- Status
- Không mở trả lời sau này.
@nguahoang49: Không biết đây không phải là sự lạc quan của bác . Với tình trạng kinh tế như vậy, cho dù có đi theo giải pháp mà bác đề cập cũng khó thu hồi nợ xấu trong vòng 1 hoặc 2 nặm . Sự lạc quan này tạm gọi là "lạc quan tếu" ![Big Grin :D :D]()
"Trong trường hợp giải pháp này được thực hiện đồng loạt và triệt để trong toàn bộ nền kinh tế thì tốc độ chuyển dịch sẽ ngày càng tăng cao, đồng nghĩa với đó là khả năng thu hồi các khoản nợ xấu thuộc diện kiểm soát được sẽ diễn ra nhanh chóng (em dự trù có thể là từ 1 đến 2 năm). Khi khơi thông được mảng này thì chính nó cũng hỗ trợ cho mảng "các khoản nợ xấu thuộc nhóm không kiểm soát được 1 phần hoặc toàn bộ" cải thiện hơn và có thể chuyển đổi phần nào sang dạng "các khoản nợ xấu có thể kiểm soát được". Vậy là 1 mũi tên trúng 2 mục đích. Triển vọng bước sang giai đoạn sáng sủa rất cao nhá…!!! " -- nguahoang49
"Trong trường hợp giải pháp này được thực hiện đồng loạt và triệt để trong toàn bộ nền kinh tế thì tốc độ chuyển dịch sẽ ngày càng tăng cao, đồng nghĩa với đó là khả năng thu hồi các khoản nợ xấu thuộc diện kiểm soát được sẽ diễn ra nhanh chóng (em dự trù có thể là từ 1 đến 2 năm). Khi khơi thông được mảng này thì chính nó cũng hỗ trợ cho mảng "các khoản nợ xấu thuộc nhóm không kiểm soát được 1 phần hoặc toàn bộ" cải thiện hơn và có thể chuyển đổi phần nào sang dạng "các khoản nợ xấu có thể kiểm soát được". Vậy là 1 mũi tên trúng 2 mục đích. Triển vọng bước sang giai đoạn sáng sủa rất cao nhá…!!! " -- nguahoang49
Em ghi nhận và cảm ơn góp ý của bác. Tuy nhiên, em vẫn bảo lưu quan điểm đối với nhóm <span style=""color: #ff0000;"">(màu đỏ)</span> này. Vì thực tế hiện nay nhóm này vẫn đang cầm cự được và chỉ cần những cú hích của nền kinh tế là nó sẽ phục hồi lại được. Nó giống như bác vay vốn đầu tư nhà máy, máy móc thiết bị công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, giờ thị trường bị thu hẹp, bác chỉ sản xuất cầm chừng với công suất 30% - 40%. Nếu thị trường phục hồi, đương nhiên bác có thể quay trở lại ổn định sản xuất, chế biến và khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư này. Mọi người cùng xem điển hình của giải pháp này là BIANFISHCO nhé.tamvo nói:@nguahoang49: Không biết đây không phải là sự lạc quan của bác . Với tình trạng kinh tế như vậy, cho dù có đi theo giải pháp mà bác đề cập cũng khó thu hồi nợ xấu trong vòng 1 hoặc 2 nặm . Sự lạc quan này tạm gọi là "lạc quan tếu"![]()
"Trong trường hợp giải pháp này được thực hiện đồng loạt và triệt để trong toàn bộ nền kinh tế thì tốc độ chuyển dịch sẽ ngày càng tăng cao, đồng nghĩa với đó là khả năng thu hồi <span style=""color: #ff0000;"">các khoản nợ xấu thuộc diện kiểm soát được</span> sẽ diễn ra nhanh chóng (em dự trù có thể là từ 1 đến 2 năm). Khi khơi thông được mảng này thì chính nó cũng hỗ trợ cho mảng "các khoản nợ xấu thuộc nhóm không kiểm soát được 1 phần hoặc toàn bộ" cải thiện hơn và có thể chuyển đổi phần nào sang dạng "các khoản nợ xấu có thể kiểm soát được". Vậy là 1 mũi tên trúng 2 mục đích. Triển vọng bước sang giai đoạn sáng sủa rất cao nhá…!!! " -- nguahoang49
Phần tiếp theo:
Em lại tiếp tục đến phần vai trò quản lý điều hành của Nhà nước trong việc giải quyết nợ xấu của nền kinh tế. Nghe có vẻ vĩ mô nhỉ? Thực tế em chỉ viết ở mức độ hiểu biết sơ sài và thiển cận trong giới hạn tầm hiểu biết cá nhân. Đương nhiên sẽ không thể tránh sự thiếu sót, tuy nhiên dưới góc độ cá nhân em sẽ cố gắng vắt óc, xoắn não để vượt qua chính mình.
