Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Việc quyết định đánh theo phương án nào sẽ do Fuchida quyết định. Nếu dùng phương án 1 sẽ có 1 pháo hiệu được bắn ra, nếu 2 viên pháo hiệu thì sẽ đánh theo phương án 2.
Khi Hawaii đã nằm trong tầm mắt thì bầu trời rất quang đãng, các phi công Nhật có thể nhìn thấy các chiến hạm đậu sát vào nhau. Một hành động rất hiếm khi xảy ra trong các quân cảng.
Một buổi bình minh rực rỡ đang đến với bờ biển Hawaii. Fuchida nhìn thấy mục tiêu nằm bình lặng phía trước mặt, không có 1 chút phản ứng nào từ lực lượng phòng vệ mặt đất.
Fuchida quyết định không bỏ lỡ cơ hội, ông bắn viên pháo hiệu để mở đầu cuộc tấn công bất ngờ.

Trung tá Takahashi hướng dẫn một toán nhắm hướng các phi trường quân sự Ford Island và Hickam Field. Trung úy Akira Sakamoto hướng dẫn toán thứ hai lao xuống căn cứ không quân Wheeler.
Những phi cơ phóng thủy lôi của Murata vượt lên từ phía sau, xuất hiện bất ngờ sau những đám mây trắng dầy đặc, nhào xuống bay sát mặt biển để bắt đầu cuộc tấn công phóng thủy lôi vào các chiến hạm Mỹ. Trong khi đó các phi đội của Itaya gồm các chiếc tiêm kích Zero mạnh mẽ bốc mình lên cao nhằm bao quát, sẵn sàng đánh chặn phi cơ Mỹ từ các phi trường quân sự gần bên cạnh. Fuchida chỉ huy các chiếc ném bom giữ độ cao dưới các đám mây để sẵn sàng dập các ổ phòng ngự.

Trong lúc đó, tư lệnh căn cứ không quân Kaneohe vẫn bình thản thưởng thức bữa sáng với cà phê. Ông nhìn thấy nhóm máy bay này nhưng nghĩ đó là toán máy bay từ lục địa mới đến. Cho đến khi nhóm máy bay này tỏa ra thì ông biết có chuyện chẳng lành. Đó là 7 giờ 48 phút sáng chủ nhật.
Chỉ 2 phút sau, tất cả các phi trường tại Hawaii bị oanh tạc, những phi cơ ném bom hạng nặng, những chiếc tiêm kích của không lực Mỹ nằm trơ mình hứng chịu không kịp phản ứng.
Trên các boong tàu, các thủy thủ đang lau chùi vũ khí, không nhận ra 1 cuộc tấn công sắp giáng xuống vị trí của họ. Cho đến khi 1 trái bom nổ trên tàu, đề đốc Furlong, tư lệnh Lực Lượng Mìn tại Thái Bình Dương bắt đầu nhiệm vụ hàng ngày trên chiếc U.S.S. Ogalalla còn nghĩ đó là 1 tai nạn.
Yếu tố bất ngờ đã giữ được, không có 1 phi cơ nào bay lên nghênh chiến. Hầu hết các binh lính Mỹ vẫn còn đang ngủ.
Chỉ đến khi bức điện "Air raid Pearl Harbor. This is not drill"- Trân Châu Cảng bị không kích. Đây không phải là buổi diễn tập. Khi đó người Mỹ mới nhận ra mình bị không quân Nhật tập kích bất ngờ. Nhiều vị trí phòng không lên tiếng đáp trả, nhưng số lượng trực chiến không nhiều. Phần lớn vũ khí còn khóa trong kho. Binh lính rời nhiều vị trí tác chiến.

Tin chiến thắng được gửi về cho Yamamoto lập tức, kế hoạch diễn ra đúng dự định. Yamamoto lập tức yêu cầu kiểm tra giờ cuộc tấn công. Có vẻ nó tiến sớm hơn giờ dự định là 8:30 sáng. Điều đó là trái với quy ước vì Nhật vẫn chưa gửi chiến thư cho Mỹ. Để bảo đảm tính bảo mật, Yamamoto dự định gửi chiến thư cho Mỹ trước trận chiến 30 phút để họ không kịp phản ứng. Nhưng nay thì trận chiến đã diễn ra sớm hơn dự kiến. Nhật đã gây chiến mà không kịp gửi chiến thư.

Dù tấn công bất ngờ nhưng binh lính Mỹ phản ứng rất mau lẹ. Các sĩ quan trực lái tàu khỏi vị trí, các đơn vị thủy quân lục chiến thiết lập các ổ phòng không mau lẹ. Làm cho đợt tấn công bằng máy bay ném bom của Fuchida rất khó khăn vì phòng không từ mặt đất.

Vị trí các tàu Mỹ
Pearl_Harbour_map_of_battleship_row.jpg


USS Shaw
03_uss_shaw.jpg



Phi trường Ford Island
04_uss_shaw.jpg


USS West Virginia (foreground) USS Tennessee (background).
05_west_virginia_and_tennessee.jpg


USS California
06_uss_california.jpg


USS West Virginia
07_uss_west_virginia_uss_tennesse.jpg



 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Trong khi đợt tấn công đầu do Fuchida chỉ huy chưa kết thúc thì đợt 2 do trung tá Shimazaki khởi đầu với 170 phi cơ cất cánh từ mẫu hạm Zuikaku đã tới, Lúc này giờ Hawaii là 8:40 phút.
Các máy bay của Shimazaki phải vòng trên cao chờ đợt tấn công của Fuchida kết thúc hết loạt bom.
Tổng kết tổn thất của Nhật trong đợt tấn công đầu gồm có ba chiến đấu cơ Zero, năm phi cơ phóng thủy lôi Kate và một oanh tạc cơ Val.

USS Arizona
09_uss_arizona.jpg



The USS Oglala
10_uss_oglala.jpg



11_uss_cassin_uss_downes_uss_pennsylvania.jpg



Phi trường Ford Island
12_ford_island.jpg


USS Oklahoma
13_uss_maryland_and_uss_oklahoma.jpg



1 chiếc Zero bị hạ
zero.jpg


Đợt tấn công thứ hai của Shimazaki diễn ra khó khăn hơn đợt đầu tiên vì phòng không Mỹ có thời gian thích ứng. Vì vậy trong đợt này số phi cợ thiệt hại nhiều hơn. Tộng cộng 20 phi cợ thiệt hại.
Fuchida vẫn ở lại quan sát cho tới khi đợt tấn công thứ 2 kết thúc. Ông báo cáo cho đô đốc Nagumo cần phải tổ chức đợt tấn công thứ 3 vì còn mục tiêu chưa bị phá hoại.
Các máy bay đợt đầu quay về đã được chuẩn bị sẵn sàng xuất kích. Tuy vậy Nagumo quyết định không tổ chức thêm đợt tấn công thứ 3. 1 giờ 30 các chiến hạm Nhật rút khỏi Hawaii.

Các lý do khiến Nagumo không tấn công tiếp là vì sau 2 đợt tấn công, các mục tiêu hoạch định đều bị tiêu diệt. Nhưng phòng không Mỹ vẫn còn mạnh, các tàu sân bay của Mỹ vẫn chưa thể xác định vị trí. Điều đó làm cho các tàu sân bay Nhật nằm trong vòng nguy hiểm vì họ chỉ cách Hawaii 250miles.

Tổng kết thiệt hại, Nhật mất 29 máy bay. 55 người mất tích. Phía Mỹ thì nặng nề hơn: Các chiến hạm Arizona, California, và West Virginia bị chìm, USS Oklahoma bị lật úp, chiếc Nevada bị thiệt hại nặng, ba chiếc Maryland, Pennsylvania và Tennessee cũng bị hư hại. Ngoài ra các khu trục hạm Cassin và Downes bị cháy, chiếc Shaw bị tổn thất nặng nề. Một số tầu nhỏ khác cũng bị đánh chìm hoặc bị hư hại nặng. Các tàu ngầm Nhật tham gia trận chiến với nhiệm vụ không thua kém không quân, nhưng cuối cùng họ không hạ mục tiêu nào được. Một phần lý do vì khi các loại bom thả xuống nước, các đám cháy làm tầm nhìn các tàu ngầm bị hạn chế.

Cuộc tấn công Trân Châu Cảng dù không tiêu diệt được mẫu hạm nào theo mong muốn Yamamoto nhưng nó cũng làm cho hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thiệt hại nặng. Ít nhất trong 1 năm hải quân Nhật sẽ còn thong thả trên chiến trường.

Đối với phía Mỹ, đây là 1 thiệt hại quá sức tưởng tượng của họ, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Chính thủ tướng Anh Churchill sau này nhớ lại: tôi chưa từng chứng kiến cú sốc nào như vậy trong cuộc chiến này. Không còn tàu chiến Anh, Mỹ nào ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, ngoại trừ những chiếc sống sót tại Trân Châu Cảng phải chạy về California. Chúng ta phải nhường vùng biển rộng lớn này cho người Nhật.

Sau sự kiện Trân Châu Cảng, TT Roosevelt ký sắc lệnh khai chiến với Nhật. Trước nay dân Mỹ vẫn mong muốn đứng ngoài cuộc chiến này.
Franklin_Roosevelt_signing_declaration_of_war_against_Japan_December_1941.jpg



Đài tưởng niệm tàu USS Arizona
15_arizona_memorial.jpg


Trân Châu Cảng ngày nay. Phía góc phải bên dưới gần đài tưởng niệm, chúng ta nhìn thấy dầu rĩ ra từ tàu Arizona (Người ta làm những đốm dầu nhân tạo thế này để nhìn "sống động" hơn)
pearl_2004.jpg
 
Hạng B2
18/3/08
145
375
63
E ngoài lề tí: Sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, chính phủ Mỹ có những cái nhìn hoài nghi về người Nhật sinh sống ở Mỹ. Tại thời điểm đó, có khoảng 127,000 người Nhật trên đất Mỹ, tập trung chủ yếu ở California. Có khoảng 1/3 là thế hệ người Nhật nhập cư đầu tiên, phần còn lại chủ yếu là người Nhật sinh ở Mỹ. Bởi vì, người Nhật ở Mỹ duy trì bản sắc văn hoá dân tộc rất cao, nên chính phủ Mỹ "nghi ngờ" họ tiếp tay cho chính phủ Nhật Bản. Vào tháng 2/1942, tổng thống lúc bấy giờ là Roosevelt, đã kí quyết định "giam lỏng" hơn 100,000 người Nhật ở những trại tập trung. Vào năm 1944, toà án tối cao Mỹ quyết định "thả" những người Nhật này, trong số họ có cả trẻ em, người già và tri thức trẻ. Mãi đến những năm đầu thập kỉ 1980s, quốc hội Mỹ mới "nhận lỗi," và đền bù cho những người Nhật "vô tội" này. Nhưng 1 câu hỏi lớn nảy sinh từ đây, nước Mỹ có thật sự tự do-bình đẳng như nhiều người từng nghĩ ko??? Vì phần lớn người Nhật ở Mỹ đều là công dân hợp pháp, nhưng họ phải chịu "tù đày" vô lí.
 
Hạng D
24/8/09
1.032
765
113
47
Những cái nhìn thật về lịch sử và sự kiện bác cung cấp thật có giá trị, khó mà tìm được những tài liệu khách quan như thế trong các sách được nhà nước ta cấp phép phát hành, cảm ơn bác nhiều nhé !!! còn nhiều thứ bác cứ phọt tiếp cho anh em mở rộng tầm mắt nhá !!
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
cuibap nói:
E ngoài lề tí: Sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, chính phủ Mỹ có những cái nhìn hoài nghi về người Nhật sinh sống ở Mỹ. Tại thời điểm đó, có khoảng 127,000 người Nhật trên đất Mỹ, tập trung chủ yếu ở California. Có khoảng 1/3 là thế hệ người Nhật nhập cư đầu tiên, phần còn lại chủ yếu là người Nhật sinh ở Mỹ. Bởi vì, người Nhật ở Mỹ duy trì bản sắc văn hoá dân tộc rất cao, nên chính phủ Mỹ "nghi ngờ" họ tiếp tay cho chính phủ Nhật Bản. Vào tháng 2/1942, tổng thống lúc bấy giờ là Roosevelt, đã kí quyết định "giam lỏng" hơn 100,000 người Nhật ở những trại tập trung. Vào năm 1944, toà án tối cao Mỹ quyết định "thả" những người Nhật này, trong số họ có cả trẻ em, người già và tri thức trẻ. Mãi đến những năm đầu thập kỉ 1980s, quốc hội Mỹ mới "nhận lỗi," và đền bù cho những người Nhật "vô tội" này. Nhưng 1 câu hỏi lớn nảy sinh từ đây, nước Mỹ có thật sự tự do-bình đẳng như nhiều người từng nghĩ ko??? Vì phần lớn người Nhật ở Mỹ đều là công dân hợp pháp, nhưng họ phải chịu "tù đày" vô lí.
chuyện đó theo em là cần thiết, nếu như VN chíên tranh với nước nào thì cũng phải kiểm soát dân nhập cư từ nước như vậy thôi vì Mỹ thật sự tự do nên ngừơi dân mới được tự do đặt ra câu hỏi trên đó bác
 
Hạng B2
18/3/08
145
375
63
TKM nói:
cuibap nói:
E ngoài lề tí: Sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, chính phủ Mỹ có những cái nhìn hoài nghi về người Nhật sinh sống ở Mỹ. Tại thời điểm đó, có khoảng 127,000 người Nhật trên đất Mỹ, tập trung chủ yếu ở California. Có khoảng 1/3 là thế hệ người Nhật nhập cư đầu tiên, phần còn lại chủ yếu là người Nhật sinh ở Mỹ. Bởi vì, người Nhật ở Mỹ duy trì bản sắc văn hoá dân tộc rất cao, nên chính phủ Mỹ "nghi ngờ" họ tiếp tay cho chính phủ Nhật Bản. Vào tháng 2/1942, tổng thống lúc bấy giờ là Roosevelt, đã kí quyết định "giam lỏng" hơn 100,000 người Nhật ở những trại tập trung. Vào năm 1944, toà án tối cao Mỹ quyết định "thả" những người Nhật này, trong số họ có cả trẻ em, người già và tri thức trẻ. Mãi đến những năm đầu thập kỉ 1980s, quốc hội Mỹ mới "nhận lỗi," và đền bù cho những người Nhật "vô tội" này. Nhưng 1 câu hỏi lớn nảy sinh từ đây, nước Mỹ có thật sự tự do-bình đẳng như nhiều người từng nghĩ ko??? Vì phần lớn người Nhật ở Mỹ đều là công dân hợp pháp, nhưng họ phải chịu "tù đày" vô lí.
chuyện đó theo em là cần thiết, nếu như VN chíên tranh với nước nào thì cũng phải kiểm soát dân nhập cư từ nước như vậy thôi vì Mỹ thật sự tự do nên ngừơi dân mới được tự do đặt ra câu hỏi trên đó bác

Đến bây giờ nước Mỹ vẫn chưa có sự ...tự do. So với mặt bằng chung, nước Mỹ có thể là nước tiến bộ về tự do dân chủ. Nhưng bác nghĩ ngăn cấm kết hôn người đồng giới (gay married), có phải là tự do ko? Hơn 30% người "da trắng"Mỹ chống lại kết hôn khác màu da. Điển hình là tổng thống Obama, bác nghĩ được bao nhiêu người "giàu" da trắng ủng hộ ông??? E còn nghe nhìu bác ở đây "bài trừ" Obama, nghe mà buồn. Obama chính là khởi đầu của nước Mỹ trong nền tự do chính trị. Từ khi lập nước (17xx), người Mỹ đã đề cao nhân quyền, nhưng họ làm được tới đâu??? Vn thì khỏi bàn rồi, e cũng ko dám ý kiến nhìu nữa.
 
Hạng D
27/4/09
1.533
8
38
51
cuibap nói:
TKM nói:
cuibap nói:
E ngoài lề tí: Sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, chính phủ Mỹ có những cái nhìn hoài nghi về người Nhật sinh sống ở Mỹ. Tại thời điểm đó, có khoảng 127,000 người Nhật trên đất Mỹ, tập trung chủ yếu ở California. Có khoảng 1/3 là thế hệ người Nhật nhập cư đầu tiên, phần còn lại chủ yếu là người Nhật sinh ở Mỹ. Bởi vì, người Nhật ở Mỹ duy trì bản sắc văn hoá dân tộc rất cao, nên chính phủ Mỹ "nghi ngờ" họ tiếp tay cho chính phủ Nhật Bản. Vào tháng 2/1942, tổng thống lúc bấy giờ là Roosevelt, đã kí quyết định "giam lỏng" hơn 100,000 người Nhật ở những trại tập trung. Vào năm 1944, toà án tối cao Mỹ quyết định "thả" những người Nhật này, trong số họ có cả trẻ em, người già và tri thức trẻ. Mãi đến những năm đầu thập kỉ 1980s, quốc hội Mỹ mới "nhận lỗi," và đền bù cho những người Nhật "vô tội" này. Nhưng 1 câu hỏi lớn nảy sinh từ đây, nước Mỹ có thật sự tự do-bình đẳng như nhiều người từng nghĩ ko??? Vì phần lớn người Nhật ở Mỹ đều là công dân hợp pháp, nhưng họ phải chịu "tù đày" vô lí.
chuyện đó theo em là cần thiết, nếu như VN chíên tranh với nước nào thì cũng phải kiểm soát dân nhập cư từ nước như vậy thôi vì Mỹ thật sự tự do nên ngừơi dân mới được tự do đặt ra câu hỏi trên đó bác

Đến bây giờ nước Mỹ vẫn chưa có sự ...tự do. So với mặt bằng chung, nước Mỹ có thể là nước tiến bộ về tự do dân chủ. Nhưng bác nghĩ ngăn cấm kết hôn người đồng giới (gay married), có phải là tự do ko? Hơn 30% người "da trắng"Mỹ chống lại kết hôn khác màu da. Điển hình là tổng thống Obama, bác nghĩ được bao nhiêu người "giàu" da trắng ủng hộ ông??? E còn nghe nhìu bác ở đây "bài trừ" Obama, nghe mà buồn. Obama chính là khởi đầu của nước Mỹ trong nền tự do chính trị. Từ khi lập nước (17xx), người Mỹ đã đề cao nhân quyền, nhưng họ làm được tới đâu??? Vn thì khỏi bàn rồi, e cũng ko dám ý kiến nhìu nữa.
Em thấy lạ là mỗi khi bác nào so sánh thằng "bự" nào đó thí thế nào cũng có comment nào đó chọt vô so sánh với vN nhể. :mad: .
Ở Mỹ ( nước Mỹ to to to lắm ) tự do hay không là do mỗi người nhìn nhận ......... nếu bác nào ép người khác nhìn nhận theo ý mình thì ngay bản thân bác đó cũng đang " ngăn cản tự do " đó ạ. :mad:
Theo em biết ở Cleveland ( bang nào nhỉ ??? ) KHÔNG có tự do ...... hê hê, mấy chổ khác e chưa đi e hổng biết. :D

@ cuibap: Thông tin bổ sung của bác rất bổ ích :D
Sorry vì đã góp phần làm loãng thớt của bác SVG. Mời bác tiếp tục nhé
41.gif