Rất vui vì được bác koonjang góp ý, hôm trước được bác trả lời nhưng do đang trong thớt bất động sản em không dám spam. (Hồi trước, khi chưa tham gia diễn đàn em cũng rất thích đọc các bài của các bác koonjang, tuando, lucsi, bravia... vì có giá trị thông tin rất cao, đến giờ em vẫn rất thích bài của các bác). Bác cũng làm trong lĩnh vực IT à?
Về thực trạng ngành công nghệ thông tin thì quả là đúng như bác nói. Tình hình khá là chua. Mấy công ty nhỏ hầu như chỉ biết làm web, mấy công ty lớn hơn thì làm gia công. Sản phẩm làm cho thị trường trong nước thì bị bẻ khóa, xài chùa (giờ mấy công ty cũng sợ rồi, không dám làm sản phẩm bán trong nước nữa). Sản phẩm làm cho nước ngoài thì bán không ai mua. Nhiều công ty lúc đầu cũng quyết tâm làm sản phẩm, nhưng bán không được, hết tiền lại phải đi làm gia công, sống lay lắt qua ngày. Đến giai đoạn khó khăn thì thiếu hợp động, công ty nào khá thì sa thải bớt nhân viên, yếu thì phá sản. Làm gia công thì nay khách hàng này, mai khách hàng khác, khi thì công nghệ này, khi thì công nghệ khác, thậm chí là những công nghệ vô cùng cổ lổ sỉ thế giới chẳng còn mấy người làm nên đẩy về Việt Nam sửa chữa, nâng cấp. Những hợp đồng ngon ăn thì Ấn Độ đã lấy trước, những dự án cần tính toán nhiều thì Nga, Hàn Quốc có lợi thế hơn, trình độ nhân lực IT, ngoại ngữ xứ Vịt thua kém so với Thái Lan, Philipin, Trung Quốc...., những hợp đồng gia công đến với Việt Nam chỉ còn là những thứ xương xẩu, khó nhai, khó nuốt bị các nước kia chê. Gia công thì mức trung bình là 2500 $ 1 manmonth như bác nói, những lĩnh vực khó thì khá hơn 1 chút như tự động hóa nhà máy bán dẫn có thể được, 2700$, 3000$, có trường hợp làm onsite dạng chuyên gia nó trả 7000$ 1 manmonth và bao ăn ở. Nhưng nhìn chung thì thường các công ty phải bỏ nhiều hơn 1 manmonth để làm được khối lượng ước tính là 1 manmonth, rồi còn bị ép tiến độ, chửi lên chửi xuống, thay đổi yêu cầu, trễ tiến độ, bị lỗ cũng không ít. Nói chung là tình hình thực tế khiến nhiều người vỡ mộng. Khi làm gia công, giá chúng ta nhận được chỉ bằng 1 phần 7 giá mà tụi nước ngoài nhận làm. (Nó nhận 7, giữ lại 6, còn 1 thì đưa cho mình làm gia công để ăn chênh lệch). So sánh với IBM Việt Nam, cùng 1 công việc, nó nhận với giá cao hơn khoảng gấp 5 lần các công ty Việt Nam với thời gian thực hiện dài hơn gấp đôi (không bị ép tiến độ như mình). Em thấy cứ làm gia công là không khá nổi, chỉ để sống tạm qua ngày (giống như ngành may mặc, da giày, lắp ráp xe hơi... vậy).
Về hệ thống nhúng thì em thấy vẫn làm được, Việt Nam vẫn gia công hệ thống nhúng cho xe hơi cho Pháp, hệ thống nhúng cho thiết bị y tế, truyền hình vệ tinh cho Mỹ, ngay cả tự động hóa mấy cái nhà máy sản xuất con chip phức tạp hơn nhiều cũng làm được vì nó có cái chuẩn, cứ theo chuẩn mà làm mặc dù tụi lập trình có thể chẳng hình dung được nó chạy thực tế như thế nào nhưng code thì cứ code, chạy vẫn cứ chạy, có lỗi thì sửa.
Các kế hoạch về xuất khẩu phần mềm của Việt Nam đã phá sản hoàn toàn vì trình độ nhân lực đa số là yếu, đào tạo nhiều nhưng đám sử dụng được chẳng bao nhiêu, và cái yếu nhất là thiếu sáng tạo (điểm yếu chung của Việt Nam). Dân IT còn có cái tật là hay nhảy việc, các công ty khi ký được hợp đồng là ra sức lấy người của nhau.
Sự hỗ trợ của nhà nước cũng rất quan trọng, nhưng em thấy do ăn quá dày nên nhiều chương trình tốt đẹp đã thất bại thảm hại, nếu mở 1 công ty tư nhân thì chẳng thể trông chờ vào nhà nước được.
Về lĩnh vực du lịch, nông nghiệp thì em đã trình bày trong comment trước, để làm tốt nông nghiệp bắt buộc phải đầu tư cho công nghệ sinh học (giống như nông nghiệp của Israel). Còn các mảng công nghệ sinh học khác như tế bào gốc, nghiên cứu gen người để điều trị bệnh nan y thì Việt Nam không thể cạnh tranh với các nước giàu vì không đủ nguồn lực (vừa thiếu trình độ, vừa thiếu tiền, công nghệ...).
Tuy nhiên nhìn đi nhìn lại em thấy công nghệ thông tin vẫn là ngành có nhiều hi vọng nhất nếu 1 bác nào đó quyết định khởi nghiêp từ bây giờ và <span style=""color: #ff0000;"">
HI VỌNG 40 năm sau có [style="color: #ff0000;"]1</span> công ty[/style] tầm cỡ thế giới trong điều kiện hiện tại của Việt Nam (đương nhiên trong rất nhiều bác nếu đầu tư sẽ có không ít bác phá sản, 1 số chỉ thành công be bé, sống lay lắt...). Trong công nghệ thông tin thì ứng dụng cho di động là vừa sức với Việt Nam, ứng dụng nhỏ nên không lo nhiều về mặt kỹ thuật, vốn liếng..., cái cần là động não để nghĩ được ý tưởng hay. Các phần mềm không bán được vì họ làm cái mình thích (với rất nhiều ảo tưởng) chứ chưa đầu tư nghiên cứu xem người dùng sẽ cần cái gì.
Nếu không đủ sáng tạo thì trong lĩnh vực này làm bao nhiêu cũng là phế phẩm, không cần biết là đầu tư nhiều hay ít.
Đây là quan điểm của em, mời các bác ném đá.
koonjang nói:
Ông YTuongMoi dân software nên suy nghĩ y hệt mấy bác lãnh đạo CNTT nước nhà giai đoạn 199x, tức là suy nghĩ "người VN cần cù chịu khó, lao động siêng năng, giá rẻ v.v và v.v" nên quyết định con đường "1 coder bằng 100 nông dân, bằng 10 thợ mỏ v.v và v.v" kết quả là ngành phần mềm VN vẫn loay hoay đứng tại chỗ 10 năm nay, có khá hơn chút ở tiếng Anh, Nhật, ở khả năng google của nhân lực... cái quan trọng nhất là làm cái gì thì các DN vẫn loay hoay và vẫn chọn con đường gia công để nhanh lấy tiền.
Năm 2001 manmonth là 2500 USD, lương sinh viên mới ra trường 150-300 USD, senior 400 USD. Tô phở 7000, sống vô tư
Năm 2012 manmonth là 2500 USD (thậm chí giảm), lương sinh viên mới ra trường 300-400 USD, senior 1000. Tô phở 35K, sống chật vật nên giờ đứa giỏi không học ngành phần mềm nữa
Khi mình qua Hàn Quốc, làm với các hệ thống nhúng trong ngành điện tử thì mới thấy để phát triển ngành này cần sự hỗ trợ rất lớn từ các ngành hỗ trợ, ví dụ như phần cứng, chíp nhớ ... sau này, khoảng 2007 thấy FSoft chọn hướng phần mềm nhúng làm hướng chủ lực thì mình thấy lạ là ngành CN phần cứng VN cực kỳ kém, đến mức mà cái hộp cacton cũng phải nhập thì làm sao mà phát triển. Đến giờ thấy cũng im luôn.
Bây giờ mình thấy nhà nhà người người, cty cty làm ứng dụng di động thì mình cũng chả hiểu kết quả sẽ thế nào.
Để phát triển ngành gì thì sự hỗ trợ của Nhà Nước là cực kỳ lớn, ví dụ như khối chính phủ phải đi đầu trong việc dùng sản phẩm trong nước để còn "kích cầu"
Riêng VN thì mình có nói chuyện với mấy người đối tác nước ngoài, họ thấy VN có thể phát triển du lịch + công nghệ sinh học do VN có hệ sinh thái động thực vật, có thể tạo ra các sản phẩm sinh học chất lượng cao. Họ là dân đầu tư nên có thể tầm nhìn họ khác mình, mình chỉ suốt ngày vật vã với đống mã nguồn