khi vua ốm nặng mới được đến hầu bệnh; bèn ngầm đem thuốc độc trong tay sờ vào chỗ loét, bệnh vua càng thêm nặng, rồi mất".

4. Ai cũng biết và ca ngợi chiến công Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, lập thêm đạo Quảng Nam. Song các sử gia chính thống lại quên hậu quả lịch sử tiêu cực của chiến công đó.
Với chiến dịch này, Lê Thánh Tông chém giết hơn 4 vạn thủ cấp, bắt sống hơn 3 vạn người Chăm, kể cả 2 anh em vua Chăm Trà Toàn Trà Toại cùng vợ con".
Hiếu sát đến thế là cùng!
Cái giá phải trả cho sự việc này không phải là nhỏ. Trà Toại và vợ con bị an trí 30 năm ở ngoài cửa Bảo Khánh (khu Giảng Võ ngày nay). Đầu thế kỷ XVI, Trà Phúc lấy trộm hài cốt cha là Trà Toại trốn về nước. "Đến đây các nô người Chiêm của các nhà thế gia công thần và ở các điền trang cũng đều trốn về nước" (Toàn thư). Ai còn ở lại thì họ xui bạn bè và quan lại người Việt của họ làm loạn.
Đứng ngay sau Trần Cảo là Phan Ất- nguyên là gia nô người Chiêm của Trịnh Duy Đại.
Bạn bè thân Trịnh Kiểm là 3 cha con người Việt gốc Chiêm ở Yên Định.
Loạn người Chiêm và tín ngưỡng Chăm ở miền bắc Đại Việt là 1 sự kiện lớn làm nghiêng ngửa triều Lê-Nho cuối. Ta khó lòng chỉ đổ tội cho mấy ông vua Uy Mục, Tương Dực... Tất nhiên, mấy ông vua này cũng chẳng ra gì, song xin nhớ chính Tương Dực truy phong Nguyễn Trãi là Tế văn hầu chứ không phải Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông tuy có phục hồi cho Nguyễn Trãi nhưng lại hạ Ức Trai xuống tước "bá"...

5. Điều quan trọng hơn nhiều và gây hậu quả nghiêm trọng ở thế kỷ XVI là việc nhà Lê mô phỏng triều Minh XD 1 nền quân chủ-Nho giáo độc tôn, chuyên chế. Chẳng phải bỗng dưng mà Nguyễn Lang, tác giả VN Phật giáo sử luận lại hạ lời bình: Nhà Lê thắng nhà Minh về quân sự nhưng lại thất bại với Minh về văn hóa.
Trong thời Lê Thánh Tông việc độc tôn Nho giáo phải nói là quá quắt. Sử quan chính thống của ông vua này là Ngô Sĩ Liên bình luận việc Hồ Quý Ly chê Chu Hi, Trình Hạo và Tống Nho như sau:
"Chu tử sinh ở cuối thời Tống, nối sau các tiên nho Hán Đường đã chú giải 6 kinh, mới ngược dòng tìm nguồn, hiểu được ý của thánh nhân, sách kinh, rõ được đạo thánh nhân ở lời giải, hết sức nghiền nghĩ, thấu lẽ vào lòng, nói ra rõ ràng, chỉ dẫn xa rộng, gọi là tập đại thành của chủ Nho mà làm khuôn mẫu cho hậu học. Huống chi lại còn có Trình tử xướng ở trước, mà Chu tử bổ sung những chỗ chưa đủ ở sau, thì nghĩa đã tinh lắm. Người sau chỉ mở cho rộng thêm, chuốt cho bóng thêm, có thế mà thôi, sao lại được chê cãi". Phải công nhận triều Lê mê tín Tống Nho đến thế là cùng.

6. Vua Lê theo nhã nhạc, phẩm phục, tang lễ... Trung Hoa, cấm điệu hát dân gian "Lý Liên" (Rí Ren), Lê Thánh Tông đuổi chèo ra khỏi cung đình "vì hay châm biếm người trên" (1465). Ông mở rộng Văn Miếu- Quốc Tử Giám (1483-1484), thi Nho thường xuyên , bắt chước Trung Hoa bảng vàng bia đá đề danh các ông tiến sĩ Nho (1484), định lệ tế Khổng Tử xuân thu nhị kỳ ở các phủ huyện (1472), ép sử quan, Sử viện phải cho vua xem nhật lịch-quốc sử (1467), 1 việc mà không vua nào được quyền xem.
Lên ngôi mới được 1 năm, ông vua này đã ra lệnh cấm dân làm mới chùa Phật, quán Đạo. 2 năm sau (1463), ông ra lệnh cấm nghề bói toán, đồng cốt; Thiền sư, đạo sĩ toàn quốc từ nay không được giao tiếp, chuyện trò với người trong cùng đình.

7. Lê Thánh Tông hễ mở miệng hay hạ chiếu là trích dẫn những Tứ thư, Ngũ kinh của Nho giáo Trung Hoa. Tinh thần khai phóng, cởi mở, "quốc gia mở nước tự có pháp độ riêng..." của nhà Lý, nhà Trần đã biến mất. Chỉ còn lại sự độc quyền tư tưởng Nho-Tống để độc quyền quân chủ. Thế lưỡng phân văn hóa giữa cung đình/dân gian dần dà sâu sắc.
Lê Thánh Tông cũng là người chủ trương trọng nam khinh nữ. Ông là người đầu tiên bắt vợ để tang chồng 3 năm như để tang bố mẹ theo kiểu Trung Hoa (từ 1470). Lê Thánh Tông ban 24 huấn điều Nho giáo, bắt dân làng ra đình nghe giảng (như sau này nghe giảng Thập điều của Minh Mạng- ông vua này cũng độc tôn Nho trở lại ở cuối mùa!)

8.Cũng từ thế kỷ XVI, phản ứng với việc dìm dập họ Trần của nhà Lê ở thế kỷ XV (từ Lê Lợi giết Trần Cảo đến Lê Thánh Tông bắt đổi họ Trần thành Trình) mà nảy sinh Đạo Nội hay Đạo Giáo dân gian VN với Đức thánh Trần. Thế là từ thế kỷ XVI trở đi đã hình thành thế đối ứng của đạo giáo dân gian VN ở đồng bằng bắc bộ với tục lễ: tháng tám thờ cha (Đức Thánh Trần), tháng ba giỗ mẹ (Đức Mẫu Liễu Hạnh) và cả "cha" và "mẹ" của dân gian đều là họ Trần! Nội Đạo tràng là do người họ Trần sáng lập và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong dân chúng từ thế kỷ XVII-XVIII (Tang thương ngẫu lục).

