Hạng B2
8/5/06
346
162
43
Quỳnh Rùa nói:
truonghd nói:
Có cái lịch sử tung của cho e link với, đang tìm trên đây mà k ra
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Trung_Qu%E1%BB%91c
Lịch sử Trung Hoa nó to gấp 100 lần lịch sử VN mình và rất rành mạch, rõ ràng các chi tiết. Đơn giản bởi nó được lưu truyền trong "tàng kinh các", đọc nó liền lạc rất dễ nhận ra chi tiết nào đúng, sai; nhân vật nào thủ đoạn hung tàn hay nhân nghĩa, hiểu hiền................ chứ không như lịch sử VN, toàn qua di tích và truyền miệng, chi tiết thì mơ hồ, chứng cứ không rõ ràng, người đọc phải động não nhức óc mới hiểu.

Thực ra lịch sử TQ (nói riêng) cũng như các thư tịch cổ (nói chung) cũng đã phải trãi qua nhiều lần “dâu bể” rồi…
Có thể tạm kể các lần như sau:
(Chú thích:[/u] Các nội dung dưới dây những phần chữ in nghiêng và màu dương là tư liệu trích từ Wikipedia)[/i]

1- Thời Xuân Thu: từ 722 đến 481 TCN[/b]

Thời đó, trên vùng lãnh thổ mà nay là nước TQ tồn tại khoảng 170 nước “các cỡ”. Tuy quy mô và năng lực khác nhau…nhưng nói chung cũng chỉ là những nước vừa phát triển lên từ những bộ tộc của thời nông nô. Ta dễ thấy tính “bộ tộc” ở điểm: Các tên nước đều là tên họ của một dòng tộc nào đó trong “bách tính” của dân Tàu. Khổng Tử đã ghi chép các sự kiện thời nầy trong cuốn Kinh Xuân Thu. Một danh tác trong bộ TỨ THƯ – NGŨ KINH mà phàm là người theo Nho học ai cũng phải thấm nhuần như cháo thì mới mong có cơ hội….làm quan.
- Thế nhưng có điều, cũng như chính Khổng Tử đã bộc bạch: Ngô “thuật nhi bất tác”: "Tôi chỉ kể lại chứ không viết/tạo ra cái mới." Ông phải có lời trần tình nầy vì:
Theo lệ thường thời đó, các nước đánh nhau, ông nào thắng thì ngoài chuyện chặt đầu, lột da, chôn sống…đối phương, thì chuyện nhổ cỏ tận gốc mà các bác thừơng làm đó là đốt sách sử của phe chiến bại và…sai sử quan viết lại theo ý mình…thắng làm vua, thua làm giặc mà !

Từ 170 nước sau gom lại còn chừng 15 nước…rồi 7 nước…các bác thử tưởng tượng: các câu chuyện về lịch sử TQ từ thời cổ đại đến thời Xuân Thu đã bị biên tập một cách thô bạo như thế nào.

2- Thời Chiến Quốc: Từ khoảng 482 TCN đến 221 TCN

Bảy nước lớn thời Chiến Quốc ( Chiến Quốc thất hùng), gồm có Tề , Sở ,Yên , Hàn , Triệu , NguỵTần .

300px-China_Warring_States_Period.jpg


link:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3c/China_Warring_States_Period.jpg/300px-China_Warring_States_Period.jpg

300px-Chienquocthathung260TCN.jpg


link: http://upload.wikimedia.o...quocthathung260TCN.jpg

Sau khoảng 260 năm tranh đoạt, cuối cùng Nhà Tần, đứng đầu là Tần Thủy Hoàng, đã “gồm thâu lục quốc”, thống nhất toàn Trung Hoa và lên ngôi hoàng đế của toàn Trung Hoa. Ngòai tài thao lược và “đại công” thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng Đế cũng đã để lại một kỳ tích lưu danh thiên cổ cổ, đó là “đốt sách –chôn học trò”.

Trích: link: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%91t_s%C3%A1ch_ch%C3%B4n_nho

...sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên, thừa tướng của ông làLý Tư đã đề nghị Thủy Hoàng đế dập tắt tự do ngôn luận để thống nhất các chính kiến và tư tưởng bằng cách đốt hết tất cả các sách và các nhà nho giáo hoặc thông thái có tư tưởng khác với mình. Lý Tư chỉ trích giới trí thức đang dùng dối trá để tạo ra phản loạn. Tần Thủy Hoàng tin vào triết học của Pháp gia và muốn tiêu diệt những triết học khác nhưBách Gia Chư Tử hay Nho giáo[sup][ (Victor H. Mair, Nancy S. Steinhardt, and Paul R. Goldin, The Hawai'i Reader in Traditional Chinese Culture (University of Hawai'i Press, 2005): 151. See also Michael Nylan, The Five "Confucian" Classics (Yale University Press, 2001).][/sup]
Từ năm 213 TCN, tất cả những kinh điển từ thờiChư Tử Bách Gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý Tư) đều bị đốt sạch.
Lý Tư đã đề nghị đốt sạch tất cả những thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần. Sách của chính phủ trong lĩnh vực triết lýthi ca, trừ những sách của Bác sĩ (nhà cố vấn vua) đều bị đốt cháy. Tất cả những người dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình, cũng như những quan lại thờ ơ với việc này. Những sách dạy về y dược, bói toán, và nông nghiệp không bị đốt cháy.

Như thế các bộ sách (chắc chắn sách lịch sử là đối tượng ưu tiên 1) trước thời Tần (221 TCN) đã được thay thế bằng bộ “LÃ THỊ XUÂN THU”, (xem thêm link: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3_th%E1%BB%8B_Xu%C3%A2n_Thu)

Đương thời và hiện nay người ta (nhất là người Tàu) đều ca tụng là LÃ THỊ XUÂN THU xứng đáng được dương danh là một kiệt tác của người Tàu và thậm chí của nhân loại. Tuy nhiên:

Học giả Cao Dụ sau này đã tìm ra 11 chỗ sai lầm trong bộ sách Lã thị Xuân Thu[sup][15][/sup]. Những sai lầm đó gồm sai lầm về chữ, sai lầm về câu, hoặc sai lầm về cách xưng hô; và có sự không chính xác khi so với sự thật. Những sai lầm đó được xem là khá sơ đẳng không đáng có[sup][15][/sup].

Điều nầy thực ra cũng dễ hiểu: “ăn cây nào, rào cây đó”. 3000 môn khách của Lã Thừa Tướng dù có văn tài, đức học đến đâu….thì cũng phải ngó vào chén cơm của mình mà viết chứ…

3- Hán Sở Tranh hùng- từ 206–202 TCN

Hạng Vũ vào Hàm Dương, giết vua Tần đã hàng là Tử Anh, ra lệnh châm lửa đốt toàn bộ cung điện, lăng tẩm của nhà Tần, (bao gồm cả cung A Phòng???). Sử chép, lửa cháy suốt ba tháng ròng rã mà vẫn chưa thôi.

Nếu có một nơi khả tín để lưu giữ bản gốc của bộ “LÃ THỊ XUÂN THU” nói trên thì chắc chắn đó là Hàm Dương – kinh đô nhà Tần. Và với thảm họa trên, cũng như biến cố về thay đổi vương triều tiếp đó…bộ “LÃ THỊ XUÂN THU” chắc không thể nào thoát khỏi số phận tiêu vong, hoặc chí ít thì cũng không còn nguyên vẹn !

4- Nhà Hán – Nhà Thanh và TỨ KHỐ TOÀN THƯ:

Sau khi diệt Hạng Võ, Lưu Bang lập nhà Hán, một triều đại mà danh tiếng cho tới tận giờ, các dân tộc (dù có là Hán tộc hay Yên, Tề, Sở, Việt…) trên đất Trung Hoa vẫn lấy làm tự hào…qua các mỹ từ như Đại Hán, hảo Hán…

Từ năm 206 TCN đến năm 1644 SCN, ròng rã trong 1850 năm, từ Tây Hán, Đông Hán (cùng thời Hai Bà Trưng của ta) đến Tam Quốc rồi Tấn, Tùy Đường, Tống, Nguyên, Minh; những người Tàu trên đất Trung Hoa đã duy trì, phát triển, tô điểm cho lịch sử Trung Hoa ngày càng phong phú và tráng lệ tuy cũng không kém phần bi thãm…

Mổi triều đại, khi “thanh toán” tiên triều để lập triều đại mới của mình, thì việc đầu tiên của họ thường là: Bổ nhiệm một vị sử quan và tổ chức quốc sử quán mới để: Một mặt biên tập lại những sử liệu trước đây, nay không còn phù hợp “khẩu vị” mới và tô son điểm phấn cho công đức của tân triều (Hiên Viên Hoàng Đế vốn là sao bắc đẩu rơi vào bụng bà Phù Bửu là sanh ra; Hán Cao Tổ Lưu Bang chém rắn khai nghiệp, ...là những câu chuyện tiêu biểu…).

