Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
tungtranvios nói:
couto nói:
Đúng vậy vua Lê Thái Tổ anh minh thần võ, giết giặc Minh đem lại hoà bình cho nc Việt
Mấy ông vua Trần đời sau toàn là loạn luân , ngày càng thoái hoá nòi giống thêm ngu đi , giết đi cho đỡ tốn cơm

Sao bác lại ăn nói hỗn hào với tiền nhân như vậy, bác có biết các vua đời Trần đã 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông lẫy lừng thiên hạ không. Đời Lý - Trần là khoảng thời gian thái bình thịnh trị của dân tộc.
bạn Couto đúng đó
đời Trần về sau thoái hóa rùi nên diệt vong

Trang 65 :

Năm 1672, Chey Croetha III làm loạn, giết cha vợ là vua Batom Reachea và dắt quân Xiêm từ Nam Vang xuống Sài Côn, chiếm lại tất cả thành trì, đồng thời đuổi giết người Việt đang khẩn đất làm ăn tại Ðồng-Nai, Mõ Xùy. Năm 1674 Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần sai binh tướng sang Thủy Chân Lạp, đánh đuổi quân Xiêm chạy về biên giới Miên-Thái, giết vua Nặc Ông Ðài. Sau đó lập Năc Thu làm vua Lục Chân Lạp, đóng tại Nam Vang và Năc Nộn là phó vương miền Thủy Chân Lạp, tại Sài Gòn. Từ đó người Miên thần phục Chúa Nguyễn.

Sài-Côn = SG
Mỏi-Xúy còn gọi là Mô-Xoài : thế kỷ 18 có người phụ nữ tên Rịa người miền Trung đưa dân nghèo vào khai hoang, mở cõi ở vùng đất đỏ này.
Nhờ uy tín và tài năng tổ chức, bà đã biến từ vùng đất cỏ hoang rừng rậm thành ruộng vườn , nhà cửa trù phú . Bà cũng là người đem hết tài sản đóng ghe tàu đánh cá , lập quỹ cứu tế để trợ giúp người nghèo, rước thầy về dạy học cho trẻ...
Bà mất năm 1803 và được người dân tưởng nhớ lập đền thờ như một vị thần bảo hộ. Tên của bà đã trở thành tên của miền đất hôm nay
Hiện nay, QL 51 từ Long Thành tới ngã ba Khu Công Nghiệp Hắc Dịch, quẹo trái đi Bình Giã - Ngãi Giao, sẽ ngang khu các làng người Dân tộc Châu Ro, dáng vẻ khắc khổ, da nâu như người Thượng Tây Nguyên, chẳng biết có lan can gì Chân Lạp xưa hay không
còn từ trung tâm Bà Rịa, ngược QL 56 về ngã ba Tân Phong QL 1A Long Khánh, bên trái là Mộ Cổ Hàng Gòn

Trang 65 :

Năm 1769, vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh đem quân thủy bộ tấn công Hà Tiên, lại đặt đại bác trên núi Tô Châu bắn vào thành sát hại nhiều dân chúng vô tội. Tổng binh Mạc Thiên Tứ vì binh ít và không có tiếp viện, nên phải bỏ thành, cùng các con Mạc Tử Hoàng, Tử Thương, Tử Duyên... lui về Trấn Giang (Cần Thơ). Nhưng quân Xiêm đã bị các tướng lãnh trấn thủ Long-Hồ và Ðông Khấu là Tống Phước Hợp và Nguyễn Hữu Nhân, đánh đuổi phải bỏ Hà Tiên, chạy về cố thủ thành Nam Vang.

Tống Phước Hợp

Trang 65 :

Năm 1772, Duệ Vương Nguyễn Phúc Thuần sai chưởng cơ Nguyễn Cửu Ðàm, thống suất hai đạo Bình Khánh và Bình Thuận, gồm 10.000 quân thủy bộ và 30 chiến thuyền. Quân Nguyễn chiếm lại Hà Tiên và Chân Lạp, rồi đưa Nặc Tôn về Nam Vang làm vua trở lại. Từ đó quân Nguyễn đóng luôn ở Nam Vang, bảo hộ và làm cố vấn cho quốc vương Chân Lạp.
Nguyễn Cửu Đàm
con trai thứ 2 của Tướng quân Nguyễn Cửu Vân

hiện nay : từ NTMK Q1 => cầu thị Nghè => tới mũi tàu chỗ Siêu thị Tư Do, bên trái = đường Nguyễn Củu Vân thông qua ĐBP

cầu Thi Nghè : xưa kia do bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân xây để chồng tiện đường qua Sài Gòn làm việc. Chồng bà là thư ký đỗ cử nhân (đương thời gọi là ông Nghè) nên nhân dân tôn xưng bà là Bà Nghè. Từ giữa thế kỷ 19, cầu được gọi là cầu Thị Nghè

Trang 65 :

Năm 1784, mượn cớ sang giúp Nguyễn Ánh, vua Rama 1, sai 2 vạn thủy quân và 300 tháp thuyèn, do hai người cháu là Chiêu Sương, Chiêu Tăng sang xâm lăng Nam Phần. Quân Xiêm chiếm các đạo Kiên Giang, Trấn Giang, Ba Thắc, Trà Ôn, Sa Ðéc... đồng thời cướp của giết người, không ai có thể ngăn cản nổi. Sự kiện trên làm cho Nguyễn Ánh cũng phẫn uất nhưng phải bó tay ví không còn binh lực để kềm chế giặc.

