Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Em cũng ủng hộ trồng rừng bảo vệ môi trường, nhưng xét về hiệu quả kinh tế thì em thấy phương án trồng cao su trên đất Lào của mấy đại gia có vẻ hấp dẫn hơn: rừng rộng người thưa, có thể làm với diện tích cực lớn, lập dự án xong tha hồ mà đốn rừng lấy gỗ (gỗ xịn nhé). Đất đai của Lào rất phì nhiêu, mưa nhiều (nằm bên kia dãy Trường Sơn nên lấy hết hơi nước của bên mình, sang mình còn lại gió Lào) nên trồng cây rất tốt, lại không lo ảnh hưởng của bão. Trồng cao su theo công nghệ mới chỉ 4 năm đã cho thu hoạch, sau này khi cây già cũng có thể khai thác gỗ để bán, 1 công mà làm được nhiều việc.

Còn về hạn mức môi trường em không biết ở VN có mua bán chưa

nguahoang49 nói:
Trước khi xét đến ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh em đưa ra ý kiến sau:
Việt Nam có lợi thế nào đặc thù so với mặt bằng chung của thế giới? Em đưa ra mấy ý sau:
1. Giá nhân công rẻ
2. Đất trống đồi trọc còn nhiều vô vàn
3. Tính cần cù chịu khó của tầng lớp lao động nông thôn (vẫn có trường hơp tiểu số nhưng nhìn chung là vậy)
4. Thị trường hàng tiêu dùng hiện bỏ ngỏ cho nước ngoài là chủ yếu (trong đó Trung Quốc chiếm một phần không nhỏ).
5.
6.
....
Vậy với các phân tích trên đây, nếu em có tiền em đầu tư trồng rừng, bán hạn mức môi trường cho mấy ông công nghiệp, cây lớn em khai thác về chế biến sản phẩm gỗ hoàn thiện xuất sang Châu Âu, Mỹ ... kiếm ngoại tệ về cho nước nhà:D:D:D:D
Em có anh bạn năm 2010 đầu tư được 80 hecta ngoài Tánh Linh, Bình Thuận, trồng tràm toàn bộ diện tích đất, tính toàn bộ chi phí mua đất (50 năm) cộng công trồng và giống hết 55 triệu/ha. Sau 5 năm thì bán rẻ chắc cũng được 80 triệu mẫu (do trượt giá). Vậy lợi nhuận gộp là 25 triệu/ha tương đương 10% năm (chưa tính giá trị đất).
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
14/5/08
2.537
22.456
113
Ông YTuongMoi dân software nên suy nghĩ y hệt mấy bác lãnh đạo CNTT nước nhà giai đoạn 199x, tức là suy nghĩ "người VN cần cù chịu khó, lao động siêng năng, giá rẻ v.v và v.v" nên quyết định con đường "1 coder bằng 100 nông dân, bằng 10 thợ mỏ v.v và v.v" kết quả là ngành phần mềm VN vẫn loay hoay đứng tại chỗ 10 năm nay, có khá hơn chút ở tiếng Anh, Nhật, ở khả năng google của nhân lực... cái quan trọng nhất là làm cái gì thì các DN vẫn loay hoay và vẫn chọn con đường gia công để nhanh lấy tiền.

Năm 2001 manmonth là 2500 USD, lương sinh viên mới ra trường 150-300 USD, senior 400 USD. Tô phở 7000, sống vô tư
Năm 2012 manmonth là 2500 USD (thậm chí giảm), lương sinh viên mới ra trường 300-400 USD, senior 1000. Tô phở 35K, sống chật vật nên giờ đứa giỏi không học ngành phần mềm nữa

Khi mình qua Hàn Quốc, làm với các hệ thống nhúng trong ngành điện tử thì mới thấy để phát triển ngành này cần sự hỗ trợ rất lớn từ các ngành hỗ trợ, ví dụ như phần cứng, chíp nhớ ... sau này, khoảng 2007 thấy FSoft chọn hướng phần mềm nhúng làm hướng chủ lực thì mình thấy lạ là ngành CN phần cứng VN cực kỳ kém, đến mức mà cái hộp cacton cũng phải nhập thì làm sao mà phát triển. Đến giờ thấy cũng im luôn.

Bây giờ mình thấy nhà nhà người người, cty cty làm ứng dụng di động thì mình cũng chả hiểu kết quả sẽ thế nào.

Để phát triển ngành gì thì sự hỗ trợ của Nhà Nước là cực kỳ lớn, ví dụ như khối chính phủ phải đi đầu trong việc dùng sản phẩm trong nước để còn "kích cầu"

Riêng VN thì mình có nói chuyện với mấy người đối tác nước ngoài, họ thấy VN có thể phát triển du lịch + công nghệ sinh học do VN có hệ sinh thái động thực vật, có thể tạo ra các sản phẩm sinh học chất lượng cao. Họ là dân đầu tư nên có thể tầm nhìn họ khác mình, mình chỉ suốt ngày vật vã với đống mã nguồn
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/12/10
7.671
8.763
113
TNL Solutions
www.tnlsolutions.com
Làm phần mềm ứng dụng thì Việt Nam chỉ có gia công, làm thuê là chủ yếu.....chứ đòi đầu tư nghiên cứu thì xin kiếu.....Bản quyền thì chẳng được bảo vệ, tiền nghiên cứu thì thấp, nếu xin thì phải làm hồ sơ đủ thứ, công nghệ thì thay đổi từng ngày, vậy mà......:D
 
Hạng B2
28/9/11
315
132
53
Ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ mạt.
Cụ Bùi chả bảo bán nước, to bán kiểu to, nhỏ bán kiểu nhỏ
 
Tập Lái
19/6/12
19
0
0
45
Ở Vn e ko ..đảm bảo bao tiêu trọn gói, từ A-Z như kiểu mía đường chẳng hạn, đem con bỏ chợ vì..bắt buộc ( do thiếu thực lực), phía nước ngoài vẫn lợi dụng điều này làm VN đứt gánh giữa đường ..
 
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Em cũng đồng ý với bác là cần phổ cập tiếng Anh, thêm vi tính cho toàn dân giống như phong trào xóa mù chữ ngày xưa.
Xuất khẩu lao động thì chủ yếu là để giải quyết công ăn việc làm và kiếm thêm ngoại tệ, em nghĩ lĩnh vực này khó tạo được công ty có hạng trên thế giới. Về lâu dài, muốn phát triển phải tạo công ăn việc làm có thu nhập cao trong nước, muốn giàu phải nhập khẩu lao động, mở công ty ở nước ngoài, chỉ loay hoay trong nước thì không ăn thua.
dinle nói:
Theo em thì nên tập trung vào DV XKLĐ, thông qua đó di dân bớt ra nước ngoài dựa trên các yếu tố thuận lợi của người Việt như lanh lẹ, chịu học hỏi, mau hòa nhập & rất chịu khó làm việc để kiếm tiền.

Những yếu kém của LĐXK VN thì có nhiều, tập trung chính vào tinh thần kỷ luật LĐ kém, hay bỏ trốn và kết bè phái.... nhưng những yếu tố này có thể loại bỏ được nếu có phương pháp xử lý đúng đắn.

Hiện tại VN cũng đang đẩy mạnh XKLĐ nhưng chủ yếu là LĐPT, trình độ & kỷ luật kém, tay nghề yếu nên gặp rất nhiều bất lợi cũng như không được các nước chuộng như LĐXK của Phi hay Thái.

Việc đơn giản nhất cần làm để thực hiện PA này là phổ cập tiếng Anh cho toàn bộ các bậc học từ mẫu giáo tới PTTH vì đây là chìa khóa mở cửa cho người Việt thực sự gia nhập sân chơi KTTG.
 
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Về thế mạnh nông nghiệp em cũng đồng ý với các bác. Sau bao năm bị hắt hủi, giờ đây cũng có nhiều ý kiến kêu gọi phát triển nông nghiệp và có vẻ chính phủ cũng ủng hộ (ít ra là bằng lời nói). Em nghĩ sau khi luật đất đai sửa đổi (dự kiến 2013), tăng hạn mức đât đai được sở hữu, nông nghiệp sẽ dần mạnh lên, tập trung hơn. Nhìn ngành nông nghiệp mà Israel làm trên sa mạc, với diện tích ích ỏi, nông dân ít ỏi, phải tiết kiệm từng giọt nước mà mỗi năm xuất khẩu được hơn 3 tỉ đô thì chúng ta với nhiều điều kiện ưu đãi hoàn toàn có thể hi vọng.

