Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
555 - 571 :Nhà nước thời Hậu Lý Nam Đế

Năm 555 Đào Lang vương Lý Thiên Bảo mất ở động Dã Năng không có con nối quyền nên Lý Phật Tử lên thay

Năm 557 Lý Phật Tử gây chiến với Việt Vương Triệu Quang Phục. Sau năm lần giáp chiến không phân thắng bại hai bên giảng hòa chia đất và cùng kết mối thông gia. Năm 571 Lý Phật Tử bất ngờ cho quân đánh úp, chiếm đoạt toàn bộ quyền hành và đất đai thuộc quyền quản lý của Triệu Quang Phục. Lý Phật Tử cũng tự xưng là Lý Nam Đế nên sử củ gọi là hậu Lý Nam Đế đóng ở Phong Châu.

Năm 557 ở Trung Quốc tướng Trần Bá Tiên diệt nhà Lương lên làm vua lập ra nhà Trần xưng là Trần Vũ Đế (557-589).

602 (Nhâm Tuất) :Lý Phật Tử lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống nhà Tùy xâm lược.

Năm 581, nhà Tùy được thành lập ở Trung Quốc. Đến năm 589 sau khi diệt được nhà Trần ở Giang Nam, vua Tùy buộc Lý Phật Tử phải vào chầu và thần phục nhà Tùy. Lý Phật Tử đã chống lại, tìm kế hoãn binh để chuẩn bị lực lượng chống lại sự xâm lược của nhà Tùy. Vua Tùy liền phong Lưu Phương thứ sử Qua Giao Châu làm Giao Châu đạo hành quân tổng quản, Kính Đức Lượng làm trưởng sự chỉ huy 27 quân doanh (khoảng 10 vạn quân) tiến vào xâm lược nước Vạn Xuân. Quân Lưu Phương vượt biên giới, vào tới núi Đô Long đánh tan 2.000 quân của Lý Phật Tử đóng giữ ở đây. Lý Phật Tử xin hàng, bị Lưu Phương bắt giải sang Trung Quốc. Nhiều tướng sĩ của Lý Phật Tử tiếp tục chiến đấu nhưng đều bị thất bại, bị bắt và bị giết.

Từ đây nước Vạn Xuân bị mất về tay quân xâm lược nhà Tùy. Triều Tiền Lý tồn tại được 60 năm (544-602) tới đây chấm dứt.

618-905 :Nhà đường đô hộ đất Việt.

Sau một thời gian cai trị ở Trung Quốc, đến năm 618 ở Trung Quốc diễn ra loạn lạc, nhà Tùy suy yếu và sụp đổ. Vào thời gian này, nhà Đường được thành lập. Nhà Đường tiến hành chiến tranh liên miên, đánh chiếm đất đai của hầu hết các dân tộc láng giềng. Nhà Đường thực hiện bành trướng xuống phía Nam, tiếp tục thống trị nước ta.

Năm 622 nhà Đường lập Giao Châu đô hộ phủ, đến năm 679 đổi thành An Nam đô hộ phủ (sử Trung Quốc bắt đầu gọi ta là An Nam kể từ đó). Với các hình thức và thủ đoạn cai trị xảo quyệt, hà khắc và ngu dân.


687 (Đinh Hợi) :Đinh Kiến – Lý Tự Tiên lãnh đạo nhân dân chống nhà Đường đô hộ.


Theo quy định chung của nhà Đường, dân “Di Lão” chỉ phải nộp một nửa số tô thuế, nhưng viên đô hộ Lưu Diên Hựu đã bắt nhân dân An Nam nộp cả số tô thuế. Nhân lòng câm phẫn của nhân dân, một người An Nam là Lý Tự Tiên đã phát động khởi nghĩa lớn vào năm 687. Nhưng kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ, Lý Tự Tiên bị Lưu Diên Hựu giết chết.

Lưu Diên Hựu đem quân đàn áp, giết hại Lý Tự Tiên. Nhưng các thủ lĩnh khác của nghĩa quân như Đinh Kiến, Tư Nhân tiếp tục chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân bao vây thành Tống Bình (Hà Nội). Lũ quan quân trong thành không chống cự nổi, chỉ đắp lũy cố thủ, chờ quân cứu viện. Nghĩa quân đã tấn công phá tan thành Tống Bình, giết chết Lưu Diên Hựu.

Nhà Đường điều đại quân do Tư mã Quế Châu là Tào Huyền Tĩnh và Đô đốc Quảng Châu là Phùng Nguyên Thường chỉ huy, ồ ạt theo hai đường thủy bộ sang. Các thủ lĩnh Đinh Kiến, Tư Nhân bị giết hại. Nghĩa quân tan rã. Lúc đó là thời kỳ Võ Tắc Thiên (Võ hậu) đang nắm quyền, nhà Đường còn mạnh. Lực lượng của ta còn đang xây dựng, chưa đủ sức giành thắnglợi. Nhưng đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới thời nhà Đường
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
[blockquote]713-722 :Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế).

Mai Thúc Loan, người Hoan Châu (Mai Phụ, còn gọi là gò họ Mai, hay Mỏm, một làng chuyên nghề ở miền ven biển Thạch Hà, Hà Tĩnh). Vốn nhà nghèo, Mai Thúc Loan phải làm nghề kiếm củi rồi đi ở đợ cho nhà giàu, chăn trâu, cày ruộng. Ông rất khoẻ và sáng dạ, người đen trũi, nổi tiếng giỏi vật cả một vùng. Tuy xuất thân bình dân nghèo khổ, nhưng chí lớn, tập hợp được thanh niên và nhân dân trong vùng khởi nghĩa, quyết tâm đánh đổ chính quyền đô hộ nhà Đường, giành lại độc lập cho nước nhà. Sau khi đã tổ chức được lực lượng, xây dựng được căn cứ, Mai Thúc Loan phát động cuộc khởi nghĩa. Tháng 4 năm Quý Sửu (713) Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa (*). Quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Nghĩa quân lập tức tôn Mai Thúc Loan lên làm Hoàng Đế, đóng đô ở thành Vạn An, Sử gọi ông là Mai Hắc Đế (Vua đen họ Mai).

Sau khi lên ngôi vua, Mai Hắc Đế thành lập triều đình, xây dựng chính quyền mới, kêu gọi nhân dân các châu huyện cùng nổi dậy chiến đấu. Người Việt miền xui cũng như miền núi đều hưởng ứng và tham gia nghĩa quân. Mai Hắc đế đã tập hợp được quân dân 32 châu để cùng đánh giặc. Không những thế ông còn vận động đoàn kết nhân dân các nước láng giềng như Chămpa (phía nam), Chân Lạp (phía tây), Kim Lân (Malaixia hiện nay) để có thêm lực lượng chống nhà Đường. Sau khi lực lượng lớn mạnh, Mai Thúc Loan từ Hoan Châu tiến quân ra Bắc, đánh vào phủ thành đô hộ của giặc. Quân giặc đại bại, tên quan đô hộ Quan Sở Khách chạy trốn về nước. Quân khởi nghĩa thu lại toàn Giao Châu.

Mai Thúc Loan cầm quyền tự trị được khoảng 10 năm (713-722). Nhà Đường đã cử đại quân gồm 10 vạn người, do tướng Dương Tư Húc cầm đầu cùng với tên quan đô hộ cũ là Quang Sở Khách, tiến sang nước ta vào mùa thu năm Nhâm Tuất (722). Sau nhiều trận đánh khóc liệt, từ lưu vực song Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Thúc Loan thua trận, nghĩa quân tan vỡ. Kết thúc cuộc khởi nghĩa khá tiêu biểu của nhân dân ta chống lại đô hộ của nhà Đường.

(*) Các bộ sử cũ của ta như Toàn thư và Cương mục đều chép Mai Thúc Loan khởi nghĩa năm Nhâm Tuất (722). Nhưng theo Tân Đường thư thì Mai Thúc Loan khởi nghĩa vào đầu năm Khai Nguyên (713-714). Sách Tân Đính hiệu Bình Việt điện u linh tập của ta ghi cụ thể Mai Thúc Loan dấy binh năm Quý Sửu đời Đường Huyền Tông, niên hiệu Khai Nguyên năm thứ nhất, tức năm 713.

766-791 :phùng Hưng phát động khởi nghĩa chống nhà Đường

Nửa sau thế kỷ VIII, quyền thống trị của nhà Đường ngày càng suy yếu khiến cho các tiết độ sứ và bọn đô hộ ở nước ta có cơ hội tăng thêm uy lực. Chúng tự ý trưng thu thuế má. Đô hộ An Nam lúc đó là Cao Chính Bình đã ra sức bòn rút của cải của nhân dân, đánh thuế rất nặng. Nhân lòng căm phẫn của nhân dân. lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình nổi dậy chống bọn đô hộ, vào khoảng đời Đại Lịch ( 766-779), Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại chinh quyền đô hộ nhà Đường.

Phùng Hưng là người hào trưởng đất Đường Lâm, ông cha đời đời làm quan lang, nhà giàu, có uy tín lớn đối với nhân dân trong vùng. Anh em Phùng Hưng nổi tiếng là những người rất khỏe. Họ lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm rối đánh chiếm được cả một vùng rộng lớn quanh vùng, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Trên cơ sở lực lượng phát triển mạnh, Phùng Hưng tiến quân xuống Tống Bình, vây phủ thành đô hộ. Cao Chính Bình đem quân ra ngoài thành đón đánh nghĩa quân nhưng bị thua to, đã quá phát bệnh mà chết. Phùng Hưng vào phủ thành, tổ chức việc cai trị, mong xây dựng quyền tự chủ lâu dài. Sau 7 năm, Phùng Hưng mất, con là Phùng An lên thay. Phùng An làm chủ đất nước được 2 năm thì nhà Đường cử Triệu Xương sang làm Đô hộ An Nam. Triệu Xương sai sứ mang lễ vật đến dụ Phùng An ra hàng. Năm 791, Phùng An đã hàng nhà Đường, cuộc khởi nghĩa chấm dứt.[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
819 Dương Thanh phát động cuộc khởi nghĩa.

Dương Thanh là một vị hào trưởng của đất Hoan Châu (đất này nay thuộc Nghệ An) và cũng là người được nhà Ðường cho làm Thứ Sử của châu này. Biết Dương Thanh là người giàu lòng yêu nước, quan đô hộ của nhà Ðường là Lý Tượng Cổ đã dụng mưu kế để làm giảm uy tín của ông, đồng thời, tách ông ra khỏi dân châu Hoan. Năm 819, Dương Thanh đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn, giết chết được Lý Tượng Cổ, đồng thời thiết lập được hệ thống chính quyền tự chủ do ông đứng đầu Sau nhiều phen đàn áp nhưng bị thất bại, nhà Ðường đã dùng kế li gián để chia rẽ lực lượng của Dương Thanh. Ông bị cô lập dần, để rồi cuối cùng, bị tru di tam tộc vào năm 820. Hiện chưa rõ năm sinh nên chưa rõ ông thọ bao nhiêu tuổi. Cũng như nhiều vị thủ lĩnh kiệt xuất khác, Dương Thanh không xưng đế hay xưng vương, chưa đặt quốc hiệu và niên hiệu, nhưng chính quyền do ông thiết lập ra thực sự là chính quyền độc lập và tự chủ.

905 – 906 :Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ thắng lợi, giành quyền tự chủ cho dân tộc

Triều đại nhà Đường sắp sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kỳ đại loạn sử cũ gọi là thời kỳ Ngũ đại Thập quốc (5 đời 10 nước) (*). Việc cai trị ở An Nam trở nên lỏng lẻo. Năm này, có lệnh bãi chức Tiết độ sứ Chu Toàn Dục vì sự bất lực của y. Độc Cô Tổn, trọng thần của hoàng đế Chiêu Tông nhà Đường cử sang An Nam thay Chu Toàn Dục, là người nhiều tham vọng và gian tham nổi tiếng là “Ngục Thượng thư” (tên Thượng thư độc ác)

Cuộc tranh giành phe phái trong hàng ngũ thống trị khiến Độc Cô Tổn bị biếm chức. Viên Tiết độ sứ cuối cùng của nhà Đường phải bỏ trốn ra đảo Hải Nam và bỏ mạng ở đấy.

Nhân cơ hội ở An Nam không có viên quan cai trị vì nhà Đường đang trong cơn hấp hối, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng có thế lực lâu đời ở đất Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương), đã nhanh chóng đứng ra lãnh đạo nhân dân nổi lên đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường, chiếm thành Đại La, dựng quyền tự chủ cho đất nước. Khúc Thừa Dụ cũng tự xưng là Tiết độ sứ.

Ngày 11 tháng giêng (tức 7/2/906) Trước hành động quyết liệt của nhân dân Giao Châu, nhà Đường buộc phải phong chức “Đồng bình chương sự” cho Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ, thừa nhận người Việt cai quản đất Việt.

(*) 5 triều đại là: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn và Hậu Chu nối tiếp nhau từ 907 đến 960. 10 nước gồm: Tiền Thục, Hậu Thục, Ngô, Nam Đường, Ngô, Việt, Mân, Sở, Kinh, Nam, Bắc Hán và Nam Hán.

907 (Đinh Mão) :Khúc Thừa Dụ mất

Tháng 6 (âl) Khúc Thừa Dụ mất.

Tháng 7 (âl) Khúc Hạo (con Khúc Thừa Dụ) lên thay giữ chức Tiết độ sứ. lúc này Trung Quốc Chu Ôn cướp ngôi nhà Đường, lập ra nhà Hậu Lương. Nhà Hậu Lương cũng buộc phải thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ.

Là nhà cải cách và tổ chức quản lý giỏi, Khúc Hạo đã chia đặt lại các lộ, phủ, châu, giáp và xã ở các xứ. Chú trọng cấp hành chính ở cơ sở, ở giáp Khúc Hạo đặt ra các chức Quản giáp và Phó tri giáp, ở xã đặt ra chức Chánh lệnh trưởng và tá (phó) lệnh trưởng; bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán giao cho giáp trưởng trông coi; lấy “khoan, giản, an, lạc” (khoan dung, giản dị, yên ổn, vui vẻ) làm phương châm cai trị đất nước.

930 (Canh Dần) :Quân Nam Hán xâm lược nước Việt.

Năm 930, vua Nam Hán là Lưu Cung sai Lương Khắc Trinh (tức Lý Khắc Chính) đem quân sang đánh cướp nước Việt. Khúc Thừa Mỹ chống đở không nổi, bị bắt đưa về Trung Quốc. Quân Nam Hán chiếm Đại La, lại tiến vào châu Ái, châu Hoan (Bắc Trung Bộ) tấn công Champa. Vua Nam Hán cử Lý Tiến làm Thứ sử, cùng Lương Khắc Trinh cai quản, đóng giữ Giao Châu.

Tuy nhà Hán tái chiếm đất Việt, nhưng bộ máy thống trị chỉ tồn tại được ở vùng quanh Đại La, và phía Bắc.

931 (Tân Mão) Dương Đình Nghệ khởi nghĩa thắng lợi.

Nhà Nam Hán tái chiếm đất Việt, nhưng thực tế bộ máy thống trị chỉ tồn tại được ở vùng quanh Đại La và phía bắc.

Năm này, ở Dương Xá (Thanh Hóa), hào trưởng Dương Đình Nghệ (*), một tướng cũ của họ Khúc, tăng tích cực xây dựng lực lượng lo việc giải phóng đất nước. Trước hết ở hương Dương Đình Nghệ có đến 3.000 tráng sĩ làm nha binh.

Tháng 2 (âl)

Dương Đình Nghệ tiến ra đánh Đại La. Nhà Nam Hán sai Thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu, quân tiếp viện chưa kịp tới thì Dương Đình Nghệ đánh chiếm xong Đại La, giết chết Lương Khắc Trinh, đuổi Lý Tiến chạy dài. Sau đó, Dương Đình Nghệ giao chiến với quân cứu viện Nam Hán ở ngoài thành Đại La, giết chết Trình Bảo, phá tan quân Nam Hán.tiếp tục sự nghiệp họ Khúc, làm chủ đất nước, Dương Đình Nghệ xưng làm Tiết độ sứ.

Tháng 3 (âl) năm 937: Kiều Công Tiễn người châu phong (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), nha tướng của Dương Đình Nghệ, giết chủ, đoạt chức Tiết độ sứ.

(*) Quê hương, đất bản bộ của Dương Đình Nghệ ở ấp Ràng (Dương Xá) châu Ái, nay thuộc Thiệu Dương, huyện Đông Sơn, tình Thanh Hóa. Tại đây có đền thờ ông.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Sau thời đại quân Nam Hán xâm lược thì Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán xâm lăng trên sông Bạch Đằng như đã từng giới thiệu rồi lên làm vua - gọi là Ngô Vương Quyền, mở đầu lịch sử liền lạc và tách bạch hẳn khỏi lịch sử phụ thuộc của Trung Hoa như đã giới thiệu ở phần trước.......

Tóm lại: lịch sử 4000 năm chỉ gọi là " tượng trưng" vì trước đây 100 năm chẳng ai nói là lịch sử Vn ta có 3900 năm cả. Chúng ta dựa vào những nghiên cứu khoa học, dựa vào các tàn tích, di chỉ tìm ra trên lãnh thổ Việt Nam và so với lịch sử văn minh thế giới - khu ưực để biết được tổ tiên, cha ông chúng ta tiến hóa, xây dựng đất nước ra sao mà thôi........
Xin giới thiệu các bạn 1 bài viết khá hay và logic mình sưu tầm được:
http://viethannom.wordpress.com/2010/11/30/v%E1%BB%81-h%C6%A1n-4000-nam-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-vi%E1%BB%87t-nam/

4000-5000 hay 3000 năm không quan trọng. Quan trọng là chúng ta hiện nay là 1 đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập. Cho dù chưa giàu có phát triển như các quốc gia khác nhưng không phải phụ thuộc, phục tùng hay chịu sự bảo hộ áp đặt của bất kỳ thế lực nào..... Điều đó là 1 tự hào mà không phải dân tộc, đất nước nào cũng có được. Quốc gia, dân tộc nào cũng có thời kỳ hoàng kim rồi suy tàn, phát triển cực thịnh rồi mai một thui chột theo thời gian....... Ví như: nền Văn minh La Mã, Maya, Ai Cập, Ba Tư.......... So với độ tuổi của trái đất, của vũ trụ cả triệu năm thì lịch sử loài người chỉ vài chục nghìn năm là quá nhỏ bé........ Chúng ta suy xét lại chẳng qua cũng chỉ là nhìn nhận công lao của tổ tiên cha ông đã làm gọi là tri công chứ không phải để phán xét hay chê bai những gì tiền nhân đã làm. Mong rằng câu hỏi này đã được giải đáp thấu đáo bởi CÁI TÂM CỦA MỖI CON NGƯỜI VỚI ĐẤT NƯỚC.
 
Tập Lái
7/5/11
34
0
0
lienthanhquyet nói:
Câu cửa miệng em hay nghe trên báo đài là nước ta có 4 nghìn năm văn hiến, bắt đầu là đời vua Hùng thứ 1 cứ thế truyền ngôi cho nhau cho đến ngày nay...
Ừ 18 cụ,mỗi cụ ở ngôi gần 200 năm và giỗ chung 1 ngày.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Quay trở lại việc xây dựng và mở mang bờ cõi về phía Nam, em xin giới thiệu mọi người về vùng đất Gia Định và lục tỉnh Nam Kỳ cùng những danh nhân đã dày công vun đắp cho đất nước ta trong những thế kỷ trước như , Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu............
Mong rằng qua những tài liệu, thông tin này chúng ta có những cách nhìn nhận về nhà Nguyễn và tiền nhân mở nước phía Nam này một cách tích cực đỡ phiến diện hơn.
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Lịch sử vùng đất Sài gòn-Chợ lớn.</h2> [blockquote] Ngàn năm trước (trước 1698)

Trước khi Chúa Nguyễn thiết lập bộ máy cai trị (1698) thì Sài Gòn - Gia Định còn là một vùng đất hoang vu, rừng rậm, sông nước, xen lẫn những gò đất cao nằm trong vùng đất mới, rộng lớn, mênh mông ở phía Nam trải dài tới biển Đông.

Cách đây khoảng 3000 - 4000 năm trên vùng đất này đã có những nhóm cư dân cổ sinh sống với nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho đến thời kỳ kim khí. Những cư dân cổ đã từng sinh sống trên vùng đất Sài Gòn từ nhiều thiên niên kỷ trước, đã biết canh tác nông nghiệp và bắt đầu chinh phục vùng đất thấp ở phía nam và phía đông nam. Lúc bấy giờ cuộc sống con người ở đây hết sức tự do, không có lãnh thổ quốc gia, không có địa giới hành chánh và cũng chưa có khái niệm về vùng đất Sài Gòn.

Sài Gòn vào thế kỷ 16 - 17

Mãi đến giữa thế kỷ 17 vào thời Chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613) được đặc quyền cai trị đất Đàng trong, đã bắt đầu công cuộc di dân người Việt đến khai phá vùng đất mới phía Nam. Vùng đất Sài Gòn lúc bấy giờ ở vị thế trung tâm vùng đất mới, thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống, là một trong những nơi nhóm dân cư Việt đầu tiên đến đây định cư.

Đến năm 1623 Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho đặt trạm thu thuế thương chính đầu tiên tại Sài Gòn và Bến Nghé. Đây là dấu hiệu ban đầu xuất hiện hình thức kiểm soát của nhà nước trên vùng đất Sài Gòn xưa.

Tháng 3 năm 1679 Chúa Nguyễn lại cho lập đồn binh Tân Mỹ (vùng chợ Thái Bình, quận I ngày nay). Quyền lực nhà nước của Chúa Nguyễn được áp đặt vào vùng đất mới phía Nam chuẩn bị cho việc hỉnh thành bộ máy cai trị. Cho đến thời điểm này, vùng đất mới phía Nam vẫn chưa phân định địa giới hành chánh. Song Sài Gòn đã giữ vị trí trung tâm vì quyền lực cai trị vùng đất phía Nam tập trung ở đây.

Nói về địa danh Sài Gòn

Tên Sài Gòn đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, cách đây đã hơn 300 năm. Đó là tên gọi một vùng đất (địa danh) do cư dân Việt đặt ra để chỉ một khu vực đông dân cư sinh sống tập trung, sinh hoạt theo vùng đất đô thị ở vùng đất mới phía Nam.

Tên gọi "Sài Gòn" đã lần lượt để chỉ bốn vùng đất khác nhau. Thoạt đầu "Sài Gòn" dùng để chỉ đất của tiểu quốc Thù Nại, bao gồm phần lớn vùng đất Đông Nam bộ (khoảng 20.000 - 25.000km2). Năm 1698 tên Sài Gòn để chỉ vùng đất huyện Tân Bình rộng khoảng 5.000 km2, tính từ phía bờ tây sông Sài Gòn, một phần của xứ Sài Gòn ngày nay là địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. "Sài Gòn" còn là tên gọi của vùng đất của hai khu vực đô thị được bảo vệ bởi lũy Lão Cầm (1700), lũy Hoa Phong (1731) và lũy Bán Bích (1772) với diện tích khoảng 25 km2. Sài Gòn cũng là tên gọi của khu vực chợ buôn bán của người Hoa vào thế kỷ 18 (rộng khoảng 1km2), sau này trở thành khu Chợ Lớn.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm cả đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn, tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Chợ Lớn cũ, địa bàn thành phố rộng lớn hơn xưa, nhưng cũng chỉ là khu vực trung tâm của đất Gia Định xưa.

Sài Gòn buổi ban đầu

Năm 1698 là mốc lịch sử đánh dấu sự khai sinh vùng đất Sài Gòn xưa, khi Thống xuất chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh Chúa Nguyễn vào Nam kinh lược lập ra phủ Gia Định để cai quản vùng đất mới phía Nam và lập ra hai huyện đầu tiên Phước Long và Tân Bình thuộc phủ Gia Định. Diện tích phủ Gia Định lúc này khoảng 30.000km2.

Huyện Tân Bình được lập ra từ xứ Sài Gòn với dinh Phiên Trấn và những đơn vị hành chánh cơ sở đầu tiên (lân, làng, phường, xã, thôn, ấp) là hình dáng Sài Gòn trong buổi ban đầu.

Sài Gòn thế kỷ 18

Trong suốt thế kỷ 18, thời Sài Gòn thuộc Gia Định phủ (1698-1802) thì địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày nay gồm địa phận hai tổng Bình Dương và Tân Long của huyện Tân Bình, (thuộc Dinh Phiến Trấn) và trên một nửa địa phận tổng Bình An (tức huyện Thủ Đức) của huyện Phước Long thuộc Dinh Trấn Biên. Năm 1795, Le Brun vẽ bản đồ vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn có ghi vị trí thành Bát Quái, các phố thị Minh Hương, Bến Nghé rồi đặt tên chung là Thành phố Sài Gòn. Có thể hình dung tổng quát vào cuối thời Gia Định phủ, địa bàn Thành Phố (nay) được phân biệt bởi hai vùng với hai bộ mặt khác nhau: vùng chợ nằm trong vòng "cổ lũy" và vùng quê đất rộng, thưa dân thuộc các tổng Bình Dương, Tân Long, Bình An.

Sài Gòn thời Gia Định Trấn và Gia Định Thành (1802-1832)

Sau khi chiến thắng Tây Sơn lấy lại kinh thành Phú Xuân - Huế (năm 1802), Nguyễn Ánh bỏ Gia Định kinh, đổi Gia Định phủ thành Gia Định trấn và đến năm 1808 lại đổi Gia Định trấn ra Gia Định thành, các "dinh" đều đổi thành "trấn". Gia Định thành thống quản năm trấn (toàn Nam Bộ). Dinh Phiên Trấn đổi thành trấn Phiên An. Huyện Tân Bình đổi thành phủ, 4 tổng của huyện Tân Bình nâng lên thành huyện lập ra nhiều tổng mới. Thời kỳ này địa bàn thành phố nay bao gồm địa phận của 2 tổng Bình Trị, Dương Hòa của huyện Bình Dương và 2 tổng Tân Phong, Long Hưng của huyện Tân Long (4 tổng trên đều thuộc phủ Tân Bình, trấn Phiên An), phần còn lại là địa phận của tổng An Thủy - Huyện Bình An và một phần của tổng Long Vĩnh - huyện Long Thành (thuộc phủ Phước Long - trấn Biên Hòa).

Từ sau 1820, dưới mắt của thương gia và phái bộ nước ngoài đã có một thành phố gồm hai đô thị lớn không kém gì kinh đô nước Xiêm ở cách nhau hai dặm, thành phố Sài Gòn (là Chợ Lớn nay) và thành phố Bến Nghé mới xây dựng. Họ gọi chung là thành phố Sài Gòn nơi đô hội cả nước lúc bấy giờ không đâu sánh bằng.

Sài Gòn thời Lục tỉnh Nam kỳ (1832-1862)

Từ sau năm 1832, Minh Mạng giải thể cấp Gia Định thành, chia năm trấn thành sáu tỉnh. Trấn Phiên An đổi thành tỉnh Phiên An, trấn Biên Hòa đổi thành tỉnh Biên Hòa.

Năm 1836, tỉnh Phiên An được đổi tên là tỉnh Gia Định có thêm một phủ mới là phủ Tây Ninh. Năm 1841, phủ Tân Bình lại lập thêm huyện Bình Long (lỵ sở tại Hốc Môn). Vì vậy, sau 1841, địa bàn thành phố (nay) nằm trên địa phận ba huyện Bình Dương, Bình Long, Tân Long (của phủ Tân Bình) và một phần đất của huyện Ngãi An và Long Thành thuộc phủ Phước Long tỉnh Biên Hòa.

Sài Gòn thời Pháp cai trị (1862-1955)

Địa bàn thành phố (nay) lúc này bao gồm địa giới của hai huyện Bình Dương, Tân Long của phủ Tân Bình, với phần đất đai của huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh (tỉnh Gia Định) và cộng thêm trên một nửa địa phận huyện Bình An cùng với địa phận tổng Long Vĩnh Hạ, huyện Long Thành, cùng thuộc phủ Phước Long của tỉnh Biên Hòa.

Vùng đô thị Sài Gòn - Bến Nghé nằm trên đất của phủ Tân Bình, được xác lập ranh giới từ chùa Cây Mai đến rạch Thị Nghè, nằm trong kênh vành đai giáp tới sông Tân Bình (sông Sài Gòn nay) được qui hoạch là thành phố Sài Gòn (theo bản đồ Coffin năm 1862). Năm 1865 qui hoạch "Thành phố Sài Gòn" lại được chia thành hai thành phố: Thành phố Sài Gòn ở về phía Đông địa bàn thành phố cũ, tức vùng Bến Nghé xưa nơi có tỉnh thành Gia Định và thành phố Chợ Lớn, vùng trước đây gọi là "Phố thị Sài Gòn".
[/blockquote] [blockquote] Bổ sung cho đủ về Sài Gòn - Phiên An - Gia Định

Vùng Sài Gòn thời hoang sơ

Đất Sài Gòn - Gia Định nằm trên vùng chuyển tiếp giữa hai vùng địa chất, hai khu vực địa hình - địa mạo khác nhau. Nơi đây trong lịch sử đầu Công nguyên cho đến trước thế kỷ XVI là vùng tiếp giáp giữa nhiều quốc gia cổ, nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư, nơi chứa đựng nhiều ảnh hưởng của nhiều nền văn minh cổ ở khu vực Nam Đông Dương và Nam Á. Những cuộc tranh chấp, đặc biệt là từ thế kỷ XIII-XVII, đã biến vùng đất Sài Gòn - Gia Định, cho tới trước khi những cư dân Việt hiện diện, vẫn là miền đất hoang vu, vô chủ, là địa bàn sinh tụ lẻ tẻ của một vài nhóm cư dân cổ...
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất học, vùng đất Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ được hình thành cách đây khoảng 6.000 năm, vào cuối thời kỳ Holoxen. Vào thời kỳ này, một đợt biển thoái cuối cùng, đã làm xuất lộ miền đồng bằng Nam Bộ và phù sa sông Tiền, sông Hậu đã phủ lên mặt đất một lớp màu mỡ. Về cảnh quan địa mạo, Sài Gòn vốn nằm trên lằn ranh tiếp giáp của hai vùng phù sa cổ, nay tương thích với hai vùng Đông Nam Bộ và miền Tây tức đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, phía Bắc của thành phố là những dãy gò đồi thấp kéo dài từ phía chân cao nguyên Nam Trường Sơn, còn phía Đông, Nam thành phố là vùng đồng bằng thấp mà công cuộc bồi đắp còn dở dang.
Các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước từ trước và sau năm 1975, đã phát hiện được trên địa phận Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh cũng như một số khu vực phụ cận nhiều di tích khảo cổ học. Qua đó, cho thấy sự xuất hiện của con người trên vùng đất Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh khá sớm. Ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho đến thời kỳ kim khí. Những người cổ từng sinh sống trên miền đất Sài Gòn từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Họ không chỉ sinh sống trên miền đất cao phía Bắc - Tây Bắc, mà đã bước đầu chinh phục miền đất trũng phía Nam và Đông Nam. Một số phát hiện khảo cổ học cho thấy sự tồn tại của văn hóa Sa Huỳnh với những nét riêng trên đất Sài Gòn. Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn minh thời đại kim khí ở phía Nam. Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, là một khu vực dày đặc những di chỉ tiền sử hết sức phong phú trải dài trong khoảng 3.000 năm trước văn hóa Óc Eo.
Từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ VII, là thời kỳ của văn hóa Óc Eo. Đây cũng là thời kỳ tồn tại của nhiều tiểu quốc ở miền Nam Đông Dương. Sài Gòn vào thời kỳ này là miền đất có quan hệ với nhiều tiểu quốc đó.

Từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX, sự tan rã của vương quốc Phù Nam đã có tác động và ảnh hưởng ít nhiều đến khu vực Nam Bộ.

Đầu thế kỷ IX, Thủy và Lục Chân Lạp thống nhất mở đầu cho thời đại Angkor. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ IX đến XI, đất Sài Gòn Gia Định, hầu như đứng ngoài những ảnh hưởng của văn hóa Angkor.

Từ thế kỷ XII trở đi sự tranh chấp và chiến tranh giữa các vương quốc cổ có xu hướng bành trướng, nhất là giữa Champa với Chân Lạp, giữa Champa với Đại Việt, cũng như sự mở rộng của vương quốc Xiêm La. Vùng đất Gia Định, Sài Gòn lại nằm trên lằn ranh của các cuộc tranh chấp đó. Sự tranh chấp kéo dài nhiều thế kỷ cho đến thế kỷ XVI khi các chúa Nguyễn tìm cách gây ảnh hưởng của mình với quốc vương Chân Lạp và nhắm đến những mục đích lâu dài về sau này.

Cuộc tranh chấp giữa các thế lực phong kiến, của các vương quốc cổ, đã xáo trộn các cộng đồng cư dân, dồn họ lùi sâu vào các rừng rậm nhiệt đới ở Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên. Không ít địa bàn cư trú của họ trên vùng đất Sài Gòn - Gia Định và Đông Nam Bộ trở nên hoang hóa, vô chủ. "Như vậy từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII, vùng đất giữa lưu vực sông Tiền hình như đang ở trong cơ cấu cư dân. Những nhóm người thưa thớt chỉ còn quần tụ ở một số thị trấn cổ ở Vũng Tàu - Bà Rịa, Prei Nokor..."

Lịch sử hình thành đất Sài Gòn

Năm 1698, Nguyễn Phước Chu - tức chúa Minh - sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính (thường đọc Cảnh) vào Nam kinh lý và lập phủ Gia Định. Nhưng trước đó, có lẽ hàng thế kỷ, nhiều sử liệu cho thấy người Việt Nam đã tới buôn bán và khẩn hoang lập đấp rải rác trong đồng bằng sông Mê Kông ở châu thổ miền Nam và sông Mê Nam bên Xiêm rồi.

Biên niên sử Khơ Me chép: Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liền cho xây cung điện nguy nga tại U Đông, rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt Nam rất xinh đẹp con chúa Nguyễn (người ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên). Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem nhiều người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thu công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa.

Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.

Giáo sĩ Ý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Qui Nhơn từ năm 1681 đến năm 1622, viết hồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Campuchia - cũng là chàng rể lấy con gái hoang (fille batarde) của chúa! Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm". Borri cũng tả khá tỉ mỉ về sứ bộ của chúa Nguyễn đi Campuchia hồi 1620: "Sứ thần là người sinh trưởng tại Nước Mặn, một nhân vật quan trọng đứng sau chức tổng trấn. Trước khi lên đường, ông đã để nhiều ngày giờ bàn bạc và nhận lệnh của chúa. Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh U Đông, thì dân chúng Khơ Me, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh. Vì sứ thần đây là người quan thuộc, đã lui tới nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ lâu, chưa không phải sứ giả mới đới lần đầu. Borri còn cho biết tòa sứ bộ khá quan trọng và đông đúc, nào là thê thiếp, người hầu kẻ hạ của sứ thần, nào binh sĩ giữ an ninh và phục dịch sứ bộ.

Một giáo sĩ khác người Pháp tên là Chevreuil tới thăm Colompé (tức Pnom Penh, Nam Vang) hồi 1665 đã thấy "hai làng An Nam nằm bên kia sông, cộng số người được độ 500 mà kẻ theo đạo Công giáo chỉ có 4 hay 5 chục người". Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v...

Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải rác trong đồng bằng sông Mê Nam. Lịch sử cho biết: dân tộc Thái mới lập quốc từ thế kỷ VII sau công nguyên ở giữa bán đảo Đông Dương và chủ yếu trên lưu vực sông Mê Nam. Nước này gọi là Xiêm hay Xiêm La (Siam), đến năm 1939 mới đổi tên là Thái Lan. Kinh đô Xiêm xưa ở Ayuthia, xây dựng thừ năm 150 trên một khúc quanh của sông Mê Nam cách biển gần 100 km. Theo bản đồ Loubère vẽ năm 1687, thì kinh đô Ayuthia nằm trong một hòn đảo lớn, giữa hai nhánh sông Mê Nam. Đường sá, cầu cống, phố chợ, lâu đài... được ghi khá rõ ràng. lại có thêm chú chích minh bạch như: A=Thành phố, B=cung điện, C=bến cảng, D=xưởng thủy hải quân, E=xưởng thủy ghe thuyền, F=phố thị, G=chủng viện... Chung quanh hòn đảo chính có những khu vực dành riêng cho dân Xiêm hay người nước ngoài cư trú: người Xiêm ở phía Bắc và Tây Bắc, người Hoa ở phía Đông, người Việt Nam, Mã Lai, Nhật Bản, Hòa Lan, Bồ Đào Nha ở phía Nam. Nơi người Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận lợi. Nhìn cách bố trí thôn trại chung quanh Ayuthia, ta có thể phỏng đoán cộng đồng người Việt ở đây khá đông và là một trong mấy nhóm ngoại quốc tới lập nghiệp sớm nhất. Trên bản đồ có ghi rõ chữ Cochinchinois nơi thôn trại Việt. Đương thời, địa danh này chỉ người Đàng Trong và cũng có thể chỉ chung người VIệt Nam, vì trước đó - trong thời gian chưa có phân ranh Trịnh Nguyễn, Tây phương dùng địa danh ấy, biến dạng bởi Giao Chỉ - Cauchi - Cauchinchina - Cochinchine để gọi chung Việt Nam. Đa số người Việt ở đây là người Đàng Trong, song cũng có người Đàng Ngoài. Họ tới định cư và lập nghiệp có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII tồi, nghĩa là từ thời nhà Mạc khi trong nước rất xáo trộn là loại ly. Theo ký sự của Vachet thì cả nam nữ già trẻ. Ngoài Ayuthia, người Việt còn tới làm ăn định cư tại Chân Bôn (Chantaburi) và Bangkok là những thương điếm trung chuyển từ Hà Tiên tới kinh tô Xiêm.

Sử Việt Nam và sử Khơ Me cùng nhất trí ghi sự kiện: Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc Ong Nộn. Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm đem bính đi tiến thảo, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.

Sử ta còn ghi rõ: năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho "nhóm người Hoa" muốn "phục minh chống Thanh" là Dương Ngạn Địch tới mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn và làm ăn sinh sống. Những nơi đó đã có người Việt tới sinh cơ lập nghiệp từ lâu. Như Trịnh Hoài Đức đã chép: các chúa Nguyễn "chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phải tạm để đất ấy cho cư dân bản địa ở, nối đời làm phiên thuộc ở miền Nam, cống hiến luôn luôn". Nhưng năm 1658, "Nặc Ong Chân phạm biên cảnh", Hiền Vương liền sai "phó tướng Tôn Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy". Sau được tha tội và được phong làm Cao Miên quốc vương "giữ đạo phiên thần, lo bề cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với người Cao Miên khai lhẩn ruộng đất". Như vậy là từ trước 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.

Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Kính vào "kinh lý" miền Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy "đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ nay. Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", Nguyễn Hữu Kính đã lập phủ Gia Định và 2 huyện Phước Long, Tân Bình (một phần nay là TPHCM). Đúng là dân làng đi trước, nhà nước đến sau. Và miền biên cảnh Nam Bộ sáp nhập vào cương vực Việt Nam một cách thật êm thắm và hòa hợp dân tộc vậy.

Con đường lập nghiệp của cha ông để có Sài Gòn - Gia Định

Vào khoảng thế kỷ thứ 5, Sài Gòn Gia Định là vị trí của hai nước nằm sát cạnh nhau: Thù Nại và Bà Lị.

Thời gian sau cả hai nước này đều bị nước Phù Nam kiêm tính và đặt kinh đô ở Vyâdhapura. Qua thế kỷ thứ 6 đến lượt nước Phù Nam lại bị thôn tính do Tiểu vương Kambuja ra đời, gọi là nước Chân Lạp hay Cao Miên.

Triều đình Chân Lạp thuở đó với bộ máy nhà nước khá quy củ. Phần đất có hai khu vực rõ rệt, miền khô lục Chân Lạp và miền trũng úng Thủy Chân Lạp. Miền khô nằm trên phía Bắc. Nơi này khô ráo, đồi gò thoai thoải, sông nước trong lành, khí hậu hiền hòa. Nơi đây được tập trung tất cả hệ thống hành chánh, vua quan. Chung quanh có phố xá sầm uất, dân chúng đông vui. Dần dần ở lục Chân Lạp này còn có các dân tộc khác cũng đến giao thương như Mã Lai, Ấn Độ, Chăm.

Còn phần đất bên dưới nằm ở phía Nam, thuộc hạ lưu sông Mê Kông (Cửu Long) vốn là miền trũng úng, thuộc loại hiểm địa, bị hoang phế từ lâu đời. Bao quanh phần lớn lại là biển cả, gọi là Thủy Chân Lạp, ta gọi là Đàng Thổ. Thế kỷ thứ 14 nước Chân Lạp bị quân Mã Lai áp đảo dày xéo, buộc phải thần phục. Lại về sau bị Xiêm đặt ách thống trị. Khoảng thời gian này đã có lúc chiến tranh biên giới Xiêm La và Chân Lạp đụng độ nhau rất quyết liệt khiến quân lính cả hai bên sợ hãi tìm cách đào ngũ nhập vào số các sắc dân Mã, Việt, Chăm, Chân Lạp cùng nhau chạy loạn. Một vài toán liều mạng chạy xuống vùng biển Thủy Chân Lạp, vào rừng sâu ẩn náu.

Có lẽ từ đó những danh từ chỉ vài vị trí địa lý được xuất hiện như: Prinagaram nghĩa là phố giữa rừng; Kas Krôbey chỉ khu vực có nhiều trâu nước và Pranokor tức rừng già. Sau cuộc chiến dữ dội ấy, thế lực Chân Lạp sút kém dần. Rõ rệt nhất ở vào thế kỷ 16 đất đai của họ bị lấn dần. Trong Hoàng tộc lúc đó lại thường xuyên xảy ra nội loạn tranh chấp ngôi báu.

Sang đầu thế kỷ 17 vua Chân Lạp là Chey Choetha II đã xin cưới một công nương nhà Đại Việt, con gái vua Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên (1617-1635). Mục đích của Chân Lạp muốn dựa thế lực nhà Nguyễn hòng chống lại Xiêm La (tức Thái Lan). Còn mục đích của Đại Việt muốn nhân cơ hội lấy tình thân thông gia, giữ ôn hòa lân bang và để đặt bước khai hoang.

Cuộc hôn nhân của công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp được hình thành vào năm 1620. Bà được phong làm Hoàng hậu với tước hiệu "Somdach - preia Peaccac - Vodey - Prea - Roriac - Khsattrey". Từ đó mối giao bang giữa Đại Việt và Chân Lạp khá êm đẹp. Dân hai nước được tự do qua lại sinh sống cả hai bên lãnh thổ của nhau. Vậy là nơi rừng rú hoang dã Thủy Chân Lạp với tên Preinokor có thêm nhiều hơn vết chân người Việt. Các danh từ được phiên âm từ Preinokor ra Sài Gòn - Kaskrobey ra Bến Nghé và Nông Nại ra Đồng Nai đã được xuất hiện từ nhóm người Việt này đến lưu cư đầu tiên.

Năm 1623 vua Chân Lạp đã mau mắn gửi quốc thư hồi âm chấp thuận việc chúa Nguyễn muốn đặt trạm thu thuế tại Sài Gòn (Prinokor). Sự việc này đã là một thực thể chính đáng cho chúa Nguyễn nhà Đại Việt với công trình khai hoang xứ Đàng Thổ.

Danh từ Đàng Trong đã được vào đến đây. Đàng Trong cứ gọi là Đàng Cựu. Khi ấy miền ác địa Thủy Chân Lạp vô chủ này, mặc nhiên được xem như vùng trái độn giữa hai biên giới Việt và Miên. Bởi vậy bất kỳ dân tộc nào có gan dạ, có sức, có lực... ai ai muốn đến chiếm cư khai phá vùng này lấy đất trồng trọt sinh sống đều được tự do, không hề bị một ngăn cản cấm đoán nào cả. Mọi sắc tộc đến đây ngày đó đều có quá trình từng nhóm, trước hết là người bản thổ (Chân Lạp) tức người Khơme.

Tuy là dân chánh gốc: nhưng vì chốn này là nơi hiểm địa nên sự có mặt của họ rất thưa thớt, vắng lặng. Chỉ khi nào thấy có khói vương tỏa qua cây lá ở đâu mới hay nơi ấy có người. Đặc biệt họ chỉ chọn những giồng cao mới dựng lều có sàn để ở và cho tiện việc trồng khoai sắn, cấy lúa càn đông, lúa nọa đen... Ngoài ra, họ không muốn khai phá gì thêm vì e hiểm trở, hơn nữa vì họ quá ít người.

Người Chăm: họ lưu lạc đến đây từ những thời ly loạn xa xưa. Họ cũng chỉ quan ở vùng khô tìm nơi dốc cao làm rẫy sinh sống. Họ ưa sống thành từng nhóm biệt lập đồng chúng.

Người Man: theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi là thuộc nước Đại Việt, vốn là dân tộc thiểu số ở cuối dãy Trường Sơn lưu chuyển xuống. Nhưng còn có người Man thuộc Chân Lạp cổ, gồm nhiều sắc tộc Ché Mạ, Mnông, X Tiêng... họ sinh sống bằng nghề săn bắn và nương rẫy, thường ở trên những triền núi cheo leo và không cố định.

Người Việt: họ đến đây lập nghiệp làm nhiều đợt trước cả thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
Bến dừng lại đầu tiên là Mỏ Xoài (Bà Lị, Bà Rịa) rồi mới dò dẫm vào tiếp các vùng sâu hơn. Sau đó đến vụ chuyển cư hợp pháp là năm 1620. Một số vũ công và gia đình họ được chọn theo công chúa Ngọc Vạn vào hẳn đất Miên nhưng cũng một số ít họ xin lưu cư ở vùng trũng Thủy Chân Lạp để tiện trồng lúa nước.

Bản tính người Việt cần cù siêng năng có đặc điểm ưa sống quần tụ dễ hòa đồng...

Mặc dù buổi đó quyền tự phát tự quản, mạnh ai nấy sống, nhưng dù vậy các sắc tộc cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng lẫn nhau - nhất là nền văn hóa Đại Việt đã có bề dầy nề nếp văn minh cổ truyền rất dễ thu hút. Nói về cuộc sống thay đổi của người Việt, họ đã cảm tử xông pha đến đây; miền sông biển Bà Rịa Đồng Nai, vùng rừng rú Sài Gòn Bến Nghé như một địa bàn đầy hứa hẹn sự hưng thịnh. Thế nhưng trước mặt còn tràn ngập gian nan thử thách, cần nhiều gan dạ và sức phấn đấu. Do vậy nên nhà nước Chân Lạp đã chấp thuận nhường quyền khai hoang và thu thuế vùng trên cho Đại Việt.

Sau hết là người Tàu. Đây là số di thần nhà Minh bất mãn với nhà Thanh. Năm 1679 hai tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên tức Trần Thắng Tài đã dùng 50 thuyền chiến vượt biển di tản cùng 3.000 người thân tộc và cận vệ. Họ cập bờ Tư Dung (miền kinh đô Thuận Hóa) họ ra dấu xin tị nạn vào đất Việt. Trước thế cùng lực tận, họ được chúa Nguyễn chấp thuận cho phép nhập cư. Liền đó họ được hướng dẫn vào Đàng Thổ cho ở làm 2 nơi, Bàn Lân (Đồng Nai) và Vũng Cù (Mỹ Tho). Họ được tự do khai phá theo sở dụng nhưng họ cũng chỉ khai hoang đủ để sinh sống. Vì họ vốn có sở trường thương mại. Điểm buôn bán đầu tiên của họ là Cù Lao Phố hay còn gọi là Đông Phố.

Tháng hai năm Mậu Dần 1698 chúa Minh Nguyễn Phúc Chu phái trấn thủ dinh Bình Khương là Lễ thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm thống suất kinh lược xứ Đồng Nai.

Ông cho đặt đại bản doanh tại Cù Lao Phố bằng sự nhận xét thần tốc về mọi mặt: đất đai hoang phế mênh mông nhưng toàn là sình lầy cùng rừng rậm; nhân lực thì yếu kém, đời sống sinh hoạt của các sắc dân quá thô thiển thật là thiên nan vạn nan! Nhưng với ý chí quả cảm, bất kể nguy khó hiểm nghèo Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra kế sách cấp tốc:

Khai hoang mở cõi.

Dàn xếp biên cương.

Song song với việc khẩn hoang Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thi hành ngay việc chia ranh định vùng mong sớm đưa chúng dân vào nề nếp an cư.

Về hành chính: ông chia đất Đông Phố lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh trấn biên (Biên Hòa ngày nay). Lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Sài Gòn).
Mỗi trấn có lưu thủ quản trị, dưới có cai bạ coi về ngân khố và ký lục coi về hình án.

Trấn Biên bao gồm từ Bình Thuận đến Nhà Bè.

Phiên Trấn bao gồm từ Tân Bình đến Cần Giuộc (Long An).

Phủ Gia Định ngày đó là gồm từ Bình Thuận, Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè đến Long An. Khi đó địa bàn Đồng Nai Gia Định được nới rộng thêm ra hàng ngàn dặm vuông, các chủng dân được quy tụ dựng thành chòm xóm. Dân số có đến 40.000 hộ. Liền đó, Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra quy hoạch:

Thiết lập làng xã, khóm ấp.

Lập sổ đinh, sổ điền.

Định mức tượng trưng về thuế tô, thuế dung. Riêng người Hoa tập trung làm hai xã để việc thương mại có cơ hội bành trướng đều khắp.

Xã Thanh Hà ở huyện Phước Long (Đồng Nai Biên Hòa).

Xã Minh Hương ở huyện Tân Bình (Sài Gòn Bến Nghé).

Tất cả dân số người Hoa cũng đều nhập sổ bộ Đại Việt.

Về thương mại: ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu chợ nổi Nhà Bè cổ nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với các ngã: Cù Lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù (Cần Giuộc) và Gò Vấp.
Đặc biệt bến tàu Châu Đại Phố của nhóm Hoa thương nhem nhúm còn quá luộm thuộm, giờ đây cũng được khuyến khích cho có qui cũ. Vị trí này sau đã nhanh chóng thành tên Cảng Đại Phố. Đây chính là bến cảng non trẻ nhất của miền này ở cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.

Về quân sự: Đã có sẵn một lực lượng binh chủng gồm: thủy binh, bộ binh, tinh binh và thuộc binh. Thống suất cho cắt đặt các cơ đội canh phòng yên ổn thôn trang và quân lính cả hai dinh lo bảo vệ chủ quyền tại suốt vùng đất mới thành lập.

Thời ấy, vua Cao Miên (tức Chân Lạp) là Nặc Ông Thu. Mặc dầu bên trong hoàng tộc của họ vẫn thường xảy ra nổi loạn tranh chấp nhưng bên ngoài đối với sự định vùng biên giới của nhà Đại Việt cũng là ổn định cho cả đôi bên Việt Miên. Sự thần phục tiến cống được họ nối lại như trước.

Sau hết đến vấn đề di dân và khuyến nông đã được triều đình chúa Nguyễn chấp thuận. Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cấp tốc phái thuộc binh đi hô hào chiêu mộ dân chúng từ miền Ngũ Quảng vào Gia Định lập nghiệp.

Sự hình thành của Sài Gòn Gia Định ngày nay bắt đầu tư thuở cha ông đi khai phá và lập nghiệp cách đây hơn ba thế kỷ là vậy.

Những người Việt đầu tiên ở đất SG

Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết về vùng đất Nam Bộ vào thế kỷ XVII, rằng "từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại... trở lên". Đất Sài Gòn khi những nhóm lưu dân người Việt đến khai khẩn hãy còn hoang vu, rừng rậm và đầm lầy trải dài. Rải rác đó đây trên các giồng đất cao, một vài nhóm các dân tộc Khmer, Stiêng, Mạ... cư trú, sinh sống.


Những lưu dân người Việt đầu tiên tìm đến mưu sinh nơi đất Sài Gòn thuở xa xưa là những người từ miền Bắc, miền Trung vào vì nhiều lý do. Phần lớn họ là những nông dân nghèo đói, cơ cực bởi cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, một số khác là những quan lại, binh lính được nhà nước phong kiến phái đi đồn trú phía Nam, một số là những kẻ tội đồ trốn tránh... Họ đã vượt biển trên những chiếc thuyền và ngược sông Sài Gòn từ cửa Cần Giờ đến vùng đất Sài Gòn ngày nay. Những nhóm lưu dân đầu tiên đã chiếm cứ các giồng đất cao nằm dọc sông Sài Gòn để định cư. Ở đây có nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và canh tác, khí hậu lại thoáng đãng. Dần dần từ các giồng cao, lưu dân mở rộng việc khai phá rừng rậm và bưng sình, đất thấp... thành ruộng vườn và làng xóm.


Một địa điểm mà sử sách thường nhắc đến là Mô Xoài có lẽ là vùng đất Bà Rịa hiện nay, đã được người Việt chọn làm nơi cư trú đầu tiên. Đất đai ở đây tương đối cao, lại gần sông biển thuận lợi cho việc định cư của họ.

Từ đất Mô Xoài, các lưu dân đã nhanh chóng mở rộng phạm vi cư trú, khai khẩn đất đai sang các khu vực, nay thuộc Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện tự nhiên ở những nơi này không khác mấy với đất Mô Xoài, vả lại các sông rạch nơi đây khá thuận tiện cho việc di chuyển của các lưu dân. Vào những thập kỷ giữa các thế kỷ XVII, các cư dân Việt đã hiện diện ở vùng đất Nam Vang (Phnom Penh) hiện nay. Năm 1665, theo giáo sĩ Chevreuil nhận thấy khi đến Phnom Penh đã có hai làng người Việt nằm bên kia sông, ước khoảng hơn 500 người. Điều đó cho thấy công cuộc Nam tiến của người Việt khá sớm, ít ra là từ cuối thế kỷ XVI. Một vài tư liệu khác của giáo sĩ phương Tây cũng cho thấy cùng với sự hiện diện của người Việt ở Nam Vang, thì ở vương quốc Xiêm La (Thái Lan), ngay vùng ven kinh đô cũng đã xuất hiện các khu vực định cư của khoảng 300 người Việt.

Thuở ban đầu, đứng trước thiên nhiên còn hoang dã của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa, một vùng đất vừa hào phóng vừa bí ẩn, đầy bất trắc, người lưu dân Việt không khỏi cảm thấy ngại ngùng. Điều này thể hiện qua câu ca dao:

Tới đây xứ sở lạ lùng.
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh
.


Những con người tiên phong ấy, với nghị lực và ý chí đã cố gắng trụ bám nơi mảnh đất Sài Gòn, nhen nhúm và định hình một cuộc sống mới. Cho đến trước khi những viên quan của chúa Nguyễn được cử đi kinh lý miền đất phía Nam, thì những thế hệ đầu tiên của lưu dân đã có cuộc sống ổn định, ruộng vườn đang mở rộng, xanh tươi. Những ghi chép trong các sử sách đương thời, giữa thế kỷ XVII, đất Sài Gòn đã có gần 10.000 người.

Trong số cư dân buổi ban đầu ở Sài Gòn, có không ít người Hoa. Họ là những người Trung Hoa vùng duyên hải phía Nam, đã ra đi tìm đất sống bởi không chịu nổi cuộc sống đói nghèo, loạn lạc ở cố hương. Năm 1679, có một đợt di cư lớn của người Hoa dưới sự thống lãnh của hai viên quan nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên với 3.000 người và 50 chiến thuyền. Một phần lớn trong đoàn di dân này đã đến trú ngụ và khai khẩn vùng đất miền Đông Nam Bộ, khu vực Biên Hòa và Sài Gòn. Thành phố Chợ Lớn đã được tạo dựng với sự góp sức của người Hoa, cùng với quá trình hội nhập của họ vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Những biến cố lịch sử từ năm 1623-1698

75 năm giữa 1623 và 1698 có thể được xem như là giai đoạn hình thành đầu tiên của Sài Gòn. Trong khoảng thời gian khá dài này, hàng trăm hàng ngàn gia đình Việt Nam từ Trung (Đàng Trong), từ Bắc (Đàng Ngoài) tự động rủ nhau vào khai hoang lập ấp ở đồng bằng Đồng Nai và đồng
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Những Người Mở Nước Phía Nam

Nguyễn Hữu Châu (1650-1700) là viên tướng trẻ thời chúa Nguyễn. Cha của ông là Nguyễn Hữu Dật từng góp công lớn cho chúa Nguyễn lúc gìn giữ đất Quảng Bình, đối đầu có hiệu quả với chúa Trịnh. Ông chào đời lúc cuộc chiến nói trên đang xảy ra, từng lập công nhưng chưa có gì xuất sắc cho lắm. Cuộc chiến chấm dứt ông hơn 20 tuổi.

Thành tích lớn của ông là góp phần tích cực, lập công đầu trong việc mở nước về phía Nam. Được lãnh trách nhiệm trấn thủ Bình Khang (Nha Trang), ông góp phần ổn định vùng Phan Rang, Phan Thiết. Nhờ ông mà vùng Bình Thuận trở thành lãnh thổ Việt Nam, trong thời gian ngắn.

Việc mở nước về phía Nam, vượt đèo Ngang đã xảy ra hồi đời nhà Lý thể kỷ thứ XI, đời Trần. Ta nhớ đến chuyện Huyền Trân Công chúa. Lê Thánh Tôn đã mở cuộc hành quân đến đèo Cả, núi Đá Bia hồi cuối thế kỷ XV, vùng này là Phú Yên. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn xảy ra, đời chúa Hiền và trước đó, nhiều nông dân chán ghét chiến tranh đã kéo vào Nam Bộ, phong trào tự phát. Đáng chú ý năm 1679, những di thần 'bài Mãn phục Minh" kéo đến, trình diễn với Hiền Vương và được chúa cho phép vào định cư ở vùng Biên Hoà, Mỹ Tho, tức là vùng phì nhiêu của sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Lần hồi, cảng Cù lao Phố (thành phố Biên Hoà) thành hình, đón thương gia nước ngoài. Vùng Sài Gòn cũng phát triển và trở thành căn cứ quân sự quan trọng của Nam Bộ. Dân cư đã làm ruộng có hiệu quả tận Long An, Mỹ Tho, rải rác. ở Quảng Nam vùng Hội An rất phồn thịnh, trở thành một hải cảng lớn. Nhờ chiến tranh chấm dứt, chúa Nguyễn Phúc Chu chấn chỉnh trung tâm Huế, chỉnh đốn chùa Thiên Mụ.

Nguyễn Hữu Cảnh trấn đóng ở ải địa đầu Diên Khánh (Nha Trang, còn gọi vùng Bình Khang) trong bối cảnh nói trên.

Năm 1698 - năm mà ta lấy mốc để kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh chúa Minh Vương vào kinh lược phía Nam. Cuộc hành quân diễn ra, vào mua xuân năm Mậu Dần, tính đến nay đã 5 lần Mậu Dần, mỗi lần 60 năm (đáo tuế), tròn 300 năm.

Chức vụ kinh lược quan trọng, thay thế cho chúa để quyết định những vấn đề lớn.

Theo đường biển, đạo quân của Nguyễn Hữu Cảnh gồm quân sĩ của xứ Quảng Nam và Bình Khang đi ngược dòng Đồng Nai đến Biên Hoà, trú đóng tại cù lao Phố, nơi đã có hải cảng sầm uất. Ông đi thanh tra vùng Sài Gòn rồi đặt ra hai đơn vị hành chính của Nam Bộ, lần đầu tiên:

- Huyện Phước Long với ranh giới là vùng Biên Hoà bao la, kể luôn vùng Bà rịa - Vũng Tàu.

- Huyện Tân Bình gồm vùng Sài Gòn ăn xuống Long An, kể luôn vùng Mỹ tho.

Hai huyện này đặt dưới quyền của phủ Gia Định, lần đầu tiên hai chữ Gia Định xuất hiện. Phủ Gia Định có viên cai hạ, lo việc thu thuế, cấp lương bổng, lại có viên ký lục lo về tư pháp.

Một chính sách phóng khoáng được đặt ra. Dân phải đăng ký ruộng đất để đóng thuế. Phần đất chịu thuế thì được hợp thức hoá. Phần đất không đăng ký thì không có chủ quyền. Nghĩa là tuỳ ý người nông dân, đóng thuế phần đất tốt, phần đất xấu thì lậu thuế, chờ xem...

Dân đinh phải đóng thuế thân, hễ đóng thuế thì được khẩn đất. Ai không đóng thuế thì tuỳ ý, không được nhận là dân, tha hồ sống bềnh bồng!

Người dân rất vui mừng vì được chủ quyền đất, được xem như người đứng đắn, không còn mang tiếng xấu là "trốn xâu lậu thuế', rồi được cử là hương chức hội tề, là cai tổng, có thể diện. Chúa Nguyễn thu thuế, người dân mất chút ít quyền lợi nhỏ nhưng được quyền lợi lớn hơn: được bảo vệ khi có ngoại xâm, quân đội chúa Nguyễn khá hùng mạnh sẽ đủ sức ổn định bờ cõi. Do đó, dân từ Quảng Bình trở vào Bình Định phấn khởi vào Nam.

Xong công việc, Nguyễn Hữu Cảnh trở về Bình Khang (Nha Trang). Năm sau, được tin phía biên giới sắp biến động. Lập tức, ông mở cuộc hành quân lớn với quân sĩ của Quảng Nam, Bình Khang và của Biên Hoà. Quân sĩ theo đường thuỷ, ngược sông Tiền (Cửu Long), lấy thêm quân ở cù lao Giêng, đến Tân Châu rồi tiếng lên Nam Vang (Nông Pênh). Sử chép rõ: Nguyễn Hữu Cảnh đứng trước mũi chiến thuyền, mặc áo giáp, tay cầm gươm, súng đại bác nổ vang. Đối phương đầu hàng ngay, không một ai bị giết. Rồi ông kéo quân về, đến vùng Ông Chưởng thì bệnh nặng nên dừng lại làm lễ ăn thắng trận. Bệnh không thuyên giảm, phải về, đến Rạch Gàm (Mỹ Tho) là mất, đưa về quàn tại cù lao Phố, nơi quàn ấy ngày nay hãy còn ngôi mộ thờ vọng. Rồi đưa về an táng tại Quảng Bình.

