Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Yamato- chiến hạm lớn nhất thế giới WW II.
ship_yamato31.jpg


Người Nhật từng rất tự hào khi lớp thiết giáp hạm Yamato được thiết kế. Họ dự định sẽ sx 5 chiếc, nhưng chỉ có 2 chiếc hoàn thành trước khi Nhật thua trận. Đó là Yamato và Musashi.

Nhật muốn chế tạo 1 loại tàu chiến với sức mạnh áp đảo trên biển, vì vậy Yamato là lớp tàu trang bị mạnh nhất thời đó.
Pháo chính là loại 460mm, tầm bắn 42km. Tốc độ 2 viên mỗi phút.
Mỗi viên đạn nặng gần 1.5 tấn. tàu có tổng cộng 9 pháo loại này, chia làm 3 nhóm.
Ngoài ra còn 6 khẩu 155 mm, 24 khẩu 127 mm. Tàu được bảo vệ bởi 24 phòng không 25 mm và 4 đại liên 13.2 mm.
Viên đạn nặng gần 1.5 tấn của pháo chính
282px-46_cm_Shell_as_fired_by_the_battleship_Yamato.jpg


Do pháo chính và nhiều hỏa lực phụ rất mạnh, tàu phải thật lớn để đảm bảo cân bằng khi bắn. Nên không ngạc nhiên khi tàu có trọng tài 70,000tấn. Dài 263m, rộng gần 40m.
Đai giáp tàu rất dày, phần của tháp pháo là 650mm. Boong và thành tàu từ 350-400mm. Đủ sức chịu ngư lôi chứa 400kg thuốc nổ TNT.
800px-Yamato1945.png
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Yamato được khởi công vào năm 1937, đến năm 1941 thì hoàn tất. Trong quá trình đóng tàu, Nhật che chắn, bảo vệ tàu rất kỹ để tránh phe Đồng Minh nhòm ngó.
Yamato trở thành soái hạm của Hạm đội liên hợp Nhật Bản, dưới quyền điều hành của đô đốc Isoroku Yamamoto (người hoạch định trận Trân Châu Cảng).
Vì là soái hạm nên Yamato ít tham gia chiến trận, chủ yếu nằm tại cảng Kure. Sau này Musashi thay Yamato làm soái hạm, nên người ta gọi Yamato là "khách sạn Yamato" vì nó chẳng làm gì cả.
Lần chiến đấu đầu tiên của Yamato là 23-12-1943. Trong vai trò làm tàu chuyển quân ở khu vực biển Phillipin, nó bị tàu ngầm Mỹ Skate bắn trúng 2 ngư lôi nên phải quay về cảng sửa chữa.

Từ 22-10-1944 yamato được biên chế vào hạm đội của đô đốc Takeo Kurita và tham gia trận chiến hải quân lớn nhất lịch sử, trận chiến trên vịnh Leyte.
Trên đường di chuyển, 2 tàu ngầm Mỹ đã bắn hạ soái hạm Atago nên yamato lại nhận chức soái hạm của Takeo. Đến trận Sibuyan thì chiếc tàu cùng lớp của Yamato, thiết giáp hạm Musashi bị chìm sau khi nhận 17 ngư lôi và 9 bom. bản thân yamato cũng bị trúng 3 quả bom xuyên thép từ tàu sân bay Essex của Mỹ.

Hình ảnh yamato bị trúng 1 bom trong trận Sibuyan
Yamato_hit_by_bomb.jpg


Từ những trận chiến trên biển Phillipin khiến Nhật mất nhiều tàu sân bay. Tới trận chiến trên vịnh Leyte thì hải quân Nhật không còn tàu sân bay. Các hạm đội Nhật không còn được máy bay bảo vệ khi ra khơi nên họ cũng hạn chế xuất trận.
Bước sang năm 1945, quân Nhật kiệt quệ trên mọi mặt trận, trên bộ, trên biển, trên không đều thất bại. Những máy bay Zero từng nổi tiếng thì nay Mỹ đã khám phá ra bí mật và cải tiến máy bay của mình. Loại F6F Hellcat đã làm mưa làm gió, họ bắn hạ những chiếc Zero của Nhật dễ dàng đến nỗi họ gọi là đi săn gà. Không quân Nhật lúc này tuyệt vọng tiến hành kế hoạch tự sát Kamikaze. Mỗi phi công cảm tử trước khi lên đường đều được truy điệu sống.

Khi đã làm chủ bầu trời và mặt biển, quân Mỹ tính chuyện tấn công Nhật ngay tại căn cứ Nhật. Và cảng Kure, nơi Yamato đang cập cảng là mục tiêu.
Tuy nhiên phía Mỹ đã bị bất ngờ rất lớn khi phòng thủ căn cứ đó là những phi công dầy dạn kinh nghiệm nhất của Nhật. Và bất ngờ lớn nhất đến từ