Ba-Thắc = Pháp đọc chêch = Bassac, một trong 9 rồng, nay đã bồi lấp mất dấu tích

ngày nay, từ chưn cầu Rạch Miễu (bờ Mỹ Tho) đi dọc sông Tiền ĐT 864 => khu công nghiệp => Bình Đức => tới cầu nhỏ đầu tiên là cầu Xoài Mút
đi tiếp mút chỉ chừng 6km (song song QL 1A bên ngoài) mới tới rạch Rạch Gầm đổ ra sông Tiền, trước khi lên cầu Rạch Gầm, cua quẹo trái = khu lưu niệm Rạch Gầm - Xoài Mút mấy đứa SVHS gần đó hay hẹn hò sinh hoạt dã ngoại
lại đi tiếp mút chỉ tới ngã tư 864-868 :
- quẹo phải => Ba Dừa => ngã tư Cai Lậy QL 1A
- quẹo trái qua phà Ngũ Hiệp 1 lên cù lao Ngũ Hiệp vườn cây trái, đi nữa tới phà Ngũ Hiệp II qua Lách QL 57 (Chợ Lách Bến Tre)
Hải quân Tây Sơn đã rượt Hải quân Xiêm chay zòng zòng quanh cái cù lao này

Mỹ Tho => cù lao Ngũ Hiệp => Lách => phà Đình Khao => Vĩnh Long gần hơn Mỹ Tho => cầu Rạch Miễu => cầu Hàm Luông => QL 57 phà Điình Khao nhưng tốn $ qua 3 phà : 2 phà Ngũ Hiệp I & II đều 60 tấn ngon lành xe hơi/xe tải trái cây 3,5 tấn vô tư - còn Đình Khao ai cũng biết cả rùi

từ cầu Hàm Luông Bến Tre => QL 60 => Mỏ Cày => phà Cổ Chiên qua Trà Vinh sẽ tới ngã ba Nguyệt Lăng QL 60 - QL 53 :


Nguyệt Lăng cũng là một địa danh quan trọng thuộc Long Hồ dinh thời Nguyễn

Gia Định tam gia
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
ilovemoto nói:
hình như tính từ đời các vua Hùng thì phải, mua quyển"Việt Nam sử lược" về đọc hình như có ghi đủ đó các bác

nói ra sự thật là 1 việc
còn nói sự thật theo cái kiểu nào, lúc nào nói (hay cho đăng báo đài) thì lại là 1 việc khác
21.gif


còn theo Napoléon thì : nói dóc dễ tin nhất là nói nửa giả nửa thật
21.gif


bạn có dám chắc những cuốn Sử đó nói đủ hết không
24.gif


những đoạn mình dẫn link Wiki là đúng nhưng tất nhiên chỉ sơ lược khái quát
còn đi sâu vào chi tiết - có khi ... nổi da dzịt - thì phải tự tìm tư liệu rùi
21.gif
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
trang 63 :

tonyhao nói:
Xuất phát điểm: Ông Nguyễn Nhạc là biện lý (thư lại triều chúa Nguyễn), lấy tiền công khố bài bạc, bị truy nả --> làm loạn. Nêu ngọn cờ Lấy của người giàu chia cho dân nghèo, ngay lúc loạn lại đói khổ --> dân theo. Người hiền, người tài (tưởng thiệt) theo về, đến lúc họ nhận ra sự thật thì ... bỏ đi, dân cũng không theo
Còn sự thật là như thế nào thì nên nhờ bác QR nêu ra tiếp. Tôi biết bác QR sử dụng nguồn nào để trích lại trên đây rồi, bác này cũng chịu khó lục lọi khắp nơi thật
truong195 nói:
Theo quân sử kể lại thì Nhà Tây Sơn rất nghiêm- đến mức tàn ác; bắt được đối phương chỉ có giết; cai trị sắt máu, ví dụ một câu chuyên đi đong quân, làng nào nạp không đủ là giết cả làng.
Nên khi Nguyễn Ánh trở lại dân theo, quân Tây Sơn vỡ, về tài thao lược thì nhà Nguyễn vẫn thua xa Tây Sơn, không đủ sức thắng.
Quân đội nhà Tây sơn không nghiêm như bác nghe người ta nói đâu
Tên gọi Tây Sơn (chữ Hán: 西山朝 (Tây Sơn Triều)) được sử dụng theo nhiều cách để chỉ giai đoạn <span style=""color: #ff0000;"">khởi nghĩa nông dân</span> và thành lập vương triều Tây Sơn trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên "Tây Sơn" được dùng để chỉ các nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa (anh em nhà Tây Sơn) theo cách gọi <span style=""color: #ff0000;"">của các đa số các sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam</span>;
Tây Sơn cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn, cũng dùng để chỉ gọi triều đại của anh em nhà Tây Sơn. Riêng với triều đình nhà Nguyễn đối địch, Tây Sơn bị gọi là giặc phản loạn.


Sử lề phải đã nói rùi cấm có sai - nhất là phần Lý lịch nhà Tây Sơn : nông dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ chế độ áp bức phong kiến thối nát tham nhũng bè lũ tay sai bán nước ... rùi gì gì nữa ta ... nhiều từ ngữ wớ nhớ chưa ra
21.gif

http://vi.wikipedia.org/w...3%A0_T%C3%A2y_S%C6%A1n

21.gif


Trang 61 :

Lý Tài ở Bình Thuận biết rằng Vua tôi Tây Sơn Vương có ý nghi mình, bèn bỏ vào đầu hàng chúa Nguyễn. Nhưng rồi lại bỏ chúa Nguyễn, kéo quân đến chiếm cứ núi <span style=""color: #ff0000;"">Chiêu Thái</span> ở Biên Hòa.

núi Chiêu Thái = núi Châu Thới hiện nay thuộc tỉnh Bình Dương, QL 1K SG - cầu Hóa An cửa ngõ Biên Hòa

Trang 61 :

Tự thấy mình đủ sức đối đầu cùng Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh bèn xưng Vương hiệu. Lễ tấn phong cử hành vào cuối năm Canh Tý (1780). Ðỗ Thành Nhân được phong chức Ngoại Hữu Phụ Chánh Thượng Tướng Công. Tất cả tướng sĩ đều được thăng thưởng. Binh quyền do Ðỗ Thành Nhân nắm trọn, chống giữ Tây Sơn ở mặt Bắc, đánh phạt Chân Lạp ở mặt Tây. Thành Nhân lập được nhiều công lớn, nha tướng mỗi ngày mỗi thêm đông. Sợ Thành Nhân tiếm vị, Phúc Ánh bèn tìm cách giết chết năm Tân Sửu (1781).
Ðỗ Thành Nhân chết rồi, Phúc Ánh không còn lo họa bên trong, liền cử binh đánh Tây Sơn tại Bình Khang (tức Khánh Hòa hiện thời).
Ba đạo quân được điều động. Hai đạo bộ binh do Chu Văn Tiếp ở Phú Yên đánh vào, và do Tôn Thất Dụ ở Bình Thuận đánh ra. Một đạo thủy quân do <span style=""color: #ff0000;"">Tống Phước Thiêm</span>, Nguyễn Hữu Thụy, Dương Công Trừng chỉ huy, xuất phát từ Gia Ðịnh kéo ra chận quân Quy Nhơn ở mặt biển.


Tống Phước Thiêm

Trang 62 :

Ðến Nghệ An, Vua Thái Ðức để Nguyễn Duệ ở lại giữ Nghệ An và cắt Võ Văn Nhậm đóng ở Ðông Hải để trông chừng mặt Bắc. Liền đó thì Nguyễn Hữu Chỉnh theo kịp. Vua Thái Ðức cho Chỉnh ở lại giúp Nguyễn Duệ, <span style=""color: #ff0000;"">Nguyễn Huỳnh Ðức</span> cũng xin ở lại Nghệ An[55].
Nguyễn Duệ là người tâm phúc của Vua Thái Ðức. Theo phò nhà vua lúc nào và người ở đâu, không rõ.
Còn <span style=""color: #ff0000;"">Nguyễn Huỳnh Ðức</span> là tướng nhà Nguyễn bị Tây Sơn bắt trong trận thủy chiến ở Gia Ðịnh năm Quý Mão (1783).
Quân giải Nguyễn Huỳnh Ðức về đại bản doanh, Nguyễn Huệ trông thấy tướng mạo khôi ngô kỳ vỹ, lòng sanh ái mộ, bèn tự tay cởi trói cho <span style=""color: #ff0000;"">Nguyễn Huỳnh Ðức</span> và ôn tồn khuyến dụ.


Nguyễn Huỳnh Đức
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
Trang 56 Lệ Chi Viên quả đúng là 1 kỳ án :D:D

Trang 57 Nguyễn Trãi - "chiện bên lề" :

Ông phát hiện ra cái đẹp bình dị rất bất ngờ: Đêm trăng gánh nước thì gánh luôn trăng đem về ("Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về").

.... đoạn trên làm liên tưởng :
TRĂNG QUÊ
Trời cao, mây bạc, trăng tròn,
Dế than hiu-quạnh, tre buồn nỉ-non
<span style=""color: #ff0000;"">Diều ai gọi gió véo-von</span>,
Cành xoan đùa ánh trăng suông dịu-dàng…
- Hỡi cô tát nước bên đàng!
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?

Bàng Bá Lân (Thế kỷ 20)

.... véo von tiếng Sáo Diều thì chẳng lạ
Nhưng sao lại chơi thả diều đêm Trăng ? ....
18.gif
43.gif


trở lại chủ đề :
Trang 60

Sau khi Nguyễn Kim bị hại chết, quyền hành đều ở trong tay của Trịnh Kiểm, Trịnh Kiểm nắm hết quyền lãnh đạo nhưng vẫn lo sợ các con của Nguyễn Kim tranh giành <span style=""color: #ff0000;"">nên đã giết người con lớn của Nguyễn Hoàng</span> là Nguyễn Uông,
Người con khác của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng giả bị bệnh tâm thần để tránh nguy hiểm và cho người đến hỏi kế Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạnh Trình trả lời: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dãy Hoành Sơn kia có thể yên thân được muôn đời). Nguyễn Hoàng bèn nhờ chị là Ngọc Bảo xin cùng Trịnh Kiểm cho ông vào trấn đất Thuận Hóa.


= Trịnh Kiểm giết con lớn của Nguyễn Kim

tiếp tục trang 60 :

Vào năm 1600, biết Trịnh Tùng không tin tưởng mình, nhân cớ đi dẹp loạn, Nguyễn Hoàng đem binh tướng thẳng về Nam và ở lại đấy luôn. Nguyễn Hoàng vẫn giữ hòa khí với Trịnh Tùng, đem con gái là Ngọc Tú gả cho Trịnh Tráng, con của Trịnh Tùng. Đồng thời, Nguyễn Hoàng ra sức xây dựng cơ đồ, chú trọng đặc biệt đến việc phát triển nông nghiệp và trọng dụng nhân tài.
Theo sách sử cũ thì ông là người khoan hòa và công bằng, được dân hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam yêu mến. Cuộc sống của dân chúng ở đấy tương đối sung túc và bình yên, <span style=""color: #ff0000;"">chợ không hai giá</span>, nhiều năm được mùa.


ặc ặc lúc đó cụ Nguyễn Hoàng đã có khái niệm "giá do Nhà nước bao cấp" - "giá mạc-sê noa" rùi
24.gif


mạc-sê noa = Marché noir (Pháp) = chợ màu đen, chợ đen

24.gif


Trang 61 :

Nhờ địa thế của thành Ðồ Bàn mà Chiêm Thành đã ngăn chặn được ngoại bang vào xâm nhập bờ cõi.
Mãi đến thế kỷ thứ XV, năm Canh Thìn (1470) Vua Chiêm là Trà Toàn gây sự, Vua Lê Thánh Tông mới cử binh vào đánh.
Ðịa thế tuy hiểm, thành trì tuy kiên cố, song nhuệ khí của quân Chiêm lúc bấy giờ đã nhụt, nên Vua Lê chỉ mấy hôm công phá đã hạ được thành và bắt sống được Trà Toàn.

Vua Lê Thánh Tông đổi tên Ðồ Bàn thành <span style=""color: #ff0000;"">Hoài Nhân</span>.
Chúa Nguyễn Hoàng đổi tên <span style=""color: #ff0000;"">Hoài Nhân</span> thành Quy Nhơn (1605).
Chúa Nguyễn Phúc Tần đổi Quy Nhơn làm Quy Ninh (1651).
Chúa Nguyễn Phúc Khoát lại lấy lại tên Quy Nhơn (1741).

Từ 1741 cho đến năm 1776 là năm tu bổ lại, tên thành không thay đổi.
Nhà Tây Sơn cho mở rộng quy mô. Trước kia chu vi thành chỉ có 10 dặm. Nay mở thêm mặt đông, chu vi nới rộng ra thành 15 dặm. Xây toàn đá ong, cao 1 trượng 4 thước và dày 2 trượng. Trước chỉ có 4 cửa.
Nay mở thêm một cửa nơi mặt thành phía nam, khoảng mới xây thêm, và gọi là Tân Môn. Còn cửa Nam Môn cũ gọi là Vệ Môn. Trong thành đắp nhiều thổ môn đặt giàn súng, dùng làm đài quan sát và tự vệ khi bị địch vây thành. Phía tây thành đắp để Ðỉnh Nhĩ để ngăn nước lụt.
Phía tây nam đắp đàn Nam Giao để tế Trời Ðất. Phía trong thành lại xây một lớp thành nữa gọi là Càn Thành, chính giữa dựng điện bát giác là nơi Vua ngự. Phía sau dựng điện Chánh Tẩm để Hoàng Hậu và cung nhân ở, phía trước dựng lầu Bát Giác, bên tả bên hữu dựng hai tự đường, một thờ cha mẹ, một thờ cha mẹ vợ nhà vua.
Trước lầu bát giác có cung Quyển Bồng và liền với mặt nam Càn Thành, có cửa tam quan gọi là Quyển Bồng Môn xây cổ lầu nên cũng gọi là Nam Môn Lâu. Trong thành, ngoài thành, bài trí la liệt những voi đá, ngựa đá, nghé đá, tượng nhạc công, vũ nữ... di tích của người Chiêm Thành xưa kia.
Thành sửa từ 1776 đến 1778 mới hoàn tất. Tráng lệ nguy nga. Thành Quy Nhơn sửa xong, nhà vua xưng đế hiệu Minh Ðức Hoàng Ðế, niên hiệu Thái Ðức.
Thành Quy Nhơn đổi tên là Hoàng Ðế Thành. Nhà vua rước thầy học Trương Văn Hiến về làm quân sư.


hiện nay, từ Trung tâm Quy Nhơn ngược Bắc QL 1A 10 cây : ngã ba Bà Di QL 1A - QL 19 từ Pleiku xuống
tiếp tục QL 1A vài chục cây nữa là Thị trấn Hoài Nhơn/Bồng Sơn (tỉnh Bình Định) ngay trên QL 1A cũng khá nhộn nhịp
thời Thuộc địa, Pháp xây cái cầu Hoài Nhơn xài chung xe hơi/xe lửa
thời VN war có một đơn vị Quân Y New Zealand công tác ở đây
nay đã có đường tránh bên ngoài (phía Tây) còn QL 1A cũ vẫn còn sử dụng đi ngang Trung tâm Hoài Nhơn

như vậy tên gọi Hoài Nhân do Vua Lê Thánh Tôn đặt cho Quy Nhơn (Đồ Bàn cũ) chẳng biết có liên quan gì Thị trấn Hoài Nhơn/Bồng Sơn hiện nay không ....

Sau mười ngày yến tiệc, Vua Thái Ðức lo chỉnh đốn việc dân việc quân.

.... nhà Tây Sơn xuất thân "nông dân" , "phất ngọn cờ đào" ... khởi nghĩa chinh chiến liên miên suốt nhiều năm ròng rã ... vậy lấy đâu ra nhiều tiền của mà sửa sang xây mới thành Quy Nhơn + ban thưởng khanh Tướng = yến tiệc linh đình rộn rã suốt 10 ngày ?....
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Thưa bác Banh_tet & GiaDinh nói đi nói lại thì trong mắt e-QR phong trào Tây Sơn chẳng quá cũng là cuộc nổi loạn của một nhóm lục lâm thảo khấu giống kiểu Lương Sơn bạc ngày trước, thế nhưng gặp thời nên phất lập được cơ đồ. Anh em trong nhà lúc nghèo sẵn sàng chia sẻ hoạn nạn, sát cánh bên nhau cùng chia cay đắng. Thế nhưng khi đã công thành danh toại, đủ lông đủ cánh ắt sẽ tự mình đi tạo dựng cơ đồ, thậm chí quay loại tranh giành quyền lực, tài sản của nhau.....Đời nào cũng thế! Ấy cũng chẳng qua là do thiếu hiểu biết, học vấn và bài bản về cuộc sống mà thôi.
Khi Quang Trung ra Bắc dẹp ta chúa Trịnh, Nguyễn Nhạc nghe tin không bằng lòng lập tức ra để ngăn cản em mình. Rồi cũng không bằng lòng về cách ăn chia những tài sản đã lấy được trong chuyến dẹp Trịnh lần này nên đã trở thành bất hòa, gây mối hiềm kích giữa 2 anh em trong gia đình dẫn đến nội bộ lục đục đánh nhau hao binh tổn tướng rất nhiều....
Qua đó ta thấy, lục lâm thảo khấu vẫn mang tính chất hoang dã, tự phát và man rợ của nó. Việc xây dựng một triều đình cần nhiều yếu tố. Nhà Tây Sơn chỉ được một trong những yếu tố mạnh về quân sự mà thiếu đi những yếu tố khác mang tính nhân văn để đem lại ấm no thanh bình cho đất nước thế nên đi đến diệt vong trong thời gian ngắn là điều hiển nhiên.
Quang Trung-hùng thì rất hùng, oai thì rất oai, kiêu thì rất kiêu, dũng cũng rất dũng.......Thế nhưng sao e không thấy được ánh Minh Quân trong cách hành xử và ngài. Phải chăng đã là ngài chỉ biết Cương mà lại không biết Nhu, chỉ biết giết-đốt mà không biết xây dựng - thu phục lòng dân chăng?
ông cha ta phán xét rất đúng và "đắt". Đức Trần Hưng Đạo xả thân đem lại hào bình - tự do- độc lập cho dân tộc, ngài được phong làm Thánh Nhân của dân tộc, đi đâu cũng được lập đến thờ. Còn Quang Trung cũng đem lại thống nhất - đánh đuổi ngoại bang khỏi bờ cõi cho dân tộc, nhưng chỉ được phong là anh hùng dân tộc; đền thờ cũng chỉ được lập ở những nơi mà ông đã có công xây dựng đem hoa lợi về mà thôi (Bình Định). Đôi mắt người đời thật là tinh tường, phát xét công bằng và vô cùng chí lý..................
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.368
113
Hoàn toàn đồng ý 2 tay 3 chân với bác Quỳnh Rùa về nhẬn xét vua Quang Trung
Vua Quang Trung xét cho cùng là vị dũng tướng bách chiến bách thắng
Còn để trị nước, yêu dân thì ngài ko thể so với Đức thế Tổ Gia Long dc.
Vua Gia Long chạy trốn, thua trận mấy chục năm vậy mà lúc nào cũng có dân và các vị tướng lĩnh trung thành nằm gai nêm mật đi theo ngài chứng tỏ cái bản lĩnh hơn ngưòi thắng ko kiêu bại ko nản.
Lòng dân thì:

Lạy trời cho nổi gió nồm
Để cho chúa Nguyễn dong buồm đánh ra

Tiếc 1 điều là nhà vua ko có tầm nhìn xa như Nhật hoàng, ko mở cửa giao lưu với bọn tư bản thối tha nên vận nước Việt vẫn bì bẹt mãi đến 200 năm sau
Âu cũng là cái số phận ko may mắn của dân tộc Việt
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
mới lục lại một số hình lơn tơn 2008, cũng đầu tháng 7 Dương lịch này:
3 năm rùi :D:D

11h30 nắng oi oi - từ Trung tâm phố núi Pleiku tà tà xuôi QL 19 :


qua phải = xuống Mang Yang




.... đi miệt mài vẫn hổng thấy cầu Ban Đêm
21.gif


tới địa phận An Khê :


QL 19 xuyên tâm An Khê (hoặc An Khê "mọc" lên bám theo con đường) mang tên Quang Trung :
Bưu điện Trung tâm An Khê






... ra khỏi Trung tâm An Khê : đổ đèo An Khê


cụ này xuống rất chậm có lẽ gài số 1 :


... nãy giờ mình vẫn ở địa phận Gia Lai
xuống hết đèo An Khê là thuộc Bình Định
thị trấn Tây Sơn - tên gọi "Tây Sơn" rất phổ biến vùng này


bến xe


đám rờ-mọt 18 bánh chạy không từ Pleiku xuống tranh vô trước nhận container cảng Quy Nhơn đổ đèo Mang Yang - An Khê rất "cao-bồi" cái rờ-mọt cà tưng cà tưng rầm rầm quạt qua quạt lại thấy ớn
bash.gif


.... bên trái : Bảo tàng Quang Trung, lúc này đã là 15h


... đang ngừng nhường đường xe lửa Thống Nhất từ ngoải vô về ga Diêu Trì, tranh thủ bụp phát - zoom hết mức : tháp Bánh Ít ngã ba Bà Di QL 19 - QL 1A :
cầu Bà Di
trái => ra Bắc
phải => vô Nam
lúc này 2 bánh qua cầu bình thường ; 4 bánh lần lượt 1 chiều có anh hùng núp điều hành 24/24 :


đứng trên cầu Bà Di nhìn lên : tháp Bánh Ít :


... tiếp tục "con đường cái quan" - 16h :


... tiếp theo là 1 cái dốc xuống 10% thẳng băng, dài chừng 5km = "đèo" Phù Củ - chiến trường ác liệt hùi VN war

.... tiếp tục : cửa ngõ Hoài Nhơn/Bồng Sơn - cái còn lại của Pháp :


xa lộ đường tránh + cầu mới bên Đoài đã nói bài trước - 16h30 :


cầu Thiết lộ xuyên Việt bên Đông :


... 17h tan sở : trước cổng Bưu điện Hoài NHơn 07-2008 :


... chờ bus về Quy Nhơn - làm mặt lạnh khi thấy ống kiếng chụp hình :


.... tạm biệt Hoài NHơn
nhập vô đường tránh, 17h30 :


18h : tắt nắng - đã qua địa phận huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi - Thiết lộ xuyên Việt


.... 3 năm rùi ... nay chắc đổi thay nhiều ...

@ Quỳnh Rùa : kỳ bữa 12-2008 rảnh mình leo cái Dream Thái đời 94 một mình lên đỉnh Châu Thới Biên Hòa : đường nhựa tốt mà phải đi số 1 - thấy tội nó wớ bèn xuống kè đẩy bộ vừa lên ga số 1 cho nó lôi mình chạy bộ lên trển luôn
21.gif

từ đỉnh ngó xuống : 4 bề toàn là ... bê-tông xám xịt - thật không hổ danh "vùng kinh tế trọng điểm Đông-Nam bộ
24.gif

pre 75 : từ cầu SG, vừa khỏi ngã tư Thủ Đức, từ đỉnh dốc Thiên Thu ngó hướng 10h là thấy Châu Thới bự bằng móng tay cái - trơ trọi 1 mình giữa địa hình mấp mô
Nay ngó hướng đó thì thấy ... toàn là khu công nghiệp dzới chế xuất
21.gif


cái Dream vừa kể mình đã gả lại cho người quen ở xứ Long Hồ dinh của cụ Phan Thanh Giản rùi, nay hay kiu là ... Vĩnh Long
21.gif
mỗi khi dìa dưới chơi nó vẫn chạy tốt
21.gif


@ Couto : vua Gia Long đã thấy được cái nhược của Á Đông nên luôn quan tâm theo dõi sát mảng Khoa học Kỹ thuật Tây Phương mà áp dụng, nhất là về vũ khí súng đạn, tàu chiến kiểu Tây Phương động cơ hơi nước

cùng thời Nguyễn Trường Tộ còn 1 vị nữa cũng chung quan điểm canh tân theo Tây Phương : Phạm Phú Thứ
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Thưa bác Gia Định cháu làm ngay gần núi Châu Thới, KCN Sóng Thần 2, Huyện Dĩ An, Bình Dương. Ngày nào cũng đi con đường QL 1K đi làm tới công ty.
Nhắc tới núi Châu Thới này nghen nói ngày xưa Chú Hỏa (BUI HON HOA) một trong tứ đại phú hộ Sài Gòn cuối TK 19 đầu thế kỷ 20 được chôn ở đâu mà giờ vẫn chưa xác định được mộ. Quanh vùng Sài Gòn này chắc rằng chỉ có núi Châu Thới là cao nhất thế nên Chú Hỏa chọn nơi đây để chôn cất phải chăng có ẩn ý phong thủy gì đây mà bọn hậu nhân bọn cháu chưa tìm hiểu được.
Núi Châu Thới ngày nay chắc sắp được san bằng bởi công ty Bê Tông Châu Thới 620 đang khai thác mỏ đá và linke làm bê tông ở đây, chuyên đúc đà lớn làm cầu, làm cột điện góp phần làm bụi mù mịt ở vùng này như bác Gia Định nói.......
Phần sau đây cháu xin giới thiệu cho mọi người biết đến công trạng của Gia Tộc Nhà Họ Nguyễn-khởi đầu là Nguyễn Hoàng với công cuộc mở mang đất đai miền Nam này, để các bác hiểu thêm và suy xét xem Gia Long có xứng đáng làm Hoàng Đế nước Đại Việt không hay Quang Trung xứng đáng hơn? Mọi người ai cũng thích Quang Trung Hoàng Đế với những chiến công hiển hách, bách chiến bách thắng mà quên đi công trạng thống nhất đất nước, ổn định kinh tế chính trị, sắp đặt luật pháp, xác nhận chủ quyền đất nước trên toàn cõi trong khu vực và trên Thế giới. Liệu điều đó có xứng đáng để chúng ta tôn trọng và tôn thờ hay chăng? Vậy mà ai đó nỡ gỡ bảng tên đường - quên đi công lao tiền nhân phải chăng là đã quá bất công, phiến diện.......
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Nhà Nguyễn - Lịch sử thăng trầm của một dòng họ

Thời kỳ các chúa Nguyễn và vua Nguyễn trải dài gần bốn thế kỷ (từ giữa thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 20) được nhiều nhà sử học trong và ngoài nước nghiên cứu khá kỹ. Nhân kỷ niệm 450 năm sự kiện Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, vừa qua Hội Khoa học lịch sử VN phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo để đánh giá vai trò của các chúa Nguyễn và vua Nguyễn trong tiến trình lịch sử VN.
Lược ghi từ các tham luận và tài liệu nghiên cứu, Tuổi Trẻ cố gắng phác họa lại một tiến trình lịch sử thăng trầm của dòng họ Nguyễn trong buổi đầu mở cõi.

Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họ - Kỳ 1: Hùng cứ một phương
TT - Họ Nguyễn Phúc đi vào lịch sử VN cách nay tròn 450 năm với sự kiện Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558). Nhưng câu chuyện lại bắt đầu từ hơn 30 năm trước đó, khi Mạc Đăng Dung chấm dứt nhà Hậu Lê, lập ra nhà Mạc (1527).
Hữu vệ điện tiền tướng quân Nguyễn Kim (cha của Nguyễn Hoàng) trung thành với triều đại cũ, bỏ sang Lào, tôn con của Lê Chiêu Tông lên làm vua, tức Trang Tông (1533). Chẳng bao lâu, đất nước Đại Việt bị chia làm đôi: nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều) chỉ còn làm chủ phần đất nay là Bắc bộ; nhà Lê trung hưng (tức Nam triều) quản lý lãnh thổ từ Thanh Hóa trở vào Bình Định ngày nay.
Vào vùng đất mới
Công cuộc trung hưng đang dở dang thì Nguyễn Kim chết (1545). Mọi binh quyền rơi vào tay con rể là hữu tướng Trịnh Kiểm. Kiểm sợ tả tướng Nguyễn Uông (anh của Nguyễn Hoàng) chia quyền nên cho người hãm hại em vợ. Nguyễn Hoàng lo lắng, nhờ chị là Ngọc Bảo (vợ của Kiểm) xin chồng cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Kiểm đang muốn đẩy Nguyễn Hoàng đi xa cho khuất mắt nên đồng ý (1558).
Năm 1570, trấn thủ Quảng Nam Nguyễn Bá Quýnh được gọi ra giữ đất Nghệ An, Nguyễn Hoàng được giao thêm xứ Quảng Nam. Từ đó, lãnh thổ dưới quyền tổng trấn Thuận - Quảng trải dài từ bờ nam sông Gianh đến đèo Cù Mông (tương ứng với các tỉnh, TP Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay). Đây là vùng đất mới, dân cư thưa thớt, tài nguyên chưa khai thác nên trong buổi đầu Nguyễn Hoàng gặp biết bao khó khăn, thiếu thốn.
Ban đầu Nguyễn Hoàng vào Nam chỉ với ý định bảo toàn mạng sống. Nhưng khi thấy Trịnh Kiểm ngày càng lấn át quyền vua khiến vua Lê chỉ còn là hư vị, Nguyễn Hoàng quyết chí tách khỏi Đàng Ngoài, hùng cứ một phương. Trước mắt, Đàng Trong còn yếu, còn nghèo nên bề ngoài Nguyễn Hoàng phải giả vờ thần phục họ Trịnh. Hằng năm, ông phải nộp đủ các loại thuế (từ năm 1573, thuế thân được quy thành 400 cân bạc và 500 tấm lụa).
Việc đầu tiên của Nguyễn Hoàng là củng cố phòng thủ. Ông cho xây các đồn ở cửa biển để bảo vệ miền duyên hải. Năm 1571, quân Mạc theo đường biển đánh vào Thuận Hóa nhưng bị đẩy lui. Từ đó Mạc không dám tấn công Đàng Trong nữa. Nguyễn Hoàng rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Đại Nam thực lục tiền biên chép: “Mấy năm được mùa luôn, trăm họ giàu thịnh”. Giá gạo ở Đàng Trong năm 1608 chỉ 3 đồng tiền một đấu, rất rẻ so với giá gạo ở Đàng Ngoài”.
Nhưng nông nghiệp chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho dân chúng, chính thương nghiệp mới làm đất nước giàu lên một cách nhanh chóng. Trong lúc triều đình nhiều quốc gia châu Á theo đuổi chính sách ức thương (kìm hãm thương nghiệp) thì Nguyễn Hoàng lại khuyến khích việc mua bán, nhất là mua bán với nước ngoài.
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/291711/Nha-Nguyen---lich-su-thang-tram-cua-mot-dong-ho---Ky-1-Hung-cu-mot-phuong.html
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
“Dân nhờ được yên, công ấy rất lớn”