Trước khi vào nội dung chính, em điểm lại sự chuyển biến của hoạt động tài chính ngân hàng trong những năm 2007 trở về trước. Thời gian này các ngân hàng thương mại hầu như tuân thủ các quy định, chính sách điều hành của nhà nước một cách nghiêm túc, chính xác. Một mặt là do thời gian này hầu hết hoạt động tài chính và kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng được tập trung chủ yếu ở các ngân hàng quốc doanh. Các chính sách quản lý gần như là mệnh lệnh và cấp thi hành áp dụng một cách nghiêm túc, sức mạnh của cấp quản lý nhà nước được thể hiện một cách đầy đủ và triệt để, bao gồm về mặt hành chính, về mặt Đảng… Do vậy, việc thực thi các chính sách này hầu như không có gì khuất tất.
Cuối gia đoạn này (2003 – 2006), sự tăng trưởng thần tốc của khối các ngân hàng TMCP đã làm thay đổi gần như hoàn toàn về văn hóa kinh doanh trong toàn lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các khách hàng được săn đón, chiều chuộng, chăm sóc như những ông hoàng thực sự, điều mà trước đây hầu như chỉ sảy ra đối với các tập đoàn nhà nước lớn, các công ty lớn hoặc các công ty có mối quan hệ rộng rãi ở tầm cao… Lúc này người dân và doanh nghiệp mới nhận thấy vai trò thượng đế của mình trong mối quan hệ với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần. Việc cạnh tranh nhằm giành giật thị phần và mở rộng thị trường giữa các ngân hàng diễn ra khá sôi nổi, các ngân hàng TMCP giành giật các khách hàng tiềm năng từ tay các ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài ra chính họ cũng giành giật của nhau, thậm chí tự cho mình cái quyền đẩy chính khách hàng của mình lên bằng cách cho vay thêm vốn, khuyến khích khách hàng hiện hữu vay thêm vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp nhận một phần rủi ro để cố lôi kéo khách hàng về phía mình… Chính trong hoàn cảnh đó, kiểu làm ăn chộp giựt đã dần dần lộ rõ giấu hiệu đi trệch đường ray mà nhà nước(?) đã hoạch định và mong muốn. Bắt đầu từ đây, một số tổ chức có dấu hiệu thiếu minh bạch về hoạt động, chính sách, chiến lược, tính tuân thủ quy định…
Từ gia đoạn 2006 đến đầu năm 2008, sự bùng nổ của việc thành lập và mở rộng mạng lưới của các ngân hàng diễn ra một cách đồng loạt, các ngân hàng tăng cường việc phủ sóng mạng lưới hoạt động của mình, tình hình thay đổi một cách chóng mặt, thời điểm này người dân bước ra ngõ là gặp ngân hàng, khắp các đường phố lớn, ngã ba, ngã tư, cao ốc… biển hiệu các ngân hàng mọc lên như nấm. Thậm chí trên một đoạn đường 1 km có tới cả chục ngân hàng trưng bảng hiệu trước trụ sở của mình. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ vàng son của các ngân hàng thương mại, ở thời điểm này cùng với sự bùng nổ của hoạt động tài chính ngân hàng là sự bứt phá ngoạn mục đến mức không tưởng của thị trường chứng khoán, lĩnh vực bất động sản cũng không đứng ngoài lề, các công ty môi giới chứng khoán, kinh doanh chứng khoán, công ty kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản mọc lên như nấm. Người người, nhà nhà tham gia vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đang ở giai đoạn phát triển như tên lửa, bỏ tiền ra đầu