Hạng F
18/9/10
7.486
2.396
113
54
Sài gòn
Hạn chế xe cá nhân để dân "được" đi phương tiện công cộng & "được" phục vụ như vầy đây:

Hành khách tố bị phụ xe buýt đánh rách mí mắt
Khi khách chưa kịp xuống xe, lái xe buýt đã đóng cửa khiến anh Chung bị kẹp người. Theo hành khách này, sau một hồi cãi vã, phụ xe buýt đã đánh anh rách mí mắt.
xe_buyt.jpg
Mặt anh Chung bê bết máu. Ảnh: Bá Đô. Sáng 28/3, xe buýt tuyến 27 (Yên Nghĩa - Nam Thăng Long) của Xí nghiệp Xe điện Hà Hội đón trả khách tại điểm đỗ trên đường Láng (Hà Nội) thì xảy ra xô xát giữa lái, phụ xe buýt với một hành khách. Cả 3 người được công an phường Láng Hạ mời về trụ sở làm việc.
Anh Kim Văn Chung (35 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) cho biết, khi xe buýt dừng, anh đang bước xuống cửa sau thì tài xế cho đóng cửa lại, khiến anh bị kẹp cửa. Theo anh Chung, sau khi anh nói "các ông làm ăn kiểu gì đấy", cả lái và phụ xe chửi mắng rồi đuổi anh xuống. Cãi vã xảy ra, tiếp đó cả lái và phụ xe lao tới đấm vào mặt khiến anh Chung gục xuống, máu chảy khắp mặt, rách mí mắt.
xe_buyt_(1).jpg
Xe buýt số 27 bị tạm giữ tại trụ sở công an phường Láng Hạ. Ảnh: Bá Đô. Trao đổi với VnExpress.net, Phó giám đốc Xí nghiệp Xe điện Trần Văn Đông xác nhận, khi đang xuống xe, hành khách Kim Văn Chung bị kẹp cửa sau nên đã lời qua tiếng lại với phụ xe Nguyễn Doãn Vĩnh. Xô xát xảy ra và anh Chung bị rách da mí mắt phải.
"Việc lái xe và bán vé để xảy ra sự việc trên là điều đáng tiếc trong lúc xí nghiệp đang tập trung nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Quan điểm của xí nghiệp là sẽ xử lý nghiêm những vi phạm đối với lái xe và bán vé", ông Đông nói thêm.
Công an đang điều tra làm rõ hành vi cố ý gây thương tích của tài xế Vĩnh.
Bá Đô
 
Hạng D
3/4/10
1.611
13
38
39
Bác # ý đâu có cần biết miễn sao ghế bác vững vàng là được rùi
 
Hạng C
1/4/06
862
95
43
Thôi em cũng ủng hộ bài của bác @ NGUYEN T về anh # á, các bài của bác rất có giá trị .
Xong ủng hộ mau mau để không bài lại mất tăm trên OS sau 1 ngày vì có cái DẤU #
 
Hạng D
3/4/10
1.611
13
38
39
Em nghĩ đề án sẽ không bị bác mà hoãn thời gian thực hiện và trả về bộ GTVT nghiên cứu thêm về mức phí cho phù hợp hơn. Theo em mấy đồng chí này chắc chắn sẽ thu và sẽ lại đội tên phí "Hạn chế lưu hành" sang 1 loại thuế mới, hic hic
 
Hạng C
20/9/08
522
21
18
51
Mỹ Linh phê Bộ trưởng, Hà Nội lập tức xắn tay áo!</h3> Cập nhật 09:34:37 - 28/03/2012
Nhận xét tỉnh rụi của ca sĩ xinh đẹp Mỹ Linh về Bộ trưởng Đinh La Thăng lập tức được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các báo điện tử: “"Anh Đinh La Thăng làm thế thì... kém".


hat.jpg
Phải chăng Hà Nội tắc đường vì quá đẹp?

Trước hết, phải khẳng định rằng Mỹ Linh đưa ra nhận định này không phải với tư cách một ca sĩ. Nhất định rồi, nếu muốn bày tỏ chính kiến về thực trạng giao thông theo kiểu ca sĩ, thiếu gì thứ để diva của làng nhạc Việt này trổ giọng, ít nhất cũng có “từ một ngã tư đường phố” của lão nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Ấy là chưa kể một số kha khá những bài hát nhép hát nhái đủ kiểu của đám trẻ rỗi việc ngày nay, kiểu như “ngày xưa ấy từng đoàn xe máy nhởn nhơ đi dạo… Nhưng hôm nay chỉ đại gia mới dám to mồm…”, chẳng hạn.

Điều làm người ta băn khoăn nhất là liệu anh Đinh La Thăng sẽ nghĩ ngợi thế nào với lời nhận xét của cô ca sĩ. Quả là một câu hỏi khó trả lời, như thể Bộ trưởng từng thở dài mà rằng đến tôi cũng chẳng biết được khi nào Hà Nội hết tắc đường vậy.

Dĩ nhiên, khả năng Bộ trưởng bực mình là hiếm. Còn nhớ, anh Đinh La Thăng đã từng khích lệ rằng “anh em cứ thoải mái mà làm” những thứ phê phán ngành Giao thông, theo chia sẻ của “táo giao thông” Chí Trung.

Nhưng anh cũng từng dặn dò phu nhân rằng đừng có xem, xem làm gì những lời trái tai trên mạng kiểu “đã xuất hiện một loại đinh tặc mới là Đinh La Thăng”!.

Thế nhưng dù sao những lời ấy cũng là chỉ là ảo, ai mà biết được nó từ đâu đến, sao mà so được với phát ngôn thẳng như ruột ngựa của Mỹ Linh. Thật khó tưởng tượng được là Bộ trưởng vẫn có thể bịt tai rồi giả điếc trước phát ngôn của một nghệ sĩ xinh đẹp, cụ thể và bằng xương bằng thịt hẳn hoi như vậy.

Chưa kể nó còn nhân được vô số lời hoan nghênh và ủng hộ, thậm chí có người còn cao hứng đề nghị Mỹ Linh ứng cử đại biểu Quốc hội.

Tuy vậy, nếu không tính tới khả năng có thể bị mang tiếng là ăn miếng trả miếng từng câu từng chữ (có vẻ như không được ga lăng lắm với người đẹp), thì có lẽ Bộ trưởng cũng không gặp khó khăn nhiều lắm.

Có gì đâu, tắc đường là do người dân ý thứ quá kém, cứ như thể một đám người mù màu nhất loạt khi nhìn thấy đèn giao thông xanh đỏ. Đường giao thông xuống cấp là do xe cộ đi lại quá nhiều chứ nhất định không phải là do các nhà thầu thi công kém, chưa kể còn do dân Việt Nam mình bây giờ sung sướng quá nên béo phì nhiều, đường sá không chịu nổi tải trọng nữa.

Còn tai nạn giao thông thì đích thị là do ý thức người dân rồi, cứ tham rẻ mua mũ bảo hiểm rởm làm gì cho khổ để đến khi sứt đầu mẻ trán lại kêu Bộ Giao thông?

Rồi ngay cả cái chuyện xe cháy nữa, thật ra thì cơn cớ cũng chẳng có gì phức tạp, chuyện nhỏ như con thỏ thế mà xã hội và báo chí cứ làm ầm cả lên. Các cơ quan chức năng có lẽ cũng vào cuộc kiểm tra cho dân an lòng đấy thôi, chứ nguyên nhân gây cháy thì xưa như trái đất mà ai cũng biết: Xe cháy là do... lửa!

Cháy xe là do lửa, nhé, chứ tuyệt nhiên không phải vì cái bọn xe cộ nó bực mình do bị chèn ép quá đáng với đủ các loại phí, do không được dừng đỗ tự do, mà trót dại nổi cơn muốn tự thiêu đâu!

Thảo nào mà từ cách đây mấy tháng, Bộ trưởng đã hiên ngang đứng ra nhận trách nhiệm cháy xe, lúc đăng đàn giao lưu trực tuyến với nhân dân.

Trăm phần trăm là do nguyên nhân khách quan, chỉ có điều người ta chưa nhận ra mà thôi, đúng như lời khai của ông cựu chủ tịch Vinashin trước vành móng ngựa sáng nay: “Sai phạm do điều kiện khách quan” (theo VnExpress).

Đấy là chưa kể, cái cô ca sĩ Mỹ Linh đã có sự nhầm lẫn lớn. Này nhé, đâu phải chỉ riêng Bộ Giao thông mới đòi thu phí. Hôm qua ngành Y tế cũng nhất quán khẳng định sẽ tiếp tục tăng viện phí trong lộ trình tới 2015, rồi đến hôm nay, Hà Nội cũng lăm le ý tưởng tính phí phương tiện lưu thông tại nội đô!

Mà theo như phản ánh của báo Tin tức, cái loại phí này của Hà Nội còn ác chiến hơn nhiều, không thèm tính theo năm theo quý theo tháng gì cho mệt, thậm chí theo ngày cũng không.

Cứ tính theo giờ cho gọn, sang giờ thứ hai thì áp giá khác (phải nói là lâu lắm rồi người dân mới thấy một chính sách khả dĩ theo kịp giá cả như vậy!).

Chà chà, với chiêu này thì có lẽ Bộ Giao thông cũng phải tôn làm sư phụ và cô ca sĩ Mỹ Linh chắc cũng phải ngậm ngùi mà rằng mình trách anh Đinh La Thăng như thế có lẽ cũng hơi quá. Ai dám bảo rằng phương án thu phí của Bộ Giao thông là chiêu cuối cùng?

Phương án tính phí của Hà Nội còn cho thấy một sự thật mà bấy lâu nay người Thủ đô cố tình chối bỏ, ấy là Hà Nội rất đẹp, rất trong lành. Nhà làm chính sách đã chắc ăn như cua gạch (không phải cua trong lỗ nhé) rằng với kiểu thu phí ấy, người dân sẽ phải nghĩ tới cách đi lại làm sao ngắn nhất, nhanh nhất.

Thế té ra lâu nay dân ngoại tỉnh và ngoại thành vào trung tâm thành phố đều chạy xe lòng vòng không mục đích nhiều quá, nay phải làm cho họ tỉnh táo trở lại.

Nguyên nhân do đâu? Đích thị là do Hà Nội đẹp quá, khiến người ở tỉnh lên đều bất chợt hóa thành thi sĩ kiểu “bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường” như Phú Quang, nếu không thì cũng như “người già trong công viên, người điên trong thành phố” như lời nhạc sĩ họ Trịnh.

Các nhạc sĩ tài thật, chẩn được cái bệnh tắc đường mãn tính của Hà Nội từ vài chục năm trước, phải không cô Mỹ Linh?

Thực hiện: / Nguồn: Phunutoday.vn
 
Hạng C
1/4/06
862
95
43
Mỹ Lệ có 4 ôtô, gửi giải pháp tới Bộ trưởng Thăng</h1> http://www.tintuconline.com.vn/Bởi TinTucOnline | Tintuconline – 3 giờ trước

Email In ra [/list]



Gia đình ca sĩ Mỹ Lệ hiện tại sở hữu 4 chiếc xe ô tô. Trước đề xuất của Bộ giao thông vận tải về việc thu phí lưu hành ô tô, xe máy, chị thấy quá bất công. Mỹ Lệ thấy hả lòng, hả dạ khi đọc được thông tin Mỹ Linh phản đối đề xuất thu phí của Bộ giao thông.

>> Thi thố truyền hình: "Tự bốc, tự ù"![link=http://vn.thegioisao.yahoo.com/news/vn-got-talent-v%E1%BB%ABa-phung-ph%C3%AD-v%E1%BB%ABa-b%E1%BA%A5t-021806784.html]
>> VN’s Got Talent: Vừa phung phí, vừa bất công[/link][link=http://vn.thegioisao.yahoo.com/news/ph%C6%B0%C6%A1ng-thanh-ch%E1%BB%ADi-ai-l%C3%A0-ch%E1%BB%ADi-th%E1%BA%B3ng-t%C3%AAn-040641824.html]
>> Phương Thanh: "Chửi ai là chửi thẳng tên, không tránh né"[/link] [link=http://vn.thegioisao.yahoo.com/news/v-pop-%C4%91ang-h%E1%BB%97n-lo%E1%BA%A1n-nh%E1%BB%AFng-b%E1%BA%A3ng-x%E1%BA%BFp-034800076.html]
>> V-Pop đang hỗn loạn những bảng xếp hạng ảo[/link][link=http://vn.thegioisao.yahoo.com/blogs/c%C3%B4-g%C3%A1i-%C4%91%E1%BB%93-long/l%C3%AA-ki%E1%BB%81u-nh%C6%B0-h%E1%BA%ADu-s%E1%BB%A3i-x%C3%ADch.html]
>> Lê Kiều Như hậu sợi xích[/link] Mỹ Lệ cảm ơn Mỹ Linh
- Gần đây, chị có quan tâm đến chủ trương thu phí lưu hành phương tiện cá nhân (ôtô, xe máy…) của Bộ Giao thông hay không?

- Tôi đã theo dõi thông tin này từ những ngày đầu tiên mà trong lòng đầy lo lắng và bức xúc. Lên tiếng với báo chí thì không phải lắm bởi là một người công dân Việt Nam trước chủ trương chính sách do Nhà nước ban hành ra mình đi phản đối thì không hay chút nào.

Nhưng nếu không ai có ý kiến gì thì khi ban hành chính thức, người thiệt thòi cuối cùng vẫn là nhân dân, trong đó có cả tôi. Thật lòng, tôi rất mong muốn được bày tỏ một vài quan điểm.
- Chị lo lắng như vậy, hẳn gia đình chị đang sử dụng nhiều xe ô tô?

- Gia đình tôi sử dụng khá nhiều xe ô tô: xe cho nhân viên đi, xe để bản thân tôi đưa đón con đi học… tất cả có 4 chiếc đang sử dụng. Trong đó, có chiếc xe một tuần chưa chắc tôi đã đi đến 1 lần hoặc xe chở hàng thì một tuần chưa chắc đã sử dụng đến, thậm chí một tháng tôi mới lấy chở hàng một lần.

Như vậy, chiểu theo đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân, riêng nhà tôi một năm đã phải nộp trên 100 triệu đồng tiền phí. Trong đó, có những chiếc xe cả tháng mới đi một lần, thậm chí đắp chiếu để đó cũng vẫn phải nộp phí.

Đấy là chưa kể đến dòng xe càng đắt tiền, mất phí càng nhiều. Vì vậy, từ bản thân gia đình tôi, tôi thấy nếu phải đóng phí lưu hành xe như đề xuất thì quá phi lí.
- Trước đề xuất thu phí lưu hành phương tiện tham gia giao thông chị đã tính đến phương án bán bớt xe để giảm mức đóng phí hay chưa?

- Bán bớt xe thì đến khi thu phí thật rồi mới tính nhưng tôi rất lo lắng, không biết phải giải quyết bằng cách nào cho hợp lý. Tôi rất đau đầu. Phải tinh giảm xe kiểu gì hay làm sao đây tôi cũng chưa biết, nhưng cứ để cả 4 chiếc xe trong nhà, thiệt hại cho tiền phí là tương đối nhiều.

Đấy là chưa kể đến khi mua xe, nhập xe về tôi đã phải đóng 200% tiền thuế. Một chiếc xe nhập về tăng giá trị lên gấp 3 lần, như vậy đã quá nhiều rồi chưa kể đến các khoản phí khác.
Tôi thực sự muốn biết là số tiền mà Nhà nước đánh thuế cao trên từng chiếc xe của nhân dân được đầu tư vào việc gì? Nó nằm ở đâu, sao chưa lấy để phát triển và tu bổ các công trình giao thông công cộng?

- Chị có theo dõi các phản ứng của những người khác trước thông tin phải nộp tiền phí lưu thông cho ô tô và xe máy hay không?

- Ngay từ khi có đề xuất thu phí tôi đã theo sát mọi thông tin liên quan cũng như các phản ứng của độc giả, của người dân trên một số trang báo mạng.

Đặc biệt, tôi đã đọc được toàn bộ ý kiến phản hồi của ca sĩ Mỹ Linh. Tôi cảm thấy rất hả lòng hả dạ! Mặc dù tôi không có đủ dũng cảm để lên tiếng đầu tiên về sự việc này nhưng thật sự cám ơn cô ấy !
Tôi mong muốn anh chị em nghệ sĩ, các doanh nhân, các nhân vật khác trong xã hội… có tiếng nói, có sức mạnh của tiếng nói, có điều kiện cần phải lên tiếng để điều luật này không được thông qua.

Nếu điều luật về thu phí các phương tiện lưu thông đường bộ được thông qua thì tình hình lạm phát và cuộc sống người dân sẽ còn khổ hơn nhiều. Tôi cứ tưởng năm 2012 là năm đáy của khủng hoảng, nhưng nếu cơ sự như thế này thì chắc có lẽ phải 2 năm nữa mới tìm thấy được điểm dừng của đáy.
- Vì sao chị lại cho rằng năm nay là năm đáy của khủng hoảng?

- Ít nhiều tôi cũng là người làm kinh doanh, một khi kinh tế đi xuống như thế này thì ai làm kinh doanh cũng phải chịu ảnh hưởng. Tôi vẫn từng hy vọng hết năm nay thì mọi thứ sẽ ổn định để sang năm 2013 tôi mở rộng thêm công việc kinh doanh của mình.

Nhưng nếu như luật thu phí phương tiện tham gia giao thông được ban hành thì dân còn khổ nữa, vật giá sẽ bị lạm phát tăng lên, đồng tiền càng mất giá, thì chuyện phát triển kinh doanh của bất cứ một ai cũng ảnh hưởng chứ không riêng gì tôi nữa.
Góp giải pháp với Bộ trưởng Đinh La Thăng

- Nếu không đồng tình với phương án thu phí phương tiện lưu thông đường bộ để giảm ùn tắc giao, chị có một giải pháp khác đề xuất với Bộ trưởng Bộ Giao thông hay không?

- Thật khó nếu lại bảo tăng chi phí vào xăng để ai đi nhiều chịu nhiều, ai đi ít chịu ít. Nhưng suy đi tính lại, nếu những đơn vị sử dụng xăng không phải để đi mà để dùng vào hoạt động sản xuất, vận hành máy móc… vô tình sẽ đẩy cho vật giá tăng lên, hàng hóa tăng lên, người dân lại chịu ảnh hưởng.

Dẫn đến đồng tiền mất giá, dân không sống được rồi lại rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế sẽ bị thụt lùi đến bao giờ?

Tôi thấy các ý kiến đang đề xuất tăng phí vào xăng là không hợp lý bởi xăng không chỉ dùng để đi mà còn dùng để sản xuất.

Tôi nghĩ nếu như Nhà nước bắt đầu áp dụng điều luật thu phí lưu hành phương tiện ô tô, xe máy ngay từ năm nay hoặc đầu sang năm thì cũng không bớt giảm được lượng xe đang tham gia giao thông.

Rõ ràng, xe đã nhập về Việt Nam, tôi đọc báo thấy hình như hiện tại ô tô có hơn 600 nghìn chiếc đang sử dụng, xe máy hơn 35 triệu chiếc nếu thu phí ngay bây giờ người ta cũng không đốt xe đi được và cũng không thể bán xe ngay được, biết bán đi đâu?

Ai là người đứng ra thu mua tất cả những chiếc xe dân tình muốn bán? Tôi nghĩ, người dân vẫn cắn răng nộp phí để sử dụng, thậm chí sẽ có người đắp chiếu mấy năm không đi nữa, chờ khi nào có luật mới lại lôi xe ra đi tiếp.

Kiểu gì đi nữa thì lượng xe đã hiện hữu ở Việt Nam cũng không thay đổi được. Một khi đã phải đóng tiền phí người ta sẽ phải đi cho bõ tức hoặc đi để khai thác hết số tiền người ta đã phải đổ mồ hôi, nước mắt. Như vậy làm sao mà hạn chế được ùn tắc giao thông, tôi chắc chắn là vẫn ùn tắc.
- Vậy giải pháp chị đề xuất với Bộ trưởng Bộ giao thông là gì?

- Làm sao để triển khai thật nhanh chóng và đa dạng hóa các loại hình phương tiện giao thông công cộng. Nếu không có thêm loại hình giao thông công cộng làm sao cấm được người dân đi ô tô, xe máy riêng ra đường. Bản thân chủ các phương tiện tham gia giao thông cũng ngại ùn tắc không muốn ra đường nhưng vì công việc bắt buộc nên phải đi.

Nếu chọn phương án xe bus, những người ở trong hẻm đi bộ 2km mới ra đến bến xe bus thì đi làm sao được, có phải ngóc ngách nào cũng có bến xe bus đi qua đâu.

Tôi nghĩ việc xây thêm tàu điện ngầm, đường trên không, tàu siêu tốc là phương án khả thi, tại sao không làm, hãy làm đi đã rồi mới nghĩ đến việc thu phí của dân. Không có phương tiện thay thế tại sao lại hạn chế người dân đi ô tô, xe máy ra đường, như vậy có khác nào tước quyền được đi lại của người dân và bảo người dân ở nhà đi cho rồi!

Cần phải cải tạo lại các hệ thống trường học ra ngoại thành hay di dời các cơ quan hành chính Nhà nước ra ngoại thành để giãn dân ở trung tâm thành phố. Hay là các giải pháp thông minh khác nữa, thực tế chỉ ùn tắc giao thông ở những giờ cao điểm còn bình thường đâu có tắc đường.

Bên cạnh đó, cách điều phối làn đường cũng chưa phù hợp, rất nhiều làn đường đang được phân bổ trái khoáy, và rất vô lý.

Một giải pháp tình thế tạm thời nữa mà tôi thấy rất cần thiết đó là cấm nhập khẩu thêm tất cả các loại xe ô tô và xe máy. Nếu cảm thấy tổng số các loại xe đang được lưu hành ở Việt Nam đã đầy, không muốn xuất hiện thêm nữa thì Nhà nước hãy đánh thuế nhập khẩu cao nữa lên để khống chế lượng xe nhập về.

Những ai thật sự giàu có, chịu được mức thuế mới thì người ta sẽ mua còn ai không đáp ứng được thì thôi. Đừng có đánh thêm vào những chiếc xe đang có ở Việt Nam.

Đấy cũng chỉ là giải pháp tạm thời, trong khi chờ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông công cộng, lâu dài cũng không thể làm như vậy mãi được.
- Chị quen ngồi ô tô rồi, nếu như muốn hạn chế tiền phí lựa chọn giải pháp xe máy chị có hài lòng không?

- Ôi! Xe máy ư! Có lần cấp bách phải ngồi xe máy tôi bị té vật ra đường, lũng cả đầu tôi phải vào viện để khâu vá. Tôi bị té không phải là do vi phạm giao thông mà do đường đông, người ta đụng nhẹ vào mình là bị té liền.

Tôi thấy những vụ tai nạn của xe máy xảy ra rất nhiều, tại sao Nhà nước không nghĩ ra những phương tiện khác an toàn cho người dân. Không có đất nước nào mà nhan nhản toàn xe máy như đất nước Việt Nam mình. Tôi nghĩ, người dân cũng chẳng muốn mua xe máy nếu có giải pháp giao thông thuận tiện khác.

Đơn cử, những nhà máy sản xuất xe máy của Trung Quốc tại Việt Nam, tại sao Nhà nước không xóa bỏ, không cho sản xuất nữa, không cho phát triển nữa.

- Chị nghĩ sao khi thu nhập của người dân Việt Nam rất thấp nhưng họ phải bỏ nhiều khoản tiền lệ phí để được sử dụng một chiếc xe ô tô?

- Không có đất nước nào vô lý như nước mình, người dân phải mua xe với giá đắt cắt cổ. Ví dụ một chiếc xe ở Việt Nam giá 3 tỷ nhưng ở nước ngoài chỉ khoảng gần 1 tỷ.
Vô lý như vậy, trong khi một nước nghèo, thu nhập cực kỳ thấp, người dân lại phải chịu những khoản dịch vụ lưu thông xe nhưng vẫn chưa yên, mai mốt đi đến đâu còn mất tiền đến đó nữa.

Nếu như Nhà nước nhất quyết thu phí các phương tiện lưu thông đường bộ sẽ làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, đồng thời còn ảnh hưởng cả đến sự phát triển của nền kinh tế.

Tôi lấy 1 ví dụ nho nhỏ nếu thu phí lưu thông, rất có thể một bó rau muống sau thời điểm ban hành thu phí sẽ có giá 30-40 nghìn đồng. Bởi xe ô tô tải chở rau cũng bị đánh phí hàng năm khá nhiều, buộc họ phải tăng giá rau thôi.

- Thực tế, giao thông chỉ ùn tắc ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, nếu thu phí cả những tỉnh khác thì chị thấy sao?

- Riêng việc thu phí tôi đã thấy không hợp lý rồi nên có thu ở đâu thì cũng là vô lý hết.


Theo Phunutoday

Mot ca si nua len tieng day cac bac ( sorry online by phone)
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Có bài này hay nữa đây các bác:</h1> http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Thu-phi-de-giam-un-tac-ngua-mot-duong-gai-mot-neo/133967.gd


Thu phí để giảm ùn tắc: "ngứa một đường – gãi một nẻo"</h1> Thứ hai 26/03/2012 07:38
Việc Bộ GTVT đánh vào túi tiền của nhân dân để giải quyết vấn đề trên giống như: “ngứa một đường – gãi một nẻo”.
[*]Cư dân cụm nhà N05 "tố" Tổng công ty Vinaconex thu phí dịch vụ vô lý[*]Nóng sáng 25/2: Đã bắt đầu thu phí đường cao tốc TPHCM - Trung Lương[*]"Mức thu phí lưu hành như vậy là không công bằng cho mọi người"[*]Nóng tối 23.2: Sẽ thu phí đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương từ 25/2[*]Thưa bộ trưởng Thăng: Thu phí giao thông hà khắc nhưng phải hợp lý [/list]

Đường xá xây dựng chưa xong đã hỏng, ổ voi, ổ gà như vậy hỏi sao không tai nạn. Việc giảm ùn tắc và tai nạn cần phải có cái nhìn tổng thể và giải quyết vấn đề từ gốc chứ không phải bẻ ngọn.

Việc Bộ GTVT đánh vào túi tiền của nhân dân để giải quyết vấn đề trên giống như: “ngứa một đường – gãi một nẻo”.

Được biết Bộ trưởng vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng về việc thu phí đối với ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống và môtô. Trước gọi là phí lưu hành phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nay được sửa lại là phí hạn chế phương tiện lưu thông cá nhân đường bộ, với mục đích nhằm hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

thuphi-giaoduc-bandoc-vietnam2.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Xin không bàn về câu chữ mà Bộ trưởng đã dùng trong tờ trình, bởi bản chất không có gì thay đổi. Ở đây chúng tôi chỉ xin luận bàn hai vấn đề về mục đích của việc thu phí. Đó là: nhằm hạn chế tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông.



Vậy xin hỏi Bộ trưởng: nguyên nhân của tai nạn giao thông là gì? Có phải do lỗi ôtô - xe máy lưu hành nhiều hay không? Vấn đề này đã không được phân tích thấu đáo. Bộ đã nhầm lẫn (hay nói cách khác) đã đánh đồng việc lưu hành phương tiện với hậu quả tai nạn giao thông.

Tự cho rằng, bản thân việc một chiếc ôtô, xe máy, khi lưu hành trên đường, là nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông? Vì thế, phải hạn chế nó lưu hành.

Thật vô lý! Nếu cứ như vậy, thật khó lý giải tại sao các nước xung quanh ta, kể cả các nước phát triển trên thế giới, nhiều phương tiện tham gia giao thông như vậy (nguyên nhân gây tai nạn giao thông theo tư duy của Bộ trưởng), lại không nhiều tai nạn giao thông như ở ta, và người ta cũng chẳng phải dày công đánh thuế hạn chế người dân lưu hành phương tiện và sử dụng phương tiện để sống.

Tai nạn giao thông, vấn đề ở chỗ không phải tại cái xe. Tất nhiên, bất kỳ cái xe nào gây tai nạn đều trong lúc lưu hành, không lưu hành thì chẳng bao giờ gây tại nạn. Vấn đề là ở chỗ, cũng là cái xe ấy, nhưng ở bên Tây người ta điều khiển thì chẳng sao, khi sang lưu hành ở bên Ta thì gặp tai nạn. Vì đâu?

Vì bởi nhiều thứ lắm thưa ông Bộ trưởng. Bởi, đường sá ở ta chất lượng kém quá. Ổ voi, ổ gà nhiều. Vì người ta làm giả ăn thật, thất thoát tham nhũng trong xây dựng đường sá, cầu cống nhiều! (Điều này báo chí cũng nêu quá nhiều).

Rồi do cái gì nữa? Do người điều khiển phương tiện. Người ta đào tạo, sát hạch lái xe cũng ẩu lắm. Ai học cũng thi được bằng lái xe hết. Học ít hành ít. Hoặc học nhưng chẳng hành. Có hành thì cũng chẳng được bao nhiêu. Thế là, khi lái thật thì gây tai nạn, gây chết người (Cái này Bộ trưởng cũng biết quá rõ).

Và gì nữa? Vì ý thức tham gia giao thông của người dân khi ra đường. Ở bên Tây, ra đường là phải hiểu luật tham gia giao thông. Từ nhỏ đã học về luật giao thông. Ai cũng thế, dù lớn hay nhỏ đều phải học và phải chấp hành luật để người điều khiển ô - tô, xe máy, hay người đi bộ, đi xe đạp đều thế. Và khi được như thế thì sẽ hết (chí ít sẽ giảm) được tai nạn giao thông!

Còn mục đích thứ hai là để hạn chế ùn tắc giao thông? Cái này thì ai cũng hiểu, ai cũng thấy, chỉ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới có vấn nạn này thôi. Vậy chống ùn tắc giao thông ở 2 thành phố này thì ông phải tìm giải phải mang tính đặc thù, đặc trị ở 2 thành phố này chứ.

Thay vì dùng biện pháp áp dụng toàn quốc, thì Bộ trưởng hãy nghĩ ra cách làm giảm ùn tắc giao thông ở cho 2 thành phố lớn này. Tôi từng sống ở Bắc Kinh rồi. Bên đó, người ta áp dụng chính sách để hạn chế các phương tiện tham gia giao thông đi vào nội đô.

Cách tư duy cũng như cung cách hành động của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý Trung Quốc cũng nhất nhất theo hướng đó. Chỗ nào ngứa thì gãi, không gãi lung tung.

Tôi xin đề xuất Bộ trưởng có thể chống ùn tắc ở khu vực nội đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bằng cách áp dụng giấy phép lưu hành nội đô cho các phương tiện, trước mắt là ô - tô cá nhân, rồi tiến tới xe máy. Giấy phép này có thể cấp theo tháng, theo năm, hoặc theo ngày.

Giá cả cao hay thấp tùy thuộc vào việc nhận định, đánh giá của Bộ trưởng về mức độ ùn tắc giao thông nhiều hay ít. Cách làm này, chắc chắn sẽ chống được ùn tắc giao thông, đồng thời chỉ đánh vào túi của những người có tiền, có nhu cầu “một mình một ngựa” ra vào thành phố giờ cao điểm.

Trên đây là những đóng góp mang tính xây dựng của tôi, mong được Bộ trưởng suy xét.