Ơ, phản biện mà không giảng giải thì ai nghe hả bác! Tranh luận là để làm sáng tỏ vấn đề, qua đó mình còn học hỏi được ở người tranh luận những kiến thức, quan điểm mới. Nó đòi hỏi người tranh luận phải có thiện chí, tranh luận có văn hóa, không bảo thủ thì mới OK. Còn bảo thủ cứ cho mình là đúng thì tranh luận sẽ vô ích.
Để người khác nghe theo bác, đồng tình với quan điểm của bác thì lời bác viết phải có cơ sở: cơ sở khoa khọc, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý.
Cơ sở 1: Quy luật cung - cầu.
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả và chất lượng sản phẩm được quyết định bởi bên 2 cung - cầu theo nguyên tắc bình đẳng, bên cung là nhà sản xuất, bên cầu là người tiêu dùng. Khi cung lớn hơn cầu thì nhà sản xuất phải giảm giá và cải tiến sản phẩm để thúc đẩy doanh số. Khi cầu lớn hơn cung thì nhà sản xuất sẽ đẩy giá lên. Khi ra một sản phẩm mới, nhà sản xuất phải điều tra thị trường để tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng để kích cầu.
Trong trường hợp của To VN, thời gian qua cầu luôn lớn hơn cung nên To không có động lực cải tiến sản phẩm, và sẵn sàng tăng giá để kiếm lợi nhuận -> người dùng sản phẩm của To bị thiệt.
Bác kiểm nghiệm thực tế xem ở VN hãng xe nào hay tăng giá nhất, sản phẩm cải tiến ít nhất xem thử nhận định của mình đúng k nhé!
Chừng đó cái đã, mình phải đi làm kiếm lúa!
1- Như tôi đã nói - tôi chỉ đặt dấu (?) và phản biện - chứ không khẳng định - và tất nhiên là không cần phải "bảo thủ... ", thì tôi không phải dài dòng chứng minh.
Cụ hãy xem lại cụ kia (vua gì đấy) đã viết những gì, và tôi đã hỏi, phản biện cái gì?
Nếu cụ đồng quan điểm với cụ kia, thì hãy giúp cụ kia giải thích (bằng số liệu, thống kê, kết quả nghiên cứu, đánh giá, "cơ sở khoa khọc, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý"...) cho tôi và những người mà các cụ cho là gà mờ thêm sáng mắt.
2- Phần lý thuyết, định nghĩa, khái niệm, "cơ sở lý luận"... (mà những sinh viên 20 tuổi cũng biết) thì Không cần thiết phải paste ra đây cho lãng phí tài nguyên của DĐ.
Chỉnh sửa cuối: