Hạng B2
19/6/16
282
1.004
93
còn về vấn đề leveraged, mình hoàn toàn đồng ý với bác. Equity ở VN quá expensive, nên cho dù cost of debt là khá cao, nhưng không vay là sẽ không thể thành công. Mình vốn là 1 người conservative, 8 năm trước vay gọi là 1 ít, nhưng monthly payment cũng chiếm 20% thu nhập 2 vợ chồng, là mình lo quýnh quáng lên. Năm rồi ngồi với 1 người bạn, mình tâm sự lẽ ra mình phải vay nhiều hơn lúc đó, vì cơ bản dòng tiền mình ổn, không áp lực, hoàn toàn có thể vay thêm gấp 2-3 lần. Nguyên nhân là lạm phát VN cao, real interest rate mình phải trả rất thấp, có những thời điểm gần như là 0% real interest expense. Do đó, không leverage thì thật tiếc. Nếu mạnh dạng 10 năm trước, thì có khi giờ mình đã đạt được mục tiêu tài chính về hưu non.
Ls vay NH nó sẽ để trươtj giá theo lạm phát, nước nổi bèo nổi. Thường là sẽ lấy ls ở gói tk 1 năm + thêm 2% đến 3% nữa. Nên vụ ls trả về gần = 0 là không thể xảy ra được. Ngoài ra cost of debt đối với cá nhân cũng khác với tổ chức, do tổ chức thì lãi vay được tính vào deductible tax nên cp vay cũng rẻ hơn cá nhân vay.
Nói chung topic đọc để giải trí, các vấn đề lý thuyết chỉ là tương đối. Em biết rất nhiều anh kiến thức tài chính đầy mình mà đầu tư vô ck hay bđs đều chết. Trong đầu tư, kiến thức chiếm 50%, còn lại 50% là bản lĩnh và tính cách.
 
CAT confirmed
Hạng B2
20/12/06
144
1.211
93
Hôm trước Công ty có việc phải thế chấp tài sản để vay. Cũng chọn đc 2 NH nc ngoài có LS thấp nhất như nhận xét của chủ thớt là Standard Chartered và Shinhan. Tới hồi định giá xong để ký giấy tờ, mấy ảnh mới tòi ra cái hồ sơ yêu cầu các cổ đông lớn, chiếm >50% cổ phần doanh nghiệp phải ký cam kết bảo lãnh cá nhân cho khoản vay (ngoài tài sản đã thế chấp). Hài thật, khi các ảnh lấy điều khoản của Luật DN là các cổ đông chịu trách nhiệm với Cty theo phần vốn góp trong Điều lệ ra để ép các cổ đông ký cam kết này. Các ảnh quá coi thường doanh nhân Việt Nam, coi như đang làm ở châu Phi ko bằng. Mà châu Phi chắc cũng ko tới mức ngu vậy. Mà mình đoán chắc vẫn có 1 cơ số các anh Doanh nhân Việt Nam ham LS rẻ hơn các NH khác của Việt Nam nên có thể vẫn chấp nhận ký.
 
Hạng B2
28/3/21
209
778
93
peachtreaty.com
Hôm trước Công ty có việc phải thế chấp tài sản để vay. Cũng chọn đc 2 NH nc ngoài có LS thấp nhất như nhận xét của chủ thớt là Standard Chartered và Shinhan. Tới hồi định giá xong để ký giấy tờ, mấy ảnh mới tòi ra cái hồ sơ yêu cầu các cổ đông lớn, chiếm >50% cổ phần doanh nghiệp phải ký cam kết bảo lãnh cá nhân cho khoản vay (ngoài tài sản đã thế chấp). Hài thật, khi các ảnh lấy điều khoản của Luật DN là các cổ đông chịu trách nhiệm với Cty theo phần vốn góp trong Điều lệ ra để ép các cổ đông ký cam kết này. Các ảnh quá coi thường doanh nhân Việt Nam, coi như đang làm ở châu Phi ko bằng. Mà châu Phi chắc cũng ko tới mức ngu vậy. Mà mình đoán chắc vẫn có 1 cơ số các anh Doanh nhân Việt Nam ham LS rẻ hơn các NH khác của Việt Nam nên có thể vẫn chấp nhận ký.
Tôi không làm bên corporate nên không biết thực tế cho vay của bên commercial banks thế nào, nhưng đòi cá nhân bảo đảm khoản vay thì buồn cười thật nhỉ. Thế các banks trong nước thì thế nào ạ?

Hồi Hòa Phát đi vay tiền của VCB làm Dung Quất, ngoài việc thế chấp tài sản cố định ra, ông Chairman Long cũng phải đem thêm tài sản cá nhân (là cổ phần tại công ty) ra để bảo đảm cho khoản vay. Mặc dù đây thực ra chỉ là việc làm hình thức, vì khi công ty không thể thanh toán khoản nợ đáo hạn thì thật ra equity value lúc đó chắc chỉ còn một giá trị danh nghĩa.

Có một phần tôi nghĩ giải thích được cái practice kì cục ấy. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, ít có lợi thế cạnh tranh nên rất dễ rơi vào cảnh sớm nở tối tàn. Ngoài ra, governance tại đất nước này rất kém, nếu các chủ doanh nghiệp này transfer wealth thì bỗng nhiên công ty hoàn toàn chỉ còn cái tên, không còn khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
 
CAT confirmed
Hạng B2
20/12/06
144
1.211
93
Tôi không làm bên corporate nên không biết thực tế cho vay của bên commercial banks thế nào, nhưng đòi cá nhân bảo đảm khoản vay thì buồn cười thật nhỉ. Thế các banks trong nước thì thế nào ạ?

Hồi Hòa Phát đi vay tiền của VCB làm Dung Quất, ngoài việc thế chấp tài sản cố định ra, ông Chairman Long cũng phải đem thêm tài sản cá nhân (là cổ phần tại công ty) ra để bảo đảm cho khoản vay. Mặc dù đây thực ra chỉ là việc làm hình thức, vì khi công ty không thể thanh toán khoản nợ đáo hạn thì thật ra equity value lúc đó chắc chỉ còn một giá trị danh nghĩa.

Có một phần tôi nghĩ giải thích được cái practice kì cục ấy. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, ít có lợi thế cạnh tranh nên rất dễ rơi vào cảnh sớm nở tối tàn. Ngoài ra, governance tại đất nước này rất kém, nếu các chủ doanh nghiệp này transfer wealth thì bỗng nhiên công ty hoàn toàn chỉ còn cái tên, không còn khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
1. Các Banks trong nước không đòi hỏi chuyện này (như VCB, VIB, Techcombank,...).
2. Chuyện thế chấp cổ phiếu của chính Cty đó có thể hiểu được và nếu họ yêu cầu vậy thì cũng còn đỡ. Đằng này yêu cầu ký Pesonal Guarantee (tức là unlimited) mới hài.
3. Sự thông cảm này là không phù hợp, và không chuyên nghiệp bác à. Vì khi đã có tài sản thế chấp, anh được quyền định giá (thấp hơn thị trường ~30%), được quyền giới hạn hạn mức vay (tối đa 70% giá trị tài sản định giá), anh được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo khi Cty ko TT nợ quá hạn (nghị quyết mới nhất của UBTV Quốc hội, Toà án), anh được xem các BCTC kiểm toán đầy đủ, lịch sử hình thành và vận hành của Cty trong 10-15 năm qua,... Anh được biết rõ tên tuổi các cổ đông chính, và có thể truy vấn dễ dàng thông tin tín dụng của họ, anh đã biết các cổ đông đã đóng bao nhiêu cash vào công ty. Sau đó anh mới cân nhắc để quyết định cho Cty vay hay không, vậy vẫn còn chưa đủ ư? Để rồi sau khi đã đồng ý cho vay rồi, anh lại còn thòng thêm cái yêu cầu hài hước đó? Sao anh không từ chối ngay từ đầu đi, để các bên đỡ mất thời gian của nhau?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
13/8/11
359
986
93
Hôm trước Công ty có việc phải thế chấp tài sản để vay. Cũng chọn đc 2 NH nc ngoài có LS thấp nhất như nhận xét của chủ thớt là Standard Chartered và Shinhan. Tới hồi định giá xong để ký giấy tờ, mấy ảnh mới tòi ra cái hồ sơ yêu cầu các cổ đông lớn, chiếm >50% cổ phần doanh nghiệp phải ký cam kết bảo lãnh cá nhân cho khoản vay (ngoài tài sản đã thế chấp). Hài thật, khi các ảnh lấy điều khoản của Luật DN là các cổ đông chịu trách nhiệm với Cty theo phần vốn góp trong Điều lệ ra để ép các cổ đông ký cam kết này. Các ảnh quá coi thường doanh nhân Việt Nam, coi như đang làm ở châu Phi ko bằng. Mà châu Phi chắc cũng ko tới mức ngu vậy. Mà mình đoán chắc vẫn có 1 cơ số các anh Doanh nhân Việt Nam ham LS rẻ hơn các NH khác của Việt Nam nên có thể vẫn chấp nhận ký.
vay doanh nghiệp thường là đối tác thân quen rồi, tự nhiên anh nhảy qua họ hỏi vay thì chắc bank cũng sợ sợ hehe
 
  • Like
Reactions: tuando and CAT
CAT confirmed
Hạng B2
20/12/06
144
1.211
93
vay doanh nghiệp thường là đối tác thân quen rồi, tự nhiên anh nhảy qua họ hỏi vay thì chắc bank cũng sợ sợ hehe
Anh nói cũng phải, lỗi tại tôi cứ tưởng các ngân hàng họ cũng muốn có thêm khách hàng mới như cty tôi luôn muốn có khách hàng mới.
 
  • Like
Reactions: tuando
Hạng B2
28/3/21
209
778
93
peachtreaty.com
Anh nói cũng phải, lỗi tại tôi cứ tưởng các ngân hàng họ cũng muốn có thêm khách hàng mới như cty tôi luôn muốn có khách hàng mới.
Cám ơn anh cung cấp thông tin về các banks, với tôi điều này rất thú vị.

Bác fireprince nói một điểm quan trọng về profile của khách hàng. Khi anh làm việc với họ một thời gian rồi, họ nắm cái credit profile của anh tốt hơn thì hy vọng mọi thứ sẽ thuận lợi hơn.

Mặc dù khi cho vay, ngân hàng áp dụng một cái LTV nào đấy, ví dụ 70% trên tài sản cầm cố của anh, nhưng business của họ là kiếm tiền từ chênh lệch giá mua (lãi suất huy động) và giá bán (lãi suất cho vay). Việc đi bán tài sản của khách để thu hồi gốc cho vay là việc bất đắc dĩ, vì nó sẽ hit vào tỉ lệ nợ xấu, và phải trích lập dự phòng, ghi nhận lỗ. Tất cả những gì banks muốn là thu được NIM, chứ ai mong phải làm thủ tục phát mãi tài sản làm gì đâu, chưa tính đến rủi ro pháp lý vì quy định của Việt Nam chắc là cũng đơn giản như canh hẹ thôi, luật thì diễn giải kiểu gì cũng được. Trước đây có ông Chánh án tòa tối cao phát biểu gây sốc cho Quốc hội, diễn nôm rằng "Với hệ thống luật hiện nay, tôi xử kiểu gì cũng đựơc."

Tôi cho rằng việc mấy commercial banks yêu cầu điều khoản nhiêu khê với bên anh đúng là hơi kì cục, nhưng nó cũng tạo ra cái incentive để borrowers do things right thôi. Hi vọng anh đừng giận họ quá. Trong finance thì commercial banks cũng không phải cái gì gọi là "high finance" đâu, giận họ tội nghiệp.
 
Hạng B1
20/3/15
94
66
18
33
Ho Chi Minh City, Vietnam
Cám ơn anh cung cấp thông tin về các banks, với tôi điều này rất thú vị.

Bác fireprince nói một điểm quan trọng về profile của khách hàng. Khi anh làm việc với họ một thời gian rồi, họ nắm cái credit profile của anh tốt hơn thì hy vọng mọi thứ sẽ thuận lợi hơn.

Mặc dù khi cho vay, ngân hàng áp dụng một cái LTV nào đấy, ví dụ 70% trên tài sản cầm cố của anh, nhưng business của họ là kiếm tiền từ chênh lệch giá mua (lãi suất huy động) và giá bán (lãi suất cho vay). Việc đi bán tài sản của khách để thu hồi gốc cho vay là việc bất đắc dĩ, vì nó sẽ hit vào tỉ lệ nợ xấu, và phải trích lập dự phòng, ghi nhận lỗ. Tất cả những gì banks muốn là thu được NIM, chứ ai mong phải làm thủ tục phát mãi tài sản làm gì đâu, chưa tính đến rủi ro pháp lý vì quy định của Việt Nam chắc là cũng đơn giản như canh hẹ thôi, luật thì diễn giải kiểu gì cũng được. Trước đây có ông Chánh án tòa tối cao phát biểu gây sốc cho Quốc hội, diễn nôm rằng "Với hệ thống luật hiện nay, tôi xử kiểu gì cũng đựơc."

Tôi cho rằng việc mấy commercial banks yêu cầu điều khoản nhiêu khê với bên anh đúng là hơi kì cục, nhưng nó cũng tạo ra cái incentive để borrowers do things right thôi. Hi vọng anh đừng giận họ quá. Trong finance thì commercial banks cũng không phải cái gì gọi là "high finance" đâu, giận họ tội nghiệp.
Thật ra quan trọng nhất là được việc của mình, còn những cái trong khuôn khổ cho phép, thì cứ xử lý cho xong. Mình không có tiền của Bank thì mình vất vả thêm, chứ Bank mất đi 1 khách hàng thì cũng chả sứt mẻ tẹo nào !
 
  • Like
Reactions: fireprince
Hạng B2
28/3/21
209
778
93
peachtreaty.com
Lúc này vào khoảng nửa đầu tháng Năm 2021. Trước ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, có xuất hiện một số ca nhiễm covid mới, trong đó có cluster lây nhiễm liên quan đến nhóm tôn giáo Hòa Hảo hay gì đó trong Sài gòn. Những lần trước đây, mỗi khi có chùm lây nhiễm mới, chính phủ làm rất tốt các biện pháp ngăn chặn, và kiểm soát được dịch bệnh. Cho nên dù có lo lắng đôi chút, mọi người đều không quá e ngại về cluster dịch bệnh mới này.

Điều thứ hai là một thứ hoàn toàn không liên quan đến bất động sản. Tôi nghĩ tôi thoáng nghe đến thứ gọi là "tiền ảo" từ đâu đấy một tin bài nào đó khoảng những năm độ 2010-2012 gì đó, nhưng hồi đó giữa một biển tin tức khác, thứ ngớ ngẩn như tiền ảo không để tôi bận tâm. Sau đó, tôi sang Mỹ, đất nước này tech-focused hơn một xứ bên rìa thế giới như Việt Nam, và thỉnh thoảng thanh niên lại nói chiện với nhau về bitcoin và những thứ ngớ ngẩn tương tự. Đó là lần thứ hai tôi nghe nói đến tiền ảo, và như thường lệ tôi lại gạt thứ ngớ ngẩn này ra khỏi đầu.

Lần thứ ba thì khác hơn, đó là vào khoảng năm 2017, hay 2018 gì đó. Lúc này bitcoin tăng giá điên loạn lên đến khoảng $20,000/đồng, và thường thì như mọi bong bóng, cứ khi nào ai cũng nói về một loại tài sản thì thường tài sản đó đạt đỉnh. Tôi ăn trưa cùng một thanh niên trẻ làm cùng nghề. Bạn trẻ bảo "em có mua một coin, để sau lấy tiền học phí cho thằng cu đi học." Tôi rất lịch sự lắng nghe, không nhớ tôi có cư xử cho phải phép là chúc cho anh bạn được may mắn trong mười lăm năm sau hay không. Nhưng một điều tôi chắc chắn nhớ, đó là tôi nghĩ thầm rằng mua thứ gì mà ngớ ngẩn thế, một thứ vớ vẩn như bitcoin.

Nếu các bạn nào để ý, Charlie Munger, đôi mắt hỏng của Warren Buffett, có quan điểm rất ác cảm với tiền ảo. Ông này nói rằng bitcoin là thuốc diệt chuột bình phương. Thuốc diệt chuột là một thứ độc hại rồi, nhưng thuốc diệt chuột bình phương? Bạn nghĩ sao nếu trước nhà bạn có một cái hồ bình phương? Điều này chẳng có nghĩa gì cả. Ý ông ấy đó là một thứ độc hại vô nghĩa.

Phải nói rằng tôi giành cho hai lão niên kha khá sự tôn trọng, nhưng về sau thì tình cảm này giảm bớt đi nhiều. Nói một cách công bằng, hai lão niên này sai toét khi chỉ chăm chăm đầu tư theo kiểu old economy, mà quên phéng đi mất rằng business models có thể thay đổi, nhiều khi thành một hình thái mới không thể nhận ra. Hai lão niên này vì phải chăm chăm đi theo những thứ quen thuộc, nên đã miss toàn bộ tech firms. Trong cuộc khủng hoảng vì covid, hai lão niên này đã hoảng hốt như đám chicken mới vào nghề, lôi cổ phiếu hàng không ra bán đúng đáy thị trường, khác hẳn với cái motto "tham lam khi mọi người sợ hãi." Thay vì tham lam khi người khác hoảng loạn, hai đồng chí này cũng sợ hãi đến đờ đẫn. (1)

Cũng như mainstream trong cộng đồng đầu tư, tôi thấy ý tưởng mua một thứ gì đấy gọi là tiền ảo là ngớ ngẩn. Điều quan trọng bạn nhìn nhận về một tài sản tài chính là dòng tiền, hay thu nhập mà nó tạo ra. Tiền ảo tạo ra dòng tiền nào? Không có gì hết. Nếu nó không tạo ra dòng tiền hay thu nhập gì, thì làm thế nào để biết nó giá trị bao nhiêu, hay thực ra là nó chẳng có gía trị gì? Trong suy nghĩ của mình, tôi gạt phăng tiền ảo như một thứ rác rưởi vô nghĩa.

Điển hình với các bong bóng tài sản, không lâu sau khi anh bạn tôi mua bitcoin ở giá khoảng $20,000/coin, đồng tiền này rơi từ giá này xuống đâu đấy $7000, mất đâu đó khoảng 70% giá trị. Tôi không khỏi phì cười về quyết định đầu tư của anh bạn mua bitcoin (BTC) để cho con đi học.

******
Nhưng cái thứ quái quỷ tiền ảo này không chết hẳn. Giá lặn ngụp và ít người nói về nó hơn, nhưng vài năm sau, đến năm 2020, giá lại trỗi dậy và nhiều người quan tâm hơn. Như thế, nó đã rộ lên rộ xuống năm bẩy lần mà chưa chết. Đâu đấy năm 2016 gì đó, CNBC nhận xét rằng "crypto" là một lớp tài sản mới, và lần đầu tiên có một lớp tài sản mới sau vài thập kỉ. (2).

Người ta hay so sánh thứ thuốc chuột bình phương này với bong bóng hoa tuylip tại Hà Lan. Nhưng bong bóng Hà Lan vỡ một lần là vỡ hẳn, không ai dở hơi trả gía một bông hoa tuylip ngang tiền vài căn nhà sau đấy nữa cả. (Vào khoảng năm trăm năm sau, một cơn sốt hoa đã trở lại, không phải tại Hà Lan và không phải tuylip, mà tại Việt Nam, và với loài hoa khác gọi là lan đột biến, có giá cũng độ vài căn biệt thự một cây hoa.) Trong dotcom, những thứ ngớ ngẩn (như pets.com, và nhiều thứ khác, nói chung là nó đã chết rồi nên chả ai còn nhớ nó ra sao nữa) đã chết, và đã chết là chết hẳn. Nhưng những thứ lành mạnh về mặt cơ bản như Paypal, hay eBay cuối cùng vẫn trỗi dậy.

BTC đã chết đi sống lại nhiều lần trong lịch sử ngắn ngủi của nó. Vậy liệu nó có thực sự chết hẳn như những bong bóng tài sản khác không? Ít nhất thì sau vài lần bong bóng vỡ, nó chưa chết.

Vào đầu năm 2021, BTC không những không hề chết, mà nó còn quay lại mạnh mẽ. Giá BTC lên đến $60k/coin, còn cao gấp ba lần so với mức giá mà anh bạn tôi trả hồi đỉnh trước. Đi đâu người ta cũng nói về crypto. Ôi giá ETH lên $500 rồi, ôi ETH lên 1000 rồi, rồi $2000, rồi $3000. Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra thế này.

Không thể nhắm tịt mắt và cứ khăng khăng cho rằng nó là tài sản ngớ ngẩn trước khi biết thêm về nó được. Tuy tôi rất cứng đầu, tôi cũng đủ tỉnh táo để chấp nhận những quan điểm mới. Tôi luôn luôn nhìn sai lầm của Warren Buffett về dotcom như là bài học cảnh tỉnh.

******
Phải tự học thôi. Tôi lôi quyển "Digital Gold" viết về Bitcoin ra đọc. Đọc đến nửa quyển tôi bắt đầu kinh hãi. Sau khi đọc xong, tôi đặt quyển sách xuống, và nghĩ thầm trong đầu:

"Shit. I wish I read this book five years ago." (3)


Notes:

1. Vào khủng hoảng covid năm 2020, Bill Ackman đã short thị trường vào đâu đấy khoảng tháng 2/2020 khi thị trường, vốn dĩ luôn luôn ngu như thường lệ, không phản ứng gì khi số ca nhiễm tăng lên nhiều tại Mỹ. (Theo như CNBC thì một phần cái trade này dường như Bill Ackman đã mua CDS cho các investment-grade và high-yield credit indexes: https://www.cnbc.com/2020/03/25/bil...made-to-buy-more-stocks-including-hilton.html
) Sau đó, anh này mua vào cổ phiếu Berkshire Hathaway vì tin rằng công ty này có balance sheet mạnh, và rằng Warren Buffett sẽ tận dụng được cơ hội bằng vàng này để đầu tư núi tiền mặt của mình. Nhưng nhận thấy rằng Berkshire không những không tận dụng đựơc gì, mà lại còn hoảng hốt lôi cổ phiếu ra bán ở đúng đáy, Bill đã bán đi cổ phiếu Berkshire.

2. Các lớp tài sản chính khác bao gồm Vốn cổ phần (equity), Tài sản có thu nhập cố định (fixed income), các tài sản thực (real estate), ngoại hối (FX), commmodities, etc.

3. Quyển Digital Gold đựơc xuất bản năm 2015.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
13/8/11
359
986
93
Lúc này vào khoảng nửa đầu tháng Năm 2021. Trước ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, có xuất hiện một số ca nhiễm covid mới, trong đó có cluster lây nhiễm liên quan đến nhóm tôn giáo Hòa Hảo hay gì đó trong Sài gòn. Những lần trước đây, mỗi khi có chùm lây nhiễm mới, chính phủ làm rất tốt các biện pháp ngăn chặn, và kiểm soát được dịch bệnh. Cho nên dù có lo lắng đôi chút, mọi người đều không quá e ngại về cluster dịch bệnh mới này.

Điều thứ hai là một thứ hoàn toàn không liên quan đến bất động sản. Tôi nghĩ tôi thoáng nghe đến thứ gọi là "tiền ảo" từ đâu đấy một tin bài nào đó khoảng những năm độ 2010-2012 gì đó, nhưng hồi đó giữa một biển tin tức khác, thứ ngớ ngẩn như tiền ảo không để tôi bận tâm. Sau đó, tôi sang Mỹ, đất nước này tech-focused hơn một xứ bên rìa thế giới như Việt Nam, và thỉnh thoảng thanh niên lại nói chiện với nhau về bitcoin và những thứ ngớ ngẩn tương tự. Đó là lần thứ hai tôi nghe nói đến tiền ảo, và như thường lệ tôi lại gạt thứ ngớ ngẩn này ra khỏi đầu.

Lần thứ ba thì khác hơn, đó là vào khoảng năm 2017, hay 2018 gì đó. Lúc này bitcoin tăng giá điên loạn lên đến khoảng $20,000/đồng, và thường thì như mọi bong bóng, cứ khi nào ai cũng nói về một loại tài sản thì thường tài sản đó đạt đỉnh. Tôi ăn trưa cùng một thanh niên trẻ làm cùng nghề. Bạn trẻ bảo "em có mua một coin, để sau lấy tiền học phí cho thằng cu đi học." Tôi rất lịch sự lắng nghe, không nhớ tôi có cư xử cho phải phép là chúc cho anh bạn được may mắn trong mười lăm năm sau hay không. Nhưng một điều tôi chắc chắn nhớ, đó là tôi nghĩ thầm rằng mua thứ gì mà ngớ ngẩn thế, một thứ vớ vẩn như bitcoin.

Nếu các bạn nào để ý, Charlie Munger, đôi mắt hỏng của Warren Buffett, có quan điểm rất ác cảm với tiền ảo. Ông này nói rằng bitcoin là thuốc diệt chuột bình phương. Thuốc diệt chuột là một thứ độc hại rồi, nhưng thuốc diệt chuột bình phương? Bạn nghĩ sao nếu trước nhà bạn có một cái hồ bình phương? Điều này chẳng có nghĩa gì cả. Ý ông ấy đó là một thứ độc hại vô nghĩa.

Phải nói rằng tôi giành cho hai lão niên kha khá sự tôn trọng, nhưng về sau thì tình cảm này giảm bớt đi nhiều. Nói một cách công bằng, hai lão niên này sai toét khi chỉ chăm chăm đầu tư theo kiểu old economy, mà quên phéng đi mất rằng business models có thể thay đổi, nhiều khi thành một hình thái mới không thể nhận ra. Hai lão niên này vì phải chăm chăm đi theo những thứ quen thuộc, nên đã miss toàn bộ tech firms. Trong cuộc khủng hoảng vì covid, hai lão niên này đã hoảng hốt như đám chicken mới vào nghề, lôi cổ phiếu hàng không ra bán đúng đáy thị trường, khác hẳn với cái motto "tham lam khi mọi người sợ hãi." Thay vì tham lam khi người khác hoảng loạn, hai đồng chí này cũng sợ hãi đến đờ đẫn. (1)

Cũng như mainstream trong cộng đồng đầu tư, tôi thấy ý tưởng mua một thứ gì đấy gọi là tiền ảo là ngớ ngẩn. Điều quan trọng bạn nhìn nhận về một tài sản tài chính là dòng tiền, hay thu nhập mà nó tạo ra. Tiền ảo tạo ra dòng tiền nào? Không có gì hết. Nếu nó không tạo ra dòng tiền hay thu nhập gì, thì làm thế nào để biết nó giá trị bao nhiêu, hay thực ra là nó chẳng có gía trị gì? Trong suy nghĩ của mình, tôi gạt phăng tiền ảo như một thứ rác rưởi vô nghĩa.

Điển hình với các bong bóng tài sản, không lâu sau khi anh bạn tôi mua bitcoin ở giá khoảng $20,000/coin, đồng tiền này rơi từ giá này xuống đâu đấy $7000, mất đâu đó khoảng 70% giá trị. Tôi không khỏi phì cười về quyết định đầu tư của anh bạn mua bitcoin (BTC) để cho con đi học.

******
Nhưng cái thứ quái quỷ tiền ảo này không chết hẳn. Giá lặn ngụp và sau này ít người nói về nó, nhưng đến năm 2020, giá lại trỗi dậy và nhiều người quan tâm hơn. Như thế, nó đã rộ lên rộ xuống năm bẩy lần mà chưa chết. Đâu đấy năm 2016 gì đó, CNBC nhận xét rằng "crypto" là một lớp tài sản mới, và lần đầu tiên có một lớp tài sản mới sau vài thập kỉ. (2).

Người ta hay so sánh thứ thuốc chuột bình phương này với bong bóng hoa tuylip tại Hà Lan. Nhưng bong bóng Hà Lan vỡ một lần là vỡ hẳn, không ai dở hơi trả gía một bông hoa tuylip ngang tiền vài căn nhà sau đấy nữa cả. Trong dotcom, những thứ ngớ ngẩn (như pets.com, và nhiều thứ khác, nói chung là nó đã chết rồi nên chả ai còn nhớ nó ra sao nữa) đã chết, và đã chết là chết hẳn. Nhưng những thứ lành mạnh về mặt cơ bản như Paypal, hay eBay cuối cùng vẫn trỗi dậy.

BTC đã chết đi sống lại nhiều lần trong lịch sử ngắn ngủi của nó. Vậy liệu nó có thực sự chết hẳn như những bong bóng tài sản khác không? Ít nhất thì sau vài lần bong bóng vỡ, nó chưa chết.

Vào đầu năm 2021, BTC không những không hề chết, mà nó còn quay lại mạnh mẽ. Giá BTC lên đến $60k/coin, còn cao gấp ba lần so với mức giá mà anh bạn tôi trả hồi đỉnh trước. Đi đâu người ta cũng nói về crypto. Ôi giá ETH lên $500 rồi, ôi ETH lên 1000 rồi, rồi $2000, rồi $3000. Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra thế này.

Không thể nhắm tịt mắt và cứ khăng khăng cho rằng nó là tài sản ngớ ngẩn trước khi biết thêm về nó được. Tuy tôi rất cứng đầu, tôi cũng đủ tỉnh táo để chấp nhận những quan điểm mới. Tôi luôn luôn nhìn sai lầm của Warren Buffett về dotcom như là bài học cảnh tỉnh.

******
Phải tự học thôi. Tôi lôi quyển "Digital Gold" viết về Bitcoin ra đọc. Đọc đến nửa quyển tôi bắt đầu kinh hãi. Sau khi đọc xong, tôi đặt quyển sách xuống, và nghĩ thầm trong đầu:

"Shit. I wish I read this book five years ago." (3)


Notes:

1. Vào khủng hoảng covid năm 2020, Bill Ackman đã short thị trường equities khi thị trường, vốn dĩ luôn luôn ngu như thường lệ, không phản ứng gì khi số ca nhiễm tăng lên nhiều tại Mỹ. Anh này mua vào cổ phiếu Berkshire Hathaway vì tin rằng công ty này có balance sheet mạnh, và rằng Warren Buffett sẽ tận dụng được cơ hội bằng vàng này để đầu tư núi tiền mặt của mình. Sau khi nhận thấy rằng Berkshire không những không tận dụng đựơc gì, mà lại còn hoảng hốt lôi cổ phiếu ra bán ở đúng đáy, Bill đã bán đi cổ phiếu Berkshire.

2. Các lớp tài sản chính khác bao gồm Vốn cổ phần (equity), Tài sản có thu nhập cố định (fixed income), các tài sản thực (real estate), ngoại hối (FX), commmodities, etc.

3. Quyển Digital Gold đựơc xuất bản năm 2015.
thời 2013 bitcoin lên 600 về 300, bloomberg tv lên news suốt, lúc đó em đang đánh forex, mà chả tin nên không la liếm được gì
năm nay cũng đang tìm hiểu để thay đổi tư duy, đợi phục hận
 
  • Like
Reactions: DigiVirtual