Em thấy ở xứ Vịt cũng có người định theo mô hình của Infosys thu nhỏ nhưng em nghĩ sẽ khó thành công, và không thể trở thành công ty lớn được. Ấn Độ có lực lượng Ấn kiều làm việc trong nghành IT rất lớn, chính đám này với những mối quan hệ tốt sẵn có đã về nước lập công ty. Dân Ấn có nền tảng toán học rất tốt (tụi Ấn chơi cờ vua cũng giỏi), nghành phần mềm rất được ưa chuộng ở nước này nên có nhiều nhân lực để tuyển dụng. Năm 2001 Infosys chỉ có 4500 người, cách đây vài năm, nhân viên của nó qua tư vấn cho bên em nói 87.000 người, hiện giờ là đã 150.000 nhân viên. Về tiếng Anh thì tụi Ấn có ưu thế hơn hẳn vì là thuộc địa lâu năm của Anh, Ấn Độ có 200 triệu người dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Trong khi ở ta tuyển người rất khó, đám yếu yếu tuyển về không dùng được, đám khá khá thì mỗi lần có dự án cần thêm người phải giành giật của nhau, phải tăng lương --> giảm lợi nhuận, đó là chưa kể không thể cạnh tranh nhân lực với tụi nước ngoài như IBM, HP....(tụi nó trả lương gấp rưỡi, gấp đôi, làm lại nhàn hơn rất nhiều, mấy công ty xứ Vịt chỉ có nước cầu mong nó đừng gọi nhân viên của mình đi phỏng vấn).
Với tình hình hiện tại muốn có công ty tầm cỡ trong ngành IT em thấy làm ứng dụng đi động để bán là có hi vọng nhất nếu đủ sáng tạo (một dạng đầu tư mạo hiểm).
Với tình hình hiện tại muốn có công ty tầm cỡ trong ngành IT em thấy làm ứng dụng đi động để bán là có hi vọng nhất nếu đủ sáng tạo (một dạng đầu tư mạo hiểm).
nowforever nói:Bác koonjang và ytuongMoi nói chính xác. Tuy nhiên, phải nhìn lại con đường Ấn Độ mà cụ thể là Infosys đã đi ạ. Các cty cũng bắt đầu từ gia công, sau đó, họ xuất khẩu nhân lực đi khắp TG, học hỏi kn. Cắm chốt ở Mỹ, Jp. Dần dần, những người đấy lại trở về đào tạo lại lớp kế cận. PM VN nói thẳng ra là gặp lối ăn xổi. Cốt làm sao cho nhanh, có tiền.
ĐH FPT nói dùng chương trình này nọ hay ho, cuối cùng chém với giá trên trời. Túm lại vẫn là kinh doanh giáo dục.
Cũng có hàng loạt công ty do Việt kiều về đấy ạ, cũng tạo ra sp rồi đem qua US, Jp bán. Từ lâu lắm rồi chứ ko phải bây giờ, có điều ít ai biết. Tuy nhiên, phần lớn sau khi phát triển, sẽ bị cty của nước ngoài mua lại, biến cty VN thành chi nhánh cty nước ngoài, cái này thì hằng hà sa số nhé. Số tiếp tục pt chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Em hỏi thật các bác chứ, nếu có cty nn qua hỏi mua cty bác, bác có bán ko?
Có công ty vừa cứng vừa mềm luôn. Chứ ko phải chỉ mềm ko đâu. Có những công nghệ mà nước ngoài còn phải thán phục luôn.
Cá nhân em làm việc nhiều với các bạn SV mới ra trường, SV ta vừa nhạy, vừa nhanh, nhưng ngoại ngữ quá kém. Trừ phi chuyện đó dc cải thiện, còn ko IT cũng ko phải là lợi thế cạnh tranh.
Về phía doanh nghiệp, cũng mang tâm lý làm sao cho có ăn lẹ, ko chịu đầu tư. Khoái nghe chém gió. Đi pv nv cứ vác công nghệ mới ra mà hỏi, còn cty nước ngoài chỉ hỏi mày có kn bao nhiêu năm, trường hợp này xử lý thế nào. Vì vậy VN cái gì cũng biết, mà dek biết cái gì. PM VN cũng dựa trên tư tưởng đấy, kiến trúc sơ sài. Bán nhỏ nhỏ thì dc, gặp KH to là lăn quay ra chết. Ngay cả những pm hoành tráng của FPT bán ra cũng thế.
Trừ phi tư tưởng đó cải thiện, thì mới có doanh nghiệp to như mơ ước bác ytuongMoi, còn ko thì còn lâu.
Last edited by a moderator: