Đảng viên
18/5/10
2.293
82.513
113
truonghd nói:
Có cái lịch sử tung của cho e link với, đang tìm trên đây mà k ra
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Trung_Qu%E1%BB%91c
Lịch sử Trung Hoa nó to gấp 100 lần lịch sử VN mình và rất rành mạch, rõ ràng các chi tiết. Đơn giản bởi nó được lưu truyền trong "tàng kinh các", đọc nó liền lạc rất dễ nhận ra chi tiết nào đúng, sai; nhân vật nào thủ đoạn hung tàn hay nhân nghĩa, hiếu hiền................ chứ không như lịch sử VN, toàn qua di tích và truyền miệng, chi tiết thì mơ hồ, chứng cứ không rõ ràng, người đọc phải động não nhức óc mới hiểu.
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
Nơi đây, trong khoảng 10 năm (1776-1787), cũng từng là chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân (chúa NguyễnNguyễn Ánh), từ trận đầu tiên là trận tập kích Long Hồ của Nguyễn Lữ.
<span style=""color: #ff0000;"">Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh thắng trận Rạch Gầm-Xoài Mút,</span> làm liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện đại bại.


[link]http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%A9nh_Long[/link]

hiểu chết liền ?!

Mang Thít (còn gọi là Cái Nhum) phía Vĩnh Long có đường nhựa thông ra QL 53 xuống Trà Vinh

còn bên đối diện cũng tên Cái Nhum, quê hương xứ Đạo Chúa của cụ Pétrus Trương Vĩnh Ký, gần Cái Mơn, dọc QL 57 Lách (Chợ Lách - Bến Tre)

Tiền Giang : từ địa phận Cái Bè, Cai Lậy : đi dọc ven sông Tiền (về Đông) là Rạch Gầm, đi nữa <> 10km tới Xoài Mút, rồi Đồng Tâm, đi nữa là Khu Công Nghiệp rồi chui ngang cái chưn cầu Rạch Miễu

như vậy Mang Thít Vĩnh Long - Rạch Gầm Xoài Mút bài Wiki nói là cùng 1 chỗ ?? chỗ nào ??
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
http://www.flickr.com/pho.../set-72157629108802121
(xem comment bên dưới hình)



  • Trước năm 1975, tên Tống Phước Hiệp được đặt cho trường trung học lớn nhất tỉnh Vĩnh Long, nhưng sau đó trường đã bị đổi tên (nay là Trường Trung học phổ thông Lưu Văn Liệt tại phường 1), và con đường mang tên ông cũng bị xóa.
  • Tháng 10 năm 1982, ngôi miếu Quốc công Tống Phước Hiệp ở tại thành phố Vĩnh Long ngày nay cũng bị đập phá tan tành, vì "tội ông từng cầm quân đánh phá Tây Sơn" theo quan điểm của một số cán bộ lúc ấy.... Đến nay, công tội của ông đã rõ, tháng 7 tháng 2009, chính quyền địa phương đã long trọng tổ chức lễ vía Quốc công Tống Phước Hiệp, và cũng thống nhất lễ vía sẽ diễn ra hằng năm trong các ngày 23-24 tháng 7 (âm lịch)...[6][/sup]
  • Em Tống Phước Hiệp là Tống Phước Hòa cũng là một danh tướng theo phò chúa Nguyễn Phúc Dương. Năm 1777, trong một trận đánh nhau với quân Tây Sơn ở Ba Vát[7][/sup], gặp lúc tình thế nguy nan, ông đã trở gươm tự sát, được vua Gia Long truy tặng tước Chưởng dinh Quận Công.
http://vi.wikipedia.org/w...E1%BB%9Bc_Hi%E1%BB%87p


Chúa Nguyễn Phúc Chu
Minh vương Nguyễn Phúc Chu (chữ Hán: 阮福淍, 16751725) là vị chúa Nguyễn thứ sáu của chính quyền Đàng Trong (ở ngôi từ 1691 đến 1725). Ông là người gốc Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, Việt Nam.
Ông mở rộng bờ cõi đất đai xuống phía Nam, đạt được nhiều thành tựu như:
Nguyễn Phúc Chu làm rất nhiều thơ, ông có nhiều bài thơ khóc vợ với tình ý tha thiết. Ông là người rất đông con: 146 người con gồm 38 người con trai.
Về sau, nhà Nguyễn truy tôn ông là Hiển Tông, thụy là Anh Mô Hùng Lược Thánh Minh Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh hoàng đế.

http://vi.wikipedia.org/w...1%BB%85n_Ph%C3%BAc_Chu

Chúa Nguyễn Phúc Chú
Nguyễn Phúc Chú[1][/sup] còn có tên là Trú hay Thụ (1697-1738, ở ngôi chúa:1725-1738), là chúa Nguyễn thứ 7 trong lịch sử Việt Nam.

Năm Tân Hợi (1729), Prea Sot (Sá Tốt, gốc người Lào di cư sang ở tỉnh Banam nước Chân Lạp) xách động người dân Chân Lạp nổi dậy tàn sát tất cả người Việt ở trong vùng Banam mà họ gặp, rồi còn tiến sang quấy nhiễu ở Sài Gòn. Sau khi đánh đuổi xong[3][/sup], xét thấy cần phải có một cơ quan thống suất để kịp thời giải quyết việc binh ở vùng đất mới, năm Nhâm Tý (1732)[4][/sup], chúa Ninh sai đặt sở Điều khiển ở Sài Gòn, cử hai tướng có công đánh đuổi quân Prea Sot là Trương Phước Vĩnh giữ chức Điều khiển sự sở Gia Định, Nguyễn Cửu Triêm làm Thống trấn dinh Trấn Biên (Biên Hòa).
Khi ấy, vua Chân Lạp là Sâtha (Nặc Tha) sợ vạ lây, liền gửi thư cho tướng Vĩnh để thanh minh rằng mọi việc trên đều do Prea Sot gây ra, và xin đem hai vùng đất là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng chúa Ninh để cầu hòa (1732). Bấy giờ, thấy đất Gia Định (tức toàn miền Nam) rộng rãi quá, để tiện việc coi giữ, chúa Ninh cho lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại rồi đưa thêm dân Việt đến khai hoang lập nghiệp.

http://vi.wikipedia.org/w...85n_Ph%C3%BAc_Ch%C3%BA


Chúa Nguyễn Phúc Khoát
Nguyễn Phúc Khoát (chữ Hán: 阮福闊), húy là Hiếu, còn gọi là Chúa Vũ (hay Võ Vương) (17141765) là vị chúa Nguyễn thứ 8 trong lịch sử Việt Nam.

Cuộc tranh giành ngôi vua đưa nước Chân Lạp vào cảnh nội chiến kéo dài từ năm Mậu Ngọ (1738) đến năm Đinh Sửu (1757). Theo lời yêu của các vua Chân Lạp, Chúa Võ cho quan quân sang can thiệp. Để đền đáp công ơn, các vị vua này đã hiến tặng nhiều vùng đất cho Chúa Võ, liệt kê ra như sau:
  • Năm 1753, người Côn Man (tức người Chămpa sinh sống trên đất Chân Lạp) bị ngược đãi. Năm 1755, Chúa Võ lại nghe vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) thông sứ với chúa Trịnh ở ngoài Đàng Ngoài để lập mưu đánh mình. Lập tức, chúa sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên, giải thoát được khoảng 5.000 người Côn Man. Bị truy nã, Nặc Nguyên chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ tâu lên chúa Nguyễn xin dâng hai vùng là Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân AnGò Công) để tạ tội (1756).
  • Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận dâng cho chúa Nguyễn vùng Préah Trapeang (Trà Vinh) và Srok Trang (Sóc Trăng) để được Chúa Võ phong làm vua Chân Lạp.
Nhưng sau đó Nặc Nhuận bị người con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Con Nặc Hinh là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ che chở và cầu cứu với chúa Nguyễn. Nhận lời, Chúa Võ sai thống suất Trương Phúc Du sang đánh và giết chết Nặc Hinh, đưa Nặc Tôn lên làm vua Chân Lạp. Năm 1757, vua Nặc Tôn xin dâng đất Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa sông Tiềnsông Hậu tương ứng với Châu Đốc, Sa Đéc bây giờ) để tạ ơn chúa Nguyễn.
Ngoài ra, Nặc Tôn còn tặng riêng cho Mạc Thiên Tứ năm phủ là: Kompong Som (Vũng Thơm), Kampot (Cần Bột), Chal Chun (Chưn Rùm), Bantey M éas (Sài Mạt) và Raung Veng (Lình Quỳnh) để tạ ơn [3][/sup]. Tuy nhiên, Mạc Thiên Tứ lại đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn[4][/sup].
<h3>Hoàn thành công cuộc Nam tiến</h3> Năm Đinh Sửu (1757), theo đề nghị của ký lục dinh Long HồNguyễn Cư Trinh và thống suất Trương Phước Du, Chúa Võ thuận cho dời trị sở dinh Long Hồ và châu Định Viễn từ Cái Bè (Tiền Giang) về xứ Tầm Bào thuộc địa phận Long Hồ thôn (tức vùng chợ Vĩnh Long ngày nay). Cử Tống Phước Hiệp làm lưu thủ, đồng thời còn cho lập ba đạo để hỗ trợ việc coi giữ đó là: Đông Khẩu (ở phía Nam Sa Đéc), Tân Châu (ở đầu Cù lao Giêng, không phải tại thị trấn Tân Châu ngày nay) và Châu Đốc.
Đến đây (1757), kể như vùng đất Nam Bộ ngày nay đã thuộc về Chúa Võ.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ph%C3%BAc_Kho%C3%A1t
 