Chờ bài sau của bác để tiếp tục bình loạn :)
PS: Em không bàn ở tầm vĩ mô: Việt Nam chọn nghành nào để cạnh tranh với thế giới, mà em bàn ở tầm vi mô: với điều kiện của Việt Nam, nếu lập công ty, bác chọn lĩnh vực nào để HI VỌNG 40 năm sau có một công ty thuộc dạng khá trên thế giới.
logdn nói:
VN có lợi thế về nông nghiệp và các sản phẩm trái cây nhiệt đới.

ali.quang nói:
Cám ơn bác ytuongmoi đã mởi thớt.
Thật sự bác và em cùng 1 suy nghĩ về việc này, nhưng em lại có suy gnhix khác bác, lạm bàn đem vào đây cùng chia sẽ.

Lạm bàn về cạnh tranh, chúng ta xét về khía cạnh tren toàn cầu, vị thế cạnh tranh trên toàn cầu của các SP VN là gì? Các ngành chúng ta đang ỏ đâu? Vị thế các ngành trong đánh giá của CP? ... Và Chấp nhận đầu tư của các nhà đầu tư thì em tạm sếp sau.

Nếu xét về sự khác biệt, thì chúng ta luôn đi sau các nc như US, Euro,....
Nếu xét về anh làm trc đi, rồi tôi sẽ làm như anh, thì chúng ta khó so với TQ.
Vậy chúng ta làm gì. Nếu ai cũng biết đc thì cũng có thể đang rất thành công. :)

Nếu nói về đầu tư lớn thì ngành CN đóng tàu của ta chiếm rất nhiều % của GDP. Nhưng có 1 ngành mà TG cũng đang xác nhận 1 vị thế của chúng ta trên toàn cầu đó là nông nghiệp. Nhưng chúng ta chưa thể điều hành việc đó cho dù chỉ là về giá.

Tại sao OPEC lại làm đc giá dầu? Tại sao Thái Lan , .. Làm đc giá gạo, tại sao giá gạo của Mỹ rất cao,...... Và nhiều câu hỏi tại sao.

Trong vị thế của ta đến giờ thì may ra chỏ có hiệp hội hồ tiêu VN là làm đc cho ng nông dân, họ ko làm về giá, nhưng cập nhật giá và tình hình hồ tiêu toàn thế giới cho nông dân VN quyest định bán hay ko. Như thế cũng đủ cho chúng ta 1 nc xk tiêu No1 TG làm đc chuỵen giá mà như ko làm.

Theo em đang nhìn thấy thì nó đng ở đây.

(em sẽ tiếp tục nói về nông nghiệp ở những bài viết sau)
Em gỏ ipad nên có thể sai chính tả, mong các bác bỏ qua.

Thân.

P/s: em đã đội nón nhận đá của các bác về xây nhà.
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.795
113
yTuongMoi nói:
Ý kiến hay! Đường nào cũng quản không được thì em nghĩ hợp pháp hóa sẽ quản lý tốt hơn, vừa tốt cho xã hội, vừa bảo vệ được người bán dâm chứ như hiện nay thấy tội nghiệp họ quá. Rất nhiều người bị bán ra nước ngoài bán dâm mà ta cũng chẳng giúp gì được. Nếu hợp pháp hóa được bán dâm còn giảm chảy máu ngoại tệ qua các tour du lịch sex, tăng khách du lịch, kích cầu kinh tế.... Nếu hợp pháp hóa nghành này sẽ có nhiều ý tưởng để triển khai: ví dụ nhập khẩu gái Tung Cẩu để phục vụ tụi nó....

Em nghĩ đây là ý tưởng nghiêm túc và rất hay.
Mời các bác bổ sung thêm các ngành khác.

Quỳnh Rùa nói:
Mại Dâm.

Chuyên gia nghiên cứu cá độ bóng đá.....
 
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Em cũng nghĩ du lịch xứ Vịt rất tiềm năng. Singapore bé tẹo,chỉ lớn hơn đảo Phú Quốc 1 chút, lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh chẳng có gì mà mỗi năm nó thu hút được lượng khách du lịch gấp 20 lần dân số. Xứ Vịt mỗi năm vài triệu khách quốc tế đã vội mừng, kể lể thành tích. Du lịch xứ Vịt chẳng chịu đầu tư cho bài bản, mạnh ai người đó khai thác, thiếu đoàn kết, làm ăn chụp giật, khách đến một lần cho biết rồi thôi, đem tiền đến cũng chẳng biết tiêu vào đâu... Nếu biết làm du lịch thì chỉ mỗi cái hệ thống hang động tại Quảng Bình hay vịnh Ha Long cũng đã có thể thu hút rất nhiều khách du lịch. Suốt chiều dài đất nước với biết bao tiềm năng đang bị bỏ phí. Cần 1 công ty tư nhân mạnh đứng ra thống lĩnh nghành này. Để mấy ông nhà nước quảng bá du lịch là thua rồi. Em nhớ hồi trước còn quảng cáo trên CNN, BBC, sau này khảo sát thì dân họ nói không nhớ, không biết, trong khi mấy việc cơ bản như nạn ăn xin, móc túi, chặt chém, chèo kéo bao năm vẫn chưa xử lý được. (Em thấy mấy cái resort, khác sạn nhà nước làm ăn cũng quan liêu chẳng kém hệ thống hành chính).
Du lịch xứ Vịt như một bãi đất hoang, rất tiềm năng.

nhantran6484 nói:
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Việt Nam rừng vàng biển bạc. Nhưng chưa khai thác hết tiền năng của nó
 
