Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Xuất phát điểm: Ông Nguyễn Nhạc là biện lý (thư lại triều chúa Nguyễn), lấy tiền công khố bài bạc, bị truy nả --> làm loạn. Nêu ngọn cờ Lấy của người giàu chia cho dân nghèo, ngay lúc loạn lại đói khổ --> dân theo. Người hiền, người tài (tưởng thiệt) theo về, đến lúc họ nhận ra sự thật thì ... bỏ đi, dân cũng không theo
Còn sự thật là như thế nào thì nên nhờ bác QR nêu ra tiếp. Tôi biết bác QR sử dụng nguồn nào để trích lại trên đây rồi, bác này cũng chịu khó lục lọi khắp nơi thật
truong195 nói:
Theo quân sử kể lại thì Nhà Tây Sơn rất nghiêm- đến mức tàn ác; bắt được đối phương chỉ có giết; cai trị sắt máu, ví dụ một câu chuyên đi đong quân, làng nào nạp không đủ là giết cả làng.
Nên khi Nguyễn Ánh trở lại dân theo, quân Tây Sơn vỡ, về tài thao lược thì nhà Nguyễn vẫn thua xa Tây Sơn, không đủ sức thắng.
Quân đội nhà Tây sơn không nghiêm như bác nghe người ta nói đâu
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.536
113
BacSyHotMe nói:
" Trời sinh Long sau còn sinh Huệ", câu này hay đấy. Hy vọng mốt ngày nào đó có con đường mang tên Nguyễn Ánh. Nhưng ngưới có công lớn hơn cả là Nguyễn Hoàng.

Em chẳng biết mọi người nghĩ thế nào. Chứ cái kiểu trước Thành Nội Huế - nơi kinh đô của nhà Nguyễn tự nhiên đặt tên con đường lớn trước mặt to đùng to đoàng là Quang Trung-Nguyễn Huệ. Ý vậy là ý gì? Ở Huế thiếu gì tên người có công mà sao không đặt? Bực mấy ông quy hoạch nhà mình, không biết có tôn trọng tiền nhân không nữa. Có những điều cấm kỵ mà không nên xúc phạm, "đá đểu" tiền nhân như vậy.........
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.536
113
tonyhao nói:
Xuất phát điểm: Ông Nguyễn Nhạc là biện lý (thư lại triều chúa Nguyễn), lấy tiền công khố bài bạc, bị truy nả --> làm loạn. Nêu ngọn cờ Lấy của người giàu chia cho dân nghèo, ngay lúc loạn lại đói khổ --> dân theo. Người hiền, người tài (tưởng thiệt) theo về, đến lúc họ nhận ra sự thật thì ... bỏ đi, dân cũng không theo
Còn sự thật là như thế nào thì nên nhờ bác QR nêu ra tiếp. Tôi biết bác QR sử dụng nguồn nào để trích lại trên đây rồi, bác này cũng chịu khó lục lọi khắp nơi thật
truong195 nói:
Theo quân sử kể lại thì Nhà Tây Sơn rất nghiêm- đến mức tàn ác; bắt được đối phương chỉ có giết; cai trị sắt máu, ví dụ một câu chuyên đi đong quân, làng nào nạp không đủ là giết cả làng.
Nên khi Nguyễn Ánh trở lại dân theo, quân Tây Sơn vỡ, về tài thao lược thì nhà Nguyễn vẫn thua xa Tây Sơn, không đủ sức thắng.
Quân đội nhà Tây sơn không nghiêm như bác nghe người ta nói đâu

Bác Tony biết thì giúp e lược lại rồi post với. Một mình em làm nản lắm. Làm gì có team nó mới vui, chứ cái ông Cuto kia lười quá trời. Cả tuần e đi công tác, ổng cũng không thèm post 1 bài nữa.
Tài năng của Quang Trung là huấn luyện quân sĩ một cách thiện chiến nhanh nhất. Còn về tài thao lược thì phải nói rõ là thao lược cái gì?
- Về tầm nhìn xây dựng quân đội.
- Về đánh trận.
- Về tổ chức xây dựng, quản lý đất nước.
- Về đối nhân xử thế, dùng người tài. Hay gì gì nữa.......
Nói chung chung thao lược thì khó nói ai hơn ai được. Nếu Quang Trung giỏi vậy sao chỉ khoảng hơn 10 năm sau khi ông mất, đất nước ta lại quay trở lại tay của nhà Nguyễn Phúc? Nhà Tây Sơn không có người nói dõi sao?
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.536
113
Nhà Tây Sơn là một triều đại "đặc biệt" trong LS, em xin giới thiệu cụ thể hơn về nhà Tây Sơn để mọi người tham khảo đọc chơi, để biết thêm về Ngũ Phụng Thư, Lục kỳ sĩ, Thất Hổ Tướng của nhà Tây Sơn trong giai đạon này.

Tây Sơn
A1. Trung ương Hoàng Đế
1. Nguyễn Nhạc: Tây Sơn Vương - Thái Đức Đế
2. Nguyễn Bảo: Tây Sơn Thái tử - Phù Ly Công - Tiểu triều
3. Vũ Văn Nhậm: Tả quân Đô đốc
4. Trương Văn Đa: Đô đốc - Trấn thủ Gia Định - Thái Bảo
5. Phạm Văn Tham (Sâm): Thái bảo - Trấn thủ Gia Định
6. Phạm Ngạn: Hộ giá
7. Đặng Văn Chấn: Đô đốc Thủy quân
8. Nguyễn Văn Duệ: Đô đốc - Trấn thủ Quảng Nam - Trấn thủ Nghệ An
9. Nguyễn Lữ: Đông Định Vương - Trấn thủ Gia Định
10. Đặng Xuân Phong: Đô đốc


A2. Tây Sơn
Hoàng tộc:

1. Nguyễn Huệ: Quang Trung Đế - Thụy hiệu: Thái Tổ Vũ Hoàng Đế
2. Nguyễn Quang Toản: Cảnh Thịnh Đế - Bửu Hưng Đế
3. Nguyễn Quang Thùy: Khanh Công - Tiết chế - Trấn thủ Bắc thành
4. Nguyễn Quang Bàn: Tuyên Công - Trấn thủ Nghệ An
5. Nguyễn Quang Thiệu: Nguyên soái
6. Nguyễn Quang Duy: Thái tể

Tướng lĩnh: (Thất Hổ Tướng)
1. Trần Quang Diệu: Đô đốc - Trấn thủ Nghệ An - Đại Tổng quản - Thái phó
2. Võ Văn Dũng: Đô đốc - Chiêu Viễn Hầu - Đại Tư Đồ
3. Phan Văn Lân: Đô đốc - Nội Hầu
4. Ngô Văn Sở: Đô đốc - Đại Tư Mã
5. Nguyễn Văn Tuyết: Đô đốc
6. Nguyễn Văn Lộc: Đô đốc
7. Nguyễn Văn Danh:
8. Nguyễn Văn Huấn: Thái bảo
9. Đặng Văn Long: Đô đốc
10. Đặng Tiến Đông: Đô đốc
11. Lê Văn Hưng: Đô đốc - Thống tướng
12. Lý Văn Bưu (Mưu) - Đô đốc
13. Đặng Xuân Bảo: Đô đốc
14. Nguyễn Văn Hòa: Đô đốc - Trấn thủ Kinh Bắc
15. Nguyển Thế Tử: Nội hầu
16. Lê Trung: Đại Tư lệ - Trấn thủ Quảng Ngãi
17. Phạm Công Hưng: Thái úy
18. Võ Đình Tú: Thái Úy

Lục Kỳ Sĩ:
1. Võ Xuân Hoài
2. Nguyễn Thung
3. Trương Mỹ Ngọc
4. La Xuân Kiều
5. Triệu Đình Tiệp
6. Cao Tắc Cựu

Nữ kiệt: Ngũ Phụng Thư
1. Bùi Thị Xuân (Vợ Trần Quang Diệu)
2. Bùi Thị Nhạn (vợ Quang Trung-mẹ Quang Toản)
3. Trần Thị Lan (vợ Nguyễn Văn Tuyết)
4. Huỳnh Thị Cúc
5. Nguyễn Thị Dung

Mưu thần:
1. Trần Văn Kỷ: Trung thư lệnh
2. Ngô Thì Nhậm: Binh bộ Thượng thư
3. Phan Huy Ích:
5. Võ Văn Ước
6. Võ Huy Tấn:
7. Đoàn Nguyễn Tuấn:
8. Bùi Đắc Tuyên: Thái sư
9. Bùi Văn Nhật: Hình bộ Thượng thư

 
Last edited by a moderator:
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Mượn bài của Ông Vương Trí Nhàn
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦAMỘT XÃ HỘI HẬU CHIẾN
Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Kế ( trong bài mở đầu cho sách Quốc triều hình luật—Lịch sử hình thành nội dung và giá trị NXB Khoa học xã hội 2004 ), thì vấn đề chính của sự phát triển xã hội hậu chiến là bộ máy quan lại.
Tài năng, đạo đức, chất lượng làm việc của đám người quản lý đất nước này rất tệ hại. Lê Thái Tổ từng khái quát là nhiều công thần chung quanh ông ” không có ai chịu hết lòng với nước, chỉ ham nghĩ phú quý mà thôi”.
Lê Thái Tổ làm vua từ 1423 đến 1433. Tiếp đó là Lê Thái Tông 1433-1442, rồi Lê Nhân Tông 1442 -1459. Cả hai vị nối tiếp Lê Lợi đều lên ngôi lúc còn trẻ, người mới 11 tuổi, người mới 2 tuổi, nên quyền hành đều ở trong tay các quan. Chính Lê Thánh Tông, người làm vua từ 1460, đã nhận xét trong khoảng thời gian hai vua nói trên trị vì, ” trên thì tể tướng dưới thì trăm quan bừa bãi hối lộ ( Sách QTHL, tr.14)
Tiếng là các quan đầu triều nhưng các loại đại thần thời đó may lắm chỉ thạo việc binh đao, còn quản lý đất nước thì không rành việc. Yếu kém sinh ra hư đốn. Nguyễn Hải Kế có dẫn lại từ bài Trung Hưng ký:
” Tể thần Lê Khuyến, Lê Sát thì dốt đặc. Chưởng binh như Lê Duyên Lê Luyện thì mù tịt”
” Phường dốt đặc như ong nổi dậy, kẻ xiểm nịnh được nghe theo”
Nói thêm về Lê Sát. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim ghi ông từng theo vua lập được công to, làm quan đến Đại tư đồ. Nhưng ” Lê Sát là người ít học... lúc làm Phụ chính thường hay cậy quyền trái phép, làm nhiều điều kiêu hãnh, hễ triều thần ai là người không tòng phục thì tìm cách làm hại ” ( VNSL bản Tân Việt 1951, tr 238)
Lịch sự không chỉ lặp lại thời Tây sơn
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
Em có đọc 1 số thông tin ko chính thức là Pháp cũng sẽ xâm lược VN cho dù cụ Gia Long có ký hiệp ước với nó ko. Lúc cụ Gia Long ký là với vua Pháp, nhưng bọn xâm lược ta là tư sản Pháp (sau khi lật đổ vua) và Pháp chưa hề viện trợ gì cho ta nói chính xác hơn là linh mục người Pháp đó tự thân vận động để viện trợ cho Gia Long? Em cũng nghe đồn là cụ Gia Long cũng từng cứu cụ Nguyễn Huệ trong trận đánh quân Xiêm phải ko các bác?
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.410
113
Quỳnh Rùa nói:
BacSyHotMe nói:
" Trời sinh Long sau còn sinh Huệ", câu này hay đấy. Hy vọng mốt ngày nào đó có con đường mang tên Nguyễn Ánh. Nhưng ngưới có công lớn hơn cả là Nguyễn Hoàng.

Em chẳng biết mọi người nghĩ thế nào. Chứ cái kiểu trước Thành Nội Huế - nơi kinh đô của nhà Nguyễn tự nhiên đặt tên con đường lớn trước mặt to đùng to đoàng là Quang Trung-Nguyễn Huệ. Ý vậy là ý gì? Ở Huế thiếu gì tên người có công mà sao không đặt? Bực mấy ông quy hoạch nhà mình, không biết có tôn trọng tiền nhân không nữa. Có những điều cấm kỵ mà không nên xúc phạm, "đá đểu" tiền nhân như vậy.........
Nhà Chúa có công khai khẩn phương nam, con cháu ăn lộc lên làm chủ nước Việt, chuyện đặt tên sai đó do mấy thằng xxx ngu si thiếu i ốt chứ ko thể hủy đi công trạng của các vị vua chúa nhà Nguyễn
Cầu chúc cho gia tộc Nguyễn Phúc vẫn cứ tồn tại mãi
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
<span style=""color: #ff0000;"">mẹ ơi, té lộn cổ luôn</span>
TKM nói:
Em có đọc 1 số thông tin ko chính thức là Pháp cũng sẽ xâm lược VN cho dù cụ Gia Long có ký hiệp ước với nó ko. Lúc cụ Gia Long ký là với vua Pháp, nhưng bọn xâm lược ta là tư sản Pháp (sau khi lật đổ vua) và Pháp chưa hề viện trợ gì cho ta nói chính xác hơn là linh mục người Pháp đó tự thân vận động để viện trợ cho Gia Long? Em cũng nghe đồn là <span style=""color: #ff0000;"">cụ Gia Long cũng từng cứu cụ Nguyễn Huệ</span> trong trận đánh quân Xiêm phải ko các bác?
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.410
113
tonyhao nói:
<span style=""color: #ff0000;"">mẹ ơi, té lộn cổ luôn</span>
TKM nói:
Em có đọc 1 số thông tin ko chính thức là Pháp cũng sẽ xâm lược VN cho dù cụ Gia Long có ký hiệp ước với nó ko. Lúc cụ Gia Long ký là với vua Pháp, nhưng bọn xâm lược ta là tư sản Pháp (sau khi lật đổ vua) và Pháp chưa hề viện trợ gì cho ta nói chính xác hơn là linh mục người Pháp đó tự thân vận động để viện trợ cho Gia Long? Em cũng nghe đồn là <span style=""color: #ff0000;"">cụ Gia Long cũng từng cứu cụ Nguyễn Huệ</span> trong trận đánh quân Xiêm phải ko các bác?

ĐÚng mà bác, dưới đường gươm của cụ Huệ, họ hàng nhà cụ Ánh gần như bị xóa sổ, nên cụ Ánh chịu ơn đó nên khi đánh Tâ Sơn xong thì cũng xóa sổ sạch dòng giống nhà cụ Huệ vì cái ơn tri ngộ năm xưa
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.536
113
couto nói:
tonyhao nói:
<span style=""color: #ff0000;"">mẹ ơi, té lộn cổ luôn</span>
TKM nói:
Em có đọc 1 số thông tin ko chính thức là Pháp cũng sẽ xâm lược VN cho dù cụ Gia Long có ký hiệp ước với nó ko. Lúc cụ Gia Long ký là với vua Pháp, nhưng bọn xâm lược ta là tư sản Pháp (sau khi lật đổ vua) và Pháp chưa hề viện trợ gì cho ta nói chính xác hơn là linh mục người Pháp đó tự thân vận động để viện trợ cho Gia Long? Em cũng nghe đồn là <span style=""color: #ff0000;"">cụ Gia Long cũng từng cứu cụ Nguyễn Huệ</span> trong trận đánh quân Xiêm phải ko các bác?

ĐÚng mà bác, dưới đường gươm của cụ Huệ, họ hàng nhà cụ Ánh gần như bị xóa sổ, nên cụ Ánh chịu ơn đó nên khi đánh Tâ Sơn xong thì cũng xóa sổ sạch dòng giống nhà cụ Huệ vì cái ơn tri ngộ năm xưa

Nguyễn Huệ cho quật mồ của cả họ nhà Nguyễn Phúc và san bằng thành bình địa lăng mộ của gia tộc. GiaLong trả thù lại bằng cách tương tự: Quật mồ, nghiền xương cốt, voi dày, trưng xương cốt, rắc cốt xuống biển.......đủ cả.
Không hiểu Gia Long nghĩ gì khi hành động như vậy. Chính vì những hành động đó mà các sĩ phu đã không ra giúp nhà Nguyễn dựng nước trong một thời gian dài vì thấy không phục tâm đức của Gia Long.