Ai mà biết trong gần 2000 năm đó, lịch sử đã “tam sao thất bốn” bấy nhiêu lần và bao nhiêu lớn ???

Thế rồi với nguyên nhân chính (theo thiển ý của người viết bài) là sự suy đồi của chính mình, Nhà Minh đã mất quyền cai trị Trung Hoa của Hán tộc vào tay những người ngoại tộc. đó là người Mãn Thanh vào năm 1644.

Sau các vị Khang Hi , Ung Chính, Hoàng Đế Càn Long của Thanh triều đươc đánh giá là một minh quân và là người đưa đế chế Mãn Thanh lên tột đỉnh của sự cường thịnh. Và cũng chính ông đã chủ trì một đợt ”biên tập” vĩ đại nhất về lịch sử và thư tịch nói chung của Trung Hoa. Đó là bộ Tứ Khố Toàn Thư


<h2>Tứ khố toàn thư</h2>
Tứ khố toàn thư là bộ bách khoa lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nó được hoàng đế Càn Long nhà Thanh giao cho 361 học giả, đứng đầu là Kỉ QuânLục Tích Hùng, biên soạn trong khoảng thời gian từ 1773 đến 1782. Với 4 phần lớn là Kinh , Sử , Tử , Tập , Tứ khố toàn thư đã tập hợp trên 10.000 bản thảo từ các bộ sưu tập của những triều đại phong kiến Trung Quốc (kể cả 3.000 bản thảo bị đốt vì nghi có tư tưởng chống Thanh) thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, lịch sử, triết học và văn học nghệ thuật. Tổng cộng bộ sách này có 79.000 phần nằm trong 36.381 quyển, 2,3 triệu trang sách và khoảng 800 triệu chữ.

Ở phần tư liệu trên ta thấy: Tứ Khố Toàn Thư - bộ bách khoa lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, thực chất là được soạn theo quan điểm của Nhà Thanh. Cùng với sự chiếm đoạt lãnh thổ, đền đài cung điện… và nhân dân (những thứ thuộc về vật chất)…Thì với việc biên soạn Tứ Khố Toàn Thư, nhãn quan lịch sử, chính trị của toàn bộ các triều đại Hoa Hán trước đó đã được “thanh lý” và thay thế bằng Tứ Khố Toàn Thư, một tác phẩm của Nhà Thanh.

<h1>5- Lần “biên tập”/thư nạn gần nhất của Trung Hoa Thư Khố: Cách mạng văn hóa 1966 -1976</h1>
Để nói về thời kỳ nầy chắc cũng cần cả một kho sách, trong khuôn khổ bài nầy và kiến thức hạn hẹp của người viết, chỉ xin nêu 2 sự kiện về thời kỳ nầy:

- Cuốn sách Hồng Bảo Thư hay là Mao Tuyển trong thời gian từ 1964 – 1976 với tổng số ấn bản 1.055.497.000 cuốn. là quyển sách chính thống của xã hội Trung Quốc lục địa. Mao Tuyển thay thế toàn bộ Tứ Thư Ngũ Kinh, Lã Thị Xuân Thu, Tống tứ đại thư, Vĩnh Lạc đại điển đến Tứ Khố Toàn Thư…

- Tháng 12 năm 1968, Mao triển khai Phong trào Tiến về nông thôn. Phong trào kéo dài từ cuối thập kỷ 1960 đến đầu thập kỷ 1970 đã huy động hàng trăm ngàn trí thức trẻ sống ở các thành phố đi về các vùng nông thôn để sống, lao động và học hỏi kinh nghiệm của những người công nhân và nông dân.

