Ta lại đi vào chiên môn chút
Chúng ta đã cùng thống nhất là xe MT cho hiệu quả cao và tiêu thụ năng lượng thấp, còn AT cho các tính năng comfort ngày càng cần thiết cho tài xế? Vậy MT vs. AT thì ai thắng ai? Câu trả lời là người chiến thắng chính là MT+AT!
Các hãng xe hơi lớn nhất TG cho tới nay luôn tập trung liên tục vào việc phát triển và cải tiến hộp số, một bộ phận quan trọng hàng đầu đối với hiệu quả, tiêu thụ năng lượng của xe hơi. Các hộp số tự động 3 và 4 cấp đã được chuyển thành 5 cấp từ lâu. General Motors và Ford xài kiểu 6 cấp. Mercedes sử dụng loại 7 cấp, cá biệt có Lexus xài loại 8 cấp cho các LS-series cao cấp của mình.
Hộp số càng nhiều cấp, khoảng tỷ số truyền càng nới rộng. Khi đi số thấp, tỷ số truyền thấp giúp tận dụng được mô-men xoắn của động cơ, cải thiện tiêu hao nhiên liệu. Khi đi số cao, tỷ số truyền cao hơn nên có lợi cho đi trên đường trường. Với chức năng điều khiển hành trình (cruise control) thì hộp số nhiều cấp sẽ tiết kiệm nhiên liệu đáng kể so với ít cấp.
Ngoài ra, hộp số có nhiều cấp giúp sang số nhẹ nhàng, êm ái hơn. Động cơ không bị giật cục, quá trình hoạt động được tối ưu và tiếp tục làm giảm mức tiêu hao nhiên liệu.
Ngoài các loại hộp số đa cấp còn có loại hộp số vô cấp, Continuously-Variable automatic Transmissions, CVT. Loại hộp số vô cấp này sử dụng những pu-li (ròng rọc với hai nửa hình chóp) và dây cua-roa để truyền động. Sự thay đổi độ rộng của pu-li làm thay đổi vị trí dây cua-roa lên cao hay thấp, dẫn tới thay đổi tỷ số truyền. CVT còn cho chế độ sang số bằng tay bằng cách chuyển dây cua-roa lên các vị trí khác một cách đột ngột, không theo kiểu tuần tự. Tuy nhiên kiểu giật số này không tiết kiệm xăng bằng tự động.
Các hãng sử dụng CVT là Chrysler, Audi và Nissan, cho các mẫu sedan và SUV.
And the Winner is: công nghệ mới nhất là hộp số bán tự động Direct-Shift Gearbox của Volkswagen. Hộp số DSG này có 2 ly hợp nên còn gọi là kiểu ly hợp kép, hay còn gọi là bán tự động (AT+MT). Ở kiểu hợp kép này thì một ly hợp điểm nhiệm việc sang số lẻ (1, 3 và 5), em còn lại đảm nhiệm sang số chẵn (2, 4 và 6). Ưu điểm của ly hợp kép vậy là động cơ luôn được nối với hộp số mà không bị ngắt quãng khi tài xế đạp côn như kiểu MT thông thường. Ưu điểm thứ 2 là nhờ có hai bộ truyền động một lúc nên số tiếp theo luôn ở tình trạng sẵn sàng, làm cho bộ hộp số DSG nhanh hơn bộ truyền động bằng tay rất nhiều lần, đúng nghĩa là nhanh như điện xẹt!
Cụ thể chu trình là:
- Khi nhấn chân ga, máy tính sẽ gài ly hợp thứ nhất làm xe khởi động,
- Khi sang số 2, ly hợp thứ nhất nhả và ly hợp thứ hai được kích hoạt,
- Khi sang số 3, máy tính lại nhả ly hợp thứ hai và gài ly hợp thứ nhất, chuyển từ số 1 lên số 3,
- Việc chuyển sang số 4 lại được ly hợp thứ hai đảm nhiệm.
Các bác đã hiểu cả chưa ạ? Em thì chưa! Vậy ta coi video để nghiên cứu thêm chút hè:
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=WVWP7TYhP0c&NR=1[/tube]
Theo VW thì thời gian chuyển số trong DSG là 8ms! Nếu ta biết là thời gian chuyển số trong các xe thể thao chuyển số kiểu tuần tự của Lambo là 150ms thì mới hiểu con số này có ý nghĩa như thế nào. Còn nếu so MT với AT/DSG thì khoảng cách này càng xa hơn, cũng như so rùa với thỏ. Đại cao thủ nào trên võ lâm có thể sang số với thời gian 8ms như hộp số AT/DSG của Volkswagen?
Ngoài ra hộp số DSG cũng bỏ chân côn (ly hợp) nên ít gây sơ suất cho lái xe hơn, tài xế lái semi-auto vì thế cũng nhàn hạ hơn tài xế MT.
Chuyển số tay với hợp số bán tự động trên chiếc Golf thể thao R32 của Volkswagen, chú ý nấc D +/- :
Các hãng sử dụng hộp số DSG là Audi, Volkswagen, Porsche.
Bo nus: cuộc đua căng thẳng của hai tài xế MT vs. AT (DSG) với sự bỏ cuộc quá sớm của tài MT
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=SJL15n5P9BU&feature=related[/tube]