tư có khi tiền chưa rời khỏi tay đã có người khác nhảy vào mua lại, chưa bao giờ đồng tiền dễ kiếm như lúc này, giới đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản nhiều như sao trên trời, tiền lũng nào cũng rủng rà rủng rỉnh, số dư tài khoản ngân hàng luôn đầy ắp những con số, giao dịch trên tài khoản diễn ra hàng ngày, hàng giờ, những giao dịch hàng tỷ đồng dường như quá đỗi bình thường như cân đường họp sữa, điều mà trước đây không ai dám mơ tưởng tới. Thời gian này đúng là có nhiều nghịch lý, có tiền nhưng chưa chắc đã mua được, muốn mua được chiếc ô tô cũng phải đặt cọc đăng ký rồi ngồi chờ cả tháng, thậm chí vài tháng, muốn lấy ngay thì phải bỏ ra số tiền không nhỏ, thậm chí lên tới vài ngàn đô la Mỹ đối với những dòng xe xuất xứ từ đất nước mặt trời mọc, muốn mua nhà, mua đất cũng phải xếp hàng, chen lấn xô đẩy nhau để giành giựt từng tấm phiếu bốc thăm, đồng tiền luân chuyển không ngơi nghỉ trong toàn nền kinh tế, từ ngân hàng đến những ngóc ngách nhỏ bé trong xã hội…ngân hàng lúc này như được chắp thêm cánh cứ mọc ra là khách hàng nườm nượp, từ chỗ phải đi tìm kiếm khách hàng những năm 2004, 2005, sang ngồi phòng máy lạnh chờ khách hàng xếp hàng xin gặp mặt. Chưa bao giờ các ngân hàng cạnh tranh nhân sự như lúc này, việc giành giật, chèo kéo nhân sự của nhau diễn ra hàng ngày, chưa bao giờ xin vào làm việc ngân hàng dễ dàng hơn lúc này, chỉ cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng, cử nhân khối ngành kinh tế là dễ dàng tìm kiếm được một công việc trong hệ thống ngân hàng. Cũng chính từ lúc này, dấu hiệu suy đồi đạo đức của một bộ phận không nhỏ các nhân viên ngân hàng đã bắt đầu xuất hiện một cách rõ nét, sự lấp liếm, che đậy những thông tin bất lợi diễn ra ngay trong chính các ngân hàng thương mại, giữa nhân viên với lãnh đạo, giữa cấp dưới với cấp trên, dường như nó cũng có thể sảy ra ngay cả ở trên thượng tần quản lý của chính ngân hàng đó. Và như vậy, việc thiếu trung thực giữa các ngân hàng với cơ quan quản lý đầu ngành cũng dần lộ rõ, sự né tránh, lấp liếm, che đậy diễn ra ở nhiều khía cạnh… Dư luận cũng có sự e ngại đến chính các ông chủ ngân hàng dùng chính nguồn tiền huy động của ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, bất động sản thông qua các công ty con, công ty liên kết, công ty sân sau… để kiếm lời. Đây là hàng loạt các dấu hiệu và cũng là nguyên nhân dẫn tới những hệ quả tồi tệ như bây giờ.
Bước qua năm 2008, sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu, điển hình là trong lĩnh vực đầu tư tài chính, kinh doanh tiền tệ đã nổ ra như một trận cuồng phong cuốn cả nền kinh tế thế giới vào vòng xoáy nguy hiểm, một nền kinh tế trẻ và đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng của Việt Nam đương nhiên không tránh khỏi, những nguy cơ tiềm ẩn ủ bệnh trước đây được dịp bùng phát và trở thành đại dịch của nền kinh tế, đang trên đà tăng trưởng nóng, nền kinh tế bị vấp ngã bởi ảnh hưởng của sự suy thoái chung toàn cầu dẫn tới thị trường bị thu hẹp, tình hình sản xuất kinh doanh đình đốn, chứng khoán tụt dốc không phanh, bất động sản đóng băng như chưa từng tưởng tượng.
Để tháo gỡ những khó khăn và từng bước khôi phục lại nền kinh tế, chính phủ đã đưa ra hàng loạt các chính sách, giải pháp và nguồn lực hỗ trợ, cả về mặt tài chính và cơ chế… Nhưng những con ngựa đang tung vó trên thảo nguyên bao la giờ vấp ngã lại trở nên bất kham, khó bảo những chính sách và những khoản hỗ trợ từ chính phủ dường như muối bỏ biển và gần như không có tác dụng như đáng có đối với nền kinh tế. Nói như thế cũng không có nghĩa là đổ lỗi toàn bộ cho những thành phần của xã hội, mà ngay chính trong những chính sách, giải pháp vĩ mô cũng có nhiều bất cập (trong giới hạn bài viết cũng như quan điểm cá nhân tôi không đề cập sâu vào vấn đề này). Giữa chính phủ và các thành phần kinh tế dường như không có tiếng nói chung, hiện tượng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược không phải là không có. Những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô thông qua mạch máu của nền kinh tế là các ngân hàng thương mại hầu như không được thực thi một cách nghiêm túc, giữa các ngân hàng bắt đầu có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, giành giật qua lại lẫn nhau, việc lách luật, gian lận chính sách diễn ra tràn lan trong hệ thống các ngân hàng và rõ nét nhất là ở các ngân hàng TMCP quy mô vừa và nhỏ. Như đã nói ở trên, "dư luận cũng có sự e ngại đến chính các ông chủ ngân hàng dùng chính nguồn tiền huy động của ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, bất động sản thông qua các công ty con, công ty liên kết, công ty sân sau… để kiếm lời" không phải là thiếu cơ sở, chính những nhân tố này đã làm cho tình hình càng trở nên trầm trọng. Và như chúng ta đã thấy, tình hình hiện nay rối như mớ bòng bong, dường như không biết phải gỡ nút thắt ở chỗ nào để khơi thông ách tắc… Nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng cao, ở một vài nơi nào đó nó đã vượt ngưỡng, khó kiểm soát được. Chính vì nguyên nhân này, các ngân hàng càng phải giãn khoảng cách biên độ giữa lãi suất huy động và cho vay để bù đắp cho thiệt hại từ khối nợ xấu khổng lồ gây ra (Nợ xấu là khoản đầu tư của nền kinh tế mà hiện nó không tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội, thậm chí bị hao hụt một phần hoặc toàn bộ. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao đồng nghĩa với việc một nguồn lực lớn của xã hội đang bị lãng phí, tổn thất mà ở đó phần nguồn lực còn lại của xã hội phải gánh chịu và bù đắp những thiệt hại mà nó gây ra. Nó như trong một gia đình chỉ có 1 vài người làm việc nhưng phải cấp dưỡng cho những người ăn không ngồi rồi, không làm ra tiền nhưng chỉ biết ăn chơi và phá phách). Chính vì lý do này mà lãi suất cho vay trong thời gian từ năm 2010 đến gần đây luôn neo ở mức cao vượt qua cả sức chịu đựng của nền kinh tế, vậy là họa vô đơn chí, giống như cơn bão kép cuốn qua nền kinh tế làm cho nó càng suy thoái, trì trệ hơn nữa, khó khăn chồng chất khó khăn, đã ốm nhom, yếu nhách lại còn bị đòn…
Trong bối cảnh như vậy, vai trò quản lý điều hành của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng như thế nào? (còn tiếp)
Em lại tiếp tục đến phần vai trò quản lý điều hành của Nhà nước trong việc giải quyết nợ xấu của nền kinh tế. Nghe có vẻ vĩ mô nhỉ? Thực tế em chỉ viết ở mức độ hiểu biết sơ sài và thiển cận trong giới hạn tầm hiểu biết cá nhân. Đương nhiên sẽ không thể tránh sự thiếu sót, tuy nhiên dưới góc độ cá nhân em sẽ cố gắng vắt óc, xoắn não để vượt qua chính mình.
Trước khi vào nội dung chính, em điểm lại sự chuyển biến của hoạt động tài chính ngân hàng trong những năm 2007 trở về trước. Thời gian này các ngân hàng thương mại hầu như tuân thủ các quy định, chính sách điều hành của nhà nước một cách nghiêm túc, chính xác. Một mặt là do thời gian này hầu hết hoạt động tài chính và kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng được tập trung chủ yếu ở các ngân hàng quốc doanh. Các chính sách quản lý gần như là mệnh lệnh và cấp thi hành áp dụng một cách nghiêm túc, sức mạnh của cấp quản lý nhà nước được thể hiện một cách đầy đủ và triệt để, bao gồm về mặt hành chính, về mặt Đảng… Do vậy, việc thực thi các chính sách này hầu như không có gì khuất tất.
Cuối gia đoạn này (2003 – 2006), sự tăng trưởng thần tốc của khối các ngân hàng TMCP đã làm thay đổi gần như hoàn toàn về văn hóa kinh doanh trong toàn lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các khách hàng được săn đón, chiều chuộng, chăm sóc như những ông hoàng thực sự, điều mà trước đây hầu như chỉ sảy ra đối với các tập đoàn nhà nước lớn, các công ty lớn hoặc các công ty có mối quan hệ rộng rãi ở tầm cao… Lúc này người dân và doanh nghiệp mới nhận thấy vai trò thượng đế của mình trong mối quan hệ với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần. Việc cạnh tranh nhằm giành giật thị phần và mở rộng thị trường giữa các ngân hàng diễn ra khá sôi nổi, các ngân hàng TMCP giành giật các khách hàng tiềm năng từ tay các ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài ra chính họ cũng giành giật của nhau, thậm chí tự cho mình cái quyền đẩy chính khách hàng của mình lên bằng cách cho vay thêm vốn, khuyến khích khách hàng hiện hữu vay thêm vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp nhận một phần rủi ro để cố lôi kéo khách hàng về phía mình… Chính trong hoàn cảnh đó, kiểu làm ăn chộp giựt đã dần dần lộ rõ giấu hiệu đi trệch đường ray mà nhà nước(?) đã hoạch định và mong muốn. Bắt đầu từ đây, một số tổ chức có dấu hiệu thiếu minh bạch về hoạt động, chính sách, chiến lược, tính tuân thủ quy định…
Từ gia đoạn 2006 đến đầu năm 2008, sự bùng nổ của việc thành lập và mở rộng mạng lưới của các ngân hàng diễn ra một cách đồng loạt, các ngân hàng tăng cường việc phủ sóng mạng lưới hoạt động của mình, tình hình thay đổi một cách chóng mặt, thời điểm này người dân bước ra ngõ là gặp ngân hàng, khắp các đường phố lớn, ngã ba, ngã tư, cao ốc… biển hiệu các ngân hàng mọc lên như nấm. Thậm chí trên một đoạn đường 1 km có tới cả chục ngân hàng trưng bảng hiệu trước trụ sở của mình. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ vàng son của các ngân hàng thương mại, ở thời điểm này cùng với sự bùng nổ của hoạt động tài chính ngân hàng là sự bứt phá ngoạn mục đến mức không tưởng của thị trường chứng khoán, lĩnh vực bất động sản cũng không đứng ngoài lề, các công ty môi giới chứng khoán, kinh doanh chứng khoán, công ty kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản mọc lên như nấm. Người người, nhà nhà tham gia vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đang ở giai đoạn phát triển như tên lửa, bỏ tiền ra đầu