Hạng D
5/4/07
1.809
5.347
113
truong195 nói:
Cách đặt tên đường nhiều lúc cười ra nước mắt; cách đây khá lâu, có một thầy phê phán việc đặt tên đường; và được UBND tham vấn.
Vài năm sau, con đường Hùng Vương trước 75 được cắt ra và đặt tên lại thành ba khúc : Hùng Vương- Hồng Bàng và Kinh Dương Vương!

Nhân ngày chủ nhật hỏi bác Kouto: hình như có một nhân vật, đi box nào cũng thấy, mà chưa bao giờ thấy vào đây đọc bài của Bác Quỳnh, sao thế nhỉ?

Ý bác là nói lão Lựu đạn, tiểu nhân, Lưu Hồng á? chắc lão đó bị bác quỳnh rùa giành mất người iu nên akay đó
 
Hạng B2
8/7/08
117
1
0
Từ nhỏ mình được học lịch sử là :' Đất nước Vn trải qua 4,000 (bốn ngàn) năm lịch sử". Nhưng giờ lớn lên, ngẫm nghĩ lại sao VN chỉ có 18 đời vua Hùng, dù cho 1 vị Vua trị vì 100 năm cũng chỉ 1.800 (một ngàn tám) năm, sao lịch sử VN làm tròn đến 4.000 năm vậy ta???
33.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
28/7/08
2.279
3.718
113
trantien08 nói:
Từ nhỏ mình được học lịch sử là :' Đất nước Vn trải qua 4,000 (bốn ngàn) năm lịch sử". Nhưng giờ lớn lên, ngẫm nghĩ lại sao VN chỉ có 18 đời vua Hùng, dù cho 1 vị Vua trị vì 100 năm cũng chỉ 1.800 (một ngàn tám) năm, sao lịch sử VN làm tròn đến 4.000 năm vậy ta???
33.gif

Ở đây nhé bác::)

http://www.otosaigon.com/...3%A0o-m3075896-p3.aspx
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
viktor nói:
trantien08 nói:
Từ nhỏ mình được học lịch sử là :' Đất nước Vn trải qua 4,000 (bốn ngàn) năm lịch sử". Nhưng giờ lớn lên, ngẫm nghĩ lại sao VN chỉ có 18 đời vua Hùng, dù cho 1 vị Vua trị vì 100 năm cũng chỉ 1.800 (một ngàn tám) năm, sao lịch sử VN làm tròn đến 4.000 năm vậy ta???
33.gif

Ở đây nhé bác::)

http://www.otosaigon.com/...3%A0o-m3075896-p3.aspx
Em xin bổ sung một chút sự kiện lịch sử văn hóa Việt Cổ để các bác xem để dễ khái quát.
Sự kiện lịch sử Việt Nam

[blockquote]Khoảng 14 vạn năm trước :phát hiện răng người vượn ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu, Nghệ An).

Ở Hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu, Nghệ An)có răng người vượn cùng với xương và răng của các động vật thuộc thế Cánh tân như voi răng kiếm, gấu tre, đười ươi lùn, ... Ở đây cũng đã tìm thấy răng vượn khổng lồ. Răng người ở Thẩm Ồm vừa có những đặc điểm của người vượn đi thẳng muộn vừa có những đặc điểm của người vượn hiện đại (Homo sapiens).

Khoảng 10 vạn năm trước :Có sự sinh sống của Người khôn ngoan đầu tiên ở Việt Nam.

Ở hang Hùm (Lục Yên, Yên Bái), ở hang Thung Lang (Ninh Bình), ở hang Quyết (Tuyên Hóa, Quảng Bình), hang Kéo Lèng (Bình Gia, Lạng Sơn) có sự sinh sống của Người khôn ngoan (Homo sapiens sapiens) đầu tiên ở Việt Nam.

Khoảng 2 vạn 8 nghìn năm trước :Có đồ đá của Người nguyên thủy.

Có đồ đá của người nguyên thủy ở đầu nguồn sông Mã – vùng Tuần giáo, tỉnh Lai Châu.

Khoảng 2 vạn 3 nghìn năm trước :Có dấu tích hậu kỳ đồ đá cũ.

Có dấu tích hậu kỳ đồ đá cũ ở hang Miệng Hổ và mái đá Ngườm (xã Thuần Sa, huyện Vũ Nhai, tỉnh Thái Nguyên)

Khoảng 1 vạn năm trước :Có văn hóa Hòa Bình.

Văn hóa Hòa Bình thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá mới được phát hiện ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, trong đó tập trung nhiều nhất tại Hòa Bình và Thanh Hóa. Văn hóa Hòa Bình còn được phát hiện ở nhiều nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Các bộ lạc nguyên thủy, chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã biết trồng các loại rau củ, cây ăn quả và đặc biệt là đã biết trồng lúa.
Văn hóa Hòa Bình đã có nông nghiệp sơ khai nhưng chưa có đồ gốm, vì thế còn được gọi là văn hóa đá mới trước gốm.

Khoảng 8000 năm trước :Có văn hóa Bắc Sơn.

Văn hóa Bắc Sơn thuộc Sơ kỳ thời đại đá mới của người nguyên thủy nảy sinh từ trong lòng văn hóa Hòa Bình. Các di tích thuộc văn hóa Bắc Sơn được phát hiện trong các núi đá vôi Bắc Sơn (thuộc tỉnh Lạng Sơn) và tỉnh Bắc Cạn. Các di tích này cũng tìm thấy trong vùng phân bố của văn hóa Hòa Bình như Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình…
Cư dân Bắc Sơn mặc dù đã biết đến nông nghiệp nhưng nguồn sống chính vẫn là nhờ săn bắt và hái lượm. Một thành tựu kỹ thuật mới của cư dân Bắc Sơn là đã biết chế tác đồ gốm. Đồ gốm Bắc Sơn thường có miệng loe và đáy tròn. Độ nung của gốm chưa cao. Mặc dù văn hóa Bắc Sơn đã đạt đến trình độ cao hơn văn hóa Hòa Bình, đã là một văn hóa mới có gốm sơ kỳ, nhưng cấu trúc xã hội của cư dân Bắc Sơn vẫn nằm trong khuôn khổ công xã thị tộc mẫu hệ.

Khoảng 6000 năm trước :phát hiện di chỉ Đa Bút – Quỳnh Văn
Tại đồi vỏ hến Đa Bút (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã tìm được nhiều chiếc rìu làm bằng đá cuội, chỉ mài ở lưỡi và khá nhiều mảnh gốm còn thô vụng, độ nung thấp. Đồ gốm ở đây đã phát triển hơn đồ gốm trong văn hóa Bắc Sơn. Chủ nhân di chỉ Đa Bút là những người săn bắt, đánh cá và cũng đã biết đến thuần dưỡng súc vật như bò, chó… Khảo cổ học xếp di chỉ này vào giai đoạn “đá mới cuối Bắc Sơn”.
Tại Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) con người đã đánh bắt sò điệp về ăn và vứt vỏ lại ngay nơi cư trú của họ, lâu ngày vỏ tích lại thành những đồi lớn. Người Quỳnh văn đã biết làm đồ gốm. Gốm được nặn bằng tay, chưa biết dùng bàn xoay, nhưng đã có độ dày khá đều. Người Quỳnh Văn sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, săn bắt và bước đầu đã biết đến nông nghiệp. Các nhà khảo cổ học xếp di chỉ Quỳnh Văn là loại tiêu biểu nhất của văn hóa đá mới có gốm ở ven biển Nghệ Tĩnh.

Khoảng 2 vạn 1 nghìn năm trước :Có văn hóa Sơn Vi.

Có văn hóa hậu kỳ đá cũ được gọi là Văn hóa Sơn Vi (địa danh phát hiện đầu tiên thuộc xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, năm 1968). Những di tích thuộc văn hóa Sơn Vi được phát hiện trên một diện rộng từ Lào Cai phía Bắc đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng ở phía Nam; từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở phía đông.

[/blockquote]
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Khoảng hơn 4000 năm trước :Có văn hóa hậu kỳ đá mới

Văn hóa Hậu kỳ đá mới tại Ba Xã và hang Mai Pha (Lạng Sơn), Mả Đống (Ba Vì, Hà Tây), gò Con Lợn (Quang Húc, Tam Nông, Phú Thọ), Bái Tử Long (Quảng Ninh), Thạch Lạc (Hà Tĩnh),

Khoảng 4000 năm trước :Có văn hóa Phùng Nguyên, đồ đồng xuất hiện.

Văn hóa Phùng Nguyên. Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực sông Hồng đã đạt đến trình độ cao trong kỹ thuật chế tác đồ đá và biết đến nguyên liệu đồng thau. Các di tích thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội và Hải Phòng

Khoảng 3500 năm trước :chế tạo đồ trang sức

Người nguyên thủy đã để lại các “công xưởng” chế tạo đồ trang sức tại Tràng Kênh, Thủy Nguyên, Hải Phòng, ở Bãi Tự (Bắc Ninh), ở Dậu Dương, Hồng Đà (Phú Thọ). Đây là những cơ sở sản xuất có kỹ thuật cao, có sự phân công lao động và trao đổi nguyên thủy ở vào giai đoạn chuyển tiếp từ Hậu kỳ thời đại đồ đá mới sang Sơ kỳ thời đại đồng thau.

Khoảng 3070 năm trước :Có văn hóa Đồng Đậu, thuộc Trung kỳ thời đại đồng thau.

Có văn hóa Đồng Đậu (thuộc xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc) thuộc Trung kỳ thời đại đồng thau ở vào nửa sau thiên niên kỷ thứ IV tr.CN. Đây là giai đoạn kế tiếp sự phát triển cao hơn so với giai đoạn trước. Nếu như ở Phùng Nguyên, con người mới biết đến kỹ thuật luyện kim thì ở Đồng Đậu kỹ thuật luyện kim đã thực sự phát triển. Trong các di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu, hiện vật bằng đồng thau chiếm khoảng 20% số công cụ và vũ khí mới nhiều loại hình phong phú như rìu, mũi lao, mũi tên, lưỡi câu, giũa… Người ta đã để lại dấu vết của các làng nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi, săn bắt, làm đồ gốm và các nghề thủ công khác. Địa bàn phân bố của văn hóa Đồng Đậu đã được phát hiện tại Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội…

Khoảng 3045 năm trước :Có văn hóa Gò Mun, thuộc Hậu kỳ thời đại đồng thau.

Có văn hóa Gò Mun (mang tên di chỉ phát hiện đầu tiên vào năm 1961 ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), thuộc Hậu kỳ thời đại đồng thau. Đặc điểm của giai đoạn này là đồ đồng phát triển mạnh và chiếm ưu thế so với đồ đá (hiện vật đồng thau chiếm trên 50% tổng số công cụ và vũ khí phát hiện được). Về loại hình, đã có mũi tên, lưỡi câu, mũi nhọn, giũa, giáo… và đáng lưu ý là sự xuất hiện rìu lưỡi xéo, lưỡi liềm. Đồng thau cũng được dùng để chế tạo đồ trang sức như vòng tay bằng đồng.

Khoảng 2820 năm trước :Có văn hóa Đông Sơn. Đồ đồng phát triển rực rỡ.

Có văn hóa Đông Sơn (mang tên địa điểm phát hiện đầu tiên thuộc tỉnh Thanh Hóa). Giai đoạn này, đồ đồng phát triển rực rỡ, đạt đến mức hoàn hảo cả về kỹ thuật cũng như nghệ thuật. Điều đáng chú ý là đã phát hiện ra dấu tích của nghề luyện sắt và những hiện vật bằng sắt như cuốc, mai, thuổng, mũi tên trong các di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn. Vì thế khảo cổ học xếp văn hóa Đông Sơn vào Sơ kỳ thời đại đồ sắt.

2700 năm trước :Thời kỳ ra đời nước Văn Lang do Hùng Vương đứng đầu.

Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn – cũng chính là thời kỳ hình thành một nhà nước đầu tiên ở nước ta. Đó là nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.

Khoảng 2500 năm trước :Có văn hóa Sa Huỳnh, thuộc sơ kỳ đồ sắt.

Là thời kỳ tồn tại Văn hóa Sa Quỳnh thuộc thời đại Sơ kỳ đồ sắt của cư dân nông nghiệp ven biển được phát hiện trên dải đồng bằng ven biển miền Trung Trung Bộ vào đến miền Đông Nam Bộ. Bấy giờ, trên địa bàn của văn hóa Sa Quỳnh có hai bộ lạc Cau và Dừa sinh sống. Đó là những bộ lạc tập hợp thành vương quốc cổ Champa vào đầu công nguyên.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
[style="color: #0000ff;"]214 TCN (Đinh Hợi) :Kháng chiến chống nhà Tần xâm lược.
[/style]
Nhà Tần sai viên Hiệu úy Đồ Thư đem 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt ở phía Nam Trường Giang. Sau khi chiếm được miền đất Lục Lương, đặt ra các quận Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Bắc và Đông Quảng Tây), Tượng (Quảng Tây, Nam Quý Châu), quân Tần tiếp tục tiến sâu vào đất Việt. Song quân Tần đã bị người Âu Việt và Lạc Việt chống lại rất quyết liệt. Người Âu - Lạc tạm rút vào vùng rừng núi, cử người tuấn kiệt lên làm tướng, tổ chức lực lượng kháng chiến, tập kích quân Tần vào ban đêm. Cuộc kháng chiến của người Âu Việt và Lạc Việt kéo dài trong nhiều năm, cuối cùng đã giết được viên Hiệu úy Đồ Thư, buộc nhà Tần phải bãi binh.

208 TCN (Quý Tỵ) :Nhà nước Âu Lạc ra đời do Thục An Dương Vương đứng đầu.

Thục Phán, thủ lĩnh tộc người Âu Việt ở miền núi, sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, đã thống nhất các tộc người Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương thay thế và phát triển nhà nước Văng Lang của các vua Hùng, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
An Dương Vương cho đắp thành Cổ Loa rộng lớn, gồm nhiều vòng thành và hào kiên cố, tạo thành một căn cứ liên hoàn giữa thủy và bộ. Đây cũng là một trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của nước ta thời đó.

179 trước CN (Nhâm Tuất) :Triệu Đà vua nước Nam Việt xâm lược Âu Lạc mở đầu thời kỳ nước Việt

Sau khi Cao Hậu nhà Hán chết (180 tr.CN), quân Hán bãi binh, Triệu Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp biên giới, đem của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình.
Sau nhiều lần phát quân đánh Âu Lạc không được, Triệu Đà lập kế xin giảng hòa với An Dương Vương, cầu hôn con gái là Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy và đưa Trọng Thủy sang gửi rể ở Cổ Loa để đánh cắp các bí mật quân sự của Âu Lạc (chủ yếu là vũ khí “nỏ thần” lợi hại) và chia rẽ nội bộ nước Âu Lạc.
Triều đình Cổ Loa mất cảnh giác bị Triệu Đà cho quân sang đánh chiếm. An Dương Vương tự tử.
Nước Âu Lạc bị sáp nhập vào nước Nam Việt của Triệu Đà, bị lệ thuộc và chia làm hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân – tức Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
Đất đai của Triệu Đà chiều ngang hơn vạn dặm, Đà đi xe mui lụa mầu vàng, cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là chế, chẳng kém gì Hoàng đế Trung Quốc

111 trước CN (Canh Ngọ) :Nhà Hán đánh bại nhà Triệu, đô hộ Âu Lạc.

Triều đình nhà Hán phái một lực lượng hơn 10 vạn người do Vệ úy Lộ Bác Đức làm Phục ba tướng quân đem quân từ quận Quế Dương tiến xuống đường sông Hồi Thủy, chủ tước Đô úy là Dương Bộc làm Lâu thuyền tướng quân đem quân từ quận Dự Chương xuống đường Hoành Phố, Quy Nghĩa, cùng tiến xuống tấn công tiêu diệt nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, chiếm kinh đô Phiên Ngung (Quảng Châu ngày nay).
“Sứ giả” của triều đình Nam Việt cai trị hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đầu hàng nhà Hán.
Nhân cơ hội này, thủ lĩnh vùng Tây Vu (trung tâm là Cổ Loa) đã nổi dậy khởi nghĩa, nhưng bị Hoàng Đồng (chức Tả tướng ) giết hại.
Nhà Hán chiếm được nước Âu Lạc củ từ trong tay nhà Triệu và chiếm được cả nước Nam Việt, đặt thành 9 quận lệ thuộc, trong đó Âu Lạc củ bị chia làm 3 quận là: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Bắc Trung Bộ) và Nhật Nam (Trung Trung Bộ).

106 trước CN (Ất Hợi) :Nhà Hán lập Giao Chỉ bộ.

Nhà Hán lập Giao Chỉ bộ, cai trị 7 quận (gồm cả Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay). Trung tâm của Giao Chỉ bộ là quận Giao Chỉ - một quận lớn và quan trọng nhất. Trị sở của quận Giao Chỉ là đất Mê Linh (Hạ Lôi, Mê Linh, Vĩnh Phúc). Đứng đầu Châu (Bộ) là chức Thư sử, phụ trách thanh tra công việc của các quận. Mỗi quận có một viên Thái thú và một viên Đô úy (phụ trách dân sự và quân sự). Bên dưới quận là các huyện vẫn do người địa phương nắm giữ và trị dân như cũ. Phương thức bóc lột cơ bản vẫn là cống nạp. Nhà Hán vẫn phải “dùng tục cũ mà cai trị” đối với Âu Lạc.

Năm 34 (Giáp Ngọ) :Tô Định làm Thái thú Giao chỉ.

Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ thay cho Tích Quang. Tô Định thi hành chính sách cai trị và bóc lột rất tàn bạo đối với người Việt. Bọn Thái thú Tô Định cùng Đốc bưu đốc thúc đồ cống, thu thuế muối, sắt, cùng sản vật thủ công, thuế đánh cá đầm ao,… Không những thế, chúng còn khống chế, đè nén các lạc tướng và con cháu họ. Dân oán hận, quý tộc Âu lạc cũ cũng oán hận chính quyền đô hộ, đã làm bùng nổ những phong trào chống đối ngày càng mạnh mẽ của nhân dân và quý tộc Lạc Việt.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Năm 39 :Hai Bà Trưng liên kết Thi Sách chiêu mộ nghĩa binh

Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) con gái Lạc tướng huyện Mê Linh – vùng lãnh thổ từ Ba Vì đến Tam Đảo (Đất bản bộ của các vua Hùng), liên kết với Thi Sách, con trai thủ lĩnh vùng Chu Diên (dọc sông Đáy) chiêu mộ nghĩa binh chuẩn bị nổi lên chống chính quyền đô hộ Đông Hán. Lãnh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cõi, hai gia đình Lạc tướng lại là thông gia, khiến thanh thế của họ càng thêm cao, uy danh càng thêm lớn. Chính sách cai trị thắt buộc, tàn bạo của nhà Đông Hán – với viên Thái thú Tô Định – càng thôi thúc Trưng Trắc, Thi Sách hợp mưu tính kế nổi dậy.

Năm 40 (Canh Tý) :Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa thắng lợi, xây dựng chính quyền tự chủ.

Mùa xuân, Hai Bà Trưng tới hội quân ở cửa sông Hát, lập đàn thề, phất cờ khởi nghĩa. Khởi nghĩa Mê Linh lập tức được sự hưởng ứng của các Lạc tướng, lạc dân toàn lưu vực sông Hồng. Đạo quân dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Hai Bà tập trung đánh lỵ sở các huyện ở Giao Chỉ, mũi chủ công nhằm tiêu diệt Đô úy trị Mê Linh cùng Quận trị Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) và nhiều nơi khác.
Quân khởi nghĩa đi đến đâu thắng đến đó. Nhân dân và Lạc tướng ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nhất tề hưởng ứng. Chỉ trong thời gian ngắn Hai Bà đã dẹp yên và làm chủ được 65 thành ấp ở đất Lĩnh Nam.
Sau khi đánh đổ chính quyền đô hộ nhà Hán, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, tức là Trưng Vương, đống đô ở Mê Linh.
Trưng Vương xây dựng chính quyền tự chủ, chuẩn bị kháng chiến chống lại cuộc phản công xâm lược của nhà Hán.
Năm 41 (Tân Sửu) :Nhà Hán cử Mã Viện cùng với Đoàn Chí đem quân sang đánh Trưng Vương

Nhà Hán trước việc Hai Bà Trưng nổi binh đánh đuổi quan quân cai trị và làm chủ các thành ấp, bèn hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố, Giao Chỉ sắm sửa xe thuyền, sửa sang đường cầu thông các khe núi, trữ thóc lương và cữ Mã Viện, một viên tướng có nhiều kinh nghiệm chiến trận làm Phục Ba tướng quân, cùng với Lâu thuyền tướng quân sang đánh Trưng Vương. Quân Hán có chừng hai vạn người lấy ở các miền Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô cùng với thủy quân khoảng 2000 thuyền lớn nhỏ tiến sang đánh dẹp Trưng Vương.

Năm 42 (Nhân Dần) :Mã Viện đánh vào Giao Chỉ.

Bộ binh của Mã Viện và thủy quân của Đoàn Chí gặp nhau ở Hợp Phố. Tại đây, Đoàn Chí mắc bệnh, chết. Vua Hán cho Mã Viện thống suất cả thủy binh và bộ binh theo đường bờ biển tiến vào Giao Chỉ. Thuyền ít, không đủ chỗ cho cả đaịa quân vượt biển. Mã Viện phải tổ chức hành quân trên bộ lẫn trên biển, vừa dùng thuyền vượt biển vừa đi đường núi ven biển. Đoạn quân bộ dọc theo đường núi, phát cây rừng mở đường hơn nghìn dặm dọc theo biển Đông Bắc Giao Chỉ. Từ vùng ven biển vịnh Bái Tử Long và Hạ Long, Mã Viện đưa hai đạo quân thủy bộ ngược sông Bạch Đằng tới Lục Đầu rồi đánh sâu vào Giao Chỉ.

43 (Quý Mão) :Hai Bà Trưng hy sinh.

Quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Mùa hè năm đó, quân Việt gặp quân Hán ở Lãng Bạc và chặn đánh quân Hán từ xa, bảo vệ quốc đô Mê Linh. Quân ta chiến đấu ngoan cường, cầm cự với quân địch ở đó nhiều ngày khiến cho chúng gặp nhiều khốn quẫn, hoang mang và bị bệnh chết rất nhiều, trong đó có cả tên tướng Bình Lục hầu Hàn Vũ. Tới hết mùa hè, quân Hán Phản công mạnh. Quân địch có quân số đông, có thủy bộ phối hợp, lại thạo đánh tập trung theo kiểu trận địa. Đối đầu với viên lão tướng già giặn kinh nghiệm chiến trường là Hai Bà Trưng với đội quân mới nhóm họp, thiếu trang bị và kinh nghiệm tổ chức chiến đấu. Quân của Hai bà bị thiệt hại nặng, bị bắt và bị giết hàng ngàn người. Hai Bà Trưng phải lui binh khỏi Lãng Bạc vượt sông Hồng về căn cứ Cấm Khê (vùng đất ven núi Ba Vì thuộc huyện Thạch Thất và Quốc Oai – Hà Tây ngày nay) với ý đồ thủ hiểm, dựa vào rừng núi để đánh lâu dài.
Mã Viện đem quân vượt sông Hồng đuổi theo. Quân Hán bao vây Cấm Khê. Tại đây đã diễn ra nhiều trận chiến đấu rất ác liệt giữa quân đội của Hai Bà Trưng với quân đội của nhà Hán. Hai Bà Trưng đã hy sinh anh dũng.
Tháng 11 năm 43, Mã Viện đem 20.000 binh và 2.000 lâu thuyền lớn nhỏ, chia làm hai đường thủy bộ tiến vào Cửu Chân, dọc theo lưu vực sông Đáy, qua cửa Tạc Khẩu (Yên Mô, Ninh Bình), sai quân đào sông thông qua dải núi đá (vùng sông Chính Đại nối với sông Tống Sơn thuộc Nga Sơn, Thanh Hóa), tiến vào Cửu Chân đánh dẹp cuộc kháng chiến của Đô Dương và Chu Bá. Cuối năm 43 đầu năm 44, hai cách quân của Đô Dương, Chu Bá đều lần lượt bị thất bại và tan rã.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
44 (Giáp Thìn) :Mã Viện tổ chức lại chính quyền đô hộ ở Giao Chỉ.

Đàn áp xong cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do Hai Bà Trưng lãnh đạo, Mã Viện còn ở lại đất Việt gần 1 năm để tổ chức lại việc cai trị. Viện đi đến đâu là đặt quận huyện, xây thành quách ở đó tăng cường sự kiểm soát của chính quyền đô hộ: chia huyện Tây Vu (mà trung tâm là Cổ Loa) thành hai huyện Phong Khê và Vọng Hải, đắp Kiển Thành (thành hình cái kén) ở Cổ Loa. Sau khi đã tàn sát hết sức dã man, Mã Viện còn bắt và đem đi đày một lúc hơn 300 “cừ súy” (thủ lĩnh các địa phương) của người Việt sang Linh Lăng (Hồ Nam – Trung Quốc) nhằm đánh tận gốc toàn bộ lực lượng lãnh đạo kháng chiến của người Việt.

Mã Viện tâu lên triều đình Hán rằng: luật Việt khác với luật Hán hơn mười điều, xin áp dụng luật Hán ở Giao Chỉ. Từ đấy, nhà Hán đã cai trị người Việt ở Giao Chỉ theo luật của nhà Hán.

Mã Viện lại cho đào một đường sông qua dải núi ở Cửu Chân và cho xếp đá để ngăn sóng biển (gọi là Tạc Khẩu tức cửa Thần Phù), mở thông đường thủy từ Giao Chỉ vào Cửu Chân.

