Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Quang Trung xin cưới con gái vua Càn Long

tài liệu sử chép lại là ngày đó vu QT đập tan Lê Chiêu Thống và đại quân nhà Thanh Tôn Sỹ Nghị, chấn động Thanh triều, sau đó gửi thư xin thần phục thiên tử, cử Hải Dương Chiêu Viễn Ðại Ðô đốc Vũ Quốc Công sang Thanh triều đòi gả con gái Càn Long cho vua Quang Trung cùng với lưỡng tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây làm của hồi môn. Vua Càn Long đã phải ngậm căm đồng ý. Tuy nhiên vận nước ở trời, vua QT băng hà. Nếu không giờ VN mình rộng hơn nhiều.
Bộ "Bang giao lục" thời Tây Sơn có ghi lại 3 bức thư và một bài biểu (Thỉnh hôn biểu), sau đây xin trích lại lời dịch bài biểu cầu hôn của vua Quang Trung như sau:
"Thần là kẻ áo vải, được nhờ ơn cả, lạm giữ cõi Nam. Từ khi vào triều cận nơi cung khuyết (Phạm Công Trị giả vua Quang Trung vào chầu Càn Long năm 1790) đã được đặc cách làm lễ bảo kiến vấn an. Lại được ban thưởng trọng hậu, ân sủng dồi dào. Phàm là việc mà cõi phương Nam từ xưa nay chưa ai từng được ưu hậu như thần cả.

Ðến khi thần về nước, lại được đặc ân mọi bề, cấp ban thánh chỉ, ơn cao lồng lộng của nhà vua thật không sao kể ra cho xiết! Thần là kẻ nhỏ nhoi ở nơi hẻo lánh xa xôi chẳng ngờ lại được hưởng ân lộc đến thế! Tấm lòng canh cánh ngày đêm mong sao sớm được đền đáp. Song thần chưa có dịp để thực hiện.

Chỉ mong được thường gõ cửa trời, gần nhìn bóng nhật, nhưng ở phương xa, núi sông cách trở. Sức muốn làm nhưng không được như ý. Hễ qua khỏi cửa ải Nam Quan thì thân cũng hóa thành sơ.

Thần những mơ tưởng khúc nhạc quân thiều, ngóng trông vân hán, hằng e mình rồi cũng đến như hạng tầm thường, bị liệt ra ở ngoài vòng thanh giáo làm phụ lòng công ơn trời bể của Thánh từ!

Trộm nghĩ, thánh nhân tỏ lòng giúp đỡ phiên thần để nối lại chỗ sơ thành ra thân thiết, phần việc đều cư xử như đạo xưa.

Nước thần ban đầu, vua Kinh Dương Vương chịu mệnh nơi Viêm Ðế, bà Âu Cơ kết duyên cùng vua Lạc Long. Tổ nước Văn Lang mở cõi Giao Chỉ, trăm trai nối dõi, từng làm phên dậu phía Nam, may nhờ phúc ở Trung Hoa, được nổi danh là văn hiến thế đại, dẫu đã xa nhưng sử sách còn đủ để khảo xét. (Xem thêm Các vua Hùng, cùng tác giả đăng trong tạp chí Hạc Trắng, số ra tháng 8/97 của Hội Cao Niên Á Mỹ).

Từ khi nhà Tống dấy lên, ràng buộc nước thần, nên mới ra ngoài vòng đức hóa, không liệt vào hạng minh đường, chỉ để như hạng hành bộc khác mà thôi.

Nhà Thanh ta được trời quyết cố, rộng đến muôn phương, chỗ nào có bóng mặt trời soi đến đều coi muôn dân như chung một bọc, như con một nhà.

Kính nghĩ, Ðại Hoàng đế Bệ Hạ đức ngang với trời đất, đạo cao hơn vua Hiên vua Nghiêu, vỗ về cho chư hầu mến phục, dịu dàng cho người xa hướng về không phải là kiểu tầm thường như các triều đại gần đây.

Thần lạm được thánh thượng coi như con ruột, liệt vào hạng thân vương. Phận này, dù tận nơi xa khuất, nhưng tình ấy vẫn kể như vô cùng.

Thiết nghĩ, muôn vật đều không giấu mình được với trời đất. Con cái không thể giấu được tính với mẹ cha, thì chuyện riêng của gia đình cũng không dám che dấu được với bậc chí tôn. Mới đây, nhà thần gặp việc không may (Mẹ vua Nguyễn Thị Ðồng mất năm 1790, Chánh cung họ Phạm mất năm 1791), thiếu người giữ việc chăm lo hương khói. Trên nền xây dựng phong hóa cũng thiếu người đỡ đần. Vậy muốn núp dưới bóng cây ngọc để bám vững vào gốc dân.

Ngưỡng trông thánh triều phát tích từ nơi Trường Bạch, mang đến phúc lành cho con cháu hàng ngàn hàng ức, nối đời phồn thịnh. Lâu nay cứ việc là vua thì chọn những nơi quí hiếm để gả Công chúa chứ không có lệ lập hôn đến các phiên thần ở cõi phương xa. Phép luật đã nghiêm nhặt như thế, thì làm sao có thể vươn tới cành ngọc cho được, chỉ vì một nỗi niềm riêng tư trông ngóng, việc cứ trăn trở mãi không thôi.

Ngẫm mong cành ngọc nhà trời lan rộng đến mọi chốn mọi nơi, ngõ hầu thần được hưởng phúc lành theo dấu gót lân, đem phong hóa quan thư ban ra cho mọi lẽ, những việc tề gia thuận thảo ở chốn gia đình sẽ là mẫu mực để dân trong nước học theo. Tập làm quen với nề nếp chốn Trung Hạ, gạt bỏ thói cũ, khiến thần dân trong nước thỏa niềm ước mong của vòng đức, hóa, cao sang. Mong sao dòng dõi của thần, đời đời được giữ mãi làm phiên phong, hưởng mọi sự tốt lành! Ðó là điều mong lớn nhất của thần!"
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
em search trên mạng: http://e-cadao.com/lichsu/vuaquangtrungcauhon.htm

hoặc đọc Hoàng Lê nhất thống chí cũng hay: http://www.informatik.uni...h/hoangle/hlntc15.html
đoạn này trích trong Ðặc san QUANG TRUNG - TÂY SƠN Xuân Kỷ Mão 1999:
Vua Quang Trung cầu hôn Công Chúa Ðại Thanh


Rất nhiều tài liệu sử học ghi lại về triều đại Tây Sơn, trong đó có xác nhận việc Vua Quang Trung xin cầu hôn Công chúa nhà Thanh. Ðây là nàng công chúa đẹp nhất và cũng là người con gái được cưng chiều nhiều nhất của Càn Long. Nhưng, đối với chuyện này, đã có một số ít sử gia phủ nhận, cho rằng việc cầu hôn chỉ là việc đang còn trong dự tính. Dầu sao tất cả mọi vấn đề đều mang ý nghĩa của màu sắc chính trị! Bài dươi đây, người viết chỉ xin ghi lại những gì sưu tầm được, đúng hay sai, tất nhiên vẫn tùy vào cách phán xét theo suy nghĩ của từng độc giả.

Tập 2, trang 208, của bộ "Tây Sơn Liệt Truyện", xuất bản 1986 tại Bình định ghi rằng: "Vua Quang Trung sau khi quyết định đánh Trung Quốc, đã sai bề tôi là Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng đi sứ sang nhà Thanh, dâng biểu xin cầu hôn và đòi lại đất 2 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây. Ðiều đó không phải là do bản tâm của vua Quang Trung, chẳng qua chỉ muốn xem thử ý của nhà Thanh ra sao mà thôi, nhưng vừa lúc ấy Quang Trung bị bệnh rồi mất".

Quyển 30, tờ 41b, "Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện" ghi: "Năm Nhâm Tỵ (1792), vua Quang Trung sai làm biểu văn sang nhà Thanh cầu hôn, để dò ý vua Thanh và cũng để mượn cớ gây mối binh đao, nhưng vua bị bệnh không đi được".

Cả hai tài liệu, cho chúng ta thấy:Việc vua Quang Trung cầu hôn Công chúa nhà Thanh mới chỉ là việc dự định, và trong đó cũng còn mang thêm ý đồ bành trướng lãnh thổ Ðại Nam về phương Bắc, bằng mọi cách đòi lại cho được 2 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây. Ðây là hai tỉnh thuộc nước Nam Việt thời Triệu Ðà (năm 207 trước Tây lịch) mà nhà Hán đã thôn tính.

Năm 1913, báo "Trung Bắc Chủ Nhật", số Tết Quí Mùi, trang 20, 21, 28 dưới tựa bài: "Phải chăng vua Càn Long nhà Thanh đã bằng lòng trả lại cho vua Quang Trung tỉnh Quảng Tây để làm nơi đóng đô, và gả Công chúa". Tác giả bài báo dựa vào gia phả dòng họ Vũ, do ông Vũ Vĩnh Thứ, cháu ba đời của Vũ Văn Dũng soạn năm Bính Ngọ, niên hiệu Tự Ðức 22 (1869), trong đó có kèm tờ sắc mệnh của vua Quang Trung gửi Vũ Văn Dũng (tháng Tư Âm lịch - 1791), do một người thân cận của nhà vua cử đi (từ Phụng Hoàng Trung đô - Nghệ An). Chính người này trực tiếp mang đến trao tận tay cho Vũ Văn Dũng trong khi ông nầy đang nghỉ tại tư dinh. Bản sắc mệnh với nội dung như sau:

"Sắc,
Hải Dương Chiêu Viễn Ðại Ðô đốc Ðại Tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công tiến gia lĩnh Bắc sứ kiêm toản ứng tấu thỉnh Ðông, Tây Lưỡng Quảng dĩ khuy kỳ tâm, công chúa nhất vị dĩ kích kỳ nộ.
Thận chi! Thận chi!
Kỳ dụng binh hình thế tận tại thử hành.
Tha nhất tiền phong. Khanh kỳ nhân dã.
Khâm tại sắc mệnh.
Quang Trung tứ niên, tứ nguyệt, thập ngũ nhật."

(Sắc,
Hải Dương Chiêu Viễn Ðại Ðô đốc Ðại Tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công được tiên phong làm Chánh Sứ đi Trung Quốc, kiêm lãnh toàn quyền trong việc tâu thưa để xin lại đất hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây để dò ý và cầu hôn với một công chúa để khiêu khích tự ái.
Cẩn thận đấy! Cẩn thận đấy!
Hình thế dụng binh là ở chuyến nầy cả.
Ngày kia làm tiên phong chính là khanh đấy.
Sắc mệnh nhà vua.
Quang Trung năm thứ tư, tháng tư ngày mười lăm.)

Vũ Văn Dũng nhận sắc, dẫn đầu đoàn sứ thần Ðại Nam sang Trung Hoa, khi đến nơi, được vua Càn Long cho bệ kiến. Hình thức của việc cầu hôn cũng như xin đất đóng đô đều nằm trong âm mưu đòi lại đất xưa của Triệu Ðà, nếu giả thử vua Trung Quốc không chấp thuận, tất nhiên vua Quang Trung có cớ xuống chỉ giao cho Vũ Văn Dũng giữ việc dụng binh đánh Ðại Thanh lấy lại hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây. Theo như tài liệu trong gia phả của họ Vũ, thì vua Thanh là Càn Long đã phê ngay vào tờ biểu, rồi trao ngay cho triều thần đình nghị. Ngay ngày hôm sau, Vũ Văn Dũng được vua Thanh gọi vào bệ kiến tại Ỷ Lương Các. Vũ Văn Dũng được vào gặp vua Thanh, tiếp tục tấu xin Càn Long chuẩn cho hai yêu cầu nêu ra ngày hôm trước.

Ngoài mặt vua Càn Long coi như chuẩn cho cả hai điều kiện, nhưng trong thâm tâm chỉ muốn trả lại một tỉnh Quảng Tây, gọi là làm đất đóng đô mà thôi, và cũng còn được gọi là "của hồi môn" cho con gái cưng của mình. Ðể chuẩn bị chu đáo cho mọi diễn biến cuộc hôn nhân, vua Càn Long giao cho bộ Lễ, sửa soạn nghi thức cưới gả, chọn ngày tốt cho Công chúa sang nước Nam vầy duyên cùng vua Quang Trung. Mọi việc tiến hành đúng theo như dự tính... Nhưng, ở đời mọi việc như đều do trời sắp xếp, vì "mưu sự tại nhân, mà thành sự tại thiên", cho nên chỉ mấy ngày sau, Vũ Văn Dũng nhận được mật tin từ Phú Xuân: "vua Quang trung băng hà!"

Cả đoàn sứ thần nước Nam âm thầm, buồn bã, cấp tốc trở lại Phú Xuân. Mọi người phải xem như không có chuyện gì xảy ra, giấu nhẹm hung tin, và chỉ trình lên vua Thanh: "Cả sứ đoàn phải về nước gấp, để phụng mạng mới".

Tất cả những tài liệu còn lại mà chúng ta hiện có, việc cầu hôn công chúa Thanh cho vua Quang Trung chỉ có như vậy! Nhưng, ông Nguyễn Thượng Khánh muốn tô vẽ thêm, ông cho rằng vấn đề hôn lễ trọng đại giữa hai nước này, đã được vua Quang Trung cũng như vua Càn Long thỏa thuận chuẩn bị một cách chu đáo tại cửa ải phân chia hai nước, ngay cả lễ động phòng hoa chúc cũng phải được diễn ra luôn tại nơi đây. Sự bịa chuyện này, ông Khánh, rõ ràng có chủ đích, vì "nó" là việc chứng minh thêm cho luận cứ của mình: rất có lý và hấp dẫn hơn khi gán tội bà Hoàng Hậu Ngọc Hân "vì trong cơn ghen tức mà phải giết chồng bằng chén thuốc độc..." (xem thêm Nghi Án Liều Ðộc Dược- Trí Thức Việt Nam Cuối Thế Kỷ 18, tác giả Hồ Văn Quang).

Bộ "Bang giao lục" thời Tây Sơn có ghi lại 3 bức thư và một bài biểu (Thỉnh hôn biểu), sau đây xin trích lại lời dịch bài biểu cầu hôn của vua Quang Trung như sau:

"Thần là kẻ áo vải, được nhờ ơn cả, lạm giữ cõi Nam. Từ khi vào triều cận nơi cung khuyết (Phạm Công Trị giả vua Quang Trung vào chầu Càn Long năm 1790) đã được đặc cách làm lễ bảo kiến vấn an. Lại được ban thưởng trọng hậu, ân sủng dồi dào. Phàm là việc mà cõi phương Nam từ xưa nay chưa ai từng được ưu hậu như thần cả.

Ðến khi thần về nước, lại được đặc ân mọi bề, cấp ban thánh chỉ, ơn cao lồng lộng của nhà vua thật không sao kể ra cho xiết! Thần là kẻ nhỏ nhoi ở nơi hẻo lánh xa xôi chẳng ngờ lại được hưởng ân lộc đến thế! Tấm lòng canh cánh ngày đêm mong sao sớm được đền đáp. Song thần chưa có dịp để thực hiện.

Chỉ mong được thường gõ cửa trời, gần nhìn bóng nhật, nhưng ở phương xa, núi sông cách trở. Sức muốn làm nhưng không được như ý. Hễ qua khỏi cửa ải Nam Quan thì thân cũng hóa thành sơ.

Thần những mơ tưởng khúc nhạc quân thiều, ngóng trông vân hán, hằng e mình rồi cũng đến như hạng tầm thường, bị liệt ra ở ngoài vòng thanh giáo làm phụ lòng công ơn trời bể của Thánh từ!

Trộm nghĩ, thánh nhân tỏ lòng giúp đỡ phiên thần để nối lại chỗ sơ thành ra thân thiết, phần việc đều cư xử như đạo xưa.

Nước thần ban đầu, vua Kinh Dương Vương chịu mệnh nơi Viêm Ðế, bà Âu Cơ kết duyên cùng vua Lạc Long. Tổ nước Văn Lang mở cõi Giao Chỉ, trăm trai nối dõi, từng làm phên dậu phía Nam, may nhờ phúc ở Trung Hoa, được nổi danh là văn hiến thế đại, dẫu đã xa nhưng sử sách còn đủ để khảo xét. (Xem thêm Các vua Hùng, cùng tác giả đăng trong tạp chí Hạc Trắng, số ra tháng 8/97 của Hội Cao Niên Á Mỹ).

Từ khi nhà Tống dấy lên, ràng buộc nước thần, nên mới ra ngoài vòng đức hóa, không liệt vào hạng minh đường, chỉ để như hạng hành bộc khác mà thôi.

Nhà Thanh ta được trời quyết cố, rộng đến muôn phương, chỗ nào có bóng mặt trời soi đến đều coi muôn dân như chung một bọc, như con một nhà.