tư có khi tiền chưa rời khỏi tay đã có người khác nhảy vào mua lại, chưa bao giờ đồng tiền dễ kiếm như lúc này, giới đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản nhiều như sao trên trời, tiền lũng nào cũng rủng rà rủng rỉnh, số dư tài khoản ngân hàng luôn đầy ắp những con số, giao dịch trên tài khoản diễn ra hàng ngày, hàng giờ, những giao dịch hàng tỷ đồng dường như quá đỗi bình thường như cân đường họp sữa, điều mà trước đây không ai dám mơ tưởng tới. Thời gian này đúng là có nhiều nghịch lý, có tiền nhưng chưa chắc đã mua được, muốn mua được chiếc ô tô cũng phải đặt cọc đăng ký rồi ngồi chờ cả tháng, thậm chí vài tháng, muốn lấy ngay thì phải bỏ ra số tiền không nhỏ, thậm chí lên tới vài ngàn đô la Mỹ đối với những dòng xe xuất xứ từ đất nước mặt trời mọc, muốn mua nhà, mua đất cũng phải xếp hàng, chen lấn xô đẩy nhau để giành giựt từng tấm phiếu bốc thăm, đồng tiền luân chuyển không ngơi nghỉ trong toàn nền kinh tế, từ ngân hàng đến những ngóc ngách nhỏ bé trong xã hội…ngân hàng lúc này như được chắp thêm cánh cứ mọc ra là khách hàng nườm nượp, từ chỗ phải đi tìm kiếm khách hàng những năm 2004, 2005, sang ngồi phòng máy lạnh chờ khách hàng xếp hàng xin gặp mặt. Chưa bao giờ các ngân hàng cạnh tranh nhân sự như lúc này, việc giành giật, chèo kéo nhân sự của nhau diễn ra hàng ngày, chưa bao giờ xin vào làm việc ngân hàng dễ dàng hơn lúc này, chỉ cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng, cử nhân khối ngành kinh tế là dễ dàng tìm kiếm được một công việc trong hệ thống ngân hàng. Cũng chính từ lúc này, dấu hiệu suy đồi đạo đức của một bộ phận không nhỏ các nhân viên ngân hàng đã bắt đầu xuất hiện một cách rõ nét, sự lấp liếm, che đậy những thông tin bất lợi diễn ra ngay trong chính các ngân hàng thương mại, giữa nhân viên với lãnh đạo, giữa cấp dưới với cấp trên, dường như nó cũng có thể sảy ra ngay cả ở trên thượng tần quản lý của chính ngân hàng đó. Và như vậy, việc thiếu trung thực giữa các ngân hàng với cơ quan quản lý đầu ngành cũng dần lộ rõ, sự né tránh, lấp liếm, che đậy diễn ra ở nhiều khía cạnh… Dư luận cũng có sự e ngại đến chính các ông chủ ngân hàng dùng chính nguồn tiền huy động của ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, bất động sản thông qua các công ty con, công ty liên kết, công ty sân sau… để kiếm lời. Đây là hàng loạt các dấu hiệu và cũng là nguyên nhân dẫn tới những hệ quả tồi tệ như bây giờ.
Bước qua năm 2008, sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu, điển hình là trong lĩnh vực đầu tư tài chính, kinh doanh tiền tệ đã nổ ra như một trận cuồng phong cuốn cả nền kinh tế thế giới vào vòng xoáy nguy hiểm, một nền kinh tế trẻ và đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng của Việt Nam đương nhiên không tránh khỏi, những nguy cơ tiềm ẩn ủ bệnh trước đây được dịp bùng phát và trở thành đại dịch của nền kinh tế, đang trên đà tăng trưởng nóng, nền kinh tế bị vấp ngã bởi ảnh hưởng của sự suy thoái chung toàn cầu dẫn tới thị trường bị thu hẹp, tình hình sản xuất kinh doanh đình đốn, chứng khoán tụt dốc không phanh, bất động sản đóng băng như chưa từng tưởng tượng.
