Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS trên ô tô

Ngành công nghiệp oto đã là một ngành lâu đời. Với vô vàn mẫu xe, thiết bị, linh kiện, phụ gia hỗ trợ được ra đời. Phát triển những công nghệ mới để giúp cho trải nghiệm của người tài xế được trọn vẹn, an toàn. Một trong những công nghệ quan trọng đã ra đời và được ứng dụng rộng rãi trong ngành oto là công nghệ phanh ABS. Một trong những phát minh quan trọng nhất để giúp chiếc xe của bạn an toàn hơn

1. Hệ thống phanh ABS trên ô tô là gì?​

Phanh ABS là viết tắt của Anti-Locking Brake System. Nghĩa là hệ thống phanh chống bó cứng. Đúng như nghĩa đen của nó. Phanh ABS cho phép bánh xe không bị bó chặt trong quá trình bóp phanh.
Khi xe di chuyển chậm, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu xe đang di chuyển với tốc độ trung bình. Hoặc cao mà xảy ra sự cố bất ngờ, người lái sẽ phải đạp phanh. Do xe chạy quá đà, lốp xe có thể bị mất độ bám đường. Và trượt một cách khó lường, gây nguy hiểm đáng kể cho người lái. Hành khách và những người tham gia giao thông khác.
hình ảnh minh hoạ hệ thống phanh trên ô tô

Việc sử dụng hệ thống phanh ABS trên ô tô. Giúp bánh xe không bị bó cứng khi phanh gấp và mạnh. Thay vì giữ chặt đĩa phanh. Hệ thống phanh ABS liên tục kẹp và nhả đĩa. Giúp giảm thiểu hiện tượng trượt, văng và lệch khỏi đường đi của xe.
Xem thêm khi nào cần thay Top 6 dấu hiệu thay phanh xe ô tô

2. Lịch sử phát triển của phanh ABS​

Ứng dụng đầu tiên trong máy bay thương mại​

Nhiều người mới tìm hiểu xe có thể lầm tưởng rằng. Hệ thống phanh ABS là một sự phát triển công nghệ gần đây. Tuy nhiên, phanh ABS thực tế đã có từ năm 1949. Trong thời gian đó. Ngành cơ khí gặp nhiều hạn chế về công nghệ khiến hệ thống phanh ABS trở nên cồng kềnh và tinh vi. Ban đầu chúng chỉ được sử dụng trong máy bay thương mại. Và gặp rất nhiều khó khăn trong ứng dụng. Điều này tiếp tục cho đến năm 1969-1970.

Năm 1969 phanh ABS được ứng dụng và ô tô​

Sự phát triển của công nghệ vi mạch. Đã dẫn đến những tiến bộ đáng kể kể từ năm 1969. Các nhà sản xuất ô tô đã nhận ra tiềm năng của nó. Và đã tích hợp nó vào hệ thống phanh ABS để cải thiện sự an toàn và tiện lợi.
Các nhà sản xuất ô tô. Kể cả những thương hiệu hàng đầu. Đã mất nhiều thời gian để phát triển và triển khai hệ thống phanh ABS hiệu quả trên ô tô. Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ví dụ, Toyota mất 10 năm từ 1971 đến 1980 để đạt được điều này. Trong khi Mercedes-Benz đưa ra thông báo đầu tiên vào năm 1978. Và áp dụng công nghệ này cho tất cả các mẫu xe của mình vào năm 1981.
Công nghệ phanh ABS đã là bộ phận quan trọng của xe ô tô. Và được nhiều quốc gia yêu cầu coi là tiêu chuẩn kỹ thuật. Do ý nghĩa và lợi ích của nó đối với đời sống con người. Công nghệ đã phát triển vượt bậc. Cho phép phanh ABS được sử dụng trên xe máy nhờ chất lượng vượt trội. Kích thước nhỏ và hiệu quả ấn tượng.

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh ABS​

Nguyên lý hoạt động của ABS là nhờ vào các cảm biến tốc độ trên từng bánh xe, gửi thông tin về cho ECU ABS và từ đó ECU ABS sẽ nắm bắt được vận tốc quay trên từng bánh xe và phát hiện ngay tức khắc khi bánh xe nào có hiện tượng bị “bó cứng” do người lái đạp phanh đột ngột, dẫn tới hiện tượng bị trượt khỏi mặt đường. Khi có hiện tượng giảm tốc độ. Sau đó, bộ điều khiển sẽ điều chỉnh dầu phanh để thực hiện các hoạt động kẹp và nhả chính xác giúp làm chậm xe. Hoặc dừng bánh xe mà không khiến bánh xe bị bó cứng hoặc trượt, đảm bảo khả năng kiểm soát tối đa.
Nói một cách sơ bộ thì có vẻ đơn giản. Tuy nhiên phanh ABS lại được cấu tạo rất phức tạp. Để có thể thực hiện một nguyên lí hoạt động vô cùng tinh vi. Đảm bảo được độ chính xác gần như tuyệt đối trong mọi thao tác của xe.

Cấu tạo của phanh ABS​

Hệ thống phanh ABS hoàn chỉnh bao gồm:
  • Cảm biến tốc độ hay còn gọi là encoder là một dạng công nghệ vi mạch tiên tiến. Có khả năng phát hiện chính xác sự tăng tốc. Giảm tốc hay tốc độ của bánh xe. Chúng sử dụng sự kết hợp của một nam châm vĩnh cửu. Cuộn dây và lõi từ tính để phát hiện những thay đổi trong từ trường do chuyển động của bánh xe tạo ra. Tạo ra một điện áp có thể được phân tích để xác định gia tốc của xe. Mức độ chính xác cao này có thể thực hiện được nhờ công nghệ vi mô được sử dụng trong cảm biến.
  • Van điều khiển má phanh trên các bánh xe và có ba vị trí: mở, dừng dòng chảy và nhả. Vị trí mở sẽ truyền lực tương tự như lực nhấn phanh của người lái tới bánh xe. Vị trí dừng dòng chảy cách ly lực tác dụng lên phanh khỏi xi lanh chính. Để ngăn áp suất quá mức. Van xả làm giảm áp suất xi lanh tác dụng lên phanh.
  • Bơm phanh ABS nạp lại áp suất cho phanh thủy lực sau khi các van đã được mở. Hệ thống ABS cần tự tạo lực ép để hoạt động dù không nhận lực từ người lái.
  • ECU trong bộ phận điều khiển nhận tín hiệu từ từng bánh xe. Và sẽ kích hoạt hệ thống phanh ABS nếu phát hiện một bánh xe bị trượt do mất lực kéo.

Nguyên lý hoạt động của phanh ABS​

Nguyên lý hoạt động của ABS là nhờ vào các cảm biến tốc độ trên từng bánh xe, gửi thông tin về cho ECU ABS và từ đó ECU ABS sẽ nắm bắt được vận tốc quay trên từng bánh xe và phát hiện ngay tức khắc khi bánh xe nào có hiện tượng bị “bó cứng” do người lái đạp phanh đột ngột, dẫn tới hiện tượng bị trượt khỏi mặt đường. Khi có hiện tượng giảm tốc độ. Sau đó, bộ điều khiển sẽ điều chỉnh dầu phanh để thực hiện các hoạt động kẹp và nhả chính xác giúp làm chậm xe. Hoặc dừng bánh xe mà không khiến bánh xe bị bó cứng hoặc trượt, đảm bảo khả năng kiểm soát tối đa.
Bạn cũng có thể xem video minh hoạ sau đây để rõ hơn:

4. Những lưu ý khi sử dụng phanh ABS​

Phanh ABS là hệ thống tích hợp sẵn trên xe. Kích hoạt khi người lái đạp phanh nên rất tiện lợi. Tuy nhiên, vẫn có một số lưu ý quan trọng cần lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh ABS.
  • Xe có đèn báo phanh ABS. Thông thường, đèn này sẽ tắt khi xe bắt đầu di chuyển. Tuy nhiên, nếu đèn vẫn nhấp nháy ngay cả sau khi lái xe một lúc. Điều đó có nghĩa là hệ thống phanh ABS có vấn đề.
  • Việc vô hiệu hóa hệ thống ABS không khiến xe không thể vận hành. Vì nó vẫn có hệ thống phanh tiêu chuẩn. Tuy nhiên, người lái xe nên nhanh chóng kiểm tra. Và khắc phục hệ thống phanh ABS để phục hồi chức năng hoàn chỉnh.
  • Hệ thống phanh ABS không cải thiện lực phanh cũng như tốc độ của xe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng. Khi ô tô đang di chuyển với tốc độ 90km/h cần dừng đột ngột. Phanh ABS mất tới 4 giây, trong khi phanh thông thường chỉ cần 2, thậm chí chỉ 1 giây.
Như mình có nói ở trên, việc hệ thống phanh có hoạt động chính xác phụ thuộc khá nhiều vào cảm biến tốc độ, vậy vệ sinh cảm biến tốc độ là việc hoàn toàn cần thiết

5. Hướng dẫn vệ sinh cảm biến tốc độ​

Hệ thống phanh ABS rất quan trọng với xe để đảm bảo an toàn. Vì vậy luôn cần dành một sự quan tâm, chăm sóc và bảo trì. Đặc biệt cần lưu ý là cảm biến tốc độ. Bởi vì đây là bộ phận khởi nguồn đảm bảo hệ thống phanh ABS vận hành chính xác, hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS trên ô tô

Tuy nhiên nó lại được lắp ngay hốc bánh nên rất dễ bị bẩn, bám bụi đất, sình lầy trong quá trình sử dụng. Những vết bẩn này sẽ làm tín hiệu từ cảm biến bị sai lệch. Dẫn đến toàn bộ hệ thống phanh ABS vận hành bị sai sót, thiếu chính xác.
Lưu ý: đối với những người mới làm thì việc vệ sinh sẽ mất hơn 1 tiếng đồng hồ. Và chỉ nên làm khi có kiến thức, đồ nghề. Nếu không hãy đến ngay Lốp xe Hải Triều để được xử lý

Bước 1: Tháo bánh xe và xác định vị trí cảm biến.​

Dùng kích để nâng xe lên rồi đặt đội kê vào. Sau đó tiến hành tháo bánh xe và tìm kiếm cảm biến. Thông thường, cảm biến ABS sẽ đặt ở phía sau phanh xe (với xe dùng phanh đĩa cho toàn bộ 4 bánh). Và đặt ở hộp vi sai (với xe dùng phanh tang trống).
Khi đã xác định được vị trị của cảm biến. Các bạn có thể đánh tay lái theo các hướng để quan sát thấy cảm biến dễ dàng hơn. Thông thường với 2 bánh bên tài ta sẽ đánh lái qua bên phụ. Và ngược lại nếu muốn xem cảm biến ở 2 bánh bên phụ thì ta đánh lái qua bên tài.

Bước 2: Tháo cảm biến.​

Sử dụng công cụ tháo bu lông (thường là loại 10 ly) để tháo bu lông ở chân cảm biến và bu lông định vị dây cáp. Thiết kế của cảm biến tốc độ luôn có 3 bu lông ở vị trí này, nên phải chắc chắn rằng bạn đã tháo đủ 3 bu lông trước khi tháo cảm biến. Cảm biến là bộ phận nhạy cảm nên khi tháo chân cảm biến không giật, kéo vì có thể làm hỏng nó. Thay vào đó hãy dùng vít dẹt nhỏ để tách chân cảm biến một cách nhẹ nhàng.

Bước 3: Tiến hành vệ sinh.​

Như đã lưu ý ở trên, chân cảm biến rất nhạy cảm. Nên tuyệt đối không dùng nước hay chất tẩy rửa để vệ sinh. Mà chỉ dùng khăn sạch, khô để lau một cách nhẹ nhàng đến khi thấy sạch.

Bước 4: Lắp lại cảm biến.​

Lắp cảm biến trở lại vị trí cũ rồi lắp lại bánh. Thông thường, việc vệ sinh cảm biến có thể khiến đèn báo lỗi phanh ABS bật sáng một vài ngày. Các bác tài nếu chưa quen sẽ cảm thấy khá bồn chồn. Tuy nhiên chuyện này hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lo. Hoặc nếu có thời gian, các bác tài hãy đọc cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm xe, trong đó có chỉ chi tiết cách reset đèn báo hiệu ABS

6. Lốp xe Hải Triều vệ sinh cảm biến tốc độ trong vòng 10p​

Hệ thống phanh ABS ra đời nhằm tăng tính an toàn cho mọi phương tiện lưu thông trên đường. Chúng đã trở nên thiết yếu trên ô tô và điều quan trọng là người lái xe phải có kiến thức về công nghệ này và biết cách vệ sinh cảm biến khi cần thiết.
Nếu bạn gặp khó khăn với việc bảo dưỡng và làm sạch hệ thống phanh ABS, cho dù đó là do thiếu thiết bị hoặc kỹ năng hay chỉ đơn giản là bạn cảm thấy không chắc chắn về việc tự mình thực hiện, thì tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia.
Hải Triều là nơi không chỉ cung cấp lốp xe giá rẻ tại thị trường TP.HCM mà còn cung cấp dịch vụ bảo dưỡng xe đáng tin cậy cho các bác tài. Họ cung cấp nhiều dịch vụ, từ vệ sinh cảm biến phanh ABS nhanh chóng trong 10 phút đến chăm sóc xe toàn diện bởi đội ngũ chuyên gia tận tâm.
Hải Triều có nhiều chi nhánh được trang bị các công cụ hiện đại để thực hiện hiệu quả các công việc phức tạp. Các chi nhánh này cũng có không gian rộng rãi để phục vụ nhiều khách hàng trong khi vẫn duy trì dịch vụ chất lượng cao.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS trên ô tô
 

Attachments