Ở những vùng đất mới chiếm, Mã Viện để lại một số quân lính cho chúng khai khẩn đất đai, xây dựng làng ấp, bám rễ lâu dài ở đất Việt – gọi là dân Mã Lưu.

Phá hoại di sản văn hóa, xóa bỏ dấu vết của một nền văn minh rực rỡ của người Việt, Mã Viện đã vơ vét trống đồng ở các địa phương, đúc hình con ngựa cao 3 thước 5 tấc, dân vua Quang Vũ nhà Hán.

Mùa thu, tháng 9 (âl) năm Giáp Thìn (44), sau hơn hai năm xâm lược tàn bạo và chinh phục dã man, Mã Viện mang quân còn sót lại (khoản 4 đến 5/10) về Bắc. Hắn chở theo cho riêng mình một xe châu báo ngọc vàng cướp được ở Âu Lạc, nói phao lên rằng đó là xe chở quả ý dĩ để chữa bệnh lam chướng !


100 (Canh Tý):Hơn 2.000 dân Tượng Lâm ở cực Nam quận Nhật Nam khởi nghĩa chống lại sự thống trị của chính quyền đô hộ nhà Hán.

Hơn 2.000 dân Tượng Lâm ở cực Nam quận Nhật Nam khởi nghĩa chống lại sự thống trị của chính quyền đô hộ nhà Hán. Chính quyền đô hộ phái đại quân của các quận, các huyện đến đàn áp, sát hại thủ lĩnh nghĩa quân và dập tắt cuộc khởi nghĩa.

137 (Đinh Sửu) :Khởi nghĩa ở quận Nhật Nam

Dân và quân lính ở ba quận miền Nam Giao Chỉ khởi nghĩa. Từ đầu năm, nhân dân cả quận Nhật Nam nổi dậy, quân số chừng vài nghìn người, đánh phá chính quyền đô hộ nhà Hán ở Nhật Nam.

Mùa thu năm đó, Thứ sử Giao Châu là Phàn Diễn định điều hơn một vạn binh sĩ ở Giao Chỉ và Cửu Chân vào đàn áp phong trào khởi nghĩa ở quận Nhật Nam nhưng các binh sĩ nhất loạt phản chiến, quay lại đánh phá quận trị Giao Chỉ, ủng hộ cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam. Nhờ đó, phong trào khởi nghĩa của nhân dân ở Nhật Nam càng có điều kiện để phát triển mạnh. Viên Thị Ngự sử Giả Xương của nhà Hán ở Nhật Nam cùng với bọn quan lại đô hộ ở trong quận, hợp sức để đàn áp. Nhưng bọn chúng không những không dẹp nổi phong trào khởi nghĩa của nhân dân, mà còn bị nghĩa quân bao vây hơn một năm trời.

187 (Đinh Mão) :Nhà Hán suy yếu. Nho giáo bắt đầu du nhập vào nước ta.

Trong thế kỷ II, nhân dân các quận ở Giao Chỉ luôn nổi dậy khởi nghĩa làm cho triều đình nhiều phen lo đánh dẹp. Cuối thế kỷ II, nhà Hán suy yếu, chúng buộc phải tạm dùng người Việt cầm đầu chính quyền ở Giao Chỉ.

Hán Linh Đế cử Lý Tiến, người quận Giao Chỉ làm thứ sử và sai Sĩ Nhiếp, người quận Thương Ngô làm Thái thú. Lý Tiến làm Thứ sử đến năm 200, còn Sĩ Nhiếp cầm quyền tới năm 226. Dưới thời cai trị của Sĩ Nhiếp, nhiều quan lại và dân chúng người Hán lánh nạn sang nước ta. Cùng với các danh sĩ và dân di cư đó, văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là Nho giáo bắt đầu du nhập vào Giao Chỉ.

190 (Canh Tuất) :Nhà nước Lâm Ấp (sau này là Champa) được thành lập.

Nhân dân Tượng Lâm khởi nghĩa và thành lập nước Lâm Ấp.

Huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở miền Nam nước ta, cách xa thủ phủ đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Nhân lúc Trung Quốc loạn lạc, dân Tượng Lâm ở nơi xa xôi nhất đã nổi dậy, giết huyện lệnh, giành lấy quyền tự chủ và lập nước. Được sự hổ trợ của nhân dân Giao chỉ, nhân dân Cửu Chân cũng nổi lên đánh phá châu thành, giết Thứ sử nhà Hán là Chu Phù (190), khiến trong mấy năm triều đình nhà Hán không đặt nổi quan cai trị. Khu Liên – một nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Tượng Lâm lên làm vua. Quốc gia mới thành lập của Tượng Lâm, một thời gian dài được các thư tịch cổ Trung Hoa gọi là nước Lâm Ấp. Sách Thủy kinh chú giải thích rõ: Lâm Ấp, là Tượng Lâm huyện hoặc Tượng Lâm Ấp, về sau bớt chử “Tượng” mà thành “Lâm Ấp”. Cư dân nước Lâm Ấp bao gồm chủ yếu là người Chăm. Đây là một nhà nước được thành lập đầu tiên ở phía nam Giao Chỉ và Cửu Chân. Theo thư tịch Trung Quốc, khoảng thế kỷ VII, tên nước Lâm Ấp đổi thành Hoàng vương và mấy thế kỷ sau mới đổi là “Chiêm Thành” (Champa).
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
[blockquote]203 (Quý Mùi) :Nhà Hán đặt Giao Chỉ thành Giao Châu

Nhà Hán đặt Giao Chỉ làm Giao Châu. Trước kia đời Hán Thuận Đế (126-144), Thái thú Giao Chỉ là Chu Xưởng xin lập Giao Chỉ làm châu, triều đình nhà Hán không cho. Đến đây, Thứ sử Trương Tân và Thái thú Sĩ Nhiếp cùng nhau dân biểu xin lập Giao Chỉ làm châu để được đối xử ngang hàng với các châu khác của Trung Quốc. Nhà Hán mới đặt Giao Chỉ làm Giao Châu và phong Trương Tân làm quan mục ở Giao Châu. Tên Giao Châu bắt đầu từ đây.

206 (Bính Tuất) :Lưu Biểu chống lại nhà Hán

Trương Tân bị bộ tướng là Khu Cảnh giết chết. Lúc ấy, quan mục Kinh Châu là Lưu Biểu chống lại nhà Hán, sai người của mình là Lại Cung sang làm Quan mục Giao Châu. Cùng lúc ấy, Thái thú quận Thương Ngô thuộc Giao Châu là Sử Hoàng chết, Lưu Biểu liền sai Ngô Cự cùng lại Cung sang làm Thái thú quận Thương Ngô.

207 (Đinh Hợi) :Sĩ Nhiếp làm chủ Giao Châu hơn 20 năm

Trước sự phản bội của Lưu Biểu, vua Hán phải cho người mang thư sang phong cho Sĩ Nhiếp làm Tuy Nam trung lang tướng, quản cả 7 quận của Giao Châu và vẫn kiêm lĩnh chức Thái thú quận Giao Chỉ như trước. Sau đó, Sĩ Nhiếp sai người thân tín là Trương Mân đem lễ vật sang cống tận kinh đô nhà Hán. Hồi ấy, tình hình Trung Quốc rất nhiễu loạn, đường đi bị đứt nghẽn, thế mà Sĩ Nhiếp vẫn không bỏ cống, vì thế vua Hán lại hạ chiếu cho Sĩ Nhiếp làm An viễn tướng quân, tước Long độ đình hầu. Còn Lại Cung, người của Lưu Biểu, không sang được Giao Châu. Vì Ngô Cự được cử đi cùng Lại Cung vốn ghét Lại Cung, khi đến quận Thương Ngô, Cự đem quân đánh Cung. Cung phải chạy về huyện Linh Lăng, không đi sang Giao Châu được nữa. Sĩ Nhiếp làm chủ Giao Châu hơn 20 năm, nhân dân được làm ăn yên ổn. Những Nhân sĩ lánh nạn từ Trung Quốc sang đều được Sĩ Nhiếp đón tiếp tử tế. Sĩ Nhiếp ham đọc sách Xuân Thu, có làm lời chú giải. Khi làm quan, Sĩ Nhiếp cho mở nhiều trường dạy học tiếng Hán, khi mất được chôn cất ở Giao Châu nên đến cuối thế kỷ thứ IV, được dựng miếu thờ và đến thế kỷ thứ VIII, đời Trần Thái Tông, trong một dịp phong thần, Sĩ Nhiếp được phong thành Đại vương. Từ đấy, người ta gọi Sĩ Nhiếp là Sĩ Vương. Các chúa Trịnh Tạc ở thế kỷ XVII và Trịnh Sâm ở thế kỷ XVII đều ra lệnh chỉ tôn Sĩ Nhiếp là “Văn tự chi tổ”. Trong các sách sử của ta, chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư chép chuyện Sĩ Nhiếp thành một kỷ riêng, coi như vua của một triều đại. Như vậy là không đúng. Các sử thần đời Nguyễn trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã sửa lại sự kiện này.

210-280 :Nhà Ngô đô hộ nước Âu Lạc.

Cuối đời Hán, Trung Quốc đại loạn. Nhà Ngô chiếm giữ miền Nam Trung Quốc, sát biên giới nước ta. Chúa Ngô là Tôn Quyền mưu cướp quyền đô hộ Giao Châu. Nhà Hán bất lực không giữ được.
Đến năm 226. Sĩ Nhiếp chết, con là Sĩ Huy lên làm Thái thú Giao Châu thay cha, không xin mệnh lệnh của nhà Ngô. Thấy Sĩ Nhiếp đã chết, chúa Đông Ngô là Tôn Quyền vội nắm lấy cơ hội chiếm đóng toàn bộ Giao Châu, loại bỏ hẳn thế lực của Sĩ Nhiếp ở đây.
Để thống trị Giao Châu chặt chẽ hơn, Tôn Quyền chia cắt Giao Châu ra làm hai châu, mỗi châu đặt một Thứ sử riêng. Các quận ở phía Bắc đặt thành Quảng Châu. Giao Châu chỉ còn lại 4 quận ở phía Nam, gồm có Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Một phần của quận Nhật Nam đã tách ra thành nước Lâm Ấp.

248 (Mậu Thìn) :Triệu Thị Trinh nổi dậy khởi nghĩa ở quận Cửu Chân

Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo nhân dân quận Cửu Chân nổi dậy khởi nghĩa. Từ vùng núi Nưa và núi Quan Yên (Thanh Hóa) nghĩa quân tiến ra đánh phá thành ấp của giặc Ngô. Sau khi Triệu Quốc Đạt mất, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nghĩa quân tiếp tục chiến đấu chống lại chính quyền đô hộ của nhà Ngô. Cả quận Cửu Chân náo động. Nghĩa quân của Bà Triệu chiến đấu rất dũng cảm và đánh thắng rất nhiều trận, giết viên Thứ sử nhà Ngô ở Giao Châu. Tôn Quyền phải cử một viên tướng giỏi là Hành Dương đốc quân đô úy Lục Dận làm Thứ sử và đem quân sang Giao Châu đàn áp cuộc khởi nghĩa. Trước một đội quân xâm lược đã từng trãi chiến trận, lại lắm mưu nhiều kế, lực lượng nghĩa quân bị tiêu diệt dần, Bà Triệu đã hy sinh anh dũng trên núi Tùng. Theo truyền thuyết, Bà Triệu mất ngày 21 tháng 2 (âl), tức ngày 1-4-248.

280-420 :Nhà Tấn đô hộ.

Vua nước Ngô là Tôn Hạo sau khi đã đầu hàng nhà Tấn liền tự tay viết thư khuyên Đào Hoàng nên về với Tấn. Đào Hoàng nhận được thư rồi cũng giao nộp ấn theo về Lạc Dương. Vua Tấn hạ chiếu giao cho Đào Hoàng giữ chức củ, phong tước Uyển Lăng hầu. Giao Châu từ đó thuộc về nhà Tấn. (271 - 300). Đào Hoàng làm quan ở Giao Châu trong 30 năm (271-300).
Nhà Tấn đã tăng cường thiết lập chính quyền đô hộ đối với Âu Lạc.

420-479 :Nhà Tống đô hộ.

Sau khi nhà Tấn suy sụp, ở Trung Quốc diễn ra cục diện Nam – Bắc triều. Nhà Tống lên thay nhà Tấn (420-479).
Đỗ Tuệ Độ là Thứ sử Giao Châu trước đó đã đầu hàng nhà Tống. Đất nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của nhà Tống (420-479).
Năm 470, nhà Tống tách Hợp Phố sáp nhập vào nội địa Trung Quốc. Bản đồ Giao Châu còn lại trong phạm vi vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

468 (Mậu Thân) :Lý Trường Nhân nắm quyền tự trị ở Giao Châu.

Người trong Giao Châu là Lý Trường Nhân, nhân lúc Thứ sử Lưu Mục bị bệnh chết, đã giết chết những bộ thuộc của Lưu Mục đem từ Trung Quốc sang rồi chiếm giữ Giao Châu, tự xưng là Thứ sử.
Tống Minh Đế (465 - 472) liền sai Lưu Bột sang làm Thứ sử Giao Châu. Lý Trường Nhân đem quân chống lại, chẳng bao lâu Lưu Bột chết. Nhà Tống đành phải để Lý Trường Nhân cầm quyền tự trị ở Giao Châu.[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
479-505 :Nhà Tề đô hộ.

Lý Trường Nhân chết, Thúc Hiến, em họ Lý Trường Nhân lên thay anh trong coi việc ở Giao Châu. Vì hiệu lệnh của mình chưa được thi hành, Lý Thúc Hiến sai sứ sang nhà Tống xin làm Thứ sử. Nhà Tống dùng Thái thú Nam Hải là Thẩm Hoán làm Thứ sử Giao Châu và cho Lý Thúc Hiến làm Ninh viễn tướng quân Tư Mã, giữ chức Thái thú hai quận Tân Xương và Vũ Bình. Thúc Hiến sau khi được dân chúng phục tùng liền đem quân giữ nơi hiểm yếu, không để cho Thẩm Hoán sang nhậm chức; Thẩm Hoán phải lưu lại Uất Lâm rồi chết ở đấy.
Lúc này ở Trung Quốc, nhà Tề (479 - 502) đã đánh đổ nhà Tống và phong ngay Thúc Hiến làm Thứ sử Giao Châu, để vỗ về đất miền Nam cho được yêu ổn.
Tuy nhận chức Thứ sử Giao Châu của nhà Tề, nhưng Lý Thúc Hiến không cống lễ gì cả.
Đến năm 485, nhà Tề cử Lưu Khải sang làm Thứ sử Giao Châu, điều động quân các quận Nam Khang, Lư Lăng và Thủy Hưng sang đánh. Lý Thúc Hiến đầu hàng. Đến đây thời kỳ tự trị của anh em họ Lý cũng chấm dứt. Nhà Tề tiếp tục đô hộ nước ta.


505-543 :Nhà Lương đô hộ.

Năm 502, ở Trung Quốc diễn ra sự loạn lạc, gọi là thời Nam – Bắc triều, kéo dài gần hai thế kỷ, từ 420 đến 589. Bắc triều gồm: Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu và Tùy; Nam triều gồm các triều Tống, Nam Tề, Nam Lương, Hậu Lương và Trần.
Năm 502, ở Nam triều, Tiêu Diễn diệt nhà Tề, lập nhà Lương (502 - 557) và chuẩn bị dành lấy Giao châu.
Đến năm 505, Lý Khải được Tề Minh Đế cử sang thay Phục Đăng Chi làm Thứ sử Giao Châu. Khải thấy nhà Lương mới được nhà Tề truyền ngôi vua cho, bèn giữ Giao Châu, chống lại nhà Lương. Viên Trưởng sử của Lý Khải là Lý Tắc giết chết Lý Khải rồi dâng Giao châu cho nhà Lương. Nhà Lương cho Lý Tắc làm Thứ sử Giao Châu. Từ đây nước ta bị nhà Lương đô hộ.

542 (Nhâm Tuất) :Khởi nghĩa Lý Bí (Lý Bôn) thắng lợi.

Đầu năm 542, Lý Bí, hào trưởng người Việt, văn võ toàn tài đã cùng với Tinh Thiều nhân lòng oán hận của nhân dân Việt, kết nối với hào kiệt các châu thuộc miền đất nước ta đồng thời nổi dậy chống Lương. Thủ lĩnh Chu Diên là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, phục tài đức Lý Bí đã đem quân theo trước tiên; lại có Phạm Tu, một viên tướng tài của Lý Bí có mặt từ đầu cuộc khởi nghĩa. Thứ sử Giao Châu của nhà Lương là Tiêu Tư Khiếp sợ, không giám chống cự, chạy về Việt Châu (Bắc Hợp Phố và Quảng Châu). Nổi dậy từ tháng 1 năm 542, không quá ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh Củ).
Tháng 4 năm 542, vua Lương sai Thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, Thứ sử La Châu là Ninh Cự, Thứ sử An Châu là Lý Trí, Thứ sử Ái Châu là Nguyễn Hán, từ hai phía Bắc, Nam Giao Châu cùng tiến đánh Lý Bí. Cuộc phản kích này của giặc Lương hoàn toàn thất bại.

544 :Thành lập nước Vạn Xuân, nhà nước độc lập tự chủ thời tiền Lý.

Thiên Đức năm thứ nhất

Tháng giêng năm Giáp tý (tức tháng 2 năm 544), Lý Bí tuyên bố dựng nước độc lập, với Quốc hiệu Vạn Xuân, tự xưng là Nam Việt Đế, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Triều đình của Lý Nam Đế tuy mới thành lập nhưng đã có đủ hai ban văn, võ. Ban văn do Tinh Thiều đứng đầu; Ban võ do Phạm Tu đứng đầu. Lão tướng Triệu Túc làm Thái phó. Con Triệu Túc là Triệu Quang Phục làm Đại tướng. Lý Bí cho dựng điện Vạn Xuân để làm nơi triều hội, dựng chùa Khai Quốc ở bên bờ sông Hồng, phía Yên Phụ ngày nay.
Cuối năm 544, triều đình nhà Lương cho Lan Khâm làm tướng, Âu Dương Nguy làm phó tướng đem quân sang đánh chiếm Giao Châu. Nhưng Lan Kham đưa quân vượt Ngũ Lĩnh thì chết. Đoàn quân xâm lược này phải quay trở lại.

545 (Ất Sửu) :Nhà Lương chiếm lại Giao Châu, Lý Nam Đế về giữ thành Gia Ninh miền đồi núi tru

Thiên Đức năm thứ hai

Nhà Lương vẫn cố ý đánh chiếm cho bằng được Giao Châu, nên tháng 6 năm Ất Sửu (545) chúng lại sai Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu đem quân sang sâm lược. Trần Bá Tiên làm tướng tiên phong dẫn quân đi trước, xuất phát từ Phiên Ngung, bằng đường thủy nhanh chóng tiến vào Giao Châu, theo sông Lục Đầu bất ngờ đánh thành Long Biên, thủ phủ đô hộ cũ của quân xâm lược. Dương Phiêu kéo đại quân xâm lược theo đường bộ, đánh chiếm Việt Châu (tức Hợp Phố) rồi tiến vào Giao Chỉ, tức miền Bắc Bộ ngày nay.
Lý Nam Đế đưa 3 vạn quân ra chặn giặc ở phía dưới sông Lục Đầu, nhưng không được, phải lui về cửa sông Tô Lịch. Tại đây, dựa vào thành đất, lũy tre gỗ mới dựng không mấy kiên cố, quân đội Lý Nam Đế đã chiến đấu rất anh dũng , nhưng không cản được địch. Lão tướng Phạm Tu tử trận vào ngày 20 tháng 7 năm Ất Sửu (8-545). Lý Nam Đế buộc phải lui binh ngược sông Hồng, về giữ thành Gia Ninh trên miền đồi núi trung du ngã ba sông Trung Hà – Việt Trì.


546 (Bính Dần) :Lý Nam Đế giao binh quyền cho Triệu Quan Phục

Thiên Đức năm thứ ba

Tướng giặc Dương Phiêu đem đại quân vào được đất Giao Châu. Đầu năm này, hắn cho một cánh quân đánh cướp Cửu Chân, còn tự mình dẫn đại quân lên tiếp sức cho Trần Bá Tiên vây đánh thành Gia Ninh. Ngày 25/2/546, quân vũ dũng của Trần Bá Tiên, có hậu quân Dương Phiêu tới phối hợp, bao vây công phá, cuối cùng đã hạ được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế cùng các tướng lĩnh đem toàn quân rút khỏi thành Gia Ninh tiến vào miền đông Man Lão ở Tân Xương (miền đồi núi trên lưu vực sông Lô thuộc Phú Thọ ngày nay). Dựa vào núi rừng Việt Bắc, ngoài số binh lính còn lại sau trận thất thủ ở Gia Ninh, Lý Nam Đế tuyển mộ thêm được nhiều nghĩa quân, hạ nhiều cây rừng, xẻ ván đóng thuyền. Quân giặc Lương không giám đuổi theo, chỉ đóng ở vùng cửa sông Bạch Hạc.
Tháng 8 (âl)
Lý Nam Đế và các tướng kéo đại quân từ Động Lão ra hạ thủy trại ở hồ Điển Triệt (Đầm Miêng, thuộc xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), đóng nhiều thuyền bè, định mở nhiều trận đánh lớn với giặc. Nhưng không mai, một đêm nước lũ tràn về, nước sông dâng lên cao, chảy xiết vào hồ Điển Triệt như thác đổ. Nắm lấy cơ hội ấy, Bá Tiên dốc hết quân theo dòng thác ào ạc tiến quân vào. Quân Lý Nam Đế không đối phó kịp, tan vỡ. Lý Nam Đế vược qua hữu ngạn sông Lô và vượt sông Thao rút vào vùng động Khuất Lão (Tam nông, Phú Thọ). Tại đây, vì bị đau yếu luôn, ông giao binh quyền cho Triệu Quan Phục tiếp tục cầm quân đánh giặc.

547 (Đinh Mão) :Triệu Quan Phục đóng quân ở đầm Dạ Trạch.

Thiên Đức năm thứ tư


Triệu Quan Phục đem hơn một vạn quân từ Khuất Lão tiến ra, kéo xuống đồng bằng. Ông đóng quân ở đầm Dạ Trạch, lấy đó làm căn cứ để chiến đấu lâu dài. Dạ Trạch (Bãi Màn Trò, Khoái Châu, Hưng Yên) là một vùng đầm lầy ven sông Hồng, rộng mênh mông, lau sậy mọc um tùm. Ở giữa là một bãi bồi phù sa rộng. Có thể làm ăn sinh sống được. Xung quanh bãi bồi là đầm lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc, đẩy bằng sào đi lướt trên cỏ nước mới đi vào được, lỡ rơi xuống nước thì rắn cắn chết. Triệu Quan Phục đóng quân ở bãi nổi ấy. Ngày ngày, quân sĩ thay phiên nhau vừa luyện tập vừa cuốc ruộng, phá bờ, trồng lúa, trồng khoai để tự túc lương thực; ban đêm thì đi thuyền độc mộc ra đánh úp trại giặc, cướp được nhiều lương thực để cầm cự lâu dài. Tướng giặc là Trần Bá Tiên nhiều lần đem quân đến nhưng không sao đánh nổi. Nghĩa quân của Triệu Quan Phục đã đóng quân ở đây 4 năm. Người trong nước gọi đầm này là đầm Dạ Trạch, gọi Triệu Quan Phục là Dạ Trạch vương (Vua Đầm đêm).
Khi ốm nặng, Lý Nam Đế để cho người anh ruột là Lý Thiên Bảo cùng với một tướng trẻ là Lý Phật Tử đem hai vạn quân ngầm tiến đánh chiếm lại Cửu Chân. Quân của Lý Thiên Bảo đã đánh lấy được Cửu Chân, tiến đánh và giết được tên Thứ sử Đức Châu (Hà Tỉnh) là Trần Văn Giới và vây đánh Ái Châu, Trần Bá Tiên đem quân vào cứu Ái Châu và Cửu Chân. Lý Thiên Bảo phải rút lên vùng thượng du Ái Châu (vùng tây Thanh Hoá giáp Lào) ở động Dã Năng, xưng là Đào Lang Vương.

548 (Mậu Thìn) :Lý Nam Đế mất tại động Khuất Lão.

Thiên Đức năm thứ Năm

Tháng 3 (âl) ngày Tân Hợi
Lý Nam Đế nhiễm lam chướng lâu ngày, ốm chết tại động Khuất Lão.
Trong khi đó, Triệu Quan Phục từ Dạ Trạch tiến ra đánh phá quân Lương giành được nhiều thắng lợi. Sau khi Lý Nam Đế mất, quân sĩ tôn Triệu Quang Phục lên ngôi vua, thay Lý Nam Đế, lấy hiệu là Triệu Việt Vương.


550 (Canh Ngọ) :Triệu Quang phục (Triệu Việt Vương) đánh bại quân nhà Lương xâm lược, giành lại độc lập

Từ sau khi nhà nước Vạn Xuân được thành lập, chính quyền phương Bắc không ngừng tìm cánh đánh phá và thống trị. Với âm mưu bành trướng, năm 550 vua Lương cho Trần Bá Tiên giữ chức Thứ sử Giao Châu, để tiếp tục đàn áp nghĩa quân. Nhưng lúc này ở Trung Quốc có loạn Hầu Cảnh (548-552) vua Lương phải gọi gấp Bá Tiên đem quân về nước để cứu chúa. Ở Giao Châu chỉ còn Dương Sàn chỉ huy cuộc đánh dẹp Triệu Việt Vương. Nhân cơ hội ấy, tháng giêng năm Canh Ngọ, Triệu Quang Phục đem quân phản công, đánh bại quân nhà Lương, giết Dương Sàn, lấy được thành Long Biên, giành lại quyền tự chủ trên toàn đất nước, xây dựng lại nhà nước Vạn Xuân.