Để tháo gỡ những khó khăn và từng bước khôi phục lại nền kinh tế, chính phủ đã đưa ra hàng loạt các chính sách, giải pháp và nguồn lực hỗ trợ, cả về mặt tài chính và cơ chế… Nhưng những con ngựa đang tung vó trên thảo nguyên bao la giờ vấp ngã lại trở nên bất kham, khó bảo những chính sách và những khoản hỗ trợ từ chính phủ dường như muối bỏ biển và gần như không có tác dụng như đáng có đối với nền kinh tế. Nói như thế cũng không có nghĩa là đổ lỗi toàn bộ cho những thành phần của xã hội, mà ngay chính trong những chính sách, giải pháp vĩ mô cũng có nhiều bất cập (trong giới hạn bài viết cũng như quan điểm cá nhân tôi không đề cập sâu vào vấn đề này). Giữa chính phủ và các thành phần kinh tế dường như không có tiếng nói chung, hiện tượng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược không phải là không có. Những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô thông qua mạch máu của nền kinh tế là các ngân hàng thương mại hầu như không được thực thi một cách nghiêm túc, giữa các ngân hàng bắt đầu có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, giành giật qua lại lẫn nhau, việc lách luật, gian lận chính sách diễn ra tràn lan trong hệ thống các ngân hàng và rõ nét nhất là ở các ngân hàng TMCP quy mô vừa và nhỏ. Như đã nói ở trên, "dư luận cũng có sự e ngại đến chính các ông chủ ngân hàng dùng chính nguồn tiền huy động của ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, bất động sản thông qua các công ty con, công ty liên kết, công ty sân sau… để kiếm lời" không phải là thiếu cơ sở, chính những nhân tố này đã làm cho tình hình càng trở nên trầm trọng. Và như chúng ta đã thấy, tình hình hiện nay rối như mớ bòng bong, dường như không biết phải gỡ nút thắt ở chỗ nào để khơi thông ách tắc… Nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng cao, ở một vài nơi nào đó nó đã vượt ngưỡng, khó kiểm soát được. Chính vì nguyên nhân này, các ngân hàng càng phải giãn khoảng cách biên độ giữa lãi suất huy động và cho vay để bù đắp cho thiệt hại từ khối nợ xấu khổng lồ gây ra (Nợ xấu là khoản đầu tư của nền kinh tế mà hiện nó không tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội, thậm chí bị hao hụt một phần hoặc toàn bộ. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao đồng nghĩa với việc một nguồn lực lớn của xã hội đang bị lãng phí, tổn thất mà ở đó phần nguồn lực còn lại của xã hội phải gánh chịu và bù đắp những thiệt hại mà nó gây ra. Nó như trong một gia đình chỉ có 1 vài người làm việc nhưng phải cấp dưỡng cho những người ăn không ngồi rồi, không làm ra tiền nhưng chỉ biết ăn chơi và phá phách). Chính vì lý do này mà lãi suất cho vay trong thời gian từ năm 2010 đến gần đây luôn neo ở mức cao vượt qua cả sức chịu đựng của nền kinh tế, vậy là họa vô đơn chí, giống như cơn bão kép cuốn qua nền kinh tế làm cho nó càng suy thoái, trì trệ hơn nữa, khó khăn chồng chất khó khăn, đã ốm nhom, yếu nhách lại còn bị đòn…
Trong bối cảnh như vậy, vai trò quản lý điều hành của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng như thế nào? (còn tiếp)
Không hiểu sao lúc này ai cũng than, nhưng hiện tại mình lại ôm vô những cái rất "dễ chịu". Lạ thiệt, nhưng hỏi ai "theo" không thì hình như đều nhận được cái lắc đầu. Kỳ thật!Hoan Lạc nói:Hây zà!
Phân tích thì hay đóa
nhưng không biết kiếm đâu ra hợp đồng đây bác Bravia?
Để tí làm 1 cái khảo sát nho nhỏ coi sao
- Status
- Không mở trả lời sau này.