Hạng D
6/3/08
3.973
8.092
113
Sàigòn
chưa phải đường giao thông công cộng, nên họ có thể cắm biển theo quy định của họ (một kiểu nội quy thôi), nếu như cái biển ấy giống biển của nhà nước thì cũng không sao, vì đó ở trong đất do họ quản lý
Biển mà không phải do GTCC cắm:
- một là trái luật, người biết họ không cần tuân thủ, lúc đó phải làm sao?
- hai la vi phạm PL (như đã nói), một ngày GTCC đưa người cắm biển ra tòa, ai chịu trách nhiệm?

Đúng là họ không có quyền đặt ra chế tài (phạt tiền), nhưng họ có thể đưa ra quy định về việc xử lý vi phạm trái với quy định của họ
Thì trước giờ họ quy định đấy, họ chỉ duy nhất sai ở hành động "khóa bánh xe", còn lại họ đúng hết mà? Nói vậy để nói ngược lại: những người đậu bậy là hoàn toàn sai! không có chế tài từ chính quyền, BQT phải làm sao?
Việc áp dụng luật nhà ở đối với đường giao thông không thuộc sở hữu chunng hay riêng của các chủ căn hộ lại càng sai.
Vì lý do đó mà luật nhà ở quy định rõ đây là "phần hạ tầng kết nối với bên ngoài (giao thông, cấp thoát nước, điện, viễn thông...), phải chuyển giao nhưng chưa được chuyển giao cho nhà nước quản lý". Chưa chuyển giao nên nó phải được coi là "phần sở hữu chung, sử dụng chung của chung cư" để quản lý. Đây chính là lỗ hổng chỉ có chính quyền mới trám lại được.
 
Hạng B2
19/2/09
278
343
63
Bác chắc giỏi lý thuyết, thực tế ko như vậy.
- UQ ở đây (CDT ủy quyền cho BQT) nôm na chỉ là hành động tay phải giao cho tay trái làm, chỉ đạo vẫn là từ 1 bộ não duy nhất, nên đừng bàn tới chi tiết, coi CDT và BQT là một cho nó dễ hình dung.
- Quyền & trách nhiệm của BQT thì luật nhà ở quy định rất rõ. BQT hoạt động dưới hình thức 1 công ty hoặc 1 HTX (hiện gần như 100% theo luật công ty), cho nên đừng vội nó là nó không có năng lực! Hơn nữa, cơ chế hoạt động của BQT là "thuê ngoài", BQT hoàn toàn không trực tiếp làm việc mà chỉ điều hành, vậy nên nói BQT không có năng lực lại càng sai. BQT không có thẩm quyền - đồng ý, nhưng nói BQT không có năng lực là sai hoàn toàn.
- Coi như không có thỏa thuận nào giữa nhà nước và chũ DT cả, chỉ là nhà nước (và/hoặc CDT) chưa muốn, không muốn bàn giao cái mà đúng ra là buộc phải bàn giao khi nó được đưa vào hoạt động. Thỏa thuận nếu có, chỉ là thỏa thuận ngầm, không được PL công nhận.
- Đúng là tôi đang nói tới nguyên tắc. Việc trong thực tế BQT và CĐT chỉ là 1 hoặc BQT luôn tuân theo sự chỉ đạo của CĐT lại là chuyện khác. Về nguyên tắc, đây là 2 thực thể độc lập.
- Ban Quản trị chung cư không hoạt động theo mô hình công ty, mà theo mô hình Hội đồng quản trị của 1 công ty cổ phần, chủ yếu có trách nhiệm quản lý phần vốn (ở đây là quỹ bảo trì), nên BQT hoàn toàn không có năng lực, mà năng lực ở đây là ở Ban Quản lý (do BQT thuê). BQL có nhân lực, có phương tiện để điều hành, chứ BQT thì không có. Ví dụ, trong đấu thầu, bác không thể giao thầu cho 1 đơn vị không có năng lực, tức là không có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực đó, không có thiết bị, không có nhân lực, để rồi đơn vị đó lại đi thuê công ty khác làm toàn bộ phần việc được thuê.
- Không quan trọng thỏa thuận gì với nhà nước, ta chỉ quan tâm tới việc con đường nội bộ đó sẽ phải bàn giao lại cho nhà nước, nghĩa là phần đất để làm đường không thuộc về dự án chung cư, mà chỉ được tạm giao cho CĐT dự án đó, còn tạm đến lúc nào cũng chưa cần bàn tới.
 
Hạng D
9/6/16
1.875
2.071
113
36
- Ủy quyền không đúng luật: Bằng chứng là sau đó BQT tùy tiện lấy ý kiến cư dân, để quy định về việc quản lý con đường không thuộc sở hữu chung của cư dân, mà CĐT đang được tạm giao quyền sử dụng đất. Việc này không khác gì cho thuê nhà mà không có điều kiện gì kèm theo, để cho người thuê nhà muốn sử dụng vào việc gì cũng được.
- BQT chỉ là 1 nhóm người được cư dân bầu ra với nhiệm vụ quản lý quỹ bảo trì, quản lý các công trình thuộc sở hữu chung của cư dân, chắc chắn không có năng lực quản lý và bảo vệ 1 con đường (cần phải có nhân lực làm bảo vệ, kỹ thuật, có phương tiện, thiết bị thực hiện công việc...). Việc này giống như đi thuê anh hàng xóm làm nghề kế toán đi xây nhà).
- Thỏa thuận giữa nhà nước và CĐT thế nào? Có rất nhiều thứ không cần biết, nhưng chắc chắn là có điều khoản CĐT phải bàn giao lại còn đường nội bộ đó cho nhà nước, nghĩa là con đường đó nằm trên đất công cộng, tạm giao cho CĐT quản lý và sử dụng.
- Uỷ quyền không đúng luật là anh nói căn cứ vào khoản nào điều nào luật nào vậy anh?
Bằng chứng anh nói nó không liên quan gì tới việc ủy quyền, BQT cũng không tùy tiện lấy ý kiến cư dân, việc lấy ý kiến này là làm đúng theo nghĩa vụ của BQT khi phải xin ý kiện cư dân ở HNNCC, cho việc sử dụng kinh phí quỹ vận hành quản lý để vận hành phần hạ tầng không thuộc sở hữu chung. Phần này anh còn không nắm được thì hiểu biết của anh cũng sơ sài lắm.
- BQT được ủy quyền chứ KHÔNG PHẢI NHẬN BÀN GIAO từ CĐT. Hiểu biết của anh sơ xài thực sự.
- Anh đã nói là tạm giao cho CĐT quản lý và sử dụng, trừ khi anh chứng mình được BQT không được nhận ủy quyền từ CĐT thì rõ ràng BQT được quản lý các hạ tầng chưa bàn giao cho nhà nước.
 
Tập Lái
27/6/19
13
12
3
37
Hỏi nhẹ: Có 1 CĐT người Trung Quốc qua đây, họ làm 1 khu dân cư, họ chỉ cho dân Trung Quốc ở, cấm người VN vào. Và họ muốn làm gì thì làm trong đó, họ thành lập tiểu Trung Quốc và đặt ra thể chế riêng, nội quy riêng trong đó. Thế thì bác nghĩ sao???
Người TQ không mua được đất bác nhé. Câu hỏi đã sai rồi thì em chịu không trả lời được.
Còn đất của ai đó được quyền quản lý và sử dụng thì họ muốn cấm ai, cho ai vào cũng được nhé.
Còn theo Hiến pháp và Luật đất đai thì "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này" (Luật đất đai). Nên đất DA cũng tương tự đất tư nhân nhé, chỉ khác thời hạn được giao sử dụng thôi.
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.092
113
Sàigòn
- Đúng là tôi đang nói tới nguyên tắc. Việc trong thực tế BQT và CĐT chỉ là 1 hoặc BQT luôn tuân theo sự chỉ đạo của CĐT lại là chuyện khác. Về nguyên tắc, đây là 2 thực thể độc lập.
- Ban Quản trị chung cư không hoạt động theo mô hình công ty, mà theo mô hình Hội đồng quản trị của 1 công ty cổ phần, chủ yếu có trách nhiệm quản lý phần vốn (ở đây là quỹ bảo trì), nên BQT hoàn toàn không có năng lực, mà năng lực ở đây là ở Ban Quản lý (do BQT thuê). BQL có nhân lực, có phương tiện để điều hành, chứ BQT thì không có. Ví dụ, trong đấu thầu, bác không thể giao thầu cho 1 đơn vị không có năng lực, tức là không có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực đó, không có thiết bị, không có nhân lực, để rồi đơn vị đó lại đi thuê công ty khác làm toàn bộ phần việc được thuê.
- Không quan trọng thỏa thuận gì với nhà nước, ta chỉ quan tâm tới việc con đường nội bộ đó sẽ phải bàn giao lại cho nhà nước, nghĩa là phần đất để làm đường không thuộc về dự án chung cư, mà chỉ được tạm giao cho CĐT dự án đó, còn tạm đến lúc nào cũng chưa cần bàn tới.
Bác hiểu hết nhưng cứ vẽ ra các nguyên tắc lý thuyết làm gì cho mệt?

cứ hiểu rằng “phe” chủ DT (gồm BQT, BQL, outsourcing partners, contractors etc…) có đủ quyền cũng như năng lực quản lý theo luật đinh đi!
Vụ bàn giao cungz vậy, ai cungz biết là “sẽ” bàn giao, nhưng giờ cứ tập trung vô giai đoạn nó đang là “con rơi”, chưa được bàn giao. Thời điểm này phe của chủ DT sẽ phải làm thế nào vừa đúng luật, vừa đảm bảo an ninh, an toàn etc…
 
Hạng B2
19/2/09
278
343
63
Biển mà không phải do GTCC cắm:
- một là trái luật, người biết họ không cần tuân thủ, lúc đó phải làm sao?
- hai la vi phạm PL (như đã nói), một ngày GTCC đưa người cắm biển ra tòa, ai chịu trách nhiệm?


Thì trước giờ họ quy định đấy, họ chỉ duy nhất sai ở hành động "khóa bánh xe", còn lại họ đúng hết mà? Nói vậy để nói ngược lại: những người đậu bậy là hoàn toàn sai! không có chế tài từ chính quyền, BQT phải làm sao?

Vì lý do đó mà luật nhà ở quy định rõ đây là "phần hạ tầng kết nối với bên ngoài (giao thông, cấp thoát nước, điện, viễn thông...), phải chuyển giao nhưng chưa được chuyển giao cho nhà nước quản lý". Chưa chuyển giao nên nó phải được coi là "phần sở hữu chung, sử dụng chung của chung cư" để quản lý. Đây chính là lỗ hổng chỉ có chính quyền mới trám lại được.
- Biển đó chỉ mang tính tham khảo, bởi đất đó không phải đường giao thông công cộng. Tôi nói là họ có thể theo hoặc không theo, nghĩa là làm loại biển khác cũng không sao, miễn là phổ biến được tới người đi vào khu vực. Việc cắm biển trong phạm vi đất do họ quản lý (không phải giao thông công cộng), giống như bác cắm biển trong nhà bác, chẳng có GTCC nào kiện được cả.
- Họ quy định, nhưng lại là quy định của BQT chung cư, mà cư dân chung cư đó không có quyền quản lý phần đất làm đường nội bộ là sai, nên mới xảy ra tranh cãi.
- Để quản lý cho đúng, CĐT (là người có quyền sử dụng và trách nhiệm quản lý đất đó) cần ra quy định về việc quản lý (cấm đậu, cấm đi ngược chiều, cấm theo giờ, quy định về biển báo, chế tài...), công bố rộng rãi (có thể cắm bảng thông báo ở mọi lỗi vào khu chung cư, đầu con đường) và THUÊ một đơn vị có năng lực (có thể thuê luôn Ban quản lý chung cư) thực hiện việc quản lý đường nội bộ, bằng tiền của CĐT, chứ không phải bằng tiền của cư dân.
 
Hạng B2
19/2/09
278
343
63
- Uỷ quyền không đúng luật là anh nói căn cứ vào khoản nào điều nào luật nào vậy anh?
Bằng chứng anh nói nó không liên quan gì tới việc ủy quyền, BQT cũng không tùy tiện lấy ý kiến cư dân, việc lấy ý kiến này là làm đúng theo nghĩa vụ của BQT khi phải xin ý kiện cư dân ở HNNCC, cho việc sử dụng kinh phí quỹ vận hành quản lý để vận hành phần hạ tầng không thuộc sở hữu chung. Phần này anh còn không nắm được thì hiểu biết của anh cũng sơ sài lắm.
- BQT được ủy quyền chứ KHÔNG PHẢI NHẬN BÀN GIAO từ CĐT. Hiểu biết của anh sơ xài thực sự.
- Anh đã nói là tạm giao cho CĐT quản lý và sử dụng, trừ khi anh chứng mình được BQT không được nhận ủy quyền từ CĐT thì rõ ràng BQT được quản lý các hạ tầng chưa bàn giao cho nhà nước.
- Không đúng luật là gì? CĐT ủy quyền cho BQT quản lý đất/đường đó (chưa cần bàn tới BQT không có năng lực), nhưng không hề có quy định về việc quản lý, dẫn đến BQT phải bám vào cư dân (xin ý kiến) để có quy định. Cái này tôi đã nói, nó giống như việc giao nhà cho 1 người nào đó mà để cho người đó tự quyết định sử dụng ngôi nhà vào việc gì tùy ý họ.
- Việc BQT xin ý kiến cư dân về việc quản lý con đường không thuộc về mình (mặc dù được người ta "ủy quyền" là không chuẩn, lấy tiền của cư dân để thay cho việc CĐT phải bỏ tiền ra để quản lý, bảo trì con đường này.
- BQT được ủy quyền, nhưng không phải người ta ủy quyền gì mình cũng nhận. Ví dụ, nếu tôi được "ủy quyền" chi tiền để bảo trì con đường trước cửa nhà, tôi sẽ không nhận.
- Tôi không nghi ngờ gì về việc CĐT ủy quyền cho BQT, nhưng việc ủy quyền này là không đúng, hoặc không đầy đủ, thể hiện ít nhất ở cái điểm BQT xin ý kiến cư dân rồi tự ra quy định về việc quản lý con đường này.
 
  • Like
Reactions: Forrest Gump
Hạng D
6/3/08
3.973
8.092
113
Sàigòn
Biển đó chỉ mang tính tham khảo, bởi đất đó không phải đường giao thông công cộng. Tôi nói là họ có thể theo hoặc không theo, nghĩa là làm loại biển khác cũng không sao, miễn là phổ biến được tới người đi vào khu vực. Việc cắm biển trong phạm vi đất do họ quản lý (không phải giao thông công cộng), giống như bác cắm biển trong nhà bác, chẳng có GTCC nào kiện được cả.
Lại quay lại tranh cãi cũ:
1 nếu BB làm đúng chuẩn > tội làm giả -> không ai dám làm. GTCC cungz ko làm vì họ chưa quản lý
2 nếu làm biển giả ->người ta không chấp hành, làm để làm gì? (Chưa nói, dù có làm không giống hay gần giống gì cungz là lmf giả)
3 đó là nói về cái biển, còn nói về hành vi, trong mọi trường hợp thì BQT đâu có thẩm quyền điều hành, điều tiết GT!
4 nếu đường là nội bộ hoàn toàn thì lại khác, đây là đường đấu nối ra bên ngoài, tranh cãi cũng với người bên ngoài!
Họ quy định, nhưng lại là quy định của BQT chung cư, mà cư dân chung cư đó không có quyền quản lý phần đất làm đường nội bộ là sai, nên mới xảy ra tranh cãi.
Như ý trên, nếu áp dụng luật Gt thì trật lất, áp dung luật nhà ở (cho cư dân & khách vãng lai) thì còn có cơ may đúng!
Để quản lý cho đúng, CĐT (là người có quyền sử dụng và trách nhiệm quản lý đất đó) cần ra quy định về việc quản lý (cấm đậu, cấm đi ngược chiều, cấm theo giờ, quy định về biển báo, chế tài...), công bố rộng rãi (có thể cắm bảng thông báo ở mọi lỗi vào khu chung cư, đầu con đường) và THUÊ một đơn vị có năng lực (có thể thuê luôn Ban quản lý chung cư) thực hiện việc quản lý đường nội bộ, bằng tiền của CĐT, chứ không phải bằng tiền của cư dân.
Lại mâu thuẫn như trên! Điều tiết giao thông theo luật GT thì ko có thẩm quyền, quản lý theo luật nhà ở thì trái khoáy với luật GT vì bản chất là nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm luật GT!
Thuê ai quản lý giao thông thì được? Chỉ có thể thuê thanh tra GT hoặc CSGT thôi đó!
 
  • Like
Reactions: hmq and ican
Hạng D
9/6/16
1.875
2.071
113
36
- Không đúng luật là gì? CĐT ủy quyền cho BQT quản lý đất/đường đó (chưa cần bàn tới BQT không có năng lực), nhưng không hề có quy định về việc quản lý, dẫn đến BQT phải bám vào cư dân (xin ý kiến) để có quy định. Cái này tôi đã nói, nó giống như việc giao nhà cho 1 người nào đó mà để cho người đó tự quyết định sử dụng ngôi nhà vào việc gì tùy ý họ.
- Việc BQT xin ý kiến cư dân về việc quản lý con đường không thuộc về mình (mặc dù được người ta "ủy quyền" là không chuẩn, lấy tiền của cư dân để thay cho việc CĐT phải bỏ tiền ra để quản lý, bảo trì con đường này.
- BQT được ủy quyền, nhưng không phải người ta ủy quyền gì mình cũng nhận. Ví dụ, nếu tôi được "ủy quyền" chi tiền để bảo trì con đường trước cửa nhà, tôi sẽ không nhận.
- Tôi không nghi ngờ gì về việc CĐT ủy quyền cho BQT, nhưng việc ủy quyền này là không đúng, hoặc không đầy đủ, thể hiện ít nhất ở cái điểm BQT xin ý kiến cư dân rồi tự ra quy định về việc quản lý con đường này.
- không đúng luật là căn cứ trên điều nào khoản nào luật nào vậy anh? anh tỏ ra hiểu biết pháp luật nhưng anh toàn suy diễn theo ý của anh trên cơ sở thiếu thông tin. Thứ nhất: sao anh biết không có quy định về việc quản lý? Thứ 2: BQT xin ý kiến cư dân để có quy định là thông tin anh lấy ở đâu? Sao anh biết quy định đó không phải từ CĐT?
- anh lại suy diễn và áp đặt suy nghĩ cá nhân lên cộng đồng cư dân. HNNCC đã quyết định cư dân đồng ý sử dụng ngân sách quản lý vận hành để VẬN HÀNH hạ tầng chưa bàn giao cho nhà nước. Ý kiến của riêng anh không đại diện cho pháp luật, cũng không đại diện cho cộng đồng cư dân.
- Vẫn là ý kiến cá nhân của anh. Ý kiến của cư dân tại HNNCC mới quyết định việc này.
- một lần nữa, không đúng luật là căn cứ trên điều nào khoản nào luật nào vậy anh?
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.092
113
Sàigòn
Để quản lý cho đúng, CĐT (là người có quyền sử dụng và trách nhiệm quản lý đất đó) cần ra quy định về việc quản lý (cấm đậu, cấm đi ngược chiều, cấm theo giờ, quy định về biển báo, chế tài...), công bố rộng rãi (có thể cắm bảng thông báo ở mọi lỗi vào khu chung cư, đầu con đường) và THUÊ một đơn vị có năng lực (có thể thuê luôn Ban quản lý chung cư) thực hiện việc quản lý đường nội bộ, bằng tiền của CĐT, chứ không phải bằng tiền của cư dân.
Thực tế hiện nay các chung cư đang làm như bác nói đấy:
- mặc nhiên hiểu việc chủ DT uỷ quyền cho BQT, BQT uỷ quyền cho BQL là đầy đủ
- chuyện tiền bạc là chuyên nội bộ giữa chủ Dt - BQT-cư dân, đúng sai kệ họ. Mình chỉ bàn đến khía cạnh quản lý thôi chứ!
 
  • Like
Reactions: ican