Tuy nhiên cũng còn may cho nền văn minh Hoa Hạ là cùng trong thời gian nầy còn một Trung Hoa Đài Loan. Cùng với rất nhiều quốc bảo thì trong chuyến di tản vĩ đại sang đảo Đài Loan vào năm 1949, Tưởng Giới Thạch đã kịp mang theo các bộ sách của nền văn minh Trung Hoa.
[/b]
Thành ra: Khi nói … Lịch sử Trung Hoa nó to gấp 100 lần lịch sử VN mình và rất rành mạch, rõ ràng các chi tiết thì e rằng nhận định nầy chỉ chỉ đúng một phần. Vì cái phần quan trọng nhất đối với một tác phẩm lịch sử đó là sự khách quan, trung thực và chính xácthì e rằng còn phải xem lại.

Còn “… lịch sử VN, toàn qua di tích và truyền miệng…” thì quả thật là một điều đúng và cũng là một “quốc hận” của Việt tộc.

Thời Bắc thuộc, không được có riêng chử viết đã đành, mà có được chút nhân tài nào (cao tăng, trạng nguyên,thầy thuốc, thợ giỏi…nói chung là nhân tài) thì đều phải khăn khói cùng với sừng tê, ngà voi, ngọc trai mà lên đường bắc cống. Mà việc nầy kéo dài hàng ngàn năm.

Nếu có dịp thăm di Tích đền thờ Cụ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, ôn lại thời Minh Thuộc của nước ta vào thế kỷ 15…ta sẽ thấy: [/b]

Năm 1407, khi mới chiếm được Giao Chỉ, nhà Minh sai lùng tìm người tài năng, có sức khỏe, các thợ giỏi bắt mang về Trung Quốc. Kết quả bắt được 7000 người về phục vụ cho triều đình nhà Minh. Nhiều người tài, nghệ nhân của Đại Việt bị bắt đem sang Trung Hoa phục dịch cho Minh triều, mà nổi bật nhất còn lưu lại trong sử sách nước này phải kể đến các vị Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An... (Hồ Nguyên Trừng chế súng thần công; Nguyễn An là kiến trúc sư và là chỉ huy thi công chính của Tử cấm thành Bắc Kinh )

Số lượng trước tác về đạo Phật thời này rất nhiều, ngày nay chỉ còn lại Thiền uyển tập anh cũng là do chính sách hủy diệt của nhà Minh. Ðại Tạng Kinh thực hiện và ấn loát nhiều lần dưới triều Trần, mỗi lần in hàng ngàn cuốn; sách Thiền Tông Chỉ Nam, Bình Ðẳng Sám Hối Khoa Văn của Trần Thái Tông, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục, Ðại Hương Hải Ấn Thi Tập, Trúc Lâm Hậu Lục, Tăng Già Toái Sự của Trúc Lâm Ðiều Ngự (tức vua Trần Nhân Tông) và tám tác phẩm của Pháp Loa không tác phẩm nào còn lại.
Nhà Minh đưa sang những tác phẩm Trung Hoa về Nho giáo, Phật Giáo, Lão Giáo cho người Việt học. Chính quyền đô hộ lập Tăng Cương Ty và Ðạo Kỳ Ty để lo việc giáo dục Phật Giáo và Lão Giáo theo mẫu mực Trung Hoa[sup][12][/sup].
Minh Thành Tổ đã ban sắc viết:
Khi binh lính vào nước Nam, trừ các kinh Nho gia, kinh Phật, đạo Lão không thiêu hủy. Ngoài ra, tất cả sách vở, văn tự cho đến các loại văn tự ghi chép ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ con học… đều đốt hết. Phàm những văn bia do Trung Quốc dựng từ xưa thì đều phải giữ cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ không để sót[sup][13][/sup].
Năm 1407, Minh Thành Tổ ra chiếu lệnh thứ hai nhằm hủy diệt văn văn hóa triệt để hơn[sup][14][/sup].:
Nhiều lần trẫm đã bảo các ngươi, phàm An Nam có văn tự gì, kể cả các câu hát dân gian,… các bia dù dựng lên một mảnh, hễ nom thấy là phá hủy hết. … Sách vở do quân lính bắt được phải ra lệnh đốt luôn, chớ được lưu lại

Thử hỏi, trong nghịch cảnh đó của tổ quốc , lấy gì mà minh minh bạch bạch ?!?! Chúng ta ngày nay, còn lại được tiếng nói và những câu chuyện truyền miệng về lịch sử của dân tộc…thì đã gọi là may. Đắng cay với nỗi lòng dân nước nhỏ bao nhiêu…ta lại càng thêm phần hàm ơn và kính phục các vị tiền nhân, anh hùng dân tộc Việt. Từ Bà Trưng bà Triệu, Ngô Quyền…đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung cho đến Hồ CHí Minh, Võ Nguyên Giáp và vô vàn những chiến sỹ vô danh đã vị quốc vong thân, hy sinh để cho con cháu còn có chút cơ đồ Đại Việt ngày nay.

Làm sao để hoàn thiện, điểm tô cho lịch sử Việt ta xứng với tầm vóc của dân tộc. Đó là nỗi niềm khắc khoải chắc không chỉ của riêng ai…

Mà càng buồn làm sao, khi ngày nay, không biết vì sao mà các học sinh ta cứ than chán học và tất nhiên…hệ quả sẽ là dốt sử. Đó cũng chính là điều mà hàng bao ngàn năm nay, đám ngoại bang phương bắc phương tây luôn đau đáu một lòng trông mong và thèm khát.

Than ôi.
Khúc vĩ thanh:

Bác Quỳnh Rùa đã viết:

(với những gì còn lại, sử Việt ta bây giờ…) "...người đọc phải động não nhức óc mới hiểu."

Đây quả là một điều tuy trái ngang nhưng lại là chí lý các bác ạ. Mạnh Tử viết: Tận tín thư tắc bất như vô thư. “tin tuyệt đối vào nhưng gì sách viết,thà không sách còn hơn”. Thành ra, như Gia Định Xử Sỹ - Sùng Đức - Võ Tiên Sinh (Võ Trường Toản) đã từng nói (đại ý): "...Tứ thư ngũ kinh gom lại còn vài trăm chử, gom lại nữa còn một chử và gom nữa thậm chí không còn chữ nào…" Đó cũng là lời tâm huyết của một bậc đại nho nước Nam ta với ngụ ý là đừng quá tin vào sách của “người ta”. Vì như đã trình bày ở trên, bản thân chúng đã bị “biên tập” bao lần. Tận tín Hoa thư chắc chỉ có nước “bán lúa giống”.

Đọc sách,nhất là sách sử, với một tâm thức cẩn trọng, khách quan, có cân nhắc, suy xét, kiểm tra…để mà gạn đục khơi trong…qua đó tìm được những viên ngọc quý, những hạt vàng ròng chân thục trong chốn bụi trần hổn độn…đó chính là bản lĩnh của kẻ thức giả trên con đường học của mình vậy.

Cẩn bút.





 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.513
113
hì hì... nhanh thật, mới đó mà đã 2 năm từ ngày e biên tập khúc sử này.

Tuổi tác sẽ làm quan điểm nhìn nhận khác.
Trình độ, kiến thức sẽ nhìn nhận vấn đề khác.
Giai cấp cũng sẽ nhìn vấn đề khác hơn nữa....

 
Hạng D
16/10/10
2.143
56
113
SG
Quỳnh Rùa nói:
hì hì... nhanh thật, mới đó mà đã 2 năm từ ngày e biên tập khúc sử này.

Tuổi tác sẽ làm quan điểm nhìn nhận khác.
Trình độ, kiến thức sẽ nhìn nhận vấn đề khác.
Giai cấp cũng sẽ nhìn vấn đề khác hơn nữa....
Đọc thí mồ té ra mềnh thuộc diện khai quật, he he...
hóng qr tiếp...
 
Hạng B2
3/4/13
113
87
28
Có từ khi vua Hùng dựng nước chứ từ khi nào. Có điều có chút hơi huốm.. truyền thuyết
 
Hạng B2
30/7/08
200
4
0
49
pleluu nói:
Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn riêng của tác giả Trần Kinh Nghị, nguyên là một nhà ngoại giao lâu năm, nguyên Phó Đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch.

...


Like!
 
Tập Lái
4/10/07
7
4
3
Mốc chính sử chỉ nên từ thời Ngô Quyền chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc.