Đảng viên
18/5/10
2.293
82.523
113
+ Thủy Chiến tại Rạch Gầm, Xoài Mút:

Các sử gia hiện nay, khi viết về chiến thắng của Vua Quang Trung tại Rạch Gầm-Xoài Mút, đều thắc mắc về việc hành quân của Tây Sơn. Ngay khi nghe hung tin, đại quân Xiêm La gồm thủy bộ hơn 50 vạn và 300 tháp thuyền, đã chiếm gần hết các trấn tại Nam phần. Hiện thủy quân Xiêm đã tới trấn Ðịnh Tường. Trong lúc đó Long Nhưỡng tướng quân là Nguyễn Huệ còn ở tận Qui Nhơn. Vậy ngài đã cho thủy quân từ biển vào cửa Tiểu để tới Mỹ Tho hay là vào cửa Cần Giờ, rồi men theo dòng Vàm Cỏ Tây để tới Rạch Gầm Xoài Mút, tạo yếu tố bất ngờ, đối với quân Xiêm? Chuyện này đã không thấy các nhà sử học xưa đề cập tới, kể cả các tài liệu của quốc sử quán triều Nguyễn.

Nhưng về chiến tích của trận thủy chiến lịch sử, thì hiện nay vẫn còn đầy rẫy trên đất Ðịnh Tường cũng như trong kho tàng văn chương bình dân bản địa, qua các bài hát ru em, ca dao, tục ngữ... "

"Ầu ơ, Rạch Gầm-Xoài Mút tăm tăm
xế xuống chút nữa, là vàm Mỹ Tho
bần gie đóm đậu sáng ngời
Rạch Gầm-Xoài Mút muôn đời oai linh
Chẻ tre bện sáo cho dầy
Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp nhau
Hay: "gái Mỹ Tho mày tằm mắt phượng
Giặc đến nhà, chẳng vụng hươi đao... "


Ngày nay người dân sống ở rạch Bà Hào, kế rạch Gầm, vẫn thường hay kể những chuyện ma quỷ xuất hiện, vào những đêm mưa to gió lớn, mà họ quả quyết, đó là ma Xiêm, chưa được siêu thoát, dù cuộc chiến đã tàn hơn vài thế kỷ. Cũng ở vùng này, còn có một địa danh mang tên là "Nghĩa địa Xiêm’ vì có nhiều thuyền tháp bị chìm, hiện vẫn còn trơ các hàng cột ở Ðìa Ðôi (Ấp Hội), đầu cồn Phú Túc (Bến Tre). Ngoài ra còn nhiều quân dụng của lính Xiêm bỏ lại trận địa, được tìm thấy như súng thần công, gươm giáo, ấm, chén, nồi đồng... tại vàm Rạch Gầm.

Mùa thu năm 1785, vin vào cớ giúp Nguyễn Ánh đang bị quân Tây Sơn truy sát. Vua Xiêm Rama 1, cho 50 ngàn quân thủy bộ, tấn công VN bằng hai cánh quân. Lộ quân bộ chiến gồm 3 vạn, từ Nam Vang vào Nam Phần. Cánh thứ hai gồm 20 ngàn thủy quân, với 300 tháp thuyền. Cánh quân thủy này do hai người cháu của vua tên Chiêu Sương và Chiêu Tăng thống lãnh, theo đường biển, vào cửa Rạch Giá ngày 25-7-1785. Hai đạo quân Xiêm thế mạnh như chẻ tre, lần hồi chiếm hết các dinh trấn tại Nam phần như Kiên Giang, Trấn Giang, Ba Thắt, Trà Ôn, Măng Thít... và tới Ðịnh Tường. Bấy giờ đạo quân tinh nhuệ nhất của chúa Nguyễn Ánh ở Nam Phần đã bị tan vỡ vì chúa tướng là Châu Văn Tiếp tử thương, nên không còn ai có thể cản nổi quân Xiêm. Do đó, trên bộ cũng như dưới sông, quân Xiêm tới đâu, cũng cướp của giết người, hãm hiếp phụ nữ Việt, tiếng than oán vọng tận trời cao, thật là thảm tuyệt.

Tin dữ tới Phú Xuân, nên Long Nhưỡng tướng quân được lệnh, tức tốc đem quân thủy bộ từ Qui Nhơn vào Nam cứu viện. Lúc đó trời đang cuối đông, chỉ còn vài ngày nữa là đón Tết Giáp Thìn 1785. Ðể có thể tiêu diệt quân Xiêm đang trong thế mạnh và đông hơn quân ta, ông cho bày diệu kế, bằng lối mai phục rồi bất thần đánh úp tàu giặc đang neo đầy trên sông Mỹ Tho, giữa đọan Rạch Gầm-Xoài Mút. Ðồng thời dùng hỏa công trận, để thiêu rụi toàn bộ thủy quân Xiêm.

Mở đầu cuộc tấn công, quân Tây Sơn dùng cùi, lá và dầu dừa trộn chung với dầu mù u để làm bè lửa. Lại bày nghi binh kế, bằng cách lấy vỏ dừa khô rồi vẽ mặt người, đoạn kết thành bè, thả trôi lềnh bềnh gần chỗ thuyền giặc đậu. Chính diệu kế này, khiến cho quân Xiêm hoảng hốt, cứ ngỡ là quân Tây Sơn lặn đục thuyền, nên các tàu liên tiếp nhả đạn cho tới hết. Ðể nắm vững tình hình trận chiến, ông cho dựng hai chòi chỉ huy ở hai đầu sông, một tại Chùi Mong (đầu rạch Xoài Mút), còn chòi kia ở vàm Rạch Gầm. Hai chòi chỉ huy có nhiệm vu ban lệnh tấn công, khi thấy thuyền quân Xiêm lọt hết vào trận địa. Ngoài ra không muốn để cho một thuyền giặc nào còn sống sót, Nguyễn Huệ cho chẻ tre bện thành sáo dầy có cột đá hòn, để ngăn dòng Tiền Giang, tại Ấp Tây, thuộc xã Kim Sơn, ngược vàm Rạch Gầm khoảng 1 cây số.

Khi toàn bộ chiến thuyền của Quân Xiêm đã lọt vào khúc sông trận địa, do tín hiệu từ hai chòi chỉ huy cấp báo, lập tức ông ban lệnh tấn công. Lúc đó giữa sông thì lửa đốt, còn trên bờ dùng đại bác, tên và súng phóng lửa nhắm vào 300 tàu giặc mà bắn. Vì quá bất ngờ, nên hai đại tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng 300 tháp thuyền với 20.000 quân, trở tay không kịp, lớp thì chết cháy, phần khác bị quân Tây Sơn giết. Chiêu Sương cùng Chiêu Tăng và vài ngàn tàn quân may mắn lội được vào bờ, cùng với quân bộ chiến, dùng đường bộ chạy về Nam VanAg, rồi rút hết về Vọng Các, vì sợ quân Tây Sơn truy sát. Từ đó người Xiêm La bỏ mộng tranh bá đồ vương với Ðại Việt trên bán đảo Ðông Dương, đồng thời sợ người Việt hơn cọp.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.523
113
lndc nói:
Quỳnh Rùa nói:
Gia Long trả thù Tây Sơn
Năm 1802,sau khj chjếm đựơc kinh đô Phú xuân,một trong những việc làm đầu tiên của Gia long là làm lễ"HIẾN PHÙ",Tức là cho dẫn vua tôi Tây sơn đã bắt làm tù binh đến trứơc bàn thờ tổ tiên để báo cáo chjến thắng.
Vin vào tục lệ ngàn xưa ấy và nhằm uy hjếp vào tinh thần đông đảo quần chúng còn luyến tiếc phong trào"áo vải cờ đào". Gia Long đã hành hình vua quan Tây sơn còn sống sót và gia đình họ vô cùng dã man.
Giáo sĩ De la Bissachèrđ có viết về vụ trả thù ấy mà sau đây là bản dịch những nét chính:
"Vua Gia Long sau khi về kinh đô Đàng Trong và nghỉ ngơi tầm 2 tháng đã ra tay trừng phạt tù binh của mình.
Nguyên tôi có một môn đồ ra Huế gặp nhà vua để xin cho tôi một việc. Phái viên ấy đã xin đựơc ghi tên vào danh sách những ngừơi đựơc phép ra vào hoàng thành và có mặt ở đấy trong những ngày hành hình tù nhân Tây sơn,nên đã theo dõi vụ này từ đầu tới cuối và đã kể rằng:
trứơc hết bắt buộc vua Quang Toản tự mắt mình nhìn một hoạt cảnh gồm 5 hành động:
1. Phơi bày thi thể của bố mẹ Quang toảng và ngừơi thân cận nhất của nhà vua một cách nguyên xi như lúc vừa ở dứơi mộ lên chiều hôm trứơc.
2. Lắp lại thành từng bộ phận hoặc toàn thân hài cốt của Quang trung và bố mẹ Người để gây cảm xúc rùng rợn thương tâm.
3. Tập trung những hài cốt đã lắp cùng những hài cốt rời rạc vào một cái giỏ lớn.
4. Bắt buộc tất cả lính tráng và những ngừơi có mặt phải đi tiểu vào cái giỏ hài cốt ấy.
5. Giã nát tất cả hài cốt thành bột và bỏ vào cái giỏ khác đặt sát tận mắt vua Quang Toản để gây thêm đau khổ cho nhà vua.
Sau khi khủng bố tinh thần như vậy, Quang toản đựơc cho ăn tại chỗ một bữa cơm khá ngon rồi bịt miệng bằng giẻ rách,tất cả gia quyến nhà vua có mặt đều bị bịt mồm để ngăn cản họ khỏi kêu la chửi rủa.
Sau đó,ngừơi ta dẫn tới 4 con voi. Căng tay chân Quang toản ra và trói một tay hoặc một chân vảo một chân sau của voi. Rồi,cho 4 tựơng bjnh điều khjển vog về 4 hứơng để xé thân nhà vua thành 4mảnh. Từ 4 mảnh xác ấy ngừơi ta lột da,róc thịt,lấy xương để riêng một nơi. Còn da thịt thì chja làm 5phần bằng nhau đem phơi ở 5 chợ đông ngừơi nhất thành phố trên những cột rất cao để cho quạ,diều cắt bay tới rỉa xác trog qúa trình thịt thối rữa.
Thật vô cùng dã man
Sau vua Quang tỏan ,tới lựơt thái phó Trần Quang Diệu. Ông này nổi tiếng là ngứời có hiếu với mẹ hơn 80tuổi,nên đựơc Gia Long miễn cho hình voi xé nhưng cũng đựơc hửơng hình chặt đầu.
Nhưng con gái ông mới 15 tuổi,xinh đẹp dễ thương phải chịu hiǹh voi xé. Khi thấy một con voi ra quấn lấy mình,cô bé kêu lên vô cùng thê thảm"mẹ ơi! Cứu con với" -nhưng con ơi,- bà mẹ trả lời: con nên chết với bố mẹ hơn là sống với lũ lang sói kia.....lời nói ấy vừa chấm dứt thì con voi đưa vòi quấn lấy cô bé tung lên cao rùi cho rơi xuống đúng vào cặp ngà của nó...sau haj lần voi làm như thế thì cô bé chết.
Sau khi mục kích cái chết của chồng con,nữ tứơng BÙI THỊ XUÂN hiên ngang đi thẳng tới con voi thì có tiếng hô to: "quì xuống cho voi dễ nắm bắt" . Song bà không quỳ mà cứ ung dung tiến sát tới cạnh con voi. Thấy voi vẫn đứng yên,ngừơi quản tựơng phải thúc giục nó bằng nhiều cách nó mới chịu quấn bà tung lên như nó đã làm với con bà,tuy nhiên phải tung tới lần thứ ba thì bà mới tắc thở.
Người ta nói: " có lẽ khi nữ tứơng Bùi Thị Xuân hiên ngang đi tới,con voi đã nhận ra là một trong những ngừơi chủ của nó ."
Quá tàn nhẫn... :confused:, QT làm thì chỉ trả thù gia đình QT thôi chứ ta!

Thế nhưng việc quật lăng mộ Quang Trung lên là mộ thật hay mộ giả thì chưa ai biết chắc được. em tìm được tài liệu sau. Mời các bác đọc chơi.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.523
113
Những giả thuyết về lăng mộ Quang Trung và đôi điều phản biện
Phan Duy Kha đăng ngày 25/04/2010
[font="verdana,geneva"]Lăng mộ Quang Trung bị vua quan nhà Nguyễn quật phá vào tháng 11 Tân Dậu (1801), 6 tháng sau khi Nguyễn Anh lấy lại được Phú Xuân. Từ đó , lăng mộ của ông ở đâu, không một ai biết. Việc tìm lại được địa điểm lăng mộ của Quang Trung là sự quan tâm trăn trở của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu. Có người đã bỏ ra 15- 20 năm, thậm chí có người đã bỏ ra cả đời để theo đuổi một giả thuyết về lăng mộ Quang Trung, nhưng kết quả thì còn rất hạn chế. Theo thời gian, đã có nhiều giả thuyết được đặt ra , làm cơ sở cho việc tìm kiếm lăng mộ Quang Trung : lăng Ba Vành ở làng Cư Chánh giả thuyết của L.Cadiere và Nguyễn Thiêụ Lâu từ những năm 30 , 40 của thế kỷ trước ; cung điện Đan Dương, giả thuyết của Nguyễn Đắc Xuân từ những năm 1980 ; núi Ngọc Trản ( Hòn Chén) , theo một bài thơ của Ngô Thì Hoàng ; Khuân Sơn , theo một bài thơ của Lê Triệu , mới được phát hiện gần đây v.v. . .O đây chúng tôi chỉ phân tích về những giả thuyết được đầu tư nghiên cứư công phu nhất .
[/font]
[font="verdana,geneva"]1. Giả thuyết lăng Ba Vành của L.Cadiere- Nguyễn Thiệu Lâu- Trần Viết Điền :
[/font]

[font="verdana,geneva"]Lăng có ba vòng thành hình bầu dục lồng vào nhau , bao bọc lấy phần mộ, vì vậy dân gian gọi là lăng Ba Vành , thuộc địa phận làng Cư Chánh xã Thuỷ Bằng trên đồi Thiên An ngoại thành Huế . Sở dĩ lăng Ba Vành được người ta cho là lăng Quang Trung vì quy mô kiến trúc của lăng khá lớn . Các vòng thành có hình bầu dục , vòng thành ngoài cùng có kích thước : trục nhỏ 40 m , trục lớn đến 60m .
[/font]
[font="verdana,geneva"]Xưa nay , lăng mộ của các quan lại trong triều dù là quan nhất phẩm cũng không lớn như thế . Lăng kiến trúc theo kiểu thời Tây Sơn , các vật liệu được cho là từ thời Tây Sơn . Tuy nhiên , sau đó người ta tìm ra rằng , đây là lăng mộ của Hộ bộ kiêm Binh bộ Thượng thư Lê Quang Đại , một ông quan thời các chúa Nguyễn , mất vào năm 1746 ( trước khi Quang Trung mất tới 46 năm ! ) . Sự việc tưởng chừng như dừng lại ở đây . Tuy nhiên vẫn có những người kiên trì theo đuổi giả thuyết này đến cùng . Tiêu biểu trong số những người này là ông Trần Viết Điền, một nhà nghiên cứu Huế .Ông Điền đã kế thừa những kết quả của L. Cadiere , Nguyễn Thiệu Lâu trước đây . Và trong hơn 20 năm , từ 1986 tới nay , ông đã có những bước tiến mới trong việc khẳng định lăng Ba Vành là lăng mộ Quang Trung. Luận chứng của Trần Viết Điền có thể tóm tắt trong 5 điểm : [/font]
[font="verdana,geneva"]1 - Lăng Ba Vành không phải là lăng Lê Quang Đại . Mộ Lê Quang Đại nằm trong khuôn viên miếu Khai canh làng Xuân Hoà chứ không phải ở lăng Ba Vành .[/font]
[font="verdana,geneva"]2 - Toà Khâm sứ Pháp đã làm giả hồ sơ để hợp thức hoá chủ nhân của lăng Ba Vành là Lê Quang Đại .
[/font]
[font="verdana,geneva"]3- Kiểu thức , mô típ trang trí , quy mô kiến trúc của lăng Ba Vành đủ để kết luận là lăng mộ của một nhà vua . Chứ một vị quan lại ( dù là nhất phẩm) cũng không thể có quy mô, kiểu thức như thế .[/font]

