Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Các bác nói về Hà lội mà nói về hoa sữa, rồi là về cốm dẹt (rất ngon), về bánh tôm Hồ tây (thực ra thì cũng thường), hay là món ốc Phủ Tây hồ v.v... với các em gái Hà lội (rứt thạo ăn quà!) là chuẩn không phải chỉnh đó :)

Hoa sữa trồng rất nhiều trên các đường phố xưa ở Hà nội. Hương hoa sữa có vào tiết thu và vào buổi tối, cũng là đặc thù Hà Nội. Thời tiết bắt đầu se lạnh, các em gái Hà nội diện áo len đẹp, đi chơi tối trên các tuyến đường dưới hương hoa sữa nồng nàn, đó cũng là một hình ảnh rất đẹp của mùa thu Hà Nội đặc biệt, "không giống ai" :)

Hoa sữa có nhiều, nhưng nhiều nhất là đường phố cổ Quang Trung, Nguyễn Du:
"Nhớ phố Quang Trung, đường Nguyễn Du những đêm hoa sữa thơm nồng ..."

"Em ơi, Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa.
Con đường vắng rì rào cơn mưa đổ, ai đó chờ ai, tóc xõa vai mềm ..."


"Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió, mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ ..."

Đi dưới những con đường đầy hoa sữa này, nói những câu chuyện lãng mạn về tình yêu, anh anh iem iem thì không thể chê vào đâu được. Em có thể đem kinh nghiệm riêng ra mà thề với các bác và kêu gọi các bác nghiêm túc đầu tư mua vé đưa vợ cả/"đào" tới HN vào mùa thu (quãng tháng 8 đổ đi) để hâm nóng lại TY, đảm bào xác suất thành công cao :)

Lúc đó em nó sẽ "thì thầm mùa thu" với các bác đại loại như vậy:

Em chạy dọc mùa thu tìm anh.
Hoa sữa Nguyễn Du trắng nồng nàn góc phố.
Tiếng đàn trong đêm buồn như hơi thở.
Mùi hương quen trên mái tóc hao gầy.

Em tìm vào phiêu lãng từng ngón tay.
Hà Nội vào thu, rất dịu dàng hoa sữa....
Màu hoa ấy như bao điều nhắc nhở.
"Heo may rồi, nhớ mặc ấm nghe anh"

(TG- unknown)

Đường Nguyễn Du Hà nội:


mua%20thu%20HN.jpg



Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!




Cũng không nên quên là hoa Hà nội mùa nào thức ấy:

Đào Nhật tân:

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!

moz-screenshot-2.jpg


Hoa bằng lăng với màu tím thưong nhớ :)


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Hoa dạ hương thơm nồng đêm hè:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Bàng đợi thu:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Hoa hoàng lan:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Hoa sữa đường Nguyễn Du:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Sấu chua có rất nhiều trên đường Trần Hưng Đạo:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



"Hà nội mùa thu cây cơm nguội vàng ...


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



... cây bàng lá đỏ":


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Cây hoa lộc vừng:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Hoa loa kèn:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Hoa sen phủ Tây hồ:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Thôi mệt rùi, nhờ các bác Hà lội khác tiếp chiêu :)


[tube]http://www.youtube.com/watch?v=vwvKei1Umuk&feature=related[/tube]
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
"Ăn Bắc, mặc Nam". Thưởng ngoạn hoa lá cành xong rồi ta qua tới món ngon Hà nội, một chủ để "quá lớn" nên cũng chỉ dám bàn sơ sơ khái quát, cưỡi ngựa xem hoa:)

1. Món ngon Hà nội trong Văn học (hix, dàn bài như luận văn :) )

Khi nhắc đến đề tài Hà Nội trong văn học ai cũng nghĩ tới ba nhà văn lớn của VN là Nguyễn Tuân, Vũ Bằng và Thạch Lam, sau đó một khoảng cách khá xa chắc là các nhà văn khác như Tô Hoài, Băng Sơn ...

Trong những trang văn của các ông này, tinh thần, tâm hồn và ẩm thực Hà Nội hiện ra vô cùng thanh lịch. Nét sang trọng, quý phái, tinh tế là ba phẩm chất được coi là những điểm nhấn mà cả ba ông đều tôn vinh. "Miếng ăn là miếng tồi tàn", vậy mà miếng ăn khi vào thơ văn các ông đã trở nên thành tinh hoa, quốc hồn, quốc túy :)

Con người trong các tác phẩm của cụ Nguyễn (Nguyễn Tuân) về Hà Nội, điển hình là "Vang bóng một thời" là những nghệ sĩ của một thời vàng son với những thú chơi tinh hoa như: thưởng trà, thả thơ, ca trù, địa lan. Cụ Nguyễn đề cao "kỹ nghệ chơi" và lên thành mỹ thuật, nghệ thuật, cái đẹp theo kiểu "nghề chơi cũng lắm công phu" :)

Nhà văn Vũ Bằng cũng với tình yêu Hà nội đặc biệt của mình lại đi tìm sự tinh tế của các món ăn dưới góc độ của người hưởng thụ như trong các tác phẩm "Miếng ngon Hà Nội" và "Thương nhớ mười hai". Văn hóa, lịch sử và vẻ đẹp Hà Nội được Vũ Bằng yêu mến tả lại trong khung cảnh của 1 năm / 12 tháng với thiên nhiên, cảnh vật, con người Hà Nội và miền Bắc.

Nhà văn Thạch Lam lại để đời với tập bút ký tinh tế "Hà Nội 36 phố phường" được tập hợp lại từ những bài báo. Cảnh trí, văn hóa, con người Hà Nội hiện lên trong tác phẩm của Thạch Lam đượm chất thơ và nhân văn. Đó là những món "quà quê" của những người Hà Nội và những người dân quê đã mang về Hà Nội. Tiếng rao đêm của những người bán hàng rong cũng là một nét riếng Hà nội và được Nhà văn Thạch Lam miêu tả rất nhân văn trong các tùy bút để đời của mình.

Ông Nguyễn Tuân đã là bậc tao nhân mặc khách, Thạch Lam thì tâm hồn thi nhân, còn Vũ Bằng là một thưởng (thức) nhân như mỗi người trong chúng ta. Viết về ẩm thực vậy là mỗi ông có một vẻ khác nhau, nhưng đều đã làm cho người đọc có được một cái nhìn chung về Món ngon Hà nội :)


Mon_an_Ha_Noi.JPG




2. Rùi, vậy là xong phần tao nhã, "ẩm xực" thôi mà cứ "tinh vi" như đi coi ... hát :)

Giờ tới phần giới thiệu bằng hình ảnh một món ăn khá quốc hồn quốc túy của Hà lội là món bún ốc. Do trình nấu nướng có hạn, lại không biết rõ về vật liệu cũng như cách làm nên mượn tạm vài lời và hình ảnh :)

Với ốc có thể làm nhiều món ngon mà một món khí đơn giản đó là Bún ốc. Các hàng quán Bún ốc vỉa hè với giá rẻ là ~10000 VN đồng là món ưa thích của các bà các cô Hà nội. Nhưng nói đến món bún ốc Hà Nội thì ta phải nghĩ đến Phủ Tây Hồ. Đã từ lâu đường vào Phủ Tây hồ mọc lên các quán ăn trong đó bún ốc có vẻ được "tôn vinh" nhất! Ngoài Phủ Tây hồ, ngày nay khách cũng có thể đến Mai Hắc Đế, Hàng Da, chợ Đồng Xuân, hay Phù Đổng Thiên Vương để ăn món bún ốc rẻ tiền mà ngon miệng, nhất là trong mùa rét.

Ốc béo ngậy, vàng ươm bên kia nồi nước dùng nghi ngút khói, trên bếp với màu cà chua và màu điều chủ đạo đầy hấp dẫn, mời chào "mời ông xơi":


noibunoc01a.jpg



Bí quyết của món bún ốc ngon nghe nói là ở cách làm ốc và cách nấu nồi nước dùng! Ốc phải ngâm cho hết nhớt, rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó thì cho một ít nước vào để luộc ốc. Sau khi vớt ốc ra, để nguội, gỡ lấy thịt ốc để riêng rồi thả vào bát nước ốc đã được nêm nếm gia vị nước mắm ngon, muối đường, ngâm cho ngấm để khi ăn con ốc cảm đậm đà và hài hoà với các thành phần khác của món Bún ốc :)

Thành phần cơ bản của nồi nước dùng là sườn/xương dùng để ninh cho ngọt nước. Sau đó thêm chút nước luộc ốc, giấm và gia vị vừa ăn, thả cà chua và màu điều đã được xào trước với dầu vào nấu chín! Nồi nước dùng sẽ vừa chất lỳ, lại ngon lành hoa hè hoa sói :)


noibunoc01a.jpg



Cà chua được cắt múi cam sắp cạnh nhau trong nồi nước dùng màu điều:


noibunoc02a.jpg



Giờ tới lúc căng thẳng nhất cho mỗi khách "ẩm thực tao nhã" là lúc theo dõi "hành vi" của bà chủ khi vớt ốc và múc nước dùng ra vô bát bún của mình :)

Rau diếp, hành, thơm, rau xanh ... cũng sẽ được bà chủ thái nhỏ cho vào bát, thêm bún rối trắng nõn nà và vài con ốc vàng ươm, béo ngậy. Sau đó bà chủ sẽ dội cho mỗi bát bún một muôi nước dùng, ưu tiên chọn riêng cho các bác đẹp giai thêm mấy miếng cà chua, không quên chạy chút qua hàng mắm tôm và ớt:

bun_oc03.jpg


bun_oc04.jpg


Sợi bún mềm, ốc giòn, vị chua chua ngòn ngọt, đậm đà của nước dùng, cay nóng rực của ớt trưng đã làm nên một món bún ốc đặc biệt của "rân chơi" Hà nội! Các loại rau sống tươi xanh ăn kèm với bún ốc là rau muống chẻ, rá, bẹ chuối, húng, kinh giới ...

bun_oc02.jpg


Ăn một gắp bún, cắn một con ốc, kèm ít rau sống, húp một thìa canh nước dùng ... sẽ để lại cảm giác cay xè ở đầu lưỡi, nóng rực trong cổ họng, tới ràn rụa nước mắt vì cay ... Vậy nên bún ốc chính là một món đặc sản bình dân mà ngon miệng, quốc hồn quốc tuý của người Hà Nội, đặc biệt ăn ngon khi vào tiết trời se lạnh (đỡ bị đổ mồ hôi vì cay, lại thêm tác dụng nâng cao thân nhiệt, hix):

bun_oc01.jpg


Sưu tầm và "chỉnh lưu" này về món ốc để nhớ tới những người con gái Hà nội thích ăn món bún ốc (mà dân gọi là "ăn ốc nói mò", vì muốn múc được nhiều ốc thì ta phải tập trung mò, hehe).

Vậy bác nào ra HN vào mùa lạnh (như bây giờ chẳng hạn) thì nhớ rủ "em iu" nhà các bác đi ăn ốc!
 
Hạng B2
1/10/09
227
4
0
UNITED NATION
SV Trường Thuốc thì phải đi hầu hết các BV ở HN như Việt -Đức, Viện Sản C, Saint Paul... chứ đâu riêng gì Bạch Mai. Nhưng Bạch Mai và Việt Đức là nhiều nhất vì là 2 BV thực hành lớn nhất về Nội Khoa và Ngoại Khoa
@Tommy : Hình như bây giờ bác là Việt Kìu thì phải????
 
Hạng D
15/10/06
1.830
26
48
3lan
xecanghai nói:
SV Trường Thuốc thì phải đi hầu hết các BV ở HN như Việt -Đức, Viện Sản C, Saint Paul... chứ đâu riêng gì Bạch Mai. Nhưng Bạch Mai và Việt Đức là nhiều nhất vì là 2 BV thực hành lớn nhất về Nội Khoa và Ngoại Khoa
@Tommy : Hình như bây giờ bác là Việt Kìu thì phải????
Em chắc thua bác tầm 6-7 tuổi gì đó, năm 73 em được Mẹ em sinh ra ở BV Bạch Mai, "thực tập" trong ngoặc mà bác, :D, giờ em vẫn là người Việt, nhưng sống ở 3lan, hổng phải Kìu Kiếc chi hết :D.
 
Hạng B2
1/10/09
227
4
0
UNITED NATION
tommyle nói:
xecanghai nói:
SV Trường Thuốc thì phải đi hầu hết các BV ở HN như Việt -Đức, Viện Sản C, Saint Paul... chứ đâu riêng gì Bạch Mai. Nhưng Bạch Mai và Việt Đức là nhiều nhất vì là 2 BV thực hành lớn nhất về Nội Khoa và Ngoại Khoa
@Tommy : Hình như bây giờ bác là Việt Kìu thì phải????
Em chắc thua bác tầm 6-7 tuổi gì đó, năm 73 em được Mẹ em sinh ra ở BV Bạch Mai, "thực tập" trong ngoặc mà bác, :D, giờ em vẫn là người Việt, nhưng sống ở 3lan, hổng phải Kìu Kiếc chi hết :D.

Ba Lan cũng là VK rồi. Năm 1997 tôi có qua Ba Lan chơi 2 tuần chỗ ông anh. Đi Bus từ Paris qua Đức rồi đến Vacsawa. Hồi đó Balan khó khăn lắm. Không biết giờ ra sao. Mình cũng đến chợ SVĐ, Cracovi, Osvenxim thăm trại tập trung
Bây giờ thì mình đang làm việc tại SG
 
O.S.P.D
24/9/04
2.325
19
38
Hồ Chí Minh
Hay quá Golf ca ơi, bài này để ở chuyện ngoài lề thì phí quá. Rùa & Bẹc ơi, chuyển về Cà phê Xuyên Việt đê
 
Hạng D
5/8/04
1.962
10
38
Kẻ Chợ
Nếu nói về món bún Ốc Hà Nội thì không thể bỏ qua món bún ốc “lọ”- Em gọi như vậy nhưng cũng có nhiều người gọi là bún ốc “lạnh” vì nó không phải là bát bún ốc chan nước nóng vào như mọi người vẫn thường ăn. Em kết món này hơn cả bát bún ốc nóng hôi hổi vừa ăn vừa thổi! Em nghe các cụ nói gốc gác món này lại xuất phát từ Hải Dương hay Hưng Yên vì đó là đất ốc mà! Từ lâu rồi, khi nhiều người dân khu vực Hải Dương-Hưng Yên lên Hà Nội buôn bán thì trong đó có món bún này, bún bán rong trên đôi quang gánh của người phụ nữ. Ốc thì rất ngon, béo, bún thì phải là bún “con” chứ không phải bún rối! điều đặc biệt làm nên món bún Ốc lọ này là nước chấm, không quá mặn, cay xè và được đựng trong 1 lọ bằng sứ. Bác nào sống trong khu phố cổ Hà Nội hoặc gần đó thì có thể thưởng thức món bún Ốc lọ ở góc Ô Quan Trưởng-Thanh Hà, Em vẫn thỉnh thoảng ăn sáng ở đây và “nơm nớp” sợ có ngày nó bị tuyệt chủng :( [/i]
 
Last edited by a moderator:
Стефан Теодосиев
22/12/06
546
10
18
47
Căn phòng nhỏ, Cao ốc vô danh
bún ốc nguội bố ơi, bún này có 1 quán bao nhiêu năm rồi ở ô quan chưởng nhưng xuất phát gốc là từ Khương thượng, người bán ở Ô Quan chưởng cũng là dân Khương thượng. Làng Khương Thượng có 2 đặc sản là Bún ốc nguội và chả nhái. Giờ chẳng biết còn không :)
 
Kế bên Coop mảrt Nguyễn Đình Chiểu mới mở Phở Thìn Hà nội, trang trí quán như một khúc phố cổ, có cột điện, vỉa hè, lòng đường... rất Hà nội, mà phở thì em chưa ăn thử, không biết có phải Thìn HN thật không? có bác nào ăn rồi cho biết nhé.
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Lại xin bàn tới món "nhà quê", cốm vỉa hè, cốm dẹt, cốm vòng ở Hà nội qua văn chương của ông Vũ Bằng trong "Miếng ngon Hà nội"

CỐM VÒNG
Vũ Bằng
"Cốm Vòng quả là một thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội - đặc biệt vì cứ mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm, mà đặc biệt hơn nữa là khắp các "nẻo đường đất nước" chỉ có Hà Nội có cốm thôi.
Cốm là một thứ quà của đồng ruộng quê hương mang đến cho ta nhưng hầu hết các vùng quê lại không có cốm. Tôi còn nhớ lúc tản cư ở vùng Hà Nam, mỗi khi thấy mây thu phủ ngang trời, người ta gặp nhau ở chợ vẫn thường chỉ nói một câu: "Bây giờ ở Hà Nội là mùa cốm!". Thế rồi nhìn nhau, không nói gì nữa, nhưng mà ai cũng thấy lòng ai chan chứa biết bao nhiêu buồn.

Thực thế, cốm chỉ là một thứ lúa non, nhưng bao vùng quê bạt ngàn san dã lúa mà không có cốm. Chỉ Hà Nội có cốm ăn. Và mỗi khi tiết hoa vàng lại trở về, người ta nhớ Hà Nội là phải nhớ đến cốm, mà không phải chỉ nhớ cốm, nhưng nhớ bao nhiêu chuyện ấm lòng chung quanh mẹt cốm, bao nhiêu tình cảm xưa cũ hiu hiu buồn, nhưng thắm thiết xiết bao."

Đại loại là ông Vũ Bằng đã tám về cốm hay như thế :)
DSC_0565%20copy.jpg


Tiếp tục với "Cốm Vòng" của Vũ Bằng, được ông tả cứ như là đang được ăn một món ăn thần thoại :)

"Tôi còn nhớ, lúc bé, mỗi khi có cốm mới, những nhà có lễ giáo không bao giờ dám ăn ngay, mà phải mua để cúng thần thánh và gia tiên đã.

Vì vậy, riêng việc ăn cốm đã được "thần thánh hóa" rồi: do đó, cốm mới thành một thứ quà trang trọng dùng trong những dịp vui mừng như biếu xén, lễ lạt, sêu Tết, nhất là sêu Tết.

Do đó, chàng trai gặp cô gái, nói đôi ba câu chuyện, biết là đã bắt tình nhau, vội vã bảo "em":
- Để anh mua cốm, mua hồng sang sêu


Com%20Vong.jpg


Làm như sêu Tết mà đem hồng, đem cốm sang nhà gái là nhất vậy! Mà thật ra thì nhà trai đem Tết nhà gái, còn gì quý hơn là cốm với hồng?
Từ tháng Tám trở đi, Hà Nội là mùa cưới. Gió vàng động màn the, giục lòng người ân ái. Cũng có đôi khi chàng trai đưa hồng và cốm sang sêu thì mới biết là "người ngọc" đã có nơi rồi:

Không ngờ em đã lấy chồng.
Để cốm anh mốc, để hồng long tai.
Tưởng là long một long hai.
Không ngờ long cả trăm hai quả hồng!

Tôi đố ai tìm được một thứ sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái như hồng và cốm ...!" - Vũ Bằng


Những cô gái Hà nội đi chợ rất thích dừng chân bên mẹt Cốm Vòng dẻo và thơm phưng phức, cũng là món quà quê yêu thích của mình:
7eb745df41e99b81effb7e092f3a24fa.jpg


Mà không phải chỉ các cô, các anh thanh niên cũng khó mà thờ ơ với món quà quê kiêm đặc sản ăn bốc này, nhất là khi các cô gái quê bán cốm lại rất "cốm", rất xinh như vầy:

"-Anh ơi dừng chân mời cốm đi anh ơi":


comvong.jpg

Cốm làng Vòng nay đang mất dần trong quá trình đô thị hóa của Hà nội cũng như các món ngon đặc thù của HN ngày xưa. Thay vào các món ngon của các cụ Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam bây giờ là các món phở phoóc môn, rau nước cống, hoa quả ướp hóa chất, bánh trung thu mốc, bì lợn thối, trứng gà "Tàu" (đã được "phù phép" thành trứng gà ta, xem vnn hôm nay!) v.v...

Nhưng cái mất đi nhiều nhất vẫn là mất tấm lòng của người HN và người chân quê các làng ven HN ngày xưa! Vì thế nên ngày nay thì ta cũng chả nên mời ai một món ngon Hà nội nào nữa, vì ai cũng e ngại rằng chúng đều đã bị biến tướng cả rồi. Đến con người Hà nội ngày nay cũng còn khối là HN "rổm" (cứ thử coi xuất thân của các xxx HN ngày hôm nay, xem có ai có nguồn gốc là HN xịn không?), thế thì có lý do gì mà các món ngon Hà nội cũng cứ phải ngon mãi, xịn mãi như ngày xưa, hix?