Mạc Thiên Tứ Tận Trung Với Chúa Nguyễn.
[blockquote]Mạc Thiên Tứ (Mạc Thiên Tích) là con trưởng của Mạc Cửu, còn có tên khác là Mạc Tông, sinh năm 1706, tại Lũng Kè, người Chân Lạp gọi là Peam. Tương truyền, trước khi Mạc Thiên Tứ ra đời, ở đầm Lũng Kè có nổi lên một tượng Phật cao bảy thước, tỏa hào quang rực rỡ. Lúc ấy có một nhà sư người Chân Lạp đi ngang qua, thấy vậy bảo là điềm tốt, báo hiệu hiền nhân xuất hiện. Mạc Cửu sai người vớt lên, bao nhiêu người cũng không mang lên được, nên đành phải xây một ngôi chùa nhỏ trên bờ để thờ. Ít lâu sau, bà Mạc hạ sang một con trai mặt mày khôi ngô tuấn tú, thấy hợp với điềm lành, Mạc Cửu đặt tên là Thiên Tứ (có nghĩa là trời cho).
Thuở nhỏ Mạc Thiên Tứ đã thông minh, nhanh nhẹn, tinh thông kinh điển, võ thuật. Tháng 5 năm Ất Mão (1735), Mạc Cửu qua đời, sau khi an táng xong, thể theo yêu cầu của Mạc Thiên Tứ, Ninh vương Nguyễn Phước Thụ truy phong cho Mạc Cửu tước khai trấn Thượng trụ Đại tướng quân Cửu lộc hầu và cho Mạc Thiên Tứ tiếp tục làm Tổng binh Đại đô đốc trấn Hà Tiên kế nghiệp cha. Nhân dịp này chúa Ninh Vương còn ban tặng cho Mạc Thiên Tứ ba chiếc "thuyền long bài" không phải nộp thuế và còn cho phép mở lò đúc tiền để thông thương mua bán và tìm mua của quí nộp cho chúa. Đồng thời họ Mạc cũng được chúa Nguyễn lũy phong theo lệ "Thất diệp phiên hàn" (Bảy đời rào dậu cho quốc gia), lấy bảy chữ "Thiên tử công hầu bá tử nam" nối đời làm chữ lót đặt tên, lấy năm chữ "Kim mộc thủy hỏa thổ" trong ngũ hàng tương sanh khởi đầu từ bộ "Kim" nối đời đặt tên và thêm bộ "Ấp" vào chữ "Mạc" để tỏ ý không phải họ "Mạc" đã cướp ngôi nhà Lê.
Để phòng sự xâm nhập, cướp phá của Xiêm và Chân Lạp, Mạc Thiên Tứ tuyển mộ, luyện tập binh lính, thường xuyên tu bổ đào lũy, tăng cường việc bố phòng Hà Tiên. Mặt khác cho khai mở ruộng vườn, thiết lập chợ búa, khai thông bến bãi để thuyền bè ra vào thuận lợi. Thị trấn Hà Tiên được đặt tên là Phương Thành (còn gọi là Trúc Bằng thành). Thương nhân và lữ khách các nước tới ngày một đông đảo.
Mạc Thiên Tứ chiêu nạp văn tài các nơi, mở "Chiêu Anh Các", ngày ngày cùng bàn giảng sách, xướng họa thi thơ, nổi tiếng và còn lưu truyền đến nay trong hoạt động của thi đàn này là "Hà Tiên Thập Vịnh" (mười bài thơ vịnh cảnh Hà Tiên). Văn đoàn này mở đầu cho việc phổ biến việc học ở đất Hà Tiên.
Đến năm 1739, cho rằng Mạc Thiên Tứ mới kế nghiệp cha, chưa đủ sức phòng bị Hà Tiên, quốc vương Chân Lạp Nặc Bôn mang quân xâm lấn. Mạc Thiên Tứ điều động binh sĩ chiến đấu ngày đêm. Vợ Mạc Thiên Tứ là Nguyễn thị động viên phụ nữ trong thành nấu cơm nước, tiếp tế cho binh sĩ. Giặc tan, họ Mạc được chúa Nguyễn khen ngợi, đặc cách làm Đô đốc tướng quân, ban áo bào đỏ cùng mũ, đai. Bà Nguyễn thị cũng được phong làm phu nhân. Vào năm 1747, giặc biển cướp phá vùng ven biển đạo Long Xuyên cũng bị Mạc Thiên Tứ dẹp yên.
