Hạng F
1/5/09
6.754
1.126
113
Polts Vietnam - Tp HCM
mợ tài nói:
Tuithichxehoi nói:
E đi về Khánh Hòa thấy cỡ khoảng gần 20 cái máy có cánh quạt xoay xoay tại Bình Thuận...Nước ta bữa nay làm năng lượng gió rùi hả các bác? hay làm cái gì?
bác không bắn kịp tấm hình à. mợ em cũng vuột mất  cái cảnh rất đẹp và mới lạ ở VN đó.
ước gì chúng ta có đủ lúa để trồng phong điện nhỉ! vừa đẹp vừa sạch lại an toàn cho nhiều thứ!
Đề tái này hay quá, hôm mùng 2 tết em mới đi ngang có chộp vài tấm, đưa lên đây cho các bác bàn tiếp. Hàng của Việt Nam đây ợ
sieuthiNHANH201102083806mzvhzjbkzw98246.jpeg

sieuthiNHANH201102083806ztg0ywiznw85882.jpeg

sieuthiNHANH201102083806mzi4yzzhng79936.jpeg

 
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Có hai loại : Lớn và ..Nhỏ , loại nhỏ thì chỉ cho ra điện áp hạ thế ( 380/220 V ) và cũng chỉ có khả năng hoàn vào lưới điện cục bộ của địa phương , không thể hòa vào lưới quốc gia , giá thành thấp hơn vì loại trừ được khâu xử lý cao thế vốn đòi hỏi nhiều công nghệ tiên tiến.
Xứ ta biển dài gió mạnh khắp nơi , nhìn cái cánh quạt mỏng dính và tháp hơi thấp là biết ngay , ráp như vậy thuận tiện về kỹ thuật và ít chi phí kinh tế hơn . Xài ngay ! Mỗi tội lắt nhắt , cộng lại bài toàn kinh tế không tối ưu được . Có điều liệu cơm gắp mắm , vay tiền làm được vậy cũng mừng rồi .
Ít ra thì bệnh viện cũng không mất điện khi đang mổ !Có cái tưới tiêu khi hạn hán...
 Người ta làm tập trung cụm lớn , xử lý một lần , tốn đất một chỗ , công suất lớn , tiêu hao tổng cộng trên toàn hệ thống thấp nên đã giàu thì lại giàu thêm .
Giá như khá giả một chút , lôi mấy cây này ra cách bờ chừng 2-3km thì quá ổn . Vừa đẹp vừa rộng rãi.
 
Hạng D
4/6/10
1.063
879
113
HCMC
Hi Bác Der Fahrer
Đọc xong các bài của bác thật là tuyệt vời, em chỉ có vài câu thắc mắc mong bác chỉ bảo:
1. Nhìn sơ đồ mặt cắt bác đưa ra, em không biết là họ sử dụng Tuabin Tâm trục, Cánh hướng, tuabin Gáo hay Tuabin Thuyền hả bác ?
2. Với công suất của các máy phát điện đó như bác nói là loại lớn là 6,3Kva. Loại bé là 0,4KvA phải không ạ ? Chuyện hòa lưới "Đồng pha, đồng áp, đồng tần" thì chắc em không phải nói. Nhưng em thấy thắc mắc là sao em chẳng nhìn thấy cái trạm hòa lưới nào ở gần mấy cái phong điện này bác nhỉ ? Hok lẽ nó hòa lưới trực tiếp luôn, mỗi cây đều hòa trực tiếp vào đường dây luôn ?
3. Khi các cánh quạt quay, em có thấy ở các nước như bác nói ở trên thì tốc độ quay của nó cũng khá chậm số vòng quay /phút ít. Vậy cái trục của cánh quạt có gắn trực tiếp vào trục tuabin không ạ ? Hay nó được chuyển đổi qua một bộ gì đó nữa (hộp số chẳng hạn)
Rất mong được bác chỉ bảo thêm ạ, cái này em thực sự không nắm đươc
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
7/8/06
8.676
1.515
113
Mấy bài bác Đè viết hay quá, em chuyển vào CFXV để các bác đọc luôn nhé
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
@ Dang taplai : Hỏi tới cái cánh là lùm xùn rồi .Cái này là bác xe to vụ việc ra đấy nhé.
Để có thẻ tường tận về cái cánh tại sao nó làm thế , việc gì xảy ra trên mặt cánh khi nó đứng im và khi nó quay ở các tốc độ khác nhau , ta bắt buộc miễn cưỡng trở lại mấy việc rất cơ bản và dễ hiểu của cơ học lưu chất  .
Khi mà gió thổi , khí lưu thông thành dòng thì ắt là nó mang năng lượng , khi gặp môi trường khác hay vật cản thì nó để lại một phần năng lượng ở đó , người ta tìm cách thu hồi cái phần để lại đó sao cho hiệu quả nhất và ...ít nguy hiểm nhất .
Khi gió thổi mà bị cản , lập tức nó sinh ra các vùng áp suất khác nhau , phân bố cực kỳ phức tạp và luôn thay đổi , bởi vì gió là một kiểu năng lượng quái đản , nó có thể vừa quanh quẩn triệt hạ lẫn nhau lại đột ngột hùa với nhau thổi bay mọi thứ .
Luồng gió (hay gọi cho Pro là  luồng khi di chuyển) thường xuyên sinh sinh các dòng chảy rối phía sau vật cản , sinh ra ở đó một vùng hạ áp rất nguy hiểm , khó kiểm soát , lưu chất nói chung ( Khí , chất lỏng , bùn nhão ...vv) tàn phá các vật cản ( Hay các thiết bị ứng dụng lưu chất ) bằng áp lực của mình đồng thời nguy hiểm hơn cả là tàn phá bề mặt vật cản bằng chính các dòng chảy rôi , chứng tạo nên các nút chân không khủng khiếp như lỗ den , lôi tuột sự kết dính của mọi loại vật chất ( Bây giờ ta biết vì sao cánh bơm nước có khi mới xài mấy bữa đã rỗ nát  bề mặt như té thùng đinh )
Khí quyển của ta như cái bánh da lợn , không khí nằm theo tầng khá mình bạch , ở một tầng nào đó tương đối ổn định về vận tốc dòng chảy và hướng thì người ta phải cố vươn cây quạt cho tới tầm đó mà tận dụng , thế như gió lại có trò đối lưu , lộn nhào trên xuống dưới lên rất khó chịu và thế là cây quạt phải thích ứng với cả những trò cà giựt của không khí nữa .
Bây giờ nói về cây quạt : Tình hình còn bi đát hơn nhiều .
Chuyện dễ thấy là cái trụ phải chịu áp lực khổng lồ bởi vì chênh lệch áp suất mặt trước và sau cánh quạt , quạt quay càng nhanh , tỷ lệ diện tích cánh trùm lên mặt phẳng đón gió càng lớn trong một đơn vị thời gian , càng ra đầu cánh , vận tốc góc càng cao , diện tích quét của nó càng lớn , bởi vậy nó phải hẹp lại , vừa để cân bằng áp lực , vừa để giảm thiểu quán tính ly tâm . Gió thổi lúc mạnh lúc nhẹ , tải điện Dynamo thay đổi làm thay đổi vận tốc cánh quạt , muốn nó không thay đổi quá nhiều ,người ta tìm cách hoán đổi bộ số truyền như xe hơi để thu hẹp biên độ dao động vận tốc trên máy phát , điều phải đến sẽ là : Áp lực tổng cộng lên mặt quạt vì đó sẽ thay đổi bất thường , cây trụ bắt đầu đu đưa , giao động phải sinh ra , ngàn ngày sẽ có một lúc , gió thổi rồi ngưng đều đều trong khoảng 15 phút , cộng hưởng xảy ra và đi cả .
Chưa hết , nếu bạn đã có khi nào cân niềng xe đạp sẽ biết , cầm chắc hai đầu cây ty ( Trục ) quay nhanh bánh xe rồi đột ngột lắc ngang cây ty , bạn thấy bánh xe níu rất mạnh về một bên , chúi hẳn xuống như muốn tuột khỏi tay bạn ( Về thử xem nhé ) , người ta gọi hiện tương đó là " Bảo toàn momen động lượng ) cũng na ná  như khi ngồi trên ghế đang  xoay , duỗi chân ra thì nó quay chậm lại , co chân lại nó lại quay vùn vụt . Đối với cây quạt phát điện mà thế là gay go thực sự , với cả cụm cánh quạt hàng tấn đang quay tít , bây giờ gió đổi hướng , cụm trục quạt phải quay theo là lập tức sinh ra cái hiện tượng chết tiệt nói trên , nó có thể phá hủy không chỉ bộ tuyền mà có khi gãy cả trụ , thế là cơ chế chuyển hướng lại phải từ từ , từ từ giảm tải , từ từ hạ vòng quay , từ từ quay quạt , nói chung là từ từ ... Nhưng gió không chuyển hướng từ từ , gió chuyển hướng nhanh và quyết liệt , thế là rơi vào cảnh nhanh quá cũng chết mà chậm quá cũng ..Die !?
Đương đầu với bao nhiêu khổ ải như thế , người ta bắt buộc phải chi ly mà phân ra các kiểu cánh quạt , các kiểu trụ khác nhau cho từng vùng thời tiết , từng vùng địa lý , thế mới nói là nó rườm ra , càng bới ra thì càng tối tăm .
 Giờ xét thử trên mặt cắt của một chiếc cánh , xem là nó chịu đựng những gì và khi nào nó cho hiệu suất đón gió cao nhất nhé :
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
Der Fahrer nói:
Sao mà lắm cánh thế này nhỉ :
Năng lượng Gió???
hình trên góc trái + dưới góc phải hay thấy trong phim cao bồi Mỹ bằng gỗ để bơm nước từ giếng sâu, bị chiến binh Da Đỏ tấn công sụm bà chè ...

Lót dép coi tiếp
Năng lượng Gió???
Năng lượng Gió???
 
O.S.P.D
16/6/04
2.042
26
38
55
Việt Nam
Cái cánh nó được chế tạo bằng vật liệu gì bác Đè ơi ? đi ngang Bình thuận tôi thấy nó chạy không nhanh, bác cho biết tốc độ quay trung bình của cánh bao nhiêu vòng/phút.
Khi thời tiết thay đổi nó có đủ thông minh để dừng ?