Hạng B2
25/11/05
429
654
93
Lexus khoái bài này lắm đây, chuyên dùng máy to công suất nhỏ, đúng kiểu bảo thủ mấy ông Nhật Bổn...
 
Hạng C
5/11/10
826
767
93
Em hỏi ngu tý: Sao bọn xe lux nhất như Rolls Royce, Bentley, Aston Martin, Cadillac nó không làm xe dùng máy turbo nào cả các bác nhẩy, mấy xe đó đắt nhẫy, làm tủbo có phải đỡ cả chục tỷ tiền thuế không ?
mà sao thằng Lẽxus cũng không làm turbo mà vẫn bán nhiều, mấy xe đó cũng có mấy khi đi nhanh đâu ạ..
Thành thực xin các bác khai sáng ạ...
- đơn giản những chiếc xe siêu sang dòng Limousine như Roll Roy, Bentley, Cadillac v.v...hướng tới những khách hàng giàu có, có địa vị trong xh, quí tộc ...., họ không cần tiết kiệm xăng, hiệu suất cao này nọ, không cần gia tốc lớn, ( cần đi gấp thì họ đã có máy bay riêng rồi ) mà cần những chiếc xe to, bề thế, sang trọng, nội thất siêu sang....để thể hiện đẳng cấp,xe càng to nặng thì đi càng đầm & vững chãi, khoang máy của những xe đó rất lớn, và lắp những đ cơ cỡ lớn vừa để kéo xe vừa để cân bằng tải trọng giữa 2 cầu xe, thay vì lắp máy tăng áp nhỏ gọn vô xong rồi bỏ thêm mấy cục sắt vô để cân bằng tải trọng giữa 2 cầu.... tóm lại ưu điểm chính của đ cơ tăng áp là thứ mà tầng lớp người đó không cần bác ơi ! nó không phù hợp lắp trên những chiếc xe limou , đơn giản vậy thôi bác !
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: TRIBECA
Hạng C
22/8/13
556
505
63
em có phép so sánh đơn giản thế này giữa 2 chiếc xe sang có tăng áp và hút khí tự nhiên
Lexus RX350 2016: 3.5V6 hút khí tự nhiên - CS: 295hp - Momen xoắn cực đại: 370 Nm - TLKT: 2035kg - gia tốc 0-100km/h: 7.9s
Mer GLC 300 2016: 2.0 i4 tăng áp - CS: 245hp - Momen xoắn cực đại: 370 Nm - TLKT: 1860kg - gia tốc 0-100km/h: 6.5s
2 xe tuy không tương đồng tuyệt đối, nhưng có thể thấy rõ: ko hẳn động cơ hút khí tự nhiên sẽ có độ trễ thấp hơn động cơ tăng áp hiện đại <-- điều mà bài viết muốn nhấn mạnh.
độ trễ gas, chứ không phải độ "chậm" từ 0-100km/h.
 
Hạng D
10/6/16
2.514
1.878
113
Rất trông chờ vào phát minh này của Nissan. Nếu thành công có thể thúc đẩy doanh số bán hàng của Infiniti tăng vọt ở các thị trường trọng điểm vì vốn dĩ cảm giác lái của Infiniti đã rất thể thao, rất thích. Cộng thêm thiết kế nội ngoại thất rất chất, mang phong cách riêng. Chưa kể đến Infiniti còn tham gia vào đua công thức 1 cùng Renault để tạo thêm danh tiếng cũng như tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong việc cải thiện cảm giác lái. Nếu suôn sẻ Infiniti sẽ trở thành đối thủ thật sự đáng gờm với các hãng xe sang của Đức, mà đối thủ trực tiếp sẽ là BMW :)
 
Hạng B2
22/12/06
263
153
43
Em hỏi ngu tý: Sao bọn xe lux nhất như Rolls Royce, Bentley, Aston Martin, Cadillac nó không làm xe dùng máy turbo nào cả các bác nhẩy, mấy xe đó đắt nhẫy, làm tủbo có phải đỡ cả chục tỷ tiền thuế không ?
mà sao thằng Lẽxus cũng không làm turbo mà vẫn bán nhiều, mấy xe đó cũng có mấy khi đi nhanh đâu ạ..
Thành thực xin các bác khai sáng ạ...
Khách hàng mua xe Luxury không thích xe tiết kiệm nhiên liệu bác ạ, máy càng lớn thì đối tượng khách hàng của các dòng xe Luxury càng dễ bị thuyết phục chi nhiều tiền. Lexus đi chậm, nhưng bắt đầu dùng động cơ Turbo cho dòng NX rồi bác.
 
  • Like
Reactions: TRIBECA
Hạng B1
20/5/16
79
69
18
46
Động cơ turbo với tỉ số nén cao cho công suất lớn chạy ở đâu thì chạy, chứ đem về vn với chất lượng xăng đạt chuẩn như thế này thì cứ xác định là chỉ tã máy sớm.
 
Hạng B1
20/4/15
50
13
8
View attachment 518734

Những chiếc xe mới ngày nay đã bắt đầu chuyển sang động cơ tăng áp (một dạng hút khí cưỡng bức), thay cho các động cơ hút khí tự nhiên trước đây. Các hãng xe để bán được nhiều xe, cũng ca tụng tăng áp như một công nghệ "thần thánh" với nhiều ưu điểm áp đảo như: động cơ dung tích nhỏ hơn, công suất đầu ra lớn hơn, mô men xoắn đạt giá trị cao nhất ở vòng tua sớm, và dĩ nhiên là mức tiêu hao nhiên liệu cũng ít hơn.[pagebreak][/pagebreak]

Tuy nhiên, sự thật là luôn có những sự thật ít người biết đến. Không phải tự nhiên mà một hãng xe thể thao lớn như Ferrari lại dám công bố rằng họ không thích công nghệ tăng áp, hay những hãng xe Nhật lại chậm chạp trong việc phổ biến tăng áp cho những dòng xe của mình. Vậy tăng áp có thật sự "thần thánh" như những gì nó được Marketing? Đã đến lúc chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về tăng áp.

Tiết kiệm nhiên liệu hơn? ...Không hẳn!

Tăng áp tận dụng một phần khí thải của động cơ quay turbine nén khí và từ đó nó cung cấp được lượng không khí nhiều hơn vào động cơ so với kiểu hút khí tự nhiên truyền thống. Bộ phận tăng áp chỉ bắt đầu hoạt động (đưa khí nhiều hơn vào động cơ) khi động cơ xe đạt đến 1 vòng tua nhất định, hay chính xác hơn là lượng khí thải đủ nhiều để bắt đầu kéo được turbine nén khí.

Chúng ta vẫn thường lầm tưởng rằng là tăng áp đẩy không khí vô nhiều hơn thì động cơ tự động tăng tỉ số nén rồi sinh ra công suất lớn hơn. Chứ động cơ không cần phải phun thêm xăng và vì thế sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Điều này là sai hoàn toàn.
Sự thật là tỉ lệ trộn không khí/xăng sẽ dao động trong khoảng từ 12,5:1 - 16:1. Nếu lượng khí trong hỗn hợp trộn quá nhiều so với xăng sẽ gây nóng block máy. Hỗn hợp trộn lúc này sẽ nổ ra trước thời điểm mong muốn và kết quả là xe bị mất công suất.

Chính vì thế khi bộ phận tăng áp hút khí vào nhiều hơn thì ECU cũng sẽ điều chỉnh lượng xăng phun vào xy-lanh nhiều hơn để "làm mát" buồng đốt. Theo trang Road & Track, trong những bài test nhiên liệu khi di chuyển ở tốc độ cao giữa 2 xe sử dụng động cơ tăng áp và hút khí tự nhiên có cùng mức công suất đầu ra thì chiếc xe sử dụng động cơ tăng áp dung tích nhỏ hơn lại tiêu thụ tương đương hay nhiều nhiên liệu hơn so với động cơ hút khí tự nhiên.

Các bài test khí thải hiện nay của châu Âu thường diễn ra ở tốc độ thấp, sử dụng kỹ thuật chạy ép số lên cao càng nhanh càng tốt (số cao, tua thấp) và chưa đến ngưỡng tăng áp can thiệp nhiều. Không khí đưa vào buồng đốt ít, ECU cũng chưa cần điều chỉnh lượng xăng phun vào nhiều hơn. Nói cách khác lúc này động cơ tăng áp hoạt động ở chế độ sinh công thấp và vì thế xe tiêu hao ít nhiên liệu.

Để cho dễ hiểu thì các bạn hãy hình dung như thế này. Một chiếc xe động cơ tăng áp động cơ 1,0 lít có công suất ngang một chiếc xe động cơ hút khí tự nhiên 1,5 lít thì khi chạy ở tốc độ thấp nó tiêu hao tương đương những chiếc xe hút khí tự nhiên 1,0 lít khác, nhưng ở tốc độ cao thì mức tiêu hao nhiên liệu của nó ít ra cũng giống động cơ hút khí tự nhiên 1,5 lít. Đó là lý do vì sao những bài test nhiên liệu ở tốc độ thấp thì động cơ tăng áp cho ra kết quả tốt hơn hút khí tự nhiên.

Những hãng xe châu Âu luôn dẫn đầu trong cuộc đua phổ biến công nghệ tăng áp là vì họ luôn phải đáp ứng yêu cầu về khí thải khắt khe tại đây. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều là với điều kiện lưu thông ở tốc độ thấp trong đô thị thì tăng áp vẫn là lựa chọn hợp lý hơn cho khoảng tiết kiệm.

Cảm giác tốc độ tốt hơn? ...Chưa chắc

Nếu nhìn vào thông số kỹ thuật của một chiếc xe sử dụng động cơ tăng áp và một chiếc xe sử dụng động cơ hút khí tự nhiên, chúng ta sẽ không khó nhận ra động cơ tăng áp luôn sở hữu công suất tối đa lớn hơn và mô men xoắn cực đại đạt được ở vòng tua sớm hơn nhiều so với động cơ hút khí tự nhiên. Về lý thuyết thì điều này có nghĩa là xe sử dụng động cơ tăng áp sẽ bốc và nhanh hơn.

Nhưng từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất xa. Gia tốc và tốc độ tối đa chỉ là một phần trong những trải nghiệm về mặt tốc độ. Động cơ tăng áp phải tái sử dụng một phần khí xả để quay bộ phận turbine, điều đó kéo theo tiếng pô của động cơ tăng áp sẽ không bao giờ "lực" được như động cơ hút khí tự nhiên. Đối với Ferrari, hãng xe thể thao nổi tiếng với tiếng pô khỏe khoắn ở vòng tua cao thì việc đưa động cơ tăng áp lên những chiếc siêu xe như 488 GTB hay California T cũng đồng nghĩa là họ đã đánh mất một phần đặc trưng đáng tự hào của mình.

View attachment 518735

Nhược điểm lớn nhất của động cơ tăng áp đó chính là độ trễ. Cho dù các hãng xe ngày nay đã ra sức thu nhỏ độ trễ đến mức thấp nhất nhưng vẫn không tránh khỏi sự thật đáng buồn là tăng áp luôn đi kèm với độ trễ. Những xe sử dụng động cơ tăng áp luôn có 2 đồ thị biểu diễn công suất và mô men khác nhau, và sự chênh lệch giữa giá trị của 2 biểu đồ này cho biết độ trễ chiếc xe đó ít hay nhiều.

Ferrari khi ra mắt chiếc siêu xe 488 GTB đã tự tin tuyên bố là chiếc xe này không hề có độ trễ (zeroturbo lag) và thời gian đáp ứng tức thì (instantaneous response). Tuy nhiên sau đó hãng xe thể thao lừng danh của Ý cũng phải chịu tiết lộ sự thật chiếc siêu xe trang bị động cơ tăng áp kép, V8 4,3 lít cho công suất tối đa 660 mã lực này vẫn có độ trễ và nó ít hơn 1 giây. Con số độ trễ tăng áp chính xác của 488 GTB là 0,7 giây (Theo dữ liệu Motor Trend).

Có thể đối với chúng ta những người lái xe bình thường thì độ trễ 0,7 giây cũng không là điều gì quá to tát. Nhưng hãy nghĩ lại với 1 chiếc siêu xe sở hữu khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 3 giây như Ferrari 488 GTB thì 0,7 giây độ trễ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác tốc độ. Hãy tưởng tượng bạn cần sự bứt phá sau khi thoát khỏi 1 góc cua gấp nhưng chiếc xe động cơ tăng áp của mình không thể nào đáp ứng kịp. 0,7 giây lúc đó cảm giác sẽ dài gấp 2, gấp 3 lần.

Chi phí sửa chữa sẽ tốn kém hơn

Những thứ hiện đại sẽ đi kèm với khoản "hại điện" và tăng áp cũng không là một ngoại lệ. Về độ bền thì những động cơ tăng áp đều được các hãng xe thiết kế vòng đời tương đương với những động cơ hút khí tự nhiên khác. Tuy nhiên, vấn đề là nếu có hư hỏng xảy ra thì cụm động cơ tăng áp sẽ tốn nhiều chi phí sửa chữa và thay thế hơn là động cơ hút khí tự nhiên truyền thống. Đó là cái giá mà chúng ta phải chấp nhận.

Bác cho em hỏi thêm ở vòng tua bao nhiêu mới kích hoạt hệ thống tăng áp. Với bác cho em hỏi thêm là nó lấy tính hiệu từ đâu mà nó điều lhiển tăng áp vậy bác. Thanks
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.723
113
Miền Không Xác Định
chủ thớt chém gió mấy cái tào lao hay bài Pr thôi chứ đừng có mà rớ vô kỹ thuật nhen, trình kém kiến thức yếu mà chém thì oser tụt quần cho coi :D

Tình trạng turbo lag có thể xử lý bằng TwinTurbo nghĩa là nó dùng 1 Turbo to và nhỏ để torque ở max toàn dải vòng tour
Ngoài ra còn bi turbo của Mer là mỗi con turbo chỉ tăng áp cho 1 hàng xi lanh, chúng có kích thước như nhau
xịn hơn 2 thằng trên là Turbo điện hiện đang xài cho F1, ko ảnh hưởng và phụ thuộc vào khí xả, nhỏ nhẹ, linh hoạt

Nếu dùng tăng áp thì có thể giảm dung tích xi lanh, lúc này xăng phun nhiều hơn nhưng nó phun vào cái buồng đốt 2,0 chứ ko phải buồng của hút khí tự nhiên 3,5L.
Chưa nói tới xi lanh nhỏ lại thì khối lượng động cơ cũng giảm theo, xe mà chơi cái turbo điện nữa thì nó ko cần hàn block máy để gắn turbo kit, bỏ luôn bộ tản nhiệt là chạy vãi lái nữa, con RS5 đang xài công nghệ này.

Volvo tất cả các sản phẩm của nó đều dùng chung 1 động cơ 2.0L nhưng tùy con mà nó lắp Turbo hay Supercharger, có con nó lên đến công suất hơn 360 ngựa cho cái máy 2.0L
Nếu bác nào đã chạy GLA 45 AMG 2,0L 360 ngựa và grand i10 sẽ thấy 2 con ăn xăng là như nhau
Nên nhớ mục tiêu của nhà sản xuất xe là giảm trọng lượng, giảm dung tích xi lanh, giảm kích thước động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu nhưng công suất thì phải tăng chóng mặt
Gió của ai? :D
http://www.consumerreports.org/cro/...on-t-deliver-on-fuel-economy-claims/index.htm
http://www.tinmoi.vn/dong-co-tang-ap-hieu-suat-cao-co-di-kem-tiet-kiem-nhien-lieu-011270884.html
 
  • Like
Reactions: TRIBECA
Hạng B2
25/5/13
214
133
43
Cụ nào phía Bắc có nhu cầu xe Peugeot thì ới em để có những tư vấn, lái thử và ưu đãi tốt nhất nhé.
em cảm ơn
Em Huy 0985556645 bên Peugeou Thanh Xuân, số 12 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
 
Hạng C
13/11/13
517
1.162
93
Sau khi đi nhiều garage thì em chỉ trung thành, và nếu mua xe mới, chỉ mua xe có đúng động cơ, ko tăng áp, ko turbo, ko gì sất. Muốn mạnh thì mua xe máy to, em đang xài xe máy hơn 4.0, máy to thặc thích dù tiền xăng hơi đau lòng :D
Chỉ đau chút chút khi đi nội đô giờ tầm thôi, đi xa như nhau nhưng lành hơn turbo nhiều
 
  • Like
Reactions: chedoanvien