9. Còn nhiều điều phải giải ảo đối với Lê Thánh Tông. Chẳng hạn huyền tích vua và Trạng Lường đều là tiên đồng giáng thế nên vua rất tin dùng Trạng, cho Trạng vào Hội Tao đàn, vua mất, Trạng làm thơ phúng.
Thực ra, trạng nguyên Lương Thế Vinh, người được Lê Quý Đôn ngợi ca "tài hoa vượt bậc" đã không hề là 1 trong 28 ngôi tinh tú ở cái hội Tao Đàn của Lê Thánh Tông. Ông là 1 "đối trọng" của Lê Thánh Tông. Vua ghét chèo, thì ông viết Hí phường phả lục. Vua trọng văn quá đáng thì ông viết Đại thành toán pháp với bài thơ nôm đề tựa khuyên học toán. Vua bài Phật thì ông viết bài ký chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) và nhiều khoa giáo về Thiền môn. Ông đỗ trạng năm 1463, lúc 22 tuổi, làm quan chỉ đến Hàn lâm thị thư- là chân thư ký của nhà vua- và cũng đã về hưu non, rồi mất ở quê nhà (Vụ Bản, Nam Hà), thọ 55 tuổi (1441-1496). Cái người mà sứ giả Trung Hoa ca ngợi là ít người sánh kịp ấy đâu Lê Thánh Tông có dung mà ta cứ ca mãi là "vua trọng hiền tài".

Lời đóng
Vua Lê Thánh Tông "võ giỏi văn hay"?

Võ công?
Ngài đâu là anh hùng chống xâm lăng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung? Ngài là 1 kẻ chinh phục, 1 người xâm lược.

Văn trị?
Lê Quý Đôn bảo văn thời Ngài là văn bóng bẩy, đục gọt từng câu; Dương Quảng Hàm bảo thơ Hồng Đức chịu ảnh hưởng thơ Tầu rất sâu, có nhiều cảnh và tứ mượn thơ Tầu mà không hợp với nước ta. Vậy giới văn nghệ đổi mới của nước ta giờ đây học tập và kế thừa truyền thống của lối văn ấy chăng? Mà sự thực, SGK văn chương mấy ai tuyển và tuyển được mấy bài của văn thơ Ngài và cái hội Tao Đàn của Ngài cho học sinh đọc và học?
Ý thức hệ? Ngài độc tôn Nho, bài Phật, Lão.

Thời buổi này văn hóa trọng dân chủ, nhân văn, đề cao dân quyền, đề cao phụ nữ. Ta kế thừa Ngài được cái gì về tư duy-ý thức hệ?
Tôi làm sử chút xíu, không sao sánh nổi các dòng Ngô Sĩ, Ngô Thì, Phan Huy... Và bên cạnh sử, tôi thích văn hóa dân gian. Ngài Lê Thánh Tông và các bậc anh quân nhà Lê chê điệu hát dân gian quê mùa, chê SK chèo-hề hay báng bỉ người trên và cấm diễn ở cung đình.
Vậy "tạng" tôi làm sao thích Ngài được?

Kính xin hương hồn Ngài lượng thứ cho kẻ hậu sinh hèn mọn này, dù với bao cố gắng cũng không Hiểu nổi Ngài. Đã không Hiểu, làm sao Học hành nơi Ngài được? Tôi đành bỏ cuộc, đi học Dân gian. Vậy...!

Trần Quốc Vượng
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.485
113
Tuy nhiên dù sao thì những điều đó cũng ko phủ nhận nhà vua là 1 vị minh quân mà dân tộc Việt hiếm có.
Lê Thánh Tông làm vua lúc 19 tuổi. Một năm sau, khi trách lỗi cựu thần Ngô Sĩ Liên, Nghiêm Nhân Thọ, vị hoàng đế 20 tuổi bảo họ: "Ta mới coi chính sự, sửa mới đức tính, ngươi bảo nước ta là hàng phiên bang của Trung Quốc thời xưa, thế là ngươi theo đường chết, mang lòng không vua". Đó là tiếng nói của một ý chí tự cường dân tộc, động lực mãnh liệt đưa Lê Thánh Tông đạt tới vinh quang trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hồi thế kỷ 15.
Với 20 tuổi đời , lời trách của vị vua này với cựu thần Ngô Sĩ Liên đã nói lên tất cả về tư tưởng của vị vua này , và đã phản bác tất cả mọi luận điệu bôi nhọ vị vua này .
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Vua Thánh Tông mất! Thái tử Tăng lên ngôi, tức là vua Lê Hiến Tông-ngài là vua thông minh, hòa hậu. Thường hay nói rằng: "Vua Thái Tổ đã gây dựng cơ đồ, vua Thánh Tông đã sửa sang mọi việc, ta nay chỉ nên lo giữ gìn nếp cũ và mở mang sự nhân chính ra cho sáng rõ công đức của cha ông đời trước". Ngài trị vì được 7 năm,thọ 44 tuổi.
Do con trai thứ ba của vua Hiến Tông là vua Lê Túc Tông chỉ làm vua được 6 tháng thì mất. Người anh thứ hai của ngài lên làm vua tức là vua Lê Uy Mục, từ đó cơ nghiệp nhà Lê ngày càng suy dần............ chính sự bắt đầu rối ren, loạn đả.
Vốn dĩ vua Lê Uy Mục là người tàn bạo hung ác, ưa giết chóc, lại mê đắm tửu sắc lại thích làm những điều bạo ngược phản trắc. Mới lên ngôi đã giết tổ mẫu là thái hoàng thái hậu, giết công thần vì đã có ý không lập mình; lại thường lập trò chơi cho quân sĩ và cung nhân đánh nhau, uống rượu say rồi giết đi. dân gian gọi Vua Lê Uy Mục là Quỷ Vương.
Bấy giờ Uy Mục lai hay tin dùng mấy kẻ ngoại thích, thường tìm những kẻ có sức mạnh làm túc vệ. Thế nên Mạc Đăng Dung là người đánh cá vào thi đỗ đô lực sĩ, làm tới chức Đô chỉ huy sứ-về sau mới làm phản lập ra nhà Mạc.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Tháng chạp năm 1509, cháu của vua Lê thánh Tông là Giản Tu Công Lê Oanh, hội với các quan cựu thần ở Tây Đô (Thanh Hóa) rồi bắt Lê Uy Mục và Hoàng hậu là Trần Thị giết đi, sau đó lên ngôi tức là vua Lê Tương Dực.
Dưới triều vua Lê Tương Dực (1510 - 1516) việc triều chính hết sức rối ren. Vua ham chơi bời bỏ bê việc nước, bên ngoài giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong đám giặc ấy có Trần Cao là mạnh nhất. Trần Cao tụ tập được nhiều người, lập thành quân đội, có khi đến đánh tận sông Nhị Hà, suýt chiếm thành Thăng Long.