Kính nghĩ, Ðại Hoàng đế Bệ Hạ đức ngang với trời đất, đạo cao hơn vua Hiên vua Nghiêu, vỗ về cho chư hầu mến phục, dịu dàng cho người xa hướng về không phải là kiểu tầm thường như các triều đại gần đây.

Thần lạm được thánh thượng coi như con ruột, liệt vào hạng thân vương. Phận này, dù tận nơi xa khuất, nhưng tình ấy vẫn kể như vô cùng.

Thiết nghĩ, muôn vật đều không giấu mình được với trời đất. Con cái không thể giấu được tính với mẹ cha, thì chuyện riêng của gia đình cũng không dám che dấu được với bậc chí tôn. Mới đây, nhà thần gặp việc không may (Mẹ vua Nguyễn Thị Ðồng mất năm 1790, Chánh cung họ Phạm mất năm 1791), thiếu người giữ việc chăm lo hương khói. Trên nền xây dựng phong hóa cũng thiếu người đỡ đần. Vậy muốn núp dưới bóng cây ngọc để bám vững vào gốc dân.

Ngưỡng trông thánh triều phát tích từ nơi Trường Bạch, mang đến phúc lành cho con cháu hàng ngàn hàng ức, nối đời phồn thịnh. Lâu nay cứ việc là vua thì chọn những nơi quí hiếm để gả Công chúa chứ không có lệ lập hôn đến các phiên thần ở cõi phương xa. Phép luật đã nghiêm nhặt như thế, thì làm sao có thể vươn tới cành ngọc cho được, chỉ vì một nỗi niềm riêng tư trông ngóng, việc cứ trăn trở mãi không thôi.

Ngẫm mong cành ngọc nhà trời lan rộng đến mọi chốn mọi nơi, ngõ hầu thần được hưởng phúc lành theo dấu gót lân, đem phong hóa quan thư ban ra cho mọi lẽ, những việc tề gia thuận thảo ở chốn gia đình sẽ là mẫu mực để dân trong nước học theo. Tập làm quen với nề nếp chốn Trung Hạ, gạt bỏ thói cũ, khiến thần dân trong nước thỏa niềm ước mong của vòng đức, hóa, cao sang. Mong sao dòng dõi của thần, đời đời được giữ mãi làm phiên phong, hưởng mọi sự tốt lành! Ðó là điều mong lớn nhất của thần!

Do ở phương xa lại có việc xảy ra bất trắc nên thần đã bàn với bầy tôi, ai cũng không dám, nhưng vì thần mà họ đề nghị phải làm. Cửa vua muôn dặm, trông ngắm đăm đăm. Nay đành đánh bạo mà làm, tự nghĩ cũng cần nên cân nhắc, nhưng vì tỏ lòng thành kính, sai kẻ bồi thần sang xin triều kiến thay mặt thần, họ sẽ nói lên nỗi lòng thần muốn bày tỏ.

Mong sao cho được đấng anh minh rủ thương, xét cho thần vì tấm lòng chân thành, trìu mến, tha thứ cho thần những lời mạo muội, táo bạo trong việc xin cầu hôn.

Thần ở biển Nam, ngóng trông sao Bắc xin kính chúc thánh thiên tử sống lâu muôn tuổi, mãi mãi là cha mẹ của dân vạn nước.

Thần xiết bao lo lắng, ngóng mong!"

Người xưa gan dạ hơn người nay nhiều! Vì nước vì nhà, vì giang sơn xã tắc, vì sanh linh, chấp nhận tất cả, không ngần ngại ăn gan rồng, uống mật gấu, để thực hiện cho bằng được chuyện ích quốc lợi dân...

Ước gì vua Quang trung chỉ cần sống thêm chừng vài tháng nữa, chờ đến khi Vũ Văn Dũng đem tin vui về, lúc đó đất nước Việt Nam sẽ rộng lớn hơn nhiều lần như ngày nay, danh xưng Nam Việt thời Triệu Ðà vẫn được dùng lại, kinh đô Phú Xuân nay đang nằm chễm chệ trên đất Quảng Tây! Và dĩ nhiên vị anh hùng Nguyễn Huệ của chúng ta sẽ lập thêm một hoàng hậu nữa... để sánh bước cùng Ngọc Hân Công Chúa, nâng con số lên đến 3! Suy cho cùng, tuy lập hơi nhiều Hoàng Hậu thật, nhưng nếu so với vua Ðinh Tiên Hoàng, hoặc vua Lê Ðại Hành thì vua Quang Trung vẫn còn ít hơn!!!

HỒ VĂN QUANG
Ðặc san QUANG TRUNG - TÂY SƠN Xuân Kỷ Mão 1999

(bài post của bác NNS- nguồn: http://www.otosaigon.com/forum/Trung-Qu%e1%bb%91c-quotM%e1%bb%99t-k%e1%ba%bb-b%e1%ba%aft-n%e1%ba%a1t-b%e1%ba%a5t-tr%e1%bb%8bquot-m3364358-p4.aspx)
 
Hạng D
28/7/08
2.279
3.718
113
couto nói:
Một điều băn khoăn nữa là
theo sử chép lại thì <span style=""color: #ff0000;"">quân Mãn có 20 vạn </span>
chốt 4 điểm:
1.Nội đô thăng long là do Tôn Sĩ Nghị
2. Đồn Khương Thượng
3. Đồn Hạ Hồi
4. Đồn Ngọc Hồi.

Khi nổ ra trận Ngọc hồi thì quân thanh có 3 vạn quân, mà đồn Ngọc Hồi là yết hầu của kinh đô Thăng Long nên quân số đồn trú phải nhiều nhất bởi Tôn Sỹ Nghị ko phải là kẻ tay mơ,
Vậy e cứ xông xênh: 3x4 = 12 vạn quân tất cả
Ô hô, vậy thì 8 vạn quân còn lại chả lẽ là do Phúc Khang An kê khống lên để ăn chênh lệch thanh toán với Hoàng Lịch sao?
Bác Rùa vào giải thích giúp e cái
@ Quỳnh Rùa: Em thấy số liệu trong cuốn "TQ ăn năn" cũng khá thuyết phục dù nguồn này không chắc chuẩn!
 
Hạng B2
16/11/08
137
1.973
93
Em xin phép bác Quỳnh và bác Couto rờ-tua lại về đời Trần nhé. Hai bác có thể đi sâu hơn về đời Trần, Hưng Đạo Đại Vương và danh tướng Phạm Tu thời Trần được không ạ?

@bác Quỳnh: chắc bác cũng biết sự kiện tại đình cụ Phạm Tu thứ bảy và chủ nhật vừa rồi phải không ạ ;);)....
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.372
113
Quỳnh Rùa nói:
couto nói:
Một điều băn khoăn nữa là
theo sử chép lại thì quân Mãn có 20 vạn
chốt 4 điểm:
1.Nội đô thăng long là do Tôn Sĩ Nghị
2. Đồn Khương Thượng
3. Đồn Hạ Hồi
4. Đồn Ngọc Hồi.

Khi nổ ra trận Ngọc hồi thì quân thanh có 3 vạn quân, mà đồn Ngọc Hồi là yết hầu của kinh đô Thăng Long nên quân số đồn trú phải nhiều nhất bởi Tôn Sỹ Nghị ko phải là kẻ tay mơ,
Vậy e cứ xông xênh: 3x4 = 12 vạn quân tất cả
Ô hô, vậy thì 8 vạn quân còn lại chả lẽ là do Phúc Khang An kê khống lên để ăn chênh lệch thanh toán với Hoàng Lịch sao?
Bác Rùa vào giải thích giúp e cái
Việc này có lần e đã giải thích rồi. Thật ra quân Thanh qua lần này khoảng 29 vạn, bao gồm quân tinh nhuệ 4 tỉnh Quảng Đông - Quảng Tây-Vân Nam- Quý Châu, trong đó có thể quân tinh nhuệ là 12 vạn (như bác Cuto nói), số còn lại là quân nhu-dân phu gồm phu xe va bốc vác, các lính theo hầu khác chia ra làm các việc như: tải lương, nấu nướng, khiêng vác, cứu thương, chữa bệnh, giao liên, lấp đường, dựng cầu............. tóm lại là các việc lặt vặt khác. Theo "tám điều quân luật" thì 1 quân lính có 1-3 dân phu theo phụ. Như vậy chỉ cần 12 vạn quân tinh và 17 vạn dân phu thì tổng cộng 29 vạn cũng không có gì là quá cả.
Nguyên do Tôn Sĩ Nghĩ xuất thân là tướng văn nên gọi ông ấy tay mơ cũng không sai. Thế nhưng thực sự lần này do quá chủ quan vào tài năng của Sầm Nghi Đống và Thang Hùng Nghiệp, Hứa Thế Hanh, Ô Đại Kinh và bị tấn công bất ngờ vào Tết Nguyên Đán nên thực sự là khó trở tay kịp.
May cho Nguyễn Huệ Quang Trung là Ngô Thì Nhậm có tài "khoa môi múa mép" với Càn Long, chứ không thì 50 vạn quân Mãn tràn ngập Đại Việt lúc đó, e rằng máu đổ thành suối, thây chất đầy đồng........
Quang Trung tuy thắng nhưng cũng rất hạ mình. Lập tức làm đền thờ Sầm nghi Đống để xoa dịu nỗi nhục của Càn Long, rồi giả lả xin là rể nhà Thanh, xin quyền "quản lý" 2 tỉnh Lưỡng Quảng, đúng là người mưu mẹo.... vô cùng khó lường!
Nội việc không nghỉ Tết Nguyên Đán theo thông lệ mà vẫn tiến công đại phá quân Thanh đang no say nghĩ ngơi ăn Tết cũng đã thấy được điều đó!

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_S%C4%A9_Ngh%E1%BB%8B

Nhà vua chả ngán gì Càn Long nhé, vẫn biết Hoàng Lich cũng là tài năng quân sự xuất sắc.
Nhưng xét trên hoàn cảnh lúc đó thì quân Thanh vẫn ko có cửa so với nhà vua
1. Đánh bên Vn, quân Thanh là giặc ngoại xâm, dân ta sẽ đồng lòng quyết tâm đánh lại bọn rợ Mãn
2. Địa hình nước ta có 3 miền, nếu lui về tận dãy Hoành Sơn thì ky binh của Mãn Thanh cũng ko làm gì nổi
3. Vua Quang Trung đánh thủy, bộ đều xuất sắc ko như Càn Long chỉ biết dùng kỵ binh bát kỳ và pháo
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.372
113
NCCoi nói:
Em xin phép bác Quỳnh và bác Couto rờ-tua lại về đời Trần nhé. Hai bác có thể đi sâu hơn về đời Trần, Hưng Đạo Đại Vương và danh tướng Phạm Tu thời Trần được không ạ?

@bác Quỳnh: chắc bác cũng biết sự kiện tại đình cụ Phạm Tu thứ bảy và chủ nhật vừa rồi phải không ạ ;);)....
Phạm Ngũ Lão hay Phạm Tu hà bác?
 
Hạng B2
19/9/07
313
1
0
couto nói:
Đúng vậy vua Lê Thái Tổ anh minh thần võ, giết giặc Minh đem lại hoà bình cho nc Việt
Mấy ông vua Trần đời sau toàn là loạn luân , ngày càng thoái hoá nòi giống thêm ngu đi , giết đi cho đỡ tốn cơm

Sao bác lại ăn nói hỗn hào với tiền nhân như vậy, bác có biết các vua đời Trần đã 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông lẫy lừng thiên hạ không. Đời Lý - Trần là khoảng thời gian thái bình thịnh trị của dân tộc.
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.372
113
tungtranvios nói:
couto nói:
Đúng vậy vua Lê Thái Tổ anh minh thần võ, giết giặc Minh đem lại hoà bình cho nc Việt
Mấy ông vua Trần đời sau toàn là loạn luân , ngày càng thoái hoá nòi giống thêm ngu đi , giết đi cho đỡ tốn cơm

Sao bác lại ăn nói hỗn hào với tiền nhân như vậy, bác có biết các vua đời Trần đã 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông lẫy lừng thiên hạ không. Đời Lý - Trần là khoảng thời gian thái bình thịnh trị của dân tộc.

E quê ở Quảng ninh, biết mỗi đóng gạch xúc than thôi chứ có biết gì về lịch sử đâu bác.
 
Hạng B2
2/7/11
380
120
43
hình như tính từ đời các vua Hùng thì phải, mua quyển"Việt Nam sử lược" về đọc hình như có ghi đủ đó các bác
 
Tập Lái
2/7/11
25
2
0
tìm mua sách đọc là dễ hiểu nhất đó, cho e hỏi thêm sao e up avatar hoài không được vậy?