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
Về bán sức lao động ở cấp độ phổ thông (lao động có tay nghề): thì em đồng ý là Việt Nam có lợi thế so sánh tương đối so với mặt bằng chung của thế giới. Hiện nay lao động có tay nghề ở Việt Nam có mức thu nhập khoảng 5 - 8 triệu đồng/tháng. Nhưng nếu đi lao động xuất khẩu thì thu nhập khoảng trên dưới 1000 USD/ tháng = 20 triệu đồng. Trừ chi phí sinh hoạt ... thì mỗi tháng họ cũng tiết kiệm được ít nhất là 5 triệu đồng. Nhưng vấn đề là hiện nay ngành này chưa có một hành lang pháp lý cụ thể cũng như sự điều phối từ phía nhà nước. Điều này dẫn tới các công ty làm ăn mỗi người một nẻo, mạnh ai nấy làm... dẫn tới thị trường mất đi tính hấp dẫn của nó. Nếu có sự điều phối và quản lý cũng như hỗ trợ bằng chính sách của nhà nước thì em nghĩ ngành này sẽ hái ra tiền trong tương lai.
Về bán chất xám (lao động trình độ cao): Cái này em nghĩ còn quá nhỏ bé, bé đến nỗi có ai bán được chất xám ra khỏi biên giới thì báo chí đã tung hê lên hết cả rồi. Vì vậy, thị trường này gần như bỏ ngỏ cho nước ngoài khai thác - là những công ty chuyên "săn đầu người".
Về khoa học công nghệ, kỹ thuật: Cái này đương nhiên mình thua xa nhiều nước, bao nhiêu năm công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đến nay mới sản xuất được cái lốp xe thì em nghĩ để phát triển về cái này thì còn rất nhiều chuyện để nói, từ chính sách của nhà nước, sự hỗ trợ của nhà nước, các thành phần kinh tế ... và ... Nên thiết nghĩ nếu gọi là có lợi thế cạnh tranh thì không phải ngành này. Nếu có thì hãy chuẩn bị từ những bước cơ bản nhất rồi đợi khi đáp ứng được các điều kiện cần và đủ hãy tính tới.
Về tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam thường được cho là rừng vàng, biển bạc. Rừng thì hiện nay trọc, biển thì bạc thật nhưng quy hoạch khai thác, công nghệ khai thác e là còn nhiều bất cập. Tài nguyên thiên nhiên thì nhiều nhưng chủ yếu là khai thác lên rồi bán thô. Ví như nông dân VN trồng cây bông bán sang Trung Quốc được 3 đồng, TQ dệt sợi bán cho thằng dệt vải được 6 đồng, thằng dệt vải với công nghệ hiện đại (có chất lượng và được xã hội công nhận) sau khi dệt xong bán lại cho VN được 10 đồng. Vậy đây có là lợi thế cạnh tranh không? Hiện nay thì nó đang đầy tiềm năng đấy!!! Vấn đề là ai có khả năng làm, nắm bắt được công nghệ, có tiền để đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền, con người ... và chính sách có ổn định để người ta làm hay không, có hỗ trợ đến nơi đến chốn hay không, có tạo điều kiện thuận lợi hay không? Hay lại kiểu sớm nắng chiều mưa giữa trưa sương mù rải rác.
Về nông nghiệp: Việt Nam trước đây được cho là một quốc gia nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, giờ con số đó là bao nhiêu thì em hay trển cũng ứ biết nó chính xác như thế nào. Tuy nhiên, cứ đi tàu hỏa từ Nam ra Bắc thì cũng thấy được phần nào. Từ Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trở vào thì diện tích đất canh tác trên đầu người khá cao, Đồng Bằng Sông Hồng là thấp nhất, Trung du và miền núi Phía Bắc thì khá hơn nhưng đây là đất chuyển đổi từ đất rừng (nghĩa là phá rừng làm nương ...). Phương thức canh tác thì hiện nay theo em nghĩ mới chỉ có đồng bằng Sông Cửu Long mới tạm được cho là đang trên con đường hiện đại hóa. Còn lại thì chỉ là manh mún, dùng sức người là chính. Vì sao ư? Ở đồng bằng Sông Hồng mỗi nhân khẩu được khoảng 360m2 đến 720m2 (1 đến 2 sào Bắc Bộ). Vậy thì lấy đâu mà hiện đại hóa nông nghiệp, máy cày còn chả đủ quay đầu thì có mà giãy đất à!!! Nói thế vậy VN không có lợi thế về nông nghiệp? Việt Nam vẫn đầy lợi thế ra đấy, nhưng muốn phát triển được thì cần bao nhiêu nhân tố? Đất - Việt Nam có, con người - Việt Nam có, khoa học kỹ thuật - cái này chả biết nó ở mức độ nào? Chính sách hỗ trợ của nhà nước - chẳng biết ra sao? Vậy có phát triển để trở thành thế mạnh trên trường quốc tế được không? Xin thưa là được, nhưng đấy mới chỉ là cái đích có thể tiến tới thôi. Còn tiến tới hay không thì cần nhiều ông cố gắng, ông nông dân, ông nhà nước... Ngay chỉ ở hai dòng sản phẩm cây công nghiệp là cà phê và tiêu thôi thì các bác thấy rồi, mình trồng xong thu hoạch, bán hạt thô ra nước ngoài để người ta chế biến, mình ba người ta bảy... thấy mà chán. Lại cây cao su, mình trồng xong bán mủ khô cho Trung Quốc, nó chế biến rồi lại bán cho mình...
Lâm nghiệp: Đất rừng thì đầy rẫy, nhiều chỗ chả trồng được cây gì ngoài cây "cải cúc". Nhưng trước đây nó là rừng gỗ quý đấy, toàn đinh - lim - sến - táu - pơ mu... Giờ nếu đầu tư vào có khi mấy chục năm nữa nó lại chả đắt hơn sưa, trắc. Đi lên miền Tây Bắc mới thấy chán, rừng núi trùng trùng điệp điệp, vậy mà toàn là ông sư không. Một năm người dân trồng được một vụ lúa nương hoặc một vụ ngô, vài năm là đất bạc màu rồi lại bỏ hoang, mấy năm sau lại tiếp diễn trồng lúa, trồng bắp... Vậy nếu trồng rừng thì sao? Em trước đây làm dự án 5 triệu héc ta rừng (bên NH), ai bảo được 5 triệu không thì có đến mười đời nhà em cũng chả biết. Chỉ biết bên ngoài thì trồng rừng, bên trong thì người dân vẫn phá rừng làm rẫy.
Đúc kết lại, với điều kiện tự nhiên và sẵn có hiện nay em đánh giá chỉ có 2 ngành Nông Nghiệp và Lâm Nghiệp là VN có lợi thế cạnh tranh. Kéo theo hai ngành này là công nghiệp chế biến, thương mại. Óc em chỉ đến thế, học nhiều nhưng trả hết thầy rồi. Lâu nay kinh tế khó khăn toàn lên mạng chát chít vớ vẩn chả học thêm được gì. Bác nào có cao kiến thì chỉ dạy em thêm ạ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.