Tình hình căng thẳng đến thế mà Lê Tương Dực không màng để ý đến. Lại còn chơi bời xa xỉ xây cung điện, xây Cửu Trùng Đài, ăn chơi vô độ, không tập trung vào triều chính, xã hội kỷ cương bắt đầu nhiễu nhương, giặc giã nổi lên khắp nơi. Vua thì hoang dâm, tư thông cả với cung nhân tiền triều, người đời gọi là Vua Lợn, sự loạn vong chắc là sắp tới vậy.

Một thuộc tướng là Trịnh Duy Sản bất mãn, đang đêm đen quân vào giết Lê Tương Dực đi để lập vua khác (1516). Sau đó, cả triều đình lẫn Trịnh Duy Sản đưa lên rồi giết đi mấy lần vua. Kinh đô rối loạn, có khi không biết ai là vua nữa.

Cuối cùng, Lê Chiêu Tông được đưa lên ngôi, nhưng vì nội loạn phải vào trú ở Tây Kinh (1516). Qua năm 1519, đại thần Mạc Đăng Dung rước được vua về lại Kinh thành rồi tóm thâu mọi quyền hành và loại trừ dần dần các đại thần có thế lực khác.

Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) vốn người Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Phòng), là cháu bảy đời của Mạc Đỉnh Chi. Lúc còn nhỏ, gia đình rất nghèo, làm nghề đánh cá. Sau này nhờ sức mạnh hơn người, thi đỗ Đô lực sĩ, làm đến chức Đô chỉ huy sứ dưới triều Lê Uy Mục.

Sau khi giúp vua Lê Chiêu Tông trở về lại được Kinh thành thì uy quyền của Mạc Đăng Dung rất lớn, lấn át cả vua, hống hách ra vào cung cấm, các quan có ai can gián thì sai người giết đi.

Vua Lê Chiêu Tông thấy thế lo sợ, tìm cách giết Mạc Đăng Dung, nhưng âm mưu không thành, vua phải bỏ chạy trốn lên Sơn Tây (1522). Tại đây Lê Chiêu Tông lại bị một thuộc tướng buộc phải về Thanh Hóa. ở Kinh thành, Mạc Đăng Dung lập hoàng đệ Xuân lên ngôi, đó là Lê Cung Hoàng. ổn định xong việc ở Kinh thành, vào năm 1524 Mạc Đăng Dung đem quân vào đánh Thanh Hóa, bắt được vua Chiêu Tông và giết đi.

Ba năm sau (1527), Mạc Đăng Dung ép triều thần thảo bài chiếu truyền ngôi cho nhà Mạc rồi lên làm vua, lập triều đại mới, đặt niên hiệu là Minh Đức.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
1- Mạc Đăng Dung (1527-1529)

Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Dương) là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến. Ông bà Mạc Hịch - Đặng Thị Hiến sinh được 3 người con trai là: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Đốc và Mạc Đăng Quyết.

Mạc Đăng Dung sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483. Thời trẻ, Mạc Đăng Dung có sức khoẻ phi thường, tướng mạo khôi ngô. Ông xuất thân từ một thanh niên nghèo, làm nghề đánh cá, trong một dịp đi thi võ ở kinh đô đã trúng Đô lực sĩ và được sung vào Châu túc vệ chuyên cầm dù đi theo vua.

Mạc Đăng Dung tiến rất nhanh trên con đường hoan lộ, năm 1511 mới 29 tuổi đã được phong tước Vũ xuyên bá. Năm 1516, Mạc Đăng Dung được cử làm Trấn thủ Sơn Nam với chức Phó tướng tả đô đốc.

Trải qua 3 đời vua Lê, Mạc Đăng Dung được phong Thái sư Nhân quốc công rồi đến An hưng vương.

Lợi dụng lúc vua Lê Cung Hoàng ươn hèn, tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai đem quân về kinh đô ép vua nhường ngôi, lập lên triều Mạc.

Cũng như nhà Trần, tháng 12 năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh làm vua, còn mình làm Thái thượng hoàng. Lúc đó Mạc Đăng Dung mới 46 tuổi. Mạc Đăng Dung mất tháng 8 năm Tân Sửu - 1541, thọ 59 tuổi.

2- Mạc Đăng Doanh (1530-1540)

Mạc Đăng Doanh là con trưởng của Mạc Đăng Dung. Tháng Giêng năm 1530 Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đại Chính, tôn cha làm Thái thượng hoàng.

Mạc Đăng Doanh làm cung điện nguy nga ở Cổ Trai để Thái thượng hoàng sống ở đó vui thú điền viên, nhưng ngụ ý là trấn giữ một vùng quan trọng làm ngoại viện cho Mạc Đăng Doanh và vẫn định đoạt những việc trọng đại của quốc gia.

Từ khi Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua thì ở Thanh Hoá, cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim dựa vào rừng núi ở biên giới Việt - Lào lãnh đạo lực lượng trung hưng nhà Lê ngày càng lớn mạnh. Năm Quý Tỵ - 1533, các cựu thần nhà Lê lập Lê Duy Ninh lên làm vua gọi là Lê Trang Tông.

Dưới triều nhà Mạc, cứ 3 năm mở một kỳ thi Hội, thi Đình để tuyển chọn nhân tài. Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng Nguyên dưới triều Mạc Đăng Doanh.

Ngày 15 tháng Giêng năm Canh Tý - 1540, Mạc Đăng Doanh chết, ở ngôi được 10 năm.

3- Mạc Phúc Hải (1541-1546)

Mạc Phúc Hải là con trưởng của Mạc Đăng Doanh, được ông nội là Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung lập làm vua vào năm Tân Sửu - 1541.

Thời Mạc Phúc Hải đã tiến hành chia cấp lộc điền, đặc biệt ưu tiên binh sĩ, vì lực lượng quân sĩ to lớn được nuôi dưỡng để chống lại nhà Lê trung hưng (Nam Triều).

Ngày 8 tháng 5 năm Bính Ngọ - 1546, Mạc Phúc Hải chết, ở ngôi vua được 5 năm. Con trưởng là Mạc Phúc Nguyên kế vị.

4- Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)

Mạc Phúc Nguyên lên ngôi vua vào tháng 5 năm 1546, lúc đó còn nhỏ tuổi, mọi công việc triều chính đều do chú ruột là Khiêm vương Mạc Kính Điển quyết đoán cả.

Tháng 7/1557, Mạc Phúc Nguyên sai Mạc Kính Điển đem quân vào đánh Thanh Hoá. Quân Mạc thua to, Mạc Kính Điển phải nhảy xuống sông ẩn nấp suốt 3 ngày mới thoát chết.

Đến năm Kỷ Mùi - 1559, quân Lê - Trịnh mở cuộc tấn công vào hậu phương của nhà Mạc ở Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Kinh Bắc, Hải Dương... Mạc Phúc Nguyên phải rút vào phòng thủ ở ngoài thành Đông Đô.

Tháng 12/1561, giữa lúc cuộc chiến Lê - Mạc đang gay go quyết liệt nhất thì Mạc Phúc Nguyên chết vì bệnh đậu mùa. Mạc Phúc Nguyên làm vua được 15 năm.

5- Mạc Mậu Hợp (1562-1592)

Mạc Mậu Hợp là con cả của Mạc Phúc Nguyên, năm 1562 lên ngôi vua hãy còn bé, ứng vương Mạc Đăng Nhượng (con út Mạc Đăng Dung) làm Nhập nội phụ chính ẵm Mạc Mậu Hợp ra coi chầu, tôn ông chú là Khiêm vương Mạc Kính Điển làm Khiêm đại vương cùng trông coi việc triều chính.

Ngày 21 tháng 2 năm Mậu Dần - 1578, Mạc Mậu Hợp bị sét đánh ở trong cung, liệt nửa người, sau chữa thuốc lại khỏi, bèn đổi niên hiệu là Diên Khánh.

Tháng 10 năm Canh Thìn - 1580, Phụ chính Mạc Kính Điển, trụ cột của triều Mạc chết, ứng vương Mạc Đăng Nhượng giữ quyền phụ chính quyết định mọi việc nhưng lại thường về sống ở Dương Kinh vì vậy việc triều chính bê bối không ai quyết đoán.

Năm 1581, Mạc Mậu Hợp bị chứng thong manh, chữa mãi mới khỏi. Khỏi bệnh, Mạc Mậu Hợp lao vào ăn chơi truỵ lạc. Chính sự nhà Mạc ngày càng đổ nát, binh lực suy yếu, lòng người ly tán.

Ngày 25 tháng 11 năm 1592, thủy quân Lê - Trịnh gồm 300 chiến thuyền đánh vào các huyện Kim Thành, Thanh Hà, Nam Sách, Kinh Môn (tỉnh Hải Dương ngày nay). Quân Mạc tan vỡ, dư Đảng nhà Mạc xin hàng Trịnh Tùng rất đông. Mạc Mậu Hợp chạy trốn, bị bắt giải về kinh đô Đông Đô, bị treo sống 3 ngày rồi bị chém đầu ở bãi cát Bồ Đề. Mạc Mậu Hợp ở ngôi vua được 30 năm, khi chết 31 tuổi.

Con trai Mạc Mậu Hợp là Mạc Toàn chạy trốn, sau bị quân Trịnh bắt được đem chém đầu tại bến Thảo Tân.

Họ Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Mậu Hợp truyền ngôi được 5 đời thì mất, tổng cộng được 65 năm.

Con cháu nhà Mạc theo lời dạy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rút lên Cao bằng, còn kéo dài được đến năm 1677 mới bị diệt hẳn:

Mạc Toàn (1592-1592)

Mạc Kính Chỉ (1592-1593)

Mạc Kính Cung (1593-1625)

Mạc Kính Khoan (1623-1625)

Mạc Kính Vũ (1638 - 1677)

Như vậy nhà Mạc tồn tại đúng 150 năm.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Tính chính đáng của Vương triều Mạc

[blockquote]Sở dĩ nhà Mạc bị các sử gia coi là "ngụy triều" vì đã tiếm ngôi nhà Lê. Cần hiểu rằng nhà Lê Sơ sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi đã xác lập tính chính đáng của dòng họ mình một cách vẻ vang. Thứ nhất, nhà Lê đã được đông đảo nhân dân ủng hộ trong suốt quá trình tiến hành kháng chiến. Bởi vậy, ngay sau khi Lê Lợi lên ngôi, sự ủng hộ của nhân dân là lẽ đương nhiên, hợp với lòng người và "ý trời". Thứ hai, Lê Lợi đã đại diện toàn dân thu hồi lại toàn bộ đất đai và chủ quyền lãnh thổ qua hội thề Đông Quan với quân Minh trước khi chúng rút về nước. Thứ ba, điều mà nhà Lê hơn hẳn so với các triều đại khác đó là sau thắng lợi, nhà Lê đã ban bố một chính sách xây dựng đất nước với những tư tưởng duy tân tiến bộ và nỗ lực thực hiện, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân Đại Việt.

1. Đặt vấn đề

Chế độ phong kiến Việt Nam trải qua bao nhiêu thăng trầm cũng chứng kiến bấy nhiêu sự đổi thay. Tuy không thoát khỏi hình thái kinh tế xã hội phong kiến nhưng sự thay thế giữa các triều đại đã góp phần duy trì và phát triển xã hội Đại Việt trong gần mười thế kỷ độc lập. Mỗi triều đại mới khi thay thế triều đại cũ đều thi hành nhiều biện pháp khẳng định tính chính đáng của dòng họ mình để được nhân dân, đặc biệt là giới tri thức công nhận. Vậy tính chính đáng của một dòng họ trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam được hiểu như thế nào?

Dưới thời đại quân chủ chuyên chế, một triều đại được xác định là thống trị một cách chính đáng khi hội đủ ba điều kiện: Thứ nhất, Triều đại đó phải có lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình; Thứ hai, cư dân sống trên lãnh thổ ấy phải theo về triều đại đó; Thứ ba: Triều đại đó phải có một đường lối xây dựng đất nước trên tất cả các phương diện. Ngoài ra, triều đại ấy phải được thiên triều công nhận và truyền ngôi theo dòng đích con trưởng.

Theo quan điểm đó, nhà Mạc đường đường chính chính là một triều đại chính thống, từng tồn tại như các triều đại khác trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, nhà Mạc dường như vẫn bị mờ nhạt, dẫu triều đại này đã có những đóng góp nhất định đối với lịch sử dân tộc thế kỷ XVI. Điều đáng nói là trong khi nhà Hồ tiếm ngôi nhà Trần, nhà Mạc tiếm ngôi nhà Lê Sơ đều bị coi là ngụy triều thì nhà Trần tiếm ngôi nhà Lý vẫn được coi là triều đại chính thống, mặc dù những biện pháp của Mạc Đặng Dung không quá khốc liệt như cách của Trần Thủ Độ hay Hồ Quý Ly từng làm với hoàng tộc, quan lại của triều đại trước nhưng hành động của Mạc Đăng Dung lại bị lịch sử lên án. Giải thích điều này như thế nào?

