Trong khí thế sôi sục chống TQ thế này. Em xin giới thiệu bài viết về cuộc chiến đánh hơn 20 vạn Quân Thanh của Quang Trung-Nguyễn Huệ cho mọi người đọc tham khảo:
"Cuối năm 1788, nguy cơ xâm lược của quân Thanh trở thành mối đe dọa lớn cho đất nước chúng ta.
Nhà Thanh huy động một lực lượng bộ binh gồm 20 vạn (* = 200 000) quân chiến đấu và hàng chục vạn quân vận chuyển phục dịch, do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị làm thống soái. Vua Càn Long nhà Thanh ra một bản chỉ dụ trực tiếp đề ra phương hướng chiến lược cho Tôn Sĩ Nghị nhằm lợi dụng những mâu thuẩn trong nước ta để thực hiện dã tâm xâm lược. Nhà Thanh còn dự định điều động một lực lượng thủy binh để khi cần thiết, sẽ vượt biên giới đánh thẳng vào Thuận Quảng hợp với bộ binh tiến công từ Bắc xuống. Quyết tâm xâm lược của kẻ thù rất lớn, âm mưu của chúng rất nguy hiểm.
Tháng 11 năm 1788, quân Thanh chia làm bốn đạo tiến vào nước ta. Theo tính toán chủ quan của Tôn Sĩ Nghị, nhà Thanh hủy bỏ kế hoạch điều động thủy binh đánh vào Thuận Quảng. Do đó, quân Thanh xâm lược nước ta chỉ có bộ binh.
- Đạo quân chủ lực do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, qua Lạng Sơn tiến xuống Thăng Long.
- Đạo quân thứ hai do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy, qua Cao Bằng tiến xuống.
- Đạo quân thứ ba do đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy, qua Tuyên Quang tiến xuống.
- Đạo quân thứ tư theo đường Yên Quảng (Quảng Ninh) tiến vào.
Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc bấy giờ do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy, chỉ khoảng một vài vạn quân. Trước cuộc xâm lược ồ ạt và đại qui mô của quân Thanh, các đồn ải biên giới bị thất thủ. Trong nước, bọn phong kiến lại nổi dậy tiếp tay cho bọn xâm lược.
Trong tình hình bất lợi đó, Ngô Văn Sở theo chủ trương sáng suốt của Ngô Thì Nhậm, quyết định tổ chức cuộc rút lui chủ động để bảo toàn lực lượng.
Ngô Thì Nhậm vốn là quan của họ Trịnh (làm đến Thị Lang) nhưng là một sĩ phu yêu nước hiểu biết đâu là chính nghĩa nên đã sớm tham gia phong trào Tây Sơn. Ông được Nguyễn Huệ tin cậy, giao cho trọng trách cùng với Ngô Văn Sở lo liệu công việc Bắc Hà. Chủ trương rút lui của ông được tóm tắt trong câu nói "nay ta bảo toàn lấy quân lực mà rút lui không bỏ mất một mũi tên. Cho chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi chúng đi…"
Nguyễn Huệ đánh giá cao chủ trương đó của Ngô Thì Nhậm: "Các ông đã biết nhịn nhục để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra ngăn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng. Kế ấy là rất đúng".
Quân Tây Sơn được lịnh tụ tập về Thăng Long. Tại đây, quân ta tổ chức một cuộc duyệt binh lớn bên bờ sông Hồng rồi rút lui theo kế hoạch đã định. Thủy binh đóng giữ vùng Biện Sơn (Thanh Hóa), bộ binh chiếm lĩnh miền núi Tam Điệp (Ninh Bình) lập thành một phòng tuyến vững chắc.
Trước khi rút lui, quân Tây Sơn đã phá hủy cầu đường, cất giấu thuyền bè và bố trí những lực lượng kiềm chế trên đường tiến quân của địch. Vì vậy, đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị từ biên giới phải mất 20 ngày mới đến Thăng Long và trên đường bị chặn đánh nhiều nơi.
Ngày 17 tháng 12, quân Thanh chiếm đóng thành Thăng Long. Thu được thắng lợi tương đối dễ dàng. Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất khinh địch và ngạo mạn. Hắn ra lệnh cho quân sĩ tạm thời nghỉ ngơi để chuẩn bị ăn Tết Nguyên Đán và chuẩn bị sang xuân sẽ tiếp tục tiến công.
Hắn đóng đại bản doanh ở cung Tây Long (phía Đông Nam Thăng Long) và bố trí lực lượng thành thế phòng ngự tạm thời.
Đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị đóng doanh trại ở hai bên bờ sông Hồng, giữa có cầu phao qua lại.
