chả có gì khó hiểu đâu anh: bọn nó thực dụng và tận dụng tối đa năng lực, không lãng phí thời gian của cả XH cũng như học sinh: đứa nào có khả năng gì, vào thời điểm nào thì có trường thích hợp; tất nhiên sau này lớn lên, năng lực thay đổi thì lại có trường thích hợp để học và làm việc tiếpCơ chế phân loại đó quả thực là khó hiểu đối với anh em châu Á nhưng lại là điều bình thường đối với anh em Đức. Việt Nam cũng đã áp dụng cơ chế này giống như của Pháp nhưng mốc phân loại là lớp 8 (những anh sinh từ trước 1976 biết vụ thi vào 10 mà trượt thì đi học bổ túc văn hóa hay trung cấp nghề).
Sở dĩ Đức nó vận hành được cơ chế phân loại đó vì mấy lý do:
- Sự bình đẳng giữa các ngành nghề: Ai làm tốt việc của mình cũng được tôn trọng như nhau, không dựa trên bằng cấp.
- Sự chuyên môn hóa: Mọi người tin rằng chính phủ đã đảm bảo chất lượng giáo viên và giáo viên là người có chuyên môn cao nhất trong việc phân loại học sinh. Phụ huynh không được đào tạo trong lĩnh vực này nên sẽ không có ý kiến. Điều này đúng là quá khó hiểu đối với một xã hội kiểu Việt Nam khi kiến thức dựa vào Google.
Nhưng kiểu phân loại này lại thể hiện những ưu thế rất lớn:
Một đứa trẻ 11 tuổi bắt đầu vào trường nghề, sau khi học 5 năm thì đến 16 tuổi đã bắt đầu đi thực tập và có lương. Đến năm 18 tuổi nó đã có thể đi làm chính thức. Đến năm 23 tuổi thì nó đã có 5 năm kinh nghiệm, có công việc ổn định để nuôi sống bản thân và gia đình. Trong lúc đó những đứa đi học tiếp thì lúc đó mới tốt nghiệp đại học, bắt đầu đi xin việc và nhiều khả năng vẫn phải bố mẹ nuôi.
Và như thế khi về hưu năm 60 tuổi thì một người thợ Đức đã có thể có tới gần 45 năm kinh nghiệm (tính từ năm 16 tuổi) và có tay nghề đỉnh cao trong lĩnh vực của mình
Bà con gốc Á thì chuộng bằng cấp nên ép con học nên thường không thuộc nhóm bị chuyển sàn trường nghề sớm nhưng đối với anh em Đức là chuyện rất bình thường vì từ đời ông cha đã như vậy.
Một XH mà tầng lớp leader và worker nói chung theo hình tháp, đám leader càng lên cao càng ít thì dạy cả đám làm leader làm gì?
link giới thiệu ít nhất 80% đúng về GD Đức đây
https://megastudy.edu.vn/du-hoc-duc/tong-quan-ve-he-thong-giao-duc-chlb-duc-a1317.html
Một xã hội tiến bộ, thì làm quái gì có cái chuyện tương lai 1 đứa nhỏ lại phụ thuộc vào 1 cá nhân (GV) và lại cả đời không ngóc đầu lên được (làm thợ) ngay thời điểm lớp 5,6 ? khỏi google , khỏi hỏi cũng biết là quá vô lý.