Sở dĩ nhà Mạc bị các sử gia coi là "ngụy triều" vì đã tiếm ngôi nhà Lê. Cần hiểu rằng nhà Lê Sơ sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi đã xác lập tính chính đáng của dòng họ mình một cách vẻ vang. Thứ nhất, nhà Lê đã được đông đảo nhân dân ủng hộ trong suốt quá trình tiến hành kháng chiến. Bởi vậy, ngay sau khi Lê Lợi lên ngôi, sự ủng hộ của nhân dân là lẽ đương nhiên, hợp với lòng người và "ý trời". Thứ hai, Lê Lợi đã đại diện toàn dân thu hồi lại toàn bộ đất đai và chủ quyền lãnh thổ qua hội thề Đông Quan với quân Minh trước khi chúng rút về nước. Thứ ba, điều mà nhà Lê hơn hẳn so với các triều đại khác đó là sau thắng lợi, nhà Lê đã ban bố một chính sách xây dựng đất nước với những tư tưởng duy tân tiến bộ và nỗ lực thực hiện, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân Đại Việt.

Dẫu vào cuối triều đại mình, nhà Lê Sơ đã bộc lộ sự suy tàn, khủng hoảng trầm trọng với sự cai trị thối nát của những "vua quỷ" Lê Uy Mục, "vua lợn" Lê Tương Dực, nhưng với vai trò to lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh và những ảnh hưởng sâu sắc đến một thế kỷ trị vì, trong đó có những thời kỳ phát triển thịnh trị được coi là hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, nhà Lê Sơ vẫn luôn là "tượng đài" trong tư tưởng của các sử gia phong kiến. Vì thế, việc nhà Mạc bị coi là "ngụy triều", "nghịch thần" khi đảo chính lật đổ nhà Lê là một điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, dù các sử gia phong kiến cố tình không công nhận nhà Mạc là một triều đại chính thống nhưng trên thực tế, nhà Mạc đã tồn tại và khẳng định được tính chính đáng của mình với hàng loạt những chính sách cai trị đúng đắn, tiến bộ.

2. Chính sách cai trị của nhà Mạc

Sau khi tiến hành cuộc đảo chính thành công, nhà Mạc đã bắt tay vào tổ chức và ổn định lại xã hội nhằm khẳng định tính chính đáng của dòng họ mình.

2.1 Chú trọng giáo dục, khoa cử

"Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Trong một xã hội phong kiến theo mô hình học thuyết Khổng Tử với thang bậc xã hội "sĩ, nông, công, thương", nhà Mạc không chỉ kế thừa truyền thống đó mà còn sáng suốt khai thác lực lượng xã hội này phục vụ cho mục đích cai trị và củng cố địa vị của dòng họ mình.

Thứ nhất, Mặc Đăng Dung biết cách dùng người tài. Ngay sau khi lên ngôi, Mặc Đăng Dung đã sử dụng các cựu thần, nho sĩ của nhà Lê để họ nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng, "trưng cầu con cháu các vị công thần thế gia", "Đặng Dung muốn thu nhân tâm, bèn phong tặng tất cả các vị tiết nghĩa cựu thần như các ông Vũ Duệ, Đàm Thận huy" [2;267]. Ngay sau đó, năm 1528, Mặc Đăng Dung phong chức những người từng phục vụ cho nhà Lê hoặc đậu đạt dưới triều Lê. "Tất cả có 56 người đều được thăng trật và phong tước theo thứ bậc khác nhau" [2;26]. Cách làm của nhà Mạc không giống các triều đại trước và sau đó, việc sử dụng đội ngũ quan lại của triều đại cũ tham gia chính quyền mới tạo dựng là việc làm khôn ngoan, mềm dẻo để thu phục nhân tâm và tạo sự vững chãi cho vương triều mới.

Nhà Mạc không quá khắt khe mà rất chú ý sử dụng, khai thác đội ngũ tri thức phục vụ việc cai trị của mình. Chính vì vậy, rất nhiều tri thức đã lựa chọn nhà Mạc với niềm tin tưởng và khao khát được cống hiến cho sự nghiệp nhà Mạc. Tiêu biểu như Giáp Hải, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Bỉnh Đức, Nguyễn Quyện, Nguyễn Miện, Nguyễn Khải Khang, Lê Khắc Thận, đặc biệt có trường hợp bà Nguyễn Thị Ngọc Toàn - nữ tiến sĩ đầu tiên trong nền giáo dục khoa cử Hán học của Việt Nam.

Tuy nhiên cũng có những tri thức không theo Mạc mà ủng hộ sự nghiệp Trung Hưng của nhà Lê hay bỏ Mạc theo Lê, nhất là giai đoạn sau này, như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh… Đó cũng là một sự lựa chọn của giới tri thức đương thời và họ có lý do và mục đích của mình.

Thứ hai, nhà Mạc hết sức chú trọng đến việc tổ chức đều đặn các kỳ thi trong suốt thời gian trị vì nhằm tuyển chọn nhân tài. Theo "Đại Việt lịch triều đăng khoa lục", trong 65 năm tồn tại, nhà Mạc đã tổ chức được 22 khoa thi Hội lấy đỗ 483 tiến sĩ. Khoa thi đầu tiên mở năm Minh Đức thứ 3 (1529) đã có hơn 4.000 thí sinh tham dự, trong đó có nhiều người là con cháu nhà Lê" [5; 143]. So sánh với nhà Lê Sơ, tỷ lệ bình quân về số kỳ thi và số người đỗ, triều Mạc không thua kém gì. Trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, có lúc cơ nghiệp khuynh nguy do chiến tranh loạn lạc nhưng các kỳ thi vẫn được nhà Mạc tổ chức đều đặn.

Giới tri thức không chỉ góp phần củng cố, duy trì sự tồn tại của nhà Mạc trong suốt thời gian đó mà còn làm rạng danh sử sách đất Việt bằng trí tuệ, bản lĩnh của mình trước kẻ thù với những giai thoại về Trạng Trình hay Trạng Nguyên Giáp Hải và những thế hệ học trò có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ…, từ đó đã cho thấy sự thịnh vượng của giáo dục Đại Việt thời gian này.

Có thể nói, nhà Mạc đã thành công khi tuyển dụng được đông đảo đội ngũ tri thức. Nhưng điều đáng tiếc là sau khi khẳng định được tính chính đáng của dòng họ mình, sau gần hai mươi năm đầu thịnh trị, nhà Mạc cũng bộ lộ những hạn chế và ngày càng suy thoái. Nếu trước đây, tri thức theo Mạc thì nay họ đứng trước nhiều ngả đường, tiếp tục chọn lựa hoặc bỏ Mạc theo Lê, hoặc bỏ Mạc và trở thành những trí sĩ. Việc nhà Mạc được Nguyễn Bỉnh Khiêm ra phò giúp thể hiện sự thành công của nhà Mạc trong buổi đầu thành lập nhưng việc Nguyễn Bỉnh Khiêm từ bỏ chốn quan trường về ở ẩn cũng đồng nghĩa với việc nhà Mạc đã mất đi một niềm tin lớn và đó chính là một trong những mầm mống của sự sụp đổ nhanh chóng của nhà Mạc sau này khi sự tấn công của nhà Lê Trung Hưng ngày càng mạnh mẽ. Sự thất bại của nhà Mạc có thể cắt nghĩa từ nhân tố này. Có thể nói tạo được niềm tin là không đơn giản song giữ trọn được niềm tin là còn khó khăn hơn nhiều, trong trường hợp này, nhà Mạc đã không làm được trọn vẹn hai mệnh đề đó.

2.2. Ổn định xã hội và phát triển kinh tế

2.2.1. Ổn định xã hội

Sử gia phong kiến có thể nhận định sự thay thế của nhà Mạc là tiếm ngôi, hay coi nhà Mạc là nguỵ triều song vẫn phải thừa nhận "lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung" [2;264]. Mạc Đăng Dung bằng chính con đường binh nghiệp và tài năng đã khẳng định công lao của ông và góp phần quan trọng trong việc ổn định xã hội Đại Việt cuối thời Lê Sơ. Đứng ở thời điểm hiện tại, đối sánh thời điểm trước và sau khi Mạc Đăng Dung xuất hiện trên chính trường trong thời gian đầu thế kỷ XVI, có thể đánh giá vai trò của Mạc Đăng Dung giống như vai trò của Đinh Bộ Lĩnh trong việc dẹp loạn mười hai sứ quân thế kỷ X.

Sau khi lên nắm quyền, nhà Mạc gặp phải sự phản kháng quyết liệt từ nhiều lực lượng với danh nghĩa phù Lê. Mạc Đăng Dung và những vua kế vị đã nhanh chóng tổ chức quân đội để đàn áp, tạo sự ổn định xã hội để nhân dân yên ổn làm ăn, đất nước thái bình. Cuộc nổi dậy của Lê Ý (1530), của những bề tôi nhà Lê đều bị quân nhà Mạc đánh bại, đã ngăn chặn âm mưu phục Lê diệt Mạc và tình trạng cát cứ. Tuy nhiên, lịch sử đã không ủng hộ nhà Mạc khi liên tiếp gặp phải sự chống đối của các lực lượng phù Lê. Thời gian trị vì phải đối mặt với bao khó khăn do hệ quả xã hội thời Lê Sơ để lại cùng sự chống phá liên tục của kẻ thù đã khiến nhà Mạc không thể trụ vững và cuối cùng thất bại.

Để ổn định xã hội và giải quyết những bất ổn còn tồn tại trong xã hội, sau khi lên nắm quyền nhà Mạc "tuân theo những pháp độ triều Lê" [2;266]. Mạc Đăng Dung đã cho "soạn 59 điều Cáo ban hành" [2,269], củng cố quân đội, duy trì bộ máy thống trị của nhà Lê, bổ sung binh chế, điền chế… nhằm ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế nên đời sống nhân dân được đảm bảo sau một thời gian dài điêu linh.

Do hoàn cảnh đất nước luôn có ngoại xâm nội phản, nhà Mạc hết sức chú trọng đến xây dựng lưc lượng quân đội, số quân lên đến hơn 10 vạn. Để duy trì một đội quân đông đảo, vận động người dân tham gia chiến trận chống lại sự đe dọa của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước, nhà Mạc đã ưu tiên hàng đầu cho các đối tượng gia đình hoàng tộc, công thần, quan lại và đặc biệt là cho quân lính. Chính sách Binh điền (ruộng lính) đã thực sự phát huy tác dụng trong suốt thời gian nhà Mạc cai trị.

Chính sách ruộng đất của nhà Mạc đem lại những hệ quả sau. Thứ nhất, số ruộng công bị giảm đi khá nhiều, số ruộng công ngày càng bị thu hẹp. Thứ hai, việc thiếu ruộng canh tác đã tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Nhân tố này đã giải quyết những bất ổn trong xã hội và góp phần giúp chính sách về ruộng đất của nhà Mạc thành công, tạo sự ổn định cần thiết và tạo tiềm lực cho nhà Mạc có thể trụ vững trước những đợt tấn công của nhà Lê Trung Hưng.

Về vấn đề này, sử sách phong kiến dù đứng trên quan điểm đối lập cũng phải công nhận và khen ngợi triều Mạc: "Từ đấy, những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm mà thôi. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều yên ổn" [2;276], "đường sá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường được mùa to, trong cõi tạm yên" [3;126]. Đó là một trong những lý do giúp nhà Mạc ngày càng chiếm được lòng dân - một yếu tố để khẳng định tính chính đáng của nhà Mạc.

Mặc dù sự ổn định, thịnh vượng của nhà Mạc chỉ được duy trì trong gần 20 năm đầu trị vì, song trên thực tế, nhà Mạc cũng làm được điều mà các vua Lê cuối thời Lê Sơ và nhà Lê Trung Hưng bất lực, đưa xã hội Đại Việt vào sự ổn định, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân sau một thời gian cơ cực sống dưới ách thống trị của những "vua quỷ", "vua lợn".

2.2.2. Phát triển kinh tế

Kinh tế công thương nghiệp thời kỳ này được sự quan tâm của nhà nước nên có điều kiện phát triển hơn so với các thời kỳ trước và sau đó. Trong một xã hội có sự dung hòa giữa các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian đã tạo ra một thế giới quan hài hòa và sự cân bằng trong nhận thức về thứ bậc và các ngành nghề trong xã hội. Thứ bậc "sĩ, nông, công, thương" và quan niệm "dĩ nông vi bản" đã không còn chi phối xã hội quá nặng nề. Kinh tế phát triển là một trong những cơ sở để duy trì sự tồn tại một triều đại. Nhà Mạc trong quá trình trị và đã tạo điều kiện cho nền kinh tế công thương nghiệp phát triển.

Những biện pháp nhà Mạc thi hành để phát triển kinh tế công thương nghiệp là:

Thứ nhất: Nhà Mạc rất chú trọng trong việc tuyển dụng những nghệ nhân phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của hoàng cung. Những công tượng dưới thời Mạc có vị thế cao hơn thời Lê rất nhiều, không bị đối xử như những người lao động khổ sai mà thực sự được đề cao, được ban thưởng và giữ những chức vụ tương đương với tài năng và công lao.

Thứ hai: Trong hoàn cảnh chiến tranh triền miên, nhà Mạc không có điều kiện chú tâm nhưng cũng không tỏ ra quá khắt khe với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Điều này đã tạo ra một diện mạo mới cho xã hội Đại Việt. Thế kỷ XVI được chứng kiến sự phát triển nở rộ của các sản phẩm gốm sứ. Đặc biệt, vào thời điểm bấy giờ, nhà Minh cấm tư nhân Trung Hoa buôn bán với nước ngoài (1371 đến 1567) đã tạo điều kiện để ngành thủ công của Đại Việt được khu vực và thế giới biết đến và ưa chuộng.

Thứ ba: Dưới thời Mạc, sự dung hoà tôn giáo và sự phát triển mạnh mẽ của các tín ngưỡng dân gian đã tạo điều kiện cho ngành thủ công nghiệp phát triển. Những kiến trúc chùa, đạo quán, đình làng, bia đá… đã giúp cho sản phẩm các ngành thủ công được tiêu thụ với số lượng lớn và trí tưởng tượng của các nghệ nhân được "chắp cánh", vì vậy, thủ công nghiệp thời Mạc có điều kiện phát triển.

Thứ tư: Nhà Mạc cũng có những biện pháp tạo điều kiện cho ngành thủ công và thương nghiệp phát triển như chú trọng mở đường sá, xây dựng tu bổ cầu, mở một số chợ, thậm chí khuyến khích hoạt động ngoại thương chứ không "bế qua tỏa cảng" như triều Lê Sơ. Trong thời gian trị vì, nhà Mạc đã cho xây dựng mới và tu sửa 15 chiếc cầu [6;215], mở thêm 7 chợ hoạt động khá quy củ, tấp nập để trao đổi hàng hóa [6;219]. Điều này đã tạo điều kiện cho việc đi lại giữa các vùng miền thuận lợi, trao đổi hàng hóa dễ dàng, sản phẩm thủ công được tiêu thụ mạnh ở trong và ngoài nước trở thành thế mạnh để xuất khẩu.

Thời kỳ này, Đại Việt được nhiều quốc gia biết đến với những sản phẩm nổi tiếng như gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), gốm Thanh Lâm (Nam Sách, Hải Dương), gốm Chu Đậu (Hải Dương)… Chính vì thế, những người thợ thủ công có điều kiện thi thố tài năng của mình. Từ thế mạnh đó, thương nghiệp thời kỳ này phát triển mạnh mẽ, thịnh vượng hơn so với trước. Hệ thống chợ được mở rộng và hoạt động hiệu quả, tấp nập, trong đó, gốm sứ là mặt hàng phổ biến cả thị trường trong và ngoài nước. Cụ thể là "Trên một bản đồ nước ta do người thời Minh vẽ vào cuối thể kỷ XVI, Annan tu (An Nam đồ) có rất nhiều cửa biển, nơi thuyền buôn nước ngoài có thể ra vào tiện lợi" [6;224], cùng thời gian này đã có nhiều nhà truyền đạo phương Tây vào Đại Việt (1535) và rất có thể họ cũng ấn tượng và bị hấp dẫn bởi các sản phẩm gốm sứ. "Trong con tàu buôn bị đắm ở Cù Lao Chàm (thuộc địa phận Hội An, Quảng Nam) mà các nhà khảo cổ học vừa trục vớt gần đây, có rất nhiều gốm thương phẩm có niên đại XV-XVI, được sản xuất từ Chu Đậu (Hải Dương)" [6;224]. Tiếc là, "những nhà sản xuất đương thời nói chung chưa biết đầu tư vốn nhằm mở rộng sản xuất để sinh lợi mà khi có chút vốn liếng liền quay về với việc tâm linh như dựng chùa, mua ruộng thờ cúng về sau" [6;229]. Xã hội Đại Việt ì ạch trong mô hình một nước quân chủ nông nghiệp theo văn minh lúa nước vì lẽ đó. Tuy vậy, điều đáng nói là, trong một xã hội quân chủ chuyên chế, đạt được những thành tựu trên là một cuộc thay đổi lớn cả về thiết chế xã hội cũng như hệ tư tưởng.

2.3. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo bảo vệ độc lập dân tộc

Kế thừa truyền thống các triều đại trước, sau khi lên ngôi nhà Mạc đã thực hiện trách nhiệm của một nước nhỏ, thần phục đối với thiên triều Trung Hoa. Nhà Mạc bằng mọi cách để nhà Minh công nhận sự xác lập quyền thống trị dòng họ mình để có tính chính đáng như các triều đại trước. Trước chủ nghĩa Đại Hán và âm mưu phù Lê của các thế lực trong nước, nhà Mạc đã thi hành những chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, linh hoạt, cụ thể là nhà Mạc đã đặt quan hệ tốt với các sứ thần nhà Minh, triều cống nhà Minh trên cơ sở giữ vững chủ quyền dân tộc song đồng thời cũng ra sức chuẩn bị tiềm lực để đối phó với kẻ thù trong tình huống xấu nhất.

Những điều nhà Mạc làm không khác những triều đại trước đó như cách nói của Phan Huy Chú là "trong thì xưng đế, ngoài thì xưng vương". Nhưng nhà Mạc không giống các triều đại khác ở chỗ: trong khi các triều đại trước đặt quan hệ bang giao với Trung Quốc đều đứng trên thế mạnh của một dân tộc và triều đại từng giành chiến thắng trước kẻ thù thì một xã hội mang trong mình sự khủng hoảng, trong nước còn bao thế lực thù địch sẵn sàng cấu kết với nhà Minh, nhà Mạc đã tiến hành một cuộc đấu trí để tránh binh đao, tàn sát thảm khốc để xã hội được thái bình, đồng thời không vội vàng đối đầu với quyết tâm xâm lược của nhà Minh để tránh một sự thất bại như nhà Hồ trước đây.

Kết quả là nhà Mạc đã thành công. Trong suốt 65 năm tồn tại, nguy cơ chiến tranh xâm lược đã bị đẩy lùi, nhưng Mạc Đăng Dung và các vua Mạc sau này lại bị lịch sử quy tội "dâng đất", "hèn hạ" suốt một thời kỳ dài. Trong xã hội phong kiến, mưu đồ bá vương là điều thường thấy, khi âm thầm lúc mạnh mẽ, kiên quyết. Việc nhà Lê Trung Hưng cầu cứu nhà Minh nên đánh giá như thế nào hãy để hậu thế phán xét những việc làm đó đã đặt dân tộc trước nguy cơ bị kẻ thù ngoại bang xâm lược, là "đem thân trăm họ làm công một người".

Những nỗ lực của nhà Mạc đã đem lại hệ quả là "Vua Minh bèn phong cho Mạc Đăng Dung làm An Nam Đô thống sứ ty đô thống sứ, cho ấn bạc và cho thế tập" [3;133], nghĩa là nhà Mạc đã được thiên triều công nhận và quan trọng hơn nhà Mạc đã nỗ lực để nhân dân Đại Việt đã tránh được một cuộc binh đao.

3. Kết luận

Nhà Mạc tồn tại như một vương triều phong kiến chính thức trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, là triều đại có nhiều cống hiến cho lịch sử, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục khoa cử và phát triển kinh tế. Điều quan trọng nhất là nhà Mạc đã phục hồi xã hội Đại Việt sau một thời gian khủng khoảng và duy trì nền độc lập trong suốt thời gian cai trị. Trên thực tế, nhà Mạc đã khẳng định được tính chính đáng của dòng họ mình, nhưng đó là một quá trình gian khó, bởi "từ đầu thế kỷ XVI, vua Lê chỉ còn hư vị, là bức bình phong là chỗ dựa cho các tập đoàn phong kiến giương cao ngọn cờ "phù Lê, diệt Mạc" nhằm thu phục nhân tâm, chiêu tập những công thần của Lê cựu" [7;73]. Nhà Mạc đã nỗ lực không ngừng để ổn định, phát triển đất nước dưới triều đại mình nhưng thời thế đã không ủng hộ. Trong trường hợp này, thắng lợi thuộc về những ai "thờ bụt ăn oản" và "biết tìm thóc giống mà gieo". Nhà Mạc chấm dứt vai trò thống trị chính thức năm 1592 với sự kiện Mạc Mậu Hợp bị thất bại thảm hại trước nhà Lê Trung Hưng, nhưng dư âm của triều đại này vẫn ngự trị trong lòng bao thế hệ trong một khoảng thời gian và không gian dài rộng.

Nhận thức đúng về vấn đề này không chỉ trả lại sự thật cho lịch sử mà còn góp phần giải quyết những vấn đề trong thực tiễn để các thế hệ sau có những hiểu biết sâu sắc về một triều đại từng tồn tại và có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc.
[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Tuy bị sử sách coi là Ngụy Triều, thế nhưng nhà Mạc cũng có rất nhiều chi tiết thú vị, xin giới thiệu 1 vài nhận xét :

- Tồn tại lay lắt giỏi nhất (gần 100 năm sau khi mất ngai vàng vẫn có được một khoảnh riêng trên Cao Bằng). Đọc Trịnh Nguyễn diễn nghĩa , thấy nhà Mạc chục năm đầu sau khi Mạc Mậu Hợp bị giết vẫn không biết quy tụ đâu ra binh lính thỉnh thoảng đại náo Bắc Hà .

- Có nhiều tướng giỏi có cá tính như Mạc Kính Điển , Mạc Ngọc Liễn , Bùi Công Khuê , Nguyễn Quyện , Nguyễn Khắc Thận ...

- Đặc biệt nhà Mạc có nhân tài Nguyễn Bỉnh Khiêm .

- Đánh trận quy mô . Nam Bắc phân tranh thời kỳ này chả khác gì truyện Tàu (đừng kiếm chuyện bảo e thích chiến tranh xâu xé nhe ) . Mỗi lần Nam triều và Bắc triều đấu nhau , quân lính đến cả chục vạn , chiến thuyền cả nghìn .

- Thời kỳ Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) trị vì có thể coi là thời kỳ đỉnh cao của nhà Mạc. Lúc đó nhà Lê chưa trung hưng, toàn cõi do nhà Mạc cai quản, cảnh thịnh trị được các sử gia nhà Lê - triều đại đối địch với nhà Mạc - soạn Đại Việt sử ký toàn thư, phải ghi nhận: "đêm ngủ không đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi". Có lẽ nhà Hậu Lê, thời hoàng kim của Lê Thánh Tông cũng chưa chắc hơn được như vậy.

- Một ghi nhận nữa là tận năm 1592, khi chiến sự bên bờ nam sông Hồng diễn ra ác liệt trước cuộc tổng tấn công của quân Lê Trịnh, vua Mạc Mậu Hợp vẫn tổ chức thi ở Bồ Đề bên kia sông theo đúng định kỳ để lấy được 18 tiến sĩ. Trong 65 năm tồn tại ở Thăng Long, nhà Mạc mở 21 kỳ thi Hội, lấy đỗ 485 Tiến sĩ và 13/46 trạng nguyên trong 800 năm thi cử Nho học thời phong kiến Việt Nam. Trong khi đó nhà Lê từ khi trung hưng mãi tới năm 1554 mới mở lại khoa thi Hội. Từ năm 1554 tới năm 1592 nhà Lê chỉ có 7 kỳ thi, lấy đỗ 5 tiến sĩ.

- Tương truyền khi rút lên Cao Bằng, họ Mạc vẫn tổ chức thi cử để lấy người hiền tài. Có một kỳ thi người đỗ đầu là một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Duệ

- "Nhà Mạc và vấn đề nguỵ triều trong sử sách", các nhà nghiên cứu ghi nhận nhà Mạc đã mạnh dạn sử dụng quan lại cũ của nhà Lê, điển hình là 4 trạng nguyên đỗ thời Lê sơ: Nguyễn Giản Thanh, Hoàng Văn Tán, Ngô Miên Thiệu, Trần Văn Tất.

Thật hiếm triều đại nào có chính sách dùng người cởi mở, bao dung trong thời kỳ loạn lạc như nhà Mạc, nếu so sánh những sự kiện trên với các triều đại khác.

Vụ ly khai của hai nhà thông gia Lê Bá Ly và Nguyễn Thiến năm 1550 kéo theo một loạt con em của hai họ này, cũng đều là đại thần nhà Mạc như Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn, Nguyễn Khải Khang, Lê Khắc Thận. Nhưng tới năm 1558, khi hai cha già họ Lê và họ Nguyễn qua đời, Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn trở về theo Mạc và được trọng dụng không chút nghi ngờ. Miễn được gả công chúa làm phò mã, Quyện trở thành cha vợ vua (Mậu Hợp) rồi sau đó liên tiếp lập công đánh bại quân Lê Trịnh, thành danh tướng Bắc triều. Kết quả đó lôi kéo Lê Khắc Thận, dù đã làm tới thái phó của Lê Trịnh vẫn vượt luỹ về Mạc năm 1572.

Cuối triều Lê Sơ, các vua nhà Lê phần thì ăn chơi truỵ lạc, hại dân hại nước, phần thì nhu nhược, đớn hèn. Giữa tình cảnh bấy giờ, quan đại thần Mạc Đăng Dung, với tài năng cơ trí và tham vọng của mình đã quyết định soán ngôi nhà Lê, lập ra triều đại nhà Mạc, tồn tại 65 năm (nhưng thực tế kéo dài tới 150 năm mới bị tận diệt).