Tại sao Cầu lại lớn hơn Cung ?
Bác hỏi khó đó nhoe, trả lời không khéo là ăn đá liền ha. Với tinh thần thẳng thắn, “tôn trọng sự khác biệt” mình thấy thế này:
Trước tiên: Giá trị thương hiệu “Toy là hãng xe bán chạy hàng đầu thế giới”.
Thứ hai: Máy Toy ngon, ít hỏng vặt, bền bĩ, tiết kiệm (cái này là xe Nhật nói chung).
Thứ 3: Tâm lý của người Việt thích Toy. Giải thích cái này tí.
Ngược dòng thời gian từ khi các quan chứ nhà ta bỏ cái Nova, Lada, Uoat thì Toy là kẻ thay thế đầu tiên. Các quan chức nhà ta được đi cái Toy về quê thì cả làng nhìn theo, quan to được đi Toy trước, quan nhỏ được đi sau, đi Toy là biểu hiện của sự thành đạt. Những đứa trẻ hồi đó thường đu theo máy cày, rơ móc chở khoai sắn do Liên xô sản xuất, nhìn thấy chiếc Camry bóng loáng thì có mà! Các quan đi làm việc thì anh lái xe có trách nhiệm canh xe và tranh thủ nổ với mấy đứa nhỏ -> tâm lý chuộng Toy hình thành từ đó.
Khi kinh tế khá hơn, các bác công chức, cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước có điều kiện sắm xe cho gia đình thì bắt đầu tìm hiểu. Do thời đó thông tin hạn chế nên người đầu tiên các bác tham vấn là cánh tài xế trong cơ quan, mà cánh này thì chỉ lái Toy nên cái câu “đi Toy cho nó lành” hình thành. Thời đó ô tô là một cái gì đó quá xa xỉ, ngoài phương tiện đi lại nó còn là tài sản lớn, là thứ để thể hiện đẳng cấp nên tiêu chí chọn xe như vậy là phù hợp.
Tuy nhiên lưới của Toy đã bung ra!
Theo thời gian có nhiều hãng xe vào VN, nhưng với ưu thế của mình Toy luôn biết cách duy trì lợi thế “cầu lớn hơn cung” để thu về những mẻ lưới lợi nhuận. NTD Việt cũng có nhiều thông tin hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn nhưng để thay đổi một thói quen hình thành trong nhiều năm rất khó. Do vậy, “cầu vẫn lớn hơn cung”.