Phía Nam Thăng Long, hắn bố trí một hệ thống phòng ngự gồm nhiều đồn lũy mà cứ điểm then chốt là đồn Ngọc Hồi (Thường Tín, Hà Tây). Đạo quân Sầm Nghi Đống ở Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội), bảo vệ mặt Tây Nam thành Thăng Long. Đạo quân Ô Đại Kinh đóng ở Sơn Tây, đạo quân thứ tư đóng ở Hải Dương.
Kinh thành Thăng Long và một phần đất Bắc Hà đã bị quân giặc chiếm đóng. Tôn Sĩ Nghị buông lỏng cho quân lính mặc sức hoành hành, cướp bóc, hãm hiếp dân ta.
Bọn phong kiến trong nước cấu kết với bọn cướp nước. Bè lũ Lê Chiêu Thống bám gót quân Thanh, trở về Thăng Long. Hắn được vua Thanh phong làm An Nam quốc vương nhưng chỉ là một tên bù nhìn ươn hèn đốn mạt. Đối với quân thù thì bọn chúng quỳ lụy đến khốn nạn. Đối với dân trong nước thì chúng tàn nhẫn đến dã man. Dựa vào thế quân Thanh, chúng trả thù báo oán rất ti tiện và ra sức vơ vét thóc gạo, cướp bóc của cải để cung đốn cho hàng chục vạn quân xâm lược. Bộ mặt phản dân hại nước của bè lũ chúng đã lộ rõ.
Hằng ngày Lê Chiêu Thống đến chầu chực ở dinh Tôn Sĩ Nghị để nhận lịnh, mà thậm chí có lần hắn không thèm tiếp và đuổi về. Người dân Bắc Hà nói với nhau: "Nước Nam từ khi có đế vương đến nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như vậy".
Trước cảnh đất nước bị quân giặc dày xéo, dân Bắc Hà sôi sục căm hờn. Tất cả mọi người dân yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đều hướng về phía Tây Sơn và sẵn sàng tập hợp lại dưới lá cờ đại nghĩa của người anh hùng Nguyễn Huệ.
Trong lúc quân Thanh đang tự đắc, tự mãn với những thắng lợi bước đầu và mải mê chuẩn bị ăn Tết, thì quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ, chuẩn bị chờ đợi thời cơ, tận dụng mọi sơ hở của địch để nhanh chóng quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi."
(còn tiếp)
"Cuối năm 1788, nguy cơ xâm lược của quân Thanh trở thành mối đe dọa lớn cho đất nước chúng ta.
Nhà Thanh huy động một lực lượng bộ binh gồm 20 vạn (* = 200 000) quân chiến đấu và hàng chục vạn quân vận chuyển phục dịch, do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị làm thống soái. Vua Càn Long nhà Thanh ra một bản chỉ dụ trực tiếp đề ra phương hướng chiến lược cho Tôn Sĩ Nghị nhằm lợi dụng những mâu thuẩn trong nước ta để thực hiện dã tâm xâm lược. Nhà Thanh còn dự định điều động một lực lượng thủy binh để khi cần thiết, sẽ vượt biên giới đánh thẳng vào Thuận Quảng hợp với bộ binh tiến công từ Bắc xuống. Quyết tâm xâm lược của kẻ thù rất lớn, âm mưu của chúng rất nguy hiểm.
Tháng 11 năm 1788, quân Thanh chia làm bốn đạo tiến vào nước ta. Theo tính toán chủ quan của Tôn Sĩ Nghị, nhà Thanh hủy bỏ kế hoạch điều động thủy binh đánh vào Thuận Quảng. Do đó, quân Thanh xâm lược nước ta chỉ có bộ binh.
- Đạo quân chủ lực do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, qua Lạng Sơn tiến xuống Thăng Long.
- Đạo quân thứ hai do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy, qua Cao Bằng tiến xuống.
- Đạo quân thứ ba do đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy, qua Tuyên Quang tiến xuống.
- Đạo quân thứ tư theo đường Yên Quảng (Quảng Ninh) tiến vào.
Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc bấy giờ do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy, chỉ khoảng một vài vạn quân. Trước cuộc xâm lược ồ ạt và đại qui mô của quân Thanh, các đồn ải biên giới bị thất thủ. Trong nước, bọn phong kiến lại nổi dậy tiếp tay cho bọn xâm lược.
Trong tình hình bất lợi đó, Ngô Văn Sở theo chủ trương sáng suốt của Ngô Thì Nhậm, quyết định tổ chức cuộc rút lui chủ động để bảo toàn lực lượng.
Ngô Thì Nhậm vốn là quan của họ Trịnh (làm đến Thị Lang) nhưng là một sĩ phu yêu nước hiểu biết đâu là chính nghĩa nên đã sớm tham gia phong trào Tây Sơn. Ông được Nguyễn Huệ tin cậy, giao cho trọng trách cùng với Ngô Văn Sở lo liệu công việc Bắc Hà. Chủ trương rút lui của ông được tóm tắt trong câu nói "nay ta bảo toàn lấy quân lực mà rút lui không bỏ mất một mũi tên. Cho chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi chúng đi…"
Nguyễn Huệ đánh giá cao chủ trương đó của Ngô Thì Nhậm: "Các ông đã biết nhịn nhục để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra ngăn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng. Kế ấy là rất đúng".
Quân Tây Sơn được lịnh tụ tập về Thăng Long. Tại đây, quân ta tổ chức một cuộc duyệt binh lớn bên bờ sông Hồng rồi rút lui theo kế hoạch đã định. Thủy binh đóng giữ vùng Biện Sơn (Thanh Hóa), bộ binh chiếm lĩnh miền núi Tam Điệp (Ninh Bình) lập thành một phòng tuyến vững chắc.
Trước khi rút lui, quân Tây Sơn đã phá hủy cầu đường, cất giấu thuyền bè và bố trí những lực lượng kiềm chế trên đường tiến quân của địch. Vì vậy, đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị từ biên giới phải mất 20 ngày mới đến Thăng Long và trên đường bị chặn đánh nhiều nơi.
Ngày 17 tháng 12, quân Thanh chiếm đóng thành Thăng Long. Thu được thắng lợi tương đối dễ dàng. Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất khinh địch và ngạo mạn. Hắn ra lệnh cho quân sĩ tạm thời nghỉ ngơi để chuẩn bị ăn Tết Nguyên Đán và chuẩn bị sang xuân sẽ tiếp tục tiến công.
Hắn đóng đại bản doanh ở cung Tây Long (phía Đông Nam Thăng Long) và bố trí lực lượng thành thế phòng ngự tạm thời.
Đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị đóng doanh trại ở hai bên bờ sông Hồng, giữa có cầu phao qua lại.
Phía Nam Thăng Long, hắn bố trí một hệ thống phòng ngự gồm nhiều đồn lũy mà cứ điểm then chốt là đồn Ngọc Hồi (Thường Tín, Hà Tây). Đạo quân Sầm Nghi Đống ở Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội), bảo vệ mặt Tây Nam thành Thăng Long. Đạo quân Ô Đại Kinh đóng ở Sơn Tây, đạo quân thứ tư đóng ở Hải Dương.
Kinh thành Thăng Long và một phần đất Bắc Hà đã bị quân giặc chiếm đóng. Tôn Sĩ Nghị buông lỏng cho quân lính mặc sức hoành hành, cướp bóc, hãm hiếp dân ta.
Bọn phong kiến trong nước cấu kết với bọn cướp nước. Bè lũ Lê Chiêu Thống bám gót quân Thanh, trở về Thăng Long. Hắn được vua Thanh phong làm An Nam quốc vương nhưng chỉ là một tên bù nhìn ươn hèn đốn mạt. Đối với quân thù thì bọn chúng quỳ lụy đến khốn nạn. Đối với dân trong nước thì chúng tàn nhẫn đến dã man. Dựa vào thế quân Thanh, chúng trả thù báo oán rất ti tiện và ra sức vơ vét thóc gạo, cướp bóc của cải để cung đốn cho hàng chục vạn quân xâm lược. Bộ mặt phản dân hại nước của bè lũ chúng đã lộ rõ.
Hằng ngày Lê Chiêu Thống đến chầu chực ở dinh Tôn Sĩ Nghị để nhận lịnh, mà thậm chí có lần hắn không thèm tiếp và đuổi về. Người dân Bắc Hà nói với nhau: "Nước Nam từ khi có đế vương đến nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như vậy".
Trước cảnh đất nước bị quân giặc dày xéo, dân Bắc Hà sôi sục căm hờn. Tất cả mọi người dân yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đều hướng về phía Tây Sơn và sẵn sàng tập hợp lại dưới lá cờ đại nghĩa của người anh hùng Nguyễn Huệ.
Trong lúc quân Thanh đang tự đắc, tự mãn với những thắng lợi bước đầu và mải mê chuẩn bị ăn Tết, thì quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ, chuẩn bị chờ đợi thời cơ, tận dụng mọi sơ hở của địch để nhanh chóng quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi."
(còn tiếp)