Năm 1592, quân Lê - Trịnh chiếm lại Thăng Long. Vua Lê rời Thanh Hóa (Tây Đô) ra Thăng Long (Đông Đô). Nguyễn Hoàng ra chúc mừng vua. Trịnh Tùng (con của Trịnh Kiểm, lúc này đã chết) muốn “điệu hổ ly sơn”, tâu với vua Lê phong Nguyễn Hoàng làm thái úy hữu tướng, trên danh nghĩa vẫn giữ chức tổng trấn Thuận - Quảng, nhưng phải lưu lại kinh đô vô thời hạn để giúp triều đình đánh dẹp dư đảng nhà Mạc.

Nguyễn Hoàng phải ẩn nhẫn sống cảnh cá chậu chim lồng trong tám năm trời. Năm 1600, nhân có vụ khởi binh chống Trịnh Tùng nổ ra ở Nam Định, Nguyễn Hoàng xin đem quân bản bộ theo đường biển đi đánh, giả vờ thua rồi về thẳng Thuận Hóa. Từ đó, Nguyễn Hoàng không đặt chân lên Thăng Long nữa.

Sau hơn nửa thế kỷ vào Nam, Nguyễn Hoàng đã biến Thuận - Quảng thành một vùng đất phồn thịnh. Chính vua Lê Thế Tông cũng phải khen Nguyễn Hoàng “trấn thủ hai xứ, dân nhờ được yên, công ấy rất lớn”, phong cho ông làm thái úy, tước Đoan quận công.

Lê Quý Đôn làm bồi tụng (chỉ sau tể tướng một bậc) trong phủ chúa Trịnh, đương nhiên không có cảm tình với Đàng Trong, nhưng đã viết về Nguyễn Hoàng trong Phủ biên tạp lục với lời lẽ ca ngợi: “Đoan quận công có uy lược, xét kỹ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối... Chính sự khoan hòa, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ. Quân dân hai xứ thân yên tín phục, cảm nhân mến đức, dời đổi phong tục, chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp”.

Năm 1613 Nguyễn Hoàng 88 tuổi, dặn dò con là Nguyễn Phúc Nguyên trước khi mất: “Đất Thuận - Quảng phía bắc có Hoành Sơn và sông Gianh hiểm trở, phía nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia vững bền. Núi sẵn vàng, sắt; biển có cá, muối. Thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ dựng xây cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta”.

Vâng lời di huấn của cha, Nguyễn Phúc Nguyên “sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài đâu cũng vui phục” (Đại Nam thực lục tiền biên). Khi thấy đủ mạnh, Nguyễn Phúc Nguyên công khai không thần phục họ Trịnh nữa: không nộp thuế, không nhận sắc, không ra Thăng Long mà cũng không gửi con thay mình ra Thăng Long như họ Trịnh đòi. Trịnh đem quân vào đánh nhưng cả sáu lần đều không thành công nên phải rút về, chấp nhận sông Gianh là ranh giới của hai miền. Đến đây, giấc mộng xây dựng “cơ nghiệp muôn đời” của Nguyễn Hoàng được thực hiện.

Theo Tuổi trẻ