Thoại Ngọc Hầu, đời Minh Mạng đã nhớ ơn Nguyễn Hữu Cảnh, cho lập đền thờ ở tại chợ Châu Đốc. Cơ ngơi này trang nghiêm, hàng năm tế lễ với quy mô lớn không kém ngôi đền nào khác ở vùng đồng bằng. Phóng khoáng, bồi dưỡng sức dân, phát triển với văn minh biển, văn minh sông nước, không giẫm chân tại chỗ, lạc quan. đó là bài học lớn của Nguyễn Hữu Cảnh để lại. Chỉ có lòng yêu nước tích cực. Thụ động, không lo phát triển là tụt hậu. Có tích cực mới thấy lạc quan, trong cuộc sống.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

[blockquote]Nguyễn Hữu Cảnh tên thật là Nguyễn Hữu Thành húy Kính, tộc danh là Lễ (1650–1700), là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Sài Gòn-Gia Định vào năm 1698. Kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Đại Việt.

Gia thế và khởi nghiệp

Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650, tại vùng đất nay là thôn Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình., là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Thiện.

Ông Cảnh là cháu 9 đời của Nguyễn Trãi:good:. Ông nội của ông là Nguyễn Triều Văn (dòng Nguyễn Hữu, tước Triều Văn Hầu, phò triều Lê và Nguyễn sơ),trước ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sau theo tướng Nguyễn Hoàng di cư vào Nam...

Con ông Triều Văn là Nguyễn Hữu Dật sinh nhiều con trai, trong đó có bốn người là tướng giỏi, kể theo thứ tự: Nguyễn Hữu Hào (tước Hào Lương Hầu, tác giả truyện nôm Song Tinh Bất Dạ), Nguyễn Hữu Trung (tước Trung Thắng Hầu), Nguyễn Hữu Cảnh (tước Lễ Thành Hầu) và Nguyễn Hữu Tín (tước Tín Đức Hầu)

Dòng dõi con nhà tướng, lớn lên trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, lại chuyên tâm luyện tập võ nghệ. Bởi vậy, tuy còn trẻ, nhưng ông đã lập được nhiều chiến công và đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong chức Cai cơ (một chức võ quan thuộc bậc cao) vào lúc tuổi độ hai mươi. Ông được người đương thời tôn xưng danh hiệu "Hắc Hổ" (vì ông sinh năm Dần và vì có nước da ngăm đen, vóc dáng hùng dũng) và về sau được chúa Nguyễn phong tước Lễ Thành Hầu.

Bình định, an dân đất Champa

Vào những năm 1690-1691, vua Champa là Kế Bà Tranh thường đem quân vượt biên giới, sát hại dân Việt ở Diên Ninh Diên Khánh. Đầu năm 1692, chúa Nguyễn phái Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh cùng với tham mưu Nguyễn Đình Quang đem quân bình định biên cương, thành lập trấn Thuận Thành (đất Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay). Bình định vừa xong, một nhóm người Thanh, đứng đầu là Aban xúi giục bè đảng dấy loạn. Nguyễn Hữu Cảnh lại nhận lệnh dẹp bọn tạo phản, đem lại sự an ninh cho dân chúng bản hạt rồi được cử làm trấn thủ dinh Bình Khương (còn được gọi Bình Khang, nay là vùng Khánh Hòa - Bình Thuận).

Xác lập chủ quyền vùng đất mới

Theo Đại Nam thực lục tiền biên thì vào tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Hiến Tông Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) phong cho trấn thủ Bình Khương là Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất, rồi vào kinh lược xứ Đồng Nai. (quyền 7, tr.153).

Vùng đất này ngày ấy bao gồm từ khu vực Cù lao Phố (tức Châu Đại Phố, xưa thuộc dinh Trấn Biên, nay thuộc TP. Biên Hòa) đến Mỹ Tho. Nơi đây có các đồn binh trấn giữ, làm luôn nhiệm vụ thu thuế thương chánh cho cả vùng. Lúc bấy giờ dân cư khoảng 40.000 hộ, bao gồm cả người bản địa và lưu dân (người Việt, người Hoa, người Chăm...).

Theo đường biển, thuyền của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng Đồng Nai đến ở tại Cù lao Phố (là một cảng sầm uất nhất miền Nam bấy giờ. Từ đấy, Nguyễn Hữu Cảnh đã ra sức ổn định dân tình, hoạch định cương giới xóm làng, "lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để quản trị. Nha thuộc có 2 ty là Xá sai ty (coi việc văn án, từ tụng, dưới quyền quan Ký lục) và Lại ty (coi việc tài chính, do quan Cai bộ đứng đầu). Quân binh thì cơ, đội, thuyền, thủy bộ tinh binh và thuộc binh để hộ vệ. Đất đai mở rộng ngàn dặm, cho chiêu mộ lưu dân từ Bố Chánh châu trở vô, đến ở khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã, thôn, chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh, điền và lập bộ tịch đinh điền. Từ đó con cháu người Hoa ở nơi Trấn Biên thì lập thành xã Thanh Hà, ở nơi Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương, rồi ghép vào sổ hộ tịch"

Đại Nam liệt truyện (tiền biên, quyển 1) ghi công: “Nguyễn Hữu Cảnh đã chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào Nam vào đất ấy (tức đất Trấn Biên và Phiên Trấn), rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh.

Và cũng theo Trịnh Hoài Đức thì nhờ Nguyễn Hữu Cảnh mà “ đất đai mở rộng hơn ngàn dặm, dân số có thêm bốn vạn hô”.

Nam chinh và qua đời

Năm 1699, vua Chân Lạp là Nặc Thu (Ang Saur, có sách ghi Nặc Ong Thu) đem quân tiến công Đại Việt, chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử Nguyễn Hữu Cảnh làm thống binh, cùng với phó tướng Phạm Cẩm Long, tham tướng Nguyễn Hữu Khánh đem quân lính, thuyền chiến hợp cùng Trần Thượng Xuyên lo việc đánh dẹp và an dân. Và thủy binh của Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến thẳng đến thành La Bích (Nam Vang), đánh tan quân của Nặc Thu.

Sau khi vua Chân Lạp qui hàng, “Nguyễn Hữu Cảnh cho thuyền ghé lại thăm nom, khích lệ dân chúng, dù Miên, Hoa hay Việt, hãy cùng nhau gìn giữ tinh thần thân thiện, tắt lửa tối đèn có nhau. Những hành động khoan hòa , thiết thực, những cử chỉ ưu ái thật lòng của ông đã làm cho đồng bào vô cùng cảm mến"

Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về đóng ở cồn Cây Sao (sách gọi Cù lao Sao Mộc hay Tiêu Mộc hoặc châu Sao Mộc; sau dân địa phương nhớ ơn ông, nên gọi là Cù lao Ông Chưởng, nay thuộc Chợ Mới, An Giang),và báo tin thắng trận về kinh.

Theo Gia Định thành thông chí:
Ở đây một thời gian ông bị "nhiễm bệnh, hai chân tê bại, ăn uống không được. Gặp ngày Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch) ông miễn cưỡng ra dự tiệc để khuyến lạo tướng sĩ, rồi bị trúng phong và thổ huyết, bệnh tình lần lần trầm trọng. Ngày 14 ông kéo binh về, ngày 16 đến Sầm Giang (Rạch Gầm, Mỹ Tho) thì mất, Khi ấy chở quan tài về tạm trí ở dinh Trấn Biên, rồi đem việc tâu lên, chúa Nguyễn Phúc Chu rất thương tiếc, sắc tặng là Hiệp tán Công thần, thụy là Trung Cần, hưởng 51 tuổi. Người Cao Miên lập miếu thờ ông ở đầu châu Nam Vang. Nơi cù lao ông nghỉ bệnh, nhân dân cũng lập đền thờ, được mạng danh là Cù lao ông Lễ. Còn chỗ đình quan tài ở dinh Trấn Biên cũng lập miếu thờ.

Chức quan

Người dân ở An Giang vẫn quen gọi ông là Chưởng binh Lễ, vì vậy nhiều người tưởng rằng ông giữ chức Chưởng binh. Trên thực tế, thời chúa Nguyễn không có chức này. Chức vụ cao nhất mà Nguyễn Hữu Cảnh đảm nhiệm lúc sinh thời là Thống suất. Sau khi ông mất, chúa Nguyễn đã truy phong chức Chưởng dinh (sau gọi là Chưởng cơ). Do sự kính trọng của người dân đối với Nguyễn Hữu Cảnh, họ đã ghép tên và chức vụ của ông lại thành Chưởng binh Lễ (“Chưởng” của Chưởng dinh hay Chưởng cơ, “binh” của Thống binh và “Lễ” là tên tự của ông).

Ở thị xã Châu Đốc có một doanh trại quân đội mang tên Thượng Đăng Lễ. Gọi đúng phải là Thượng Đẳng Lễ, vì Nguyễn Hữu Cảnh được phong là Thượng đẳng công thần theo các sắc phong tháng 8 năm Ất Sửu (1806) của Gia Long và ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 (1852). Tuy nhiên, do sử dụng lâu mà không đính chính nên trở thành thói quen trong dân gian.

Đền thờ

Quyển Sử Cao Miên của Lê Hương (Khai Trí xb, 1970) có lời như sau: "Đền thờ ông Nguyễn Văn Thụy (Thoại) vị đại thần Việt Nam bên cạnh vua Cao Miên trong thời kỳ Việt Nam bảo hộ nước này. Đền thờ cất gần Chợ Mới (Phnom Penh) bị bắt buộc phải triệt hạ vào năm 1956". Tuy nhiên, đây thực sự là đền thờ của Nguyễn Hữu Cảnh, vì tấm biển ở cổng ghi là Thượng đẳng thần và trong một số tài liệu lịch sử cũng ghi Nguyễn Hữu Cảnh có đền thờ ở Cao Miên.".

Tưởng nhớ

Nguyễn Hữu Cảnh mất được truy tặng Đặc Tấn Chưởng Dinh Tráng Hoàn Hầu, thụy là Trung Cần (gia phả ghi tước và thụy được truy tặng lần sau chót là Vĩnh An Hầu, thụy Cương Trực).

Để tưởng nhớ công đức của Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, nơi quê hương cũng như nơi ông đến an dân, nhân dân đều lập đền thờ hoặc lập bài vị ông, như ở Nam Vang (Campuchia), Quảng Bình, Quảng Nam, Cù lao Phố (Biên Hòa), Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5-TP. Hồ Chí Minh, Ô Môn (TP. Cần Thơ) và nhiều nơi trong tỉnh An Giang v.v…. Ngoài ra, họ tên và chức tước của ông còn được dùng để đặt tên cho trường học, đường phố tại nhiều địa phương...Ngay tại TP. Hồ Chí Minh, tên ông được đặt cho 1 con đường huyết mạch nối liền quận 1 sang khu đô thị mới ở quận 2.

Vừa qua, nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tôn tạo khu lăng mộ của ông tại Thác Ro, Lệ Thủy.

Văn thơ ca ngợi, truyền tụng công đức Nguyễn Hữu Cảnh còn lưu giữ khá nhiều, trích:

Từ ngày vâng lịnh Trấn Bình Khương, Bờ cỏi mở thêm mấy dặm trường, Vun bón cột nền nơi tổ phụ Dãi dầu tên đạn giúp quân vương Giặc ngoài vừa nép bên màn hổ Sao tướng liền sa giữa giọt tương! (Bài thơ đặt nơi sắc phong tại đền Lễ Công ở Châu Phú)

[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113

MẠC CỬU

Trước khi đám di thần nhà Minh do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cầm đầu trốn sang nước ta (1679), Mạc Cửu người quê xã Lê Quách, huyện Khang Hải, phủ Lôi Châu (Quảng Đông) không phải là quan lại nhà Minh mà là thương nhân, cũng bỏ nước ra đi khi nhà Thanh chiếm Trung Quốc.

Ông là chủ thuyền buôn, đi lại buôn bán trên các tuyến đường biển từ Trung Quốc đến Philippine Bâtvia (Indonesia)..có lẽ do cộng tác chặt chẽ với Trịnh Thành Công ở Đài Loan. Khi thấy nhà Minh không thể phục hưng được, ông lập nghiệp luôn ở Chân Lạp. Là một nhà buôn tháo vát, lanh lợi có tài kinh bang tế thế, nói thạo tiếng Chân Lạp, khoảng năm 1860, ông được vương quốc này là Nặc Nộn mời làm quan và phong cho chức Óc Nha. Thấy chính sự nước này rối ren, mà đất Mang Khảm(tên vùng đất Hà Tiên lúc ấy) thuộc tỉnh Peam (người Tàu gọi Phương Thành) có nhiêu thương nhân nước ngoài đến làm ăn buôn bán, tụ tập mở sòng bạc lấy xâu (gọi là thuế hoa chi). Ông xin đến khai thác, ông bao thầu thuế ấy, rồi lại đào được một hầm bạc chôn, nên mấy chốc trở lên giàu có, ông chô xây một tòa thành trên bờ biển, mở phố xá, chiêu mộ lưu dân đến ở các nơi: Phú Quốc, Cần Bột (Kampot), Rạch Giá (Gia Khê), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hương Ức (Vũng Thơm, Kompong Som) lập được bảy xã thôn.

Vào khoảng năm 1687, quân Xiêm đến cướp phá Hà Tiên, bắt ông cùng gia quyến đưa về Xiêm cho ở tại cảng Muang Galapuri (người Tàu gọi là Vạn Tuế Sơn). Hai năm sau, nhân lúc nước Xiêm có loạn, ông trốn về Lũng Kỳ (Trũng Kỳ) rồi sau đó mới về được Mang Khảm. Ông bắt tay vào việc khôi phục Hà Tiên. Trước sự đe dọa của Xiêm và sự yếu kém của Chân Lạp, ông tìm chỗ nương tựa. Nghe lời khuyên của mưu sĩ, năm 1708, Mạc Cửu đem đất Hà Tiên dâng cho chúa Nguyễn. Việc này được Đại Nam liệt truyện, tập 1, quyển 6 của Quốc sử quán chép như sau:

"Mạc Cửu người Lai Châu, tỉnh Quảng Đông. Khi nhà Minh mất, người Thanh bắt dân cắt tóc. Mạc Cửu cứ để dài, đi sang Nam. Đến nước Chân Lạp, Cửu làm Óc Nha. Thấy phủ Sài Mạc có người Kinh, người Trung Quốc, người Chân Lạp và Chà Và buôn bán đông đúc, Cửu bèn dời đến ở Phương Thành, mở sòng bạc gọi là "hoa chi" để lấy hồ. Lại đào được hố bạc do đó vọt lên gàu có. Cửu chiêu tập dân xiêu tán ở Phú Quốc, Cần Bột, Rạch Giá, Hương Úc và Cà Mau (Cà Mao), lập làm bảy xã thôn. Lại vì đất ở chỗ đó có người tiên ẩn hiện trên sông, nên gọi là Hà Tiên. Chỗ ấy gần núi, ven biển, có thể tụ tập buôn bán để sanh lợi. Gặp lúc người Xiêm xâm lấn Chân Lạp, người Chân Lạp vốn ươn nhát, gặp giặc là chạy. Tướng Xiêm gặp Cửu nhân dụ về nước. Cửu bất đắc dĩ phải đi theo. Vua Xiêm thấy trạng mạo của Cửu cho là lạ, vui mừng giữ lại, cho ở núi Vạn Tuế. Sau đó, nhân nước Xiêm có nội biến, Cửu bèn lén về Lũng Cả. Những dân xiêu tán qui phục với Cửu ngày một đông. Cửu thấy Lũng Cả đất hẹp không thể ở đông người được lại dời về Phương Thành. Thương nhân và lũ khác bốn phương theo đến đông nhiều.

" Có mưu sĩ là Tô Quân bảo Mạc Cửu:

Người Chân Lạp tính giảo quyệt gian trá, ít trung hậu, không thể lương tựa lâu được. Nghe nói chúa Nam triều có tiếng nhân nghĩa, uy đức vốn đủ tin, chi bằng đến gõ cửa xưng thần để gây thế bám rẽ vững chắc. Muôn một có biến cố gì thì nhờ vua giúp đỡ.
Cửu cho lời bàn là phải.

Hiển Tông hoàng đế, năm thứ 17 Mậu Tý (1708), mùa thu, Cửu cùng thuộc hạ là bọn Trương Cầu, Lý Xá mang ngọc lụa đến cửa khuyết xưng thần, xin làm Hà Tiên trưởng, Chúa thấy Cửu có tướng mạo khôi ngô kỳ liệt tiến lui cung kính, cẩn thận, khen là trung thành, bèn ban sắc cho làm thuộc quốc đặt tên trấn ấy là Trấn Hà Tiên, trao Cửu chức Tổng binh quan, cho ấn vàng thao. Lại sai nội thần tiễn Cửu ra ngoài cửa thành. Ai cũng cho là vinh dự.

Cửu về trấn dựng thành quách, lập doanh ngũ, đặt liêu tá, làm nhiều nhà khách để tiếp đón hiền tài. Dân đến ở ngày càng đông, Hà Tiên trở thành một nơi đô hội nhỏ.

Trước đó mẹ Cửu là Thái thị nhớ con ngày một tha thiết, bèn từ Lôi Châu vượt biển đến, Cửu hiếu dưỡng đầy đủ, ở đã được lâu. Một hôm bà mẹ vào chùa Tam Bảo, cúng lễ phật rồi bỗng nghiễm nhiên trước phật mà hóa. Cửu nhân đúc tượng mẹ đặt vào chùa mà thờ. Tượng ấy đến nay vẫn còn.

Mùa xuân năm Ất Mùi (1715), quốc vương Chân Lạp là Nặc Thâm đem quân Xiêm đến đánh Hà Tiên, Cửu chống không nổi, chạy ra Lũng Cả. Nặc Thâm cướp lấy của cải đồ vật rồi bỏ đi. Cửu liền về Hà Tiên, đắp thành, đặt nhiều điếm canh, làm kế phòng thủ nghiêm ngặt.
Mùa hạ năm Ất Mão (1735), Cửu ốm chết, thọ hơn 80 tuổi, được tặng phong Khai trấn thượng trụ quốc đại tướng quân Vũ nghị công..."

Theo sử Cao Miên thì: "Năm 1710, sau khi quốc vương Thomo Reachea bỏ thủ đô, Ang Em(Nặc Ông Em) lên ngôi. Đây là lần thứ nhì ngài trị vì. Trong ba năm 1711, 1716 và 1722, Ngài đẩy lui ba lần tấn công của Thomo Reachea nhờ quân Xiêm trợ giúp. Ngài nhờ triều đình Huế che trở và giúp về mặt quân sự Ngài phó thác việc phòng thủ các tỉnh Peam (Hà Tiên), Kampot, Kompong Som cả cù lao Phú Quốc cho một người Trung Hoa tên là Mạc Cửu. Họ Mạc gốc Quảng Đông di cư sang Cao Miên sau khi nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ. ông gầy dựng được một sự nghiệp tô tát nhờ mở sòng cờ bạc. Ông cho xây dựng một pháo đài ở Peam, tuyển mộ quân sĩ và thủy thủ. Có lần một hạm đội Xiêm đến gần thị trấn định đổ bộ giúp Thomo Reachea, bị quân Mạc Cửu tiêu diệt gần hết. Tuy nhiên đến năm 1715, Mạc Cửu qui phục chúa Nguyễn, quốc vương Ang Em thuận cho người Việt Nam kiểm soát bờ biển từ miền Nam đến Xiêm. Về sau, hoàng triều Cao Miên lấy lại quyền hành trực tiếp hai tỉnh Kampot và Kompong Som, nhưng tỉnh Peam (Hà Tiên) và cù lao Phú Quốc vẫn còn bị hậu duệ của Mạc Cửu "cai trị cho vua Việt Nam".

Chính sử Chân Lạp cũng thừa nhận chủ quyền quản lý hợp pháp (theo quan niệm thời ấy) của chúa Nguyễn trên vùng đất này. Tuy nhiên suy cho cùng trong bối cảnh tranh dành quyền lực ở nội bộ hoàng gia Chân Lạp, các bên tranh chấp đều tìm kiếm liên minh để tăng thêm sức mạnh hầu thủ thắng, một phe dựa vào người Xiêm, còn phía kia dựa vào người Việt là điều đương nhiên.

Như vậy, đến năm 1708 trên vùng đất Thủy Chân Lạp đã có ba trấn (Trấn Biên, Phiên Trấn và Hà Tiên trấn) thuộc phủ Gia Định trực thuộc chính quyền của chúa Nguyễn (Đàng Trong).

Ngày nay vẫn còn mộ của Mạc Cửu và các con của ông ở Hà Tiên.
 
  • Like
Reactions: thodia