Tập Lái
29/7/12
30
0
0
49
Duyên hải
Lịch sử bị thằng tàu đốt, xóa nhiều lần nên không đầy đủ lắm. Riêng tên nước có vấn đề. Tên VN nghe có vẻ lệ thuộc tàu. Chữ Nam có nghĩa là ở về phía nam nước tàu. Tạm hiểu là VN: Người Việt ở Phía Nam của Tàu. Cái tên không gợi lên sự độc lập. Nhìn xung quanh, dường như không có hoặc rất ít nước có chữ Nam trong tên gọi. Lẽ ra nên đặt là Đại Việt (theo kiểu Đại Hàn), hoặc Việt Quốc ( theo kiểu Trung Quốc, Hàn Quốc) , hoặc Việt Bản (theo kiểu Nhật Bản).
Trong lịch sử, Nước ta từng có các tên gọi: Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam. Trong đó Quốc hiệu Đại Việt là được dùng lâu nhất (743 năm) có lẽ vì sự hợp lý của nó.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
14/2/12
169
1
18
Dân ta học sử việt mà không thạo bằng Tam Quốc chí, bác chủ nên đọc cuốn các triều đại viêt nam
 
Hạng C
29/8/11
724
296
63
vanminh64nguyen nói:
4.000 năm ....ta lại là ta
từ trong hang đá .....chui ra
vươn vai một cái ....
rồi ta chui vào !

Lịch sử VN ta là thế .
Không bình luận.
 
Tập Lái
datrengianna nói:
Lịch sử bị thằng tàu đốt, xóa nhiều lần nên không đầy đủ lắm. Riêng tên nước có vấn đề. Tên VN nghe có vẻ lệ thuộc tàu. Chữ Nam có nghĩa là ở về phía nam nước tàu. Tạm hiểu là VN: Người Việt ở Phía Nam của Tàu. Cái tên không gợi lên sự độc lập. Nhìn xung quanh, dường như không có hoặc rất ít nước có chữ Nam trong tên gọi. Lẽ ra nên đặt là Đại Việt (theo kiểu Đại Hàn), hoặc Việt Quốc ( theo kiểu Trung Quốc, Hàn Quốc) , hoặc Việt Bản (theo kiểu Nhật Bản).
Trong lịch sử, Nước ta từng có các tên gọi: Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam. Trong đó Quốc hiệu Đại Việt là được dùng lâu nhất (743 năm) có lẽ vì sự hợp lý của nó.
Nam Phi cũng có chữ Nam trong tên nước đấy bác. Rồi Bắc Ai Len nữa.
theo ngu ý của em thì cái tên Việt Nam đơn giản ta là tộc Việt, Nam là tách hoàn toàn ra khỏi Bắc là Tung Của thôi, tên này trước đây thời phong kiến cũng dùng một lần rồi mà em không nhớ cụ thể.