Năm 1756, quốc vương Chân Lạp là Nặc Nguyên uy hiếp người Côn Man (người Chiêm Thành di cư sang Chân Lạp), nhưng bị đánh bại, phải chạy sang Hà Tiên nương nhờ họ Mạc. Mạc Thiên Tứ dâng thư lên Chúa Nguyễn, nói Nặc Nguyên có ý muốn dâng đất Tầm Bôn, Lôi Lạp để chuộc tội và xin cho về nước. Chúa Nguyễn đồng ý và cho người hộ tống Nặc Nguyên về nước. Hai vùng đất đó trở thành hai phủ Gò Công và Tân An.
Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm giám quốc, từ lâu có ý muốn làm vua Chân Lạp, liền dâng hai xứ Preah Trapeang và Basac (tức vùng Trà Vinh, Ba Thắc). Nhưng lúc đó, Nặc Nhuận bị con rể giết chết cướp ngôi. Con trai là Nặc Tôn chạy sang cầu cứu Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đứng ra sắp xếp, xin chúa Nguyễn cho Nặc Tôn làm vua Chân Lạp. Chúa Nguyễn thuận và sai Mạc Thiên Tứ cùng tướng sĩ năm dinh hộ tống đưa Nặc Tôn về nước.
Để tạ ơn, Nặc Tôn dâng Tầm Phong Long (vùng đất giữa Sông Tiền và Sông Hậu) cho chúa Nguyễn. Riêng họ Mạc, Nặc Tôn dâng năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Lình Quỳnh để đền ơn giúp đỡ. Mạc Thiên Tứ đem hết đất ấy dâng cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho sảt nhập vào Hà Tiên trấn, giao cho họ Mạc cai quản. Mạc Thiên Tứ chia đất đó thành hai đạo: xứ Rạch Giá là Kiên Giang đạo, xứ Cà Mau là Long Xuyên đạo, đặt quan cai trị, chiêu lập dân ấp.
Không giống trường hợp Trần Thượng Xuyên ở Biên Hòa, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho. Hai cha con họ Mạc là người trực tiếp mở mang và tổ chức khai thác đất Hà Tiên, một vùng đất rộng bao gồm phần lớn các tỉnh Tây Nam bộ ngày nay[/blockquote]
[blockquote]Mạc Thiên Tứ (Mạc Thiên Tích) là con trưởng của Mạc Cửu, còn có tên khác là Mạc Tông, sinh năm 1706, tại Lũng Kè, người Chân Lạp gọi là Peam. Tương truyền, trước khi Mạc Thiên Tứ ra đời, ở đầm Lũng Kè có nổi lên một tượng Phật cao bảy thước, tỏa hào quang rực rỡ. Lúc ấy có một nhà sư người Chân Lạp đi ngang qua, thấy vậy bảo là điềm tốt, báo hiệu hiền nhân xuất hiện. Mạc Cửu sai người vớt lên, bao nhiêu người cũng không mang lên được, nên đành phải xây một ngôi chùa nhỏ trên bờ để thờ. Ít lâu sau, bà Mạc hạ sang một con trai mặt mày khôi ngô tuấn tú, thấy hợp với điềm lành, Mạc Cửu đặt tên là Thiên Tứ (có nghĩa là trời cho).
Thuở nhỏ Mạc Thiên Tứ đã thông minh, nhanh nhẹn, tinh thông kinh điển, võ thuật. Tháng 5 năm Ất Mão (1735), Mạc Cửu qua đời, sau khi an táng xong, thể theo yêu cầu của Mạc Thiên Tứ, Ninh vương Nguyễn Phước Thụ truy phong cho Mạc Cửu tước khai trấn Thượng trụ Đại tướng quân Cửu lộc hầu và cho Mạc Thiên Tứ tiếp tục làm Tổng binh Đại đô đốc trấn Hà Tiên kế nghiệp cha. Nhân dịp này chúa Ninh Vương còn ban tặng cho Mạc Thiên Tứ ba chiếc "thuyền long bài" không phải nộp thuế và còn cho phép mở lò đúc tiền để thông thương mua bán và tìm mua của quí nộp cho chúa. Đồng thời họ Mạc cũng được chúa Nguyễn lũy phong theo lệ "Thất diệp phiên hàn" (Bảy đời rào dậu cho quốc gia), lấy bảy chữ "Thiên tử công hầu bá tử nam" nối đời làm chữ lót đặt tên, lấy năm chữ "Kim mộc thủy hỏa thổ" trong ngũ hàng tương sanh khởi đầu từ bộ "Kim" nối đời đặt tên và thêm bộ "Ấp" vào chữ "Mạc" để tỏ ý không phải họ "Mạc" đã cướp ngôi nhà Lê.
Để phòng sự xâm nhập, cướp phá của Xiêm và Chân Lạp, Mạc Thiên Tứ tuyển mộ, luyện tập binh lính, thường xuyên tu bổ đào lũy, tăng cường việc bố phòng Hà Tiên. Mặt khác cho khai mở ruộng vườn, thiết lập chợ búa, khai thông bến bãi để thuyền bè ra vào thuận lợi. Thị trấn Hà Tiên được đặt tên là Phương Thành (còn gọi là Trúc Bằng thành). Thương nhân và lữ khách các nước tới ngày một đông đảo.
Mạc Thiên Tứ chiêu nạp văn tài các nơi, mở "Chiêu Anh Các", ngày ngày cùng bàn giảng sách, xướng họa thi thơ, nổi tiếng và còn lưu truyền đến nay trong hoạt động của thi đàn này là "Hà Tiên Thập Vịnh" (mười bài thơ vịnh cảnh Hà Tiên). Văn đoàn này mở đầu cho việc phổ biến việc học ở đất Hà Tiên.
Đến năm 1739, cho rằng Mạc Thiên Tứ mới kế nghiệp cha, chưa đủ sức phòng bị Hà Tiên, quốc vương Chân Lạp Nặc Bôn mang quân xâm lấn. Mạc Thiên Tứ điều động binh sĩ chiến đấu ngày đêm. Vợ Mạc Thiên Tứ là Nguyễn thị động viên phụ nữ trong thành nấu cơm nước, tiếp tế cho binh sĩ. Giặc tan, họ Mạc được chúa Nguyễn khen ngợi, đặc cách làm Đô đốc tướng quân, ban áo bào đỏ cùng mũ, đai. Bà Nguyễn thị cũng được phong làm phu nhân. Vào năm 1747, giặc biển cướp phá vùng ven biển đạo Long Xuyên cũng bị Mạc Thiên Tứ dẹp yên.
Năm 1756, quốc vương Chân Lạp là Nặc Nguyên uy hiếp người Côn Man (người Chiêm Thành di cư sang Chân Lạp), nhưng bị đánh bại, phải chạy sang Hà Tiên nương nhờ họ Mạc. Mạc Thiên Tứ dâng thư lên Chúa Nguyễn, nói Nặc Nguyên có ý muốn dâng đất Tầm Bôn, Lôi Lạp để chuộc tội và xin cho về nước. Chúa Nguyễn đồng ý và cho người hộ tống Nặc Nguyên về nước. Hai vùng đất đó trở thành hai phủ Gò Công và Tân An.
Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm giám quốc, từ lâu có ý muốn làm vua Chân Lạp, liền dâng hai xứ Preah Trapeang và Basac (tức vùng Trà Vinh, Ba Thắc). Nhưng lúc đó, Nặc Nhuận bị con rể giết chết cướp ngôi. Con trai là Nặc Tôn chạy sang cầu cứu Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đứng ra sắp xếp, xin chúa Nguyễn cho Nặc Tôn làm vua Chân Lạp. Chúa Nguyễn thuận và sai Mạc Thiên Tứ cùng tướng sĩ năm dinh hộ tống đưa Nặc Tôn về nước.
Để tạ ơn, Nặc Tôn dâng Tầm Phong Long (vùng đất giữa Sông Tiền và Sông Hậu) cho chúa Nguyễn. Riêng họ Mạc, Nặc Tôn dâng năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Lình Quỳnh để đền ơn giúp đỡ. Mạc Thiên Tứ đem hết đất ấy dâng cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho sảt nhập vào Hà Tiên trấn, giao cho họ Mạc cai quản. Mạc Thiên Tứ chia đất đó thành hai đạo: xứ Rạch Giá là Kiên Giang đạo, xứ Cà Mau là Long Xuyên đạo, đặt quan cai trị, chiêu lập dân ấp.
Không giống trường hợp Trần Thượng Xuyên ở Biên Hòa, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho. Hai cha con họ Mạc là người trực tiếp mở mang và tổ chức khai thác đất Hà Tiên, một vùng đất rộng bao gồm phần lớn các tỉnh Tây Nam bộ ngày nay[/blockquote]