[font="verdana,geneva"]4 -Vật liệu xây dựng lăng giống như ở Giao Đàn - Văn Miếu và một số công trình kiến trúc thời Tây Sơn ở Huế .
[/font]
[font="verdana,geneva"]5- Gia Long sau khi đã đào lấy hài cốt vua Quang Trung để “trừng trị” , đã không san thành bình địa lăng này để lấy làm bằng chứng tố cáo về “ tội” của Tây Sơn.
[/font]
[font="verdana,geneva"]Chúng tôi không có tham vọng góp ý về tất cả các điểm trong luận chứng của Trần Viết Điền , chỉ xin góp mấy ý kiến nhỏ : Đầu tiên trong luận điểm điểm thứ 2, ông cho rằng : Toà Khâm sứ Pháp đã làm giả hồ sơ để hợp thức hoá chủ nhân của lăng Ba Vành là Lê Quang Đại . Y kiến đó rất khó thuyết phục. Vì động cơ gì mà nhà cầm quyền Pháp lại làm như thế , họ có liên quan gì ở đây ? Mặt khác, trong một kết quả sưu tầm trước đây của L.Ca diere , đã từng công bố một đoạn trong gia phả họ Lê ghi về Lê Quang Đại : “ Đời thứ 3. Con của Tham nghị, Chánh dinh Hộ bộ kiêm Binh bộ tặng Tá lý công thần đặc tấn Trụ quốc Kim tử Vinh lộc Đại phu Chánh trị Thượng khanh ý Đức hầu Lê quý công , mộ gọi là Ba Vành ở làng Cư Chánh “ ( Trích bài của Bửu Kế- được dẫn lại trong Nguyễn Huệ- Phú Xuân , NXB Thuận Hoá 1986) . Dù sao thì gia phả họ Lê ghi chép về Lê Quang Đại cũng đáng tin cậy hơn so với gia phả họ Nguyễn của Nguyễn Cư Trinh , con rể của Lê Quang Đại mà ông Điền đã trích dẫn có ghi rằng : mộ Lê Quang Đại trong khuôn viên miếu Khai canh làng Xuân Hoà .
[/font]
[font="verdana,geneva"]Về điểm thứ 3 của luận chứng , kiểu thức ,mô típ trang trí , quy mô kiến trúc của lăng đủ điều kiện để kết luận đây là lăng của một vị vua . Điều này chúng tôi vẫn thấy chưa đủ . Từ các dẫn chứng của L.Cadiere - Nguyễn Thiệu Lâu trước đây cho đến Trần Viết Điền hiện nay , chúng ta thấy các ông vẫn chưa làm rõ quy mô, kiểu thức của một lăng vua . Điều kiện cần và đủ của một lăng vua là phải có lăng ( mộ) và tẩm ( thờ) . Lăng vua không thể chỉ có một ngôi mộ độc lập dù ngôi mộ đó có quy mô to lớn . Để tạo thành một ngôi lăng vua phải có hệ thống lầu ,các, miếu thờ , làm nơi bày các đồ thờ cúng nhà vua , các đồ đạc nhà vua thường dùng lúc sinh thời ( ý nghĩa như một nhà lưu niệm ) . Đó là những công trình cần phải có, để cho các quan lại tổ chức nghi lễ thờ cúng vua vào những ngày “huý nhật”,kể cả nhà ở cho những người trông nom . Những công trình đó , đến nay không thể còn , nhưng nếu có thì phải còn dấu tích nền móng . Trong các công trình nghiên cứu về lăng Ba Vành , chúng ta chưa thấy một ai đề cập đến vấn đề này . Mà nếu không có thì không thể kết luận đây là lăng vua được . Trong công trình của ông Trần Viết Điền , có nhắc đến một căn hầm có nắp đậy là môt phiến đá , nằm giữa vòng thành thứ hai và thứ ba ,và ông cho rằng đây là nơi chứa các đồ thờ và đồ tuỳ thân của chủ nhân ngôi lăng, là không có lý. Đồ thờ và đồ tuỳ thân của vua phải được để ( trưng bày) trong miếu thờ , tẩm thờ , chứ sao lại có thể để trong hầm ở dưới đất, chẳng mấy chốc mà hỏng vì ẩm ướt .Trong luận điểm của ông Trần Viết Điền có nhắc tới một cái hồ bán nguyệt (Tân nguyệt trì) và ông cho rằng chiếc hồ này có hình chữ nguyệt ( ),kết hợp với bữu thành hình chữ nhật ( ), để tạo thành chữ minh ( ),ý nói người nằm trong lăng là một minh quân, đây chỉ là một tưởng tượng đi quá xa thực tế và không có cơ sở .
[/font]
[font="verdana,geneva"]Tóm lại , những luận chứng của ông Trần Viết Điền để chứng minh rằng lăng Ba Vành chính là lăng vua Quang Trung là chưa đủ sức thuyết phục . Dù sao chúng ta cũng rất trân trọng công phu của ông ( và cả nhóm của ông) đã bỏ ra trong 20 năm nay , kiên trì , bền bỉ theo đuổi giả thuyết này . Chúng ta mong chờ ở luận thuyết của ông những phát hiện mới , với những chứng lý có sức thuyết phục hơn . [/font]
[font="verdana,geneva"](còn tiếp)[/font]
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.523
113
[font="verdana,geneva"]2- Giả thuyết về lăng Đan Dương của Nguyễn Đắc Xuân :
[/font]

[font="verdana,geneva"]Cách làm việc của ông Nguyễn Đắc Xuân có phần khoa học hơn . Trước hết ông tìm trong thư tịch của những người cùng thời có ghi về lăng Quang Trung. Và ông đã tìm ra những đoạn ghi chép đăc biệt của Ngô Thì Nhậm , Phan Huy Ich là các đại thần của Quang Trung . Trong văn thơ của Ngô Thì Nhậm , ông Xuân đã tìm được một dòng quan trọng ghi: “ Cung địen Đan Dương là Sơn lăng phụng chứa bảo y Tiên hoàng ta” , và trong văn thơ Phan Huy Ich , ông cũng tìm thấy một lời chú rằng : Phan Huy Ich trong những lúc đến chờ để được vào gặp Bùi Đắc Tuyên, “ Lúc bấy giờ bọn tiểu giám giữ Lăng thường đến hầu rượu”. Chúng ta biết rằng, dinh Bùi Đắc Tuyên đóng ở chùa Thiền Lâm ( ông Bùi lấy chùa làm dinh ở). Và như vậy thì lăng Quang Trung tức Đan Dương lăng phải ở gần chùa Thiền Lâm. Nguyễn Đắc Xuân qua tìm tòi trong thư tịch đã chứng minh được rằng chùa Thiền Lâm và Cung điện Đan Dương lúc bấy giờ ở gần nhau , và toạ lạc vào phạm vi khu vực gò Bình An( khu vực có đường Điện Biên Phủ cắt qua ngày nay).
[/font]
[font="verdana,geneva"]Qua tìm hiểu, nghiên cứu và cả khai quật thực địa , nhóm Nguyễn Đắc Xuân đã xác định được vị trí Huyền cung ( nơi đặt quan tài) của vua Quang Trung toạ lạc ở khu vực nay là nhà ở của căn hộ ông Nguyễn Hữu Oánh, bà Nguyễn Thị Liên, có địa chỉ cụ thể 63/ 13/ 12A Điện Biên Phủ (Theo kết quả khai quật thám sat ngày 17.12.1988 ). Phát hiện của Nguyễn Đắc Xuân đã gây bất ngờ lớn trong dư luận những năm 1980 -1990 .Những luận chứng của Nguyễn Đắc Xuân và quá trình tìm tòi của nhóm ông đã được ghi lại trong cuốn Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung (Viện Sử học ,1992 ) .Mới đây ,ông lại cho xuất bản cuốn: Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương-Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung (NXB Thuận Hoá , Huế 2007 ) , với nội dung phong phú hơn . Nhiều người đã tưởng rằng, chúng ta đã tìm được địa điểm lăng mộ Quang Trung , trả lời được câu hỏi bức xúc của giới nghiên cứu đặt ra từ hàng trăm năm nay. Tuy nhiên , càng nghiên cứu kỹ thì chúng ta càng thấy , dường như không phải , lăng Quang Trung không thể ở đây .
[/font]
[font="verdana,geneva"]Đã là lăng mộ (nhất lại là lăng mộ nhà vua) thì càng phải ở nơi tôn nghiêm , tĩnh lặng .Việc phát hiện ra ở khu vực này có nhiều “mả loạn”, “giếng loạn”, chứng tỏ rằng từ trước ở đây đã có rất nhiều người sinh sống. (một cái giếng có thể cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt cho vài ba hộ). Từ “loạn” có thể liên quan đến một giai đoạn xã hội có nhiều biến động, không ổn định . Ông Nguyễn Đắc Xuân cho rằng, đó là chỉ vào thời kỳ Tây Sơn. Chúng ta tạm đồng tình như thế (thực ra thì từ loạn liên quan đến một cuộc nổi dậy thì chính xác hơn). Nhưng, là lăng mộ của nhà vua thì người ta không bao giờ chọn ở một khu vực đông dân cư. Còn nếu trước đây đã có một ít dân cư thì trước khi đặt lăng mộ, số dân cư này cũng phải di dời đi nơi khác. Các công trình phục vụ dân sinh (nếu có , như giếng nước chẳng hạn) cũng phải san phẳng đi, để theo quy hoạch của một lăng mộ. Vậy nhưng , ở đây, ngay sau nhà ông Oánh, được cho là nơi đặt Huyền cung của Quang Trung , gần đây vẫn còn một “ giếng loạn” . Giếng đóng vai trò gì ở khu vực gần Huyền cung ? Mặt khác , trong khu vực này có rất nhiều “ mả loạn”, thậm chí , có người khi làm nhà , còn phát hiện được 27 bộ hài cốt xếp chồng lên nhau . Từ thực tế ấy, chúng tôi cho rằng , ở khu vực này trước đây từng có một đơn vị quân nổi dậy đồn trú và sau đó đã bị tiêu diệt .Vì vậy mà ở đây mới gặp nhiều hài cốt , được gọi là “mả loạn” như thế,có nhiều hài cốt được táng tập thể như thế. Còn có phải là quân Tây Sơn như Nguyễn Đắc Xuân phỏng đoán hay không thì không có căn cứ khẳng định . Mà dù những “mả loan” này là của quân Tây Sơn thì cũng không thể dựa vào đó mà kết luận ở đây có lăng Quang Trung.
[/font]
[font="verdana,geneva"]Việc ở đây có nhiều hòn đá tảng ( kích thước 0,45x 0,45 , đá kê chân cột) nhiều đống vôi vữa cũ vun ở bờ rào phía sau chùa Vạn Phúc, chứng tỏ khu vực này trước đây từng có công trình kiến trúc (cung điện , đền chùa). Điều đó cũng không lấy gì làm căn cứ để chứng minh rằng trước đây đã từng là lăng Quang Trung
[/font]
[font="verdana,geneva"]Điều làm cho ông Nguyễn Đắc Xuân (và nhóm nghiên cứu của ông) tin nhất, đó là bốn tấm đá lớn và một đường hầm phía trước nhà ông Oánh .Vào năm 1925, bố ông Oánh trong khi làm nhà có đào được 4 tấm đá có kích thước 2,7x 0,67 m dày 3,5 cm ; được ông Xuân cho là 4 tấm đá bọc quan tài. Nhưng, nếu dùng để bọc quan tài thì chiều dài các tấm đá đó chỉ 2,1-2,3m chứ cần gì phải đến 2,7m , thừa ra như thế để làm gì ? Và nếu đá bọc quan tài, sao không có hai tấm đá vuông ở hai đầu .Bởi vì , so với các tấm đá dài 2,7m thì hai tấm đá vuông có kích thước khoảng 0,7x 0,7m (để phù hợp với chiều rộng của 4 tấm dài ) sẽ rất tiện sử dụng ( ví dụ làm mặt bàn ăn gia đình chẳng hạn ). Nếu có hai tấm đá vuông đó thì người ta sẽ sử dụng , và sẽ còn lại đến ngày nay. Mà dù có đem cho ai , tặng ai, người ta vẫn còn nhớ (như đối với trường hợp với 4 tấm đá dài đã nói ở trên). Mặt khác , nếu dùng để bọc quan tài thì các tấm đá đó phải có “ lỗ”hay “ mộng” để lắp ghép với nhau và lắp ghép với tấm đá vuông , chứ không thể là tấm đá bình thường như mặt phản được .
[/font]
[font="verdana,geneva"]Đối với đường hầm mà ông Nguyễn Đắc Xuân cho rằng đây là “ Huyền cung” (nơi đặt quan tài) của vua Quang Trung cũng không có căn cứ . Trong khi các tấm đá được cho là dùng để bọc quan tài chỉ có độ dài là 2,7m , vậy mà cái đường hầm này đào theo chiều dọc đến trên 3m , vẫn chưa thấy đầu và cuối. Sao kích thước “ Huyền cung” lại không phù hợp với độ dài của tấm đá bọc quan tài ?
[/font]
[font="verdana,geneva"]Tóm lại , việc chứng minh ở đây có nhiều “ giếng loạn”,“ mả loạn” thì cũng không thể chứng minh rằng, lăng Quang Trung đã từng ở nơi này. Tất nhiên, trong việc đề ra các giả thuyết khoa học, cần phải có đầu óc tưởng tượng. Nhưng những tưởng tượng này là quá xa thực tế .
[/font]
[font="verdana,geneva"]Mặt khác ,khu vực gò Bình An, nơi Nguyễn Đắc Xuân cho rằng có lăng mộ của Quang Trung nằm rất gần trung tâm Kinh đô Phú Xuân (gần như đối diện qua sông Hương). Tháng 5 Tân Dậu (1801) sau khi chiếm được Phú Xuân, lăng Quang Trung (nếu ở gò Bình An) sẽ như một cái gai chọc vào mắt Gia Long. Có lẽ nào Gia Long lại để cho “cái gai” đó tồn tại đến 6 tháng trời, ngày ngày chọc vào mắt mình ? Chúng tôi cho rằng, lăng Quang Trung phải ở một địa điểm nào đó ,ở ngoại vi thành phố Huế, một vị trí khuất nẻo, nằm trong vùng tranh chấp giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn. Mãi đến tháng 11 Tân Dậu (1801), sau khi bình định được toàn bộ vùng ngoại vi Kinh thành, Gia Long mới có điều kiện quật phá lăng mộ Quang Trung. Cùng với việc quật phá lăng mộ Quang Trung, Gia Long còn ra thông cáo cho thiên hạ biết về việc khôi phục lại Kinh đô cũ (Đại Nam thực lục chính biên -Nxb Giáo dục .2004 - Tập 1 .Trang 473 ).Như vậy ta có thể thấy, việc chiếm được Kinh đô Phú Xuân vào ngày 3-5 Tân Dậu ,nhưng việc bình định được toàn bộ Kinh thành, kể cả vùng ngoại vi phải 6 tháng sau đó (tức tháng 11 Tân Dậu). Với suy luận trên ,chúng ta có thể ước đoán, lăng Quang Trung phải ở ngoại vi phía Nam Kinh thành và cách trung tâm Kinh đô khoảng từ 10 -20 km; không loại trừ khả năng có thể ở khu vực núi Kim Phụng (nơi có lăng mộ Phạm Hoàng hậu ,mât trước Quang Trung 1 năm ) hay khu vực đồi Thiên An, nơi có lăng Ba Vành, nằm trong vành đai đó hay là núi Ngọc Trản (Hòn Chén), như trong bài thơ của Ngô Thì Hoàng . . .
[/font]
[font="verdana,geneva"]Giả thuyết về lăng mộ Quang Trung ở Bình Thuận
[/font]

[font="verdana,geneva"]Gần đây trên báo Bình Định điện tử có bài viết : “Người 16 năm theo đuổi một giả thuyết” (Cập nhật ngày 18-2-2008 ) cho biết ,có cô giáo tên là Võ Thị Minh Liêm suốt 16 năm trời tìm tòi tư liệu khảo sát thực địa để chứng minh rằng lăng mộ Quang Trung ở vùng Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận). Theo giả thuyết của Minh Liêm thì ,sau khi Quang Trung mất, Hoàng hậu Ngọc Hân đã bàn bạc với các tướng thân cận đưa di hài chồng mình vào chôn ở Bình Thuận nhằm tránh việc triều Nguyễn trả thù . Giả thuyết này rât khó có thể chấp nhận . Bởi vì trước khi Quang Trung mất ,cả vùng Bình Khang, Bình Thuận đã thuộc về nhà Nguyễn .Đại Nam liệt truyện (q. 30 ) viết : “ Từ đấy bệnh chuyển nặng lên ,bèn triệu Trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Quang Diệu để bàn việc dời kinh đô đến Nghệ An .Việc bàn ấy chưa nhất định thì khi ấy Thế tổ ta (tức Nguyễn ánh ) đã lấy được Gia Định ,thu phục lại Bình Khang, Bình Thuận, Diên Khánh ,thanh thế lừng lẫy lên . Huệ nghe thấy lo buồn ,bệnh càng nặng thêm . . .Ngày 29-9, Huệ chết ”. Mặt khác, khi Quang Trung mất (1792) Đường thuỷ ,đường bộ từ Phú Xuân vào Bình Thuận đều trắc trở .Đất Quy Nhơn - Bình Định thuộc phạm vi kiểm soát của Nguyễn Nhạc. Triều đình Nguyễn Nhạc và triều đình Quang Toản bất hoà. Nguyễn Nhạc muốn ra Phú Xuân viếng tang, mới đi đến Quảng Ngãi đã bị quân của Quang Toản chặn lại ,vậy thì quan tài Quang Trung làm sao có thể đi qua Quy Nhơn ? Đường thuỷ thì cửa biển Thị Nại đang bị Nguyễn ánh chiếm đóng , phong toả .Xem như thế thì việc đem thi hài vua Quang Trung vào chôn ở Bình Thuận là không thể có được .Không ai dại dột đưa thi hài vị Hoàng đế của mình vào chôn ở vùng đất đang tranh chấp , huống chi đây đã là đất của kẻ thù . Giả thuyết lăng mộ Quang Trung ở Bình Thuận là không có cơ sở .
[/font]
[font="verdana,geneva"]3- Tạm kết
[/font]

[font="verdana,geneva"]Qua những giả thuyết được dư luận quan tâm , được nghiên cứư công phu nhất, chúng ta thấy rằng vẫn chưa đủ thuyết phục để chứng minh rằng , đây là địa điểm lăng vua Quang Trung, chứ không phải ở nơi nào khác . Đối với các công trình nghiên cứu khoa học , chúng ta cần phải hết sức khách quan . Chúng ta rất cảm phục tinh thần tìm tòi nghiên cứu của các tác gỉa và các nhóm nghiên cứu, nhưng không thể lấy tình cảm mà thay cho căn cứ khoa học được . Chúng tôi viết bài này không có ý “dội gáo nước lạnh” vào nhiệt tình của các nhóm tác giả, mà chỉ góp một cái nhìn phản biện, mong rằng các công trình được hoàn thiện hơn , có những chứng lý thuyết phục hơn . Và cũng mong rằng, sẽ được đọc những công trình khác , được thấy những hướng đi khác trên con đường tìm kiếm lăng mộ Quang Trung .
[/font]
[font="verdana,geneva"]Phan Duy Kha [/font]

Nguồn: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=4738&PHPSESSID=03eba64fd61c9cd86e8afa18255f50be
 
1/4/07
21.905
16.707
113
0913168658
Bận mấy hôm, nay đọc lại đã lên không biết bao nhiêu trang.
Cám ơn bác đã bỏ nhiều công sức.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.523
113
Nguyên nhân thất bại của nhà TÂY SƠN

Với sự xuất sắc của nhà lãnh đạo, tài năng của các tướng lĩnh và sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, Tây Sơn đã tiêu diệt rất nhiều kẻ thù. Đặc biệt dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, đó là đội quân bách chiến bách thắng[43][/sup]. Vậy vì sao đội quân đó không thể triệt tiêu hoàn toàn lực lượng tàn dư của Nguyễn Ánh để gây thành hậu họa sau này?
Theo Giáo sư Nguyễn Phan Quang thì[44][/sup]:
  1. Thứ nhất, họ Nguyễn lúc ấy không được lòng dân chúng nhưng lại có được sự ủng hộ của một bộ phận lớn các địa chủ tại Nam Bộ. Do đó, khi lực lượng bố phòng của Tây Sơn ở lại không đủ mạnh, họ Nguyễn nhanh chóng lấy lại vùng này[44][/sup].
  2. Thứ hai, các nhà lãnh đạo Tây Sơn đã từng có thời điểm đánh giá chưa đúng thực lực của Nguyễn Ánh. Sau khi nghe tin Ánh giết tướng Đỗ Thanh Nhơn (Nhân) vì uy tín của Nhơn có phần lấn át Ánh, Nguyễn Nhạc cho rằng tướng soái của Nguyễn Ánh không có ai đáng ngại nữa. Sau này, khi đánh bật được Ánh ra khỏi lãnh thổ, nhất là sau khi chớp nhoáng đập tan quân Xiêm, sự đánh giá ấy càng trở nên chủ quan hơn[44][/sup].
  3. Thứ ba là sự chia rẽ trong nội bộ anh em Tây Sơn giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Chính cuộc xung đột năm 1787 đã tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh trở về lấy lại Gia Định. Lực lượng Tây Sơn ở đây đơn độc tại Nam Bộ không được sự tiếp viện cần thiết từ phía bắc nên đã không thể giữ được đất này. Sau khi cuộc xung đột của hai anh em chấm dứt, Nguyễn Huệ lại bộn bề với những biến cố tại Bắc Hà, Nguyễn Nhạc thì đã suy yếu lực lượng và suy nhược về tinh thần, không còn khả năng một mình tiến hành Nam chinh nữa. Cái chết của Nguyễn Lữ dù không ảnh hưởng quá nhiều đến nhà Tây Sơn (vì ảnh hưởng của ông cũng là ít nhất trong ba người) nhưng có lẽ càng khiến tinh thần Nam chinh của Nguyễn Nhạc thêm mòn đi. Điều đó lý giải vì sao Nguyễn Ánh có thể chắc chân tại Nam Bộ tạo cơ sở cho ông Bắc tiến sau này[44][/sup].
Cùng với các nguyên nhân trên, còn những nguyên nhân khác dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tây Sơn khiến lực lượng của Nguyễn Ánh chiến thắng lập nên nhà Nguyễn:
  • Cái chết quá sớm của vua Quang Trung, người làm nên gần như tất cả các thành tựu của nhà Tây Sơn kể từ năm 1777, mà không có người thay thế xứng đáng. Quang Toản quá nhỏ không có đủ uy tín và sự cứng cỏi nên không thể giành được sự ủng hộ của người dân ở Bắc Hà, mảnh đất vừa chính thức về tay nhà Tây Sơn không lâu. Việc sau này, lúc bị quân Nguyễn Ánh bắt, anh Toản là Quang Thùy đã tự vẫn nhưng Toản không dám chết cùng chứng tỏ Toản không bằng Đoan Nam vương Trịnh Tông.
  • Sự xung đột nghiêm trọng của hàng ngũ tướng lĩnh Tây Sơn. Tây Sơn có nhiều tướng tài, nhưng sau khi người lãnh đạo tối cao Nguyễn Huệ qua đời, dường như không ai chịu ai. Các tướng giỏi, ngoài Ngô Văn Sở, Lê Trung bị giết, còn có Ngô Thì Nhậm phải lánh đi ở ẩn và nguy hại hơn là Lê Chất chạy sang đầu hàng Nguyễn Ánh. Thực ra, việc ấu chúa lên ngôi mà triều đình vẫn phải thực hiện di mệnh đánh dẹp không phải là nhiệm vụ không thể thực hiện được, như trường hợp của vua Thuận Trị (Phúc Lâm) nhà Thanh. Khi Hoàng Thái Cực mất, Phúc Lâm còn nhỏ (và sau chết yểu) nhưng nhà Thanh vẫn tiến vào trung nguyên, hoàn thành việc chiếm Trung Quốc, diệt nhà MinhLý Tự Thành. Công việc nhờ vào tay nhiếp chính Đa Nhĩ Cổn. Bởi các tướng Tây Sơn không thể làm được như Chu công nhà Chu, lại bị người Pháp từ bên ngoài can thiệp giúp sức cho Nguyễn Ánh nên nhà Tây Sơn càng nhanh chóng sụp đổ.
  • Một nguyên nhân khác, dù không phải là quan trọng nhất nhưng không thể không nói đến. Đó là lòng kiên trì kèm thêm may mắn của Nguyễn Ánh. Rõ ràng Ánh đã gặp may khi nhiều lần thoát nạn trước sự truy đuổi của Tây Sơn. Nhưng phải thừa nhận ông cũng là một người có lòng dũng cảm và ý chí bền bỉ không sờn, dù bị thua hết lần này đến lần khác, gặp rất nhiều hiểm nguy. Có thể nói tài năng quân sự của ông không bằng Nguyễn Huệ nhưng sau khi Nguyễn Huệ chết, không còn ai là đối thủ của ông. Có ý kiến nuối tiếc cho sự ra đi sớm của Nguyễn Huệ cho rằng việc Nguyễn Ánh "có số mệnh dài hơn và chết sau Nguyễn Huệ" là một nhân tố giúp ông giành thắng lợi sau cùng.
Theo Cao Tự Thanh, với việc tàn phá Cù lao Phố, sát hại hàng loạt người Hoa (vốn khá đông đảo ở Nam Bộ) nên theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh thì trong suốt hơn 10 năm Tây Sơn vẫn không được đông đảo nhân dân miền Nam ủng hộ[45][/sup]. Tuy nhiên, đây là ý kiến trên cơ sở các tài liệu của sử sách nhà Nguyễn, triều đại đối địch với nhà Tây Sơn. Theo ý kiến của một nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại là Georges Dutton[46][/sup] sự khốn khổ của người dân trong thời nội chiến là tình trạng chung, ở các vùng miền, dưới các chính thể khác nhau - bất kể là Tây Sơn hay Nguyễn - trong những thời điểm nhất định[47][/sup]:
"...Những người dân đang sống dưới quyền kiểm soát chính trị của chính thế lực nhà Nguyễn ở sâu trong miền nam ... mong đợi được giải thoát khỏi họ. Đến cả Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc), ủng hộ viên người Âu nhiệt tình nhất của Nguyễn Ánh, vào năm 1791, cũng đề cập đến điều này, khi ông viết về tình cảnh ngày càng không chịu đựng nổi của những người dân Việt sống trong vùng nhà Nguyễn kiểm soát" "... sau đó (khi họ Nguyễn lại kiểm soát Nam Bộ), hoàn cảnh sống của người dân dưới chính thể nhà Nguyễn vẫn chẳng hề được cải thiện; điều này được mô tả trong thư của một nhà truyền giáo người Pháp khác, rằng "hai năm vừa qua, mọi người đều phải đi làm việc công ích, và [người ta] không bận tâm với bất kì điều gì khác ngoài việc tìm cách để sống sót, đau khổ đã trở nên đến cực điểm". Cũng theo Georges Dutton thì "việc hào quang hóa phong trào Tây Sơn trong trí tưởng tượng của dân chúng vào thế kỷ 19... Khả năng cách nhìn ưu ái dành cho phong trào và chính thể Tây Sơn có thể là sản phẩm của mối ác cảm dân chúng dành cho nhà Nguyễn, cũng nhiều bằng khả năng đó chính là ký ức tập thể thật sự về nhà Tây Sơn"[48][/sup].
Dù sao đi nữa, tên tuổi Tây Sơn còn ghi mãi trong lịch sử, dù đây là một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_T%C3%A2y_S%C6%A1n#Nguy.C3.AAn_nh.C3.A2n_th.E1.BA.A5t_b.E1.BA.A1i
 
Hạng C
19/5/08
546
208
43
Tuy Hòa
Quỳnh Rùa nói:
Theo Cao Tự Thanh, với việc tàn phá Cù lao Phố, sát hại hàng loạt người Hoa (vốn khá đông đảo ở Nam Bộ) nên theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh thì trong suốt hơn 10 năm Tây Sơn vẫn không được đông đảo nhân dân miền Nam ủng hộ[45]. Tuy nhiên, đây là ý kiến trên cơ sở các tài liệu của sử sách nhà Nguyễn, triều đại đối địch với nhà Tây Sơn.
Vậy việc Tây Sơn tàn sát ở Cù Lao Phố là như thế nào hả bác Quỳnh Rùa?
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.523
113
lndc nói:
Quỳnh Rùa nói:
Theo Cao Tự Thanh, với việc tàn phá Cù lao Phố, sát hại hàng loạt người Hoa (vốn khá đông đảo ở Nam Bộ) nên theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh thì trong suốt hơn 10 năm Tây Sơn vẫn không được đông đảo nhân dân miền Nam ủng hộ[45]. Tuy nhiên, đây là ý kiến trên cơ sở các tài liệu của sử sách nhà Nguyễn, triều đại đối địch với nhà Tây Sơn.
Vậy việc Tây Sơn tàn sát ở Cù Lao Phố là như thế nào hả bác Quỳnh Rùa?
Tàn phá Nam Bộ

Sử sách nhà Nguyễn đối địch với nhà Tây Sơn ghi lại việc tàn phá vùng Nam Bộ của Tây Sơn trong những cuộc chinh chiến. Sách Lịch sử Gia Định-Sài Gòn trước 1802 dẫn lại từ Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, 1 viên quan của nhà Nguyễn năm 1820, 38 năm sau cuộc tàn sát người Hoa ở Gia Định của quân Tây Sơn[13] ghi lại việc quân Tây Sơn làm trong những lần nam tiến:
"Năm 1776 khi mới tiến vào Gia Định thì quân Tây Sơn đã tàn phá Cù lao Phố, một vùng thương mại sầm uất bậc nhất xứ Đàng Trong. Họ dỡ phòng ốc gạch, ngói đem hết về Quy Nhơn khiến dân cư bỏ chạy lưu tán khắp nơi. Năm 1778 khi chúa Nguyễn đã giành lại được Cù lao Phố thì kiểm điểm lại, dân cư còn chưa tới 1% lúc trước"[14]. "Từ Bến Nghé tới Sài Gòn xác chết ngổn ngang, vứt cả xuống sông, nước không chảy được, hai ba tháng sau dân cũng không dám ăn tôm, ... mọi người đều khổ sở". Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_T%C3%A2y_S%C6%A1n#Nguy.C3.AAn_nh.C3.A2n_th.E1.BA.A5t_b.E1.BA.A1i

Giai thoại về người ăn mày miền Nam giúp Nguyễn Ánh

Chuyển kể rằng, sau một lần giao tranh với quân Tây Sơn thất bại, Nguyễn Phúc Ánh chỉ còn một thân một mình bỏ chạy vào khu vực làng Nhơn Ngãi ở thành Gia Định (nay thuộc khu vực giao lộ Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM). Không rõ vì biết thân thế hay vì cảm thương con người đang bôn tẩu kia sắp lâm vào cảnh chết chóc, hoặc cũng có thể do xuất phát từ lòng nhân hậu, giàu tính nghĩa hiệp “giữa đàng thấy chuyện bất bình…” của người phương Nam mà họ đã ra tay cứu giá.
Lúc đó một toán quân Tây Sơn đuổi theo truy bắt rất ngặt, tưởng Nguyễn Phúc Ánh khó mà thoát được, may sao khi chạy đến đây, nhóm ăn mày một mặt cử người dẫn đường đưa ông đi ẩn nấp. Một mặt họ xúm lại gọi cả băng “cái bang” cùng la hét ầm ĩ, người thì đánh trống, kẻ đập thùng, gõ xoong chảo... làm như nơi đây có binh hùng tướng mạnh khiến cho toán quân Tây Sơn đang truy đuổi phải chùn bước vì tưởng binh mã chúa Nguyễn đông lắm, e rằng khó địch lại nên phải rút lui, nhờ đó mà Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn.
Về sau, khi đã lên ngôi hoàng đế, nhớ tới ơn xưa, vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đã ban thưởng cho những người ăn mày cứu giá và cho phép họ lập thành xóm rồi ban cho ba chữ Tân Lộc Phường lấy làm tên cho xóm cái bang đó.
Người Hoa với Chúa Nguyễn và vì sao họ hết lòng giúp Nguyễn Ánh phục quốc:
Người Hoa đến miền Nam lập nghiệp và trốn sự "cai trị" của Thanh Triều vào thế kỷ 17, được ông cha Nguyễn Ánh là Chúa Hiền-Nguyễn Phúc Tần và sau đó là Chúa Minh-Nguyễn phúc Chu hết lòng giúp đỡ và thu phục nên họ- những người Hoa tha hương rất biết ơn nhà Chúa. Họ luôn ý thức được việc thắt chặt quyền lợi và nhiệm vụ hỗ trợ nhà Nguyễn chống lại quân Tây Sơn. Vì thế Quang Trung Nguyễn Huệ ra tay rất tàn ác với họ để họ không còn vật lực, nhân lực và tiền bạc, cơ sở vật chất để hỗ trợ cho Nguyễn Ánh về sau này........

Vào thế kỷ 17 tại Trung Quốc, sự sụp đổ của nhà Minh dẫn đến làn sóng người Hoa trung thành với nhà Minh và không thần phục nhà Thanh bỏ quê hương di dân sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Năm 1671, Mạc Cửu và gia đình đến vùng đất Mang Khảm (nay là Hà Tiên), khi đó vẫn thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Khmer. Mạc Cửu đã biến vùng đất này thành một khu vực buôn bán giàu có, mở rộng quyền kiểm soát ra các vùng lân cận, và quy thuận chúa Nguyễn.
Năm Kỷ Mùi 1679 Tổng binh thành Long Môn tỉnh Quảng Tây tên là Dương Ngạn Địch, Phó tướng Huỳnh Tấn (Hoàng Tiến) và Tổng binh châu Cao, châu Lôi và châu Liêm tỉnh Quảng ĐôngTrần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình cử binh chống đánh nhà Thanh nhằm khôi phục nhà Minh (bị nhà Thanh tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1766) không địch nổi, hai Tổng binh đem tướng sỹ xuống thuyền chạy sang hải phận nước Nam, ban đầu cầu cứu Chúa Trịnh, sau đó dẫn tuỳ tùng quân lính theo đường thuỷ đến Đà Nẵng đầu hàng Chúa Nguyễn và xin Chúa Nguyễn nhận làm dân Việt. Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần cho họ vào miền Nam khai khẩn đất hoang Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn theo dòng sông Cửu Long cắm trại ở Định Tường (Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang), Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Đồng Nai cắm trại ở đất Ban Lân Cù Lao Phố (Biên Hòa), và Đông Phố (Gia Định) chuyên lo việc thương mãi và canh nông. Những cộng đồng người Hoa này được gọi là người Minh Hương. Chữ "hương" ban đầu dùng chữ 香 có nghĩa là "thơm" khi kết hợp với chữ Minh 明 có nghĩa là hương hỏa nhà Minh (明香) , đến năm 1827 thì vua Minh Mạng cho đổi chữ Hương 明 sang chữ Hương 鄉 nghĩa là "làng" để tránh đụng chạm với nhà Thanh,[3] từ đó Minh Hương (明鄉) có thể hiểu là "làng của người Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng sủa".
Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn - Bến Nghé - Sài Gòn đã hình thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh, Chợ Lớn cũ. Từng có câu ca dao nói về phong hóa làng Minh Hương:
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương.
Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, TP. HCM


Đến thế kỷ 19, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp. Năm 1949, một số người Hoa chạy sang Việt Nam khi Trung Quốc Quốc dân Đảng thua ở lục địa.
Tuy thu lợi từ những người Hoa định cư tại Việt Nam, nhưng các vị vua chúa Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy yên tâm về lòng trung thành của họ. Tại thời điểm xấu nhất của quan hệ giữa hai bên, 10 ngàn người Hoa vùng cù lao Phố đã bị quân Tây Sơn tàn sát vào thế kỷ 18. Những khi khác, người Hoa hưởng tự do và sự giầu có. Nhưng họ luôn bị phân biệt với người Việt. [4]

Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Hoa_(Vi%E1%BB%87t_Nam)
http://namkyluctinh.org/a-lichsu/nhphuoc-maccuu.pdf
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.523
113
lndc nói:
Quỳnh Rùa nói:
Theo Cao Tự Thanh, với việc tàn phá Cù lao Phố, sát hại hàng loạt người Hoa (vốn khá đông đảo ở Nam Bộ) nên theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh thì trong suốt hơn 10 năm Tây Sơn vẫn không được đông đảo nhân dân miền Nam ủng hộ[45]. Tuy nhiên, đây là ý kiến trên cơ sở các tài liệu của sử sách nhà Nguyễn, triều đại đối địch với nhà Tây Sơn.
Vậy việc Tây Sơn tàn sát ở Cù Lao Phố là như thế nào hả bác Quỳnh Rùa?

Thông tin thêm về Cù Lao Phố
Xây dựng và phồn thịnh

Đình Tân Lân, đánh dấu nơi định cư đầu tiên của nhóm Trần Thượng Xuyên ở vùng Đồng Nai.


Người có công lớn trong công cuộc phát triển vùng Cù lao Phố là Trần Thượng Xuyên (陳上川) tự Trần Thắng Tài (? – 1720), nguyên là tổng binh ba châu Cao-Lôi-Liêm dưới triều Minh, bởi không chịu làm tôi nhà Thanh nên đã dẫn thuộc hạ sang thần phục chúa Nguyễn Phúc Tần vào năm 1679 và được cho vào đây cư trú.
Ban đầu nhóm Trần Thượng Xuyên đến Bàn Lân [5] (ngày nay thuộc Biên Hòa) lập nghiệp. Khi đó, vùng đất này còn là rừng rú. Vốn là người ở vùng Đông Nam Trung Quốc, thạo nghề mua bán và công nghệ, họ đã phát hiện ra Cù lao Phố, một bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương Phước (một đoạn của sông Đồng Nai), trải dài trên 7 dặm, bề ngang bằng 2/3 bề dài. Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy, có thể ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ sản, và phía Nam có thể ra biển Cần Giờ hay sang tận Cao Miên.
Cho nên một phần lớn nhóm người Hoa, đã chuyển từ Bàn Lân đến Cù lao Phố. Và cùng với nhóm lưu dân người Việt đến trước, Trần Thượng Xuyên và lực lượng của mình tiến hành khai khẩn quy mô lớn. Với biệt tài tổ chức, chẳng bao lâu ông đã biến vùng đất hoang sơ trở thành thương cảng, trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định, tức Nam bộ ngày nay.
Từ sự phát đạt của thương nghiệp đã lôi kéo những ngành nghề thủ công khác đến như: dệt chiếu, tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường, làm bột, đồ gỗ gia dụng, chạm khắc gỗ, đóng thuyền, làm pháo v.v...
Sách Đại Nam nhất thống chí mô tả:
Trần Thượng Xuyên chiêu nạp được người buôn nước Tàu, xây dựng đường phố, lầu quá đôi từng rực rỡ trên bờ sông, liền lạc năm dặm và phân hoạch ra ba nhai lộ: nhai lớn giữa phố lót đá trắng, nhai ngang lót đá ong, nhai nhỏ lót đá xanh, đường rộng bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đúc, tàu biển, ghe sông đến đậu chen lấn nhau, còn những nhà buôn to ở đây thì nhiều hơn hết, lập thành một đại đô hội...[6] Cảnh mua bán rộn rịp cũng được Trịnh Hoài Đức ghi lại:
Các thuyền ngoại quốc tới nơi này (cù lao Phố) bỏ neo, mướn nhà ở, rồi kê khai các số hàng trong chuyến ấy cho các hiệu buôn trên đất liền biết. Các hiệu buôn này định giá hàng, tốt lẫn xấu, rồi bao mua tất cả, không để một món hàng nào ứ động. Đến ngày trở buồm về, gọi là “hồi đường”, chủ thuyền cần mua món hàng gì, cũng phải làm sẵn hóa đơn đặt hàng trước nhờ mua dùm. Như thế, khách chủ đều được tiện lợi và sổ sách phân minh. Khách chỉ việc đàn hát vui chơi, đã có nước ngọt đầy đủ, lại khỏi lo ván thuyền bị hà ăn, khi về lại chở đầy thứ hàng khác rất là thuận lợi...[7] Nhà văn Sơn Nam viết:
Vùng Cù lao Phố, nòng cốt của Biên Hòa. Đây là vị trí xứng danh ải địa đầu, với đường bộ lên Cao Miên và đường thủy ăn xuống Sài Gòn. Nhóm dân Trung Hoa theo chân Trần Thượng Xuyên gây cơ sở lớn ở Cù lao Phố, chọn vị trí thuận lợi, sát mé sông. Năm măm sau khi định cư, chùa Quan đế dựng lên[8].
<h2>[sửa] Suy tàn</h2>
Tượng Nguyễn Hữu Cảnh nơi đình thờ ông ở Cù lao Phố.


Tuy nhiên, sự thịnh vượng của vùng Cù lao Phố chỉ kéo dài được 97 năm (1679-1776), bởi đã xảy ra hai sự kiện lớn:
  • Năm 1747, một nhóm khách thương người Phúc Kiến qua lại buôn bán, thấy Cù lao Phố rất giàu có nên dậy lòng tham muốn chiếm lấy để làm chỗ dung thân lâu dài. Cuộc bạo loạn do Lý Văn Quang (tự xưng là Giản Phố Đại vương) cầm đầu, đánh úp dinh Trấn Biên (tiền thân của Biên Hòa sau này), giết chết Nguyễn Cư Cẩn (tước Cẩn Thành hầu) là người cai quản dinh. Tin cấp báo về Thuận Hóa, chúa Vũ vương (Nguyễn Phúc Khoát) liền sai cai cơ Tống Phước Đại (tước Đại Thắng hầu) đang đóng ở Mô Xoài đem binh vào cứu viện. Tống Phước Đại phá tan đạo quân của Lý Văn Quang, bắt được chúa đảng cùng đồng bọn 57 người. Tuy dẹp được cuộc bạo loạn, nhưng Cù lao Phố cũng đã chịu nhiều thiệt hại.
Năm 1776 và 1777, quân Tây Sơn tràn vào Gia Định, đánh Cù lao Phố "chiếm dỡ lấy phòng ốc, gạch đá, tài vật chở về Quy Nhơn[10]. Sau khi chợ búa cùng phố xá bị tàn phá nặng nề, các thương gia người Hoa rủ nhau xuống vùng Chợ Lớn (nay là Quận 5 và Quận 6, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), sáp nhập với xã Minh Hương [11] sinh sống và lập những cơ sở thương mãi khác cho đến nay... Kể từ đó, vùng Cù lao Phố đánh mất vai trò là trung tâm thương mại của Đàng Trong mà thay vào đó là Chợ LớnMỹ Tho.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B9_lao_Ph%E1%BB%91
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.388
113
Quỳnh Rùa nói:
NHỮNG TRẬN ĐÁNH QUYẾT ĐỊNH

Đêm 25 tháng 1 năm 1789 - tức đêm 30 Tết - đạo quân chủ lực của ta do Nguyễn Huệ chỉ huy vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy). Tiêu diệt đồn tiền tiêu trên hệ thống phòng ngự của địch mở đầu cuộc tiến công đại phá quân Thanh. Quân Tây Sơn nhanh chóng tiến lên, liên tiếp tiêu diệt các đồn quân Thanh và đuổi theo bắt gọn quân dọ thám của giặc. Đêm 28 - tức đêm mồng 3 Tết Kỷ Dậu - quân Tây Sơn bí mật vây chặt đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Tây) rồi uy hiếp buộc địch đầu hàng. Quân ta tiêu diệt một đồn lũy trọng yếu của địch cách Thăng Long 20 ki-lô-mét mà không tốn một mũi tên, hòn đạn.

Mờ sáng ngày 30 - tức ngày mùng 5 Tết - quân ta bước vào trận quyết chiến với địch ở đồn Ngọc Hồi. Đây là đồn lũy kiên cố giữ vị trí then chốt trong hệ thống phòng ngự của địch, bảo vệ trực tiếp cửa ngõ phía Nam Thăng Long.

Đồn Ngọc Hồi cách Thăng Long 14 ki-lô-mét, án ngữ con đường thiên lý trong Nam ra. Quanh đồn có chiến lũy bảo vệ. Phía ngoài lũy có bãi chướng ngại dày đặc gồm chông sắt, cạm bẫy và địa lôi. Lực lượng quân địch ở đây có khoảng ba vạn quân tinh nhuệ đặt dưới quyền chỉ huy của đề đốc Hứa Thế Hanh là phó tướng của Tôn Sĩ Nghị và là tướng chỉ huy toàn bộ hệ thống phòng ngự phía Nam Thăng Long. Sau khi đồn Hà Hồi bị tiêu diệt, Tôn Sĩ Nghị ra lệnh tăng viện cho đồn Ngọc Hồi và thường xuyên theo dõi tình hình chiến sự của mặt trận phía Nam để sẵn sàng ứng phó.

Quang Trung trực tiếp chỉ huy tấn công đồn ác liệt này.
Mở đầu trận đánh, đội tượng binh gồm hơn một trăm voi chiến của quân Tây Sơn xông vào tiến công. Đội kỵ binh thiện chiến của quân Thanh ra nghênh chiến bị tan vỡ nhanh chóng. Quân địch dựa vào chiến lũy, hết sức cố thủ. Chúng từ trên chiến lũy, bắn đại bác và cung tên ra dữ dội để cản đường quân ta. Một đội xung kích của ta đã chuẩn bị trước gồm những chiến sĩ cảm tử, dùng những lá chắn lớn (ván gỗ quấn rơm ướt) che mình xông thẳng vào chiến lũy của địch. Quân ta đột nhập vào chiến lũy, giáp chiến với quân thù. Đại quân Tây Sơn ào ạt xung phong vào trận địa với dũng khí áp đảo kẻ thù. Chính quân địch cũng phải thừa nhận rằng: "Quân Tây Sơn, hợp lại đông như kiến cỏ, thế lực ồ ạt như triều dâng".

Trước sức công phá như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, đồn Ngọc Hồi bị san phẳng. Một bộ phận quân địch bị tiêu diệt tại trận. Bọn sống sót sau cơn bão lửa khủng khiếp đó, bỏ chạy về Thăng Long. Nhưng Quang Trung đã bố trí một lực lượng nghi binh chặn đường, buộc chúng phải dấn thân vào cánh Đầm Mực (Thanh Trì, Hà Nội) rộng lớn và lầy lội. Tại đây, đạo quân của đô đốc Bảo đã được lịnh, lợi dụng địa hình bố trí sẵn một trận địa để tiêu diệt bọn quân Thanh. Hàng vạn quân giặc bị vùi xác dưới cánh đầm đó. Bằng trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, quân Tây Sơn đã tiêu diệt toàn bộ quân Thanh và bộ chỉ huy của chúng tại cứ điểm then chốt nhất, đập tan hệ thống phòng ngự của địch và mở toang cửa ngõ tiến vào thành Thăng Long.

Đạo quân Thanh đóng ở Hải Dương, cũng bị đánh bại. Riêng đạo quân Thanh đóng ở Sơn Tây, tuy quân ta không tiến công nhưng cũng hoảng sợ, rút chạy về nước."

Xét trong toàn cuộc chiến thắng Kỷ Dậu này, nhà vua gặp khó khăn nhất đó là trận đánh đồn Ngọc Hồi.
1. Đồn Hạ Hồi bị tiêu diệt và Tôn Sĩ Nghị cũng biết và ko bị yếu tố bất ngờ khi nhà vua xuất chinh
2. Đồn Ngọc Hồi có vị trí chiến lược quan trong và Tôn Sĩ Nghị là tổng đốc Lưỡng Quảng ko phải là gà mờ trong quân sự, được toàn quyền điều động binh mã 2 xứ Quảng Đông và Quảng Tây
3. Vận chuyển lương thảo, hậu cần do Phúc Khang An đảm nhiệm, một trong những viên quan mà Càn Long rất yêu mến.
Tóm lại là Tôn Sĩ Nghị hoàn toàn chủ động trong trận đánh Ngọc Hồi và đó là cuộc quyết đấu.
Bản thân trận đánh này nhà vua đích thân cầm quân đánh giặc thì ta đủ hiểu là nó quan trọng ntn
Vậy đâu là vũ khí tối thượng của nhà vua:
1. Binh mã thiện chiến?
2. QUân đông, dùng chiến dịch biển người, có thêm nhà vua đích thân chỉ huy nên nhuệ khí lên cực cao?
3. Có sở hữu vũ khí mạnh hơn hẳn để áp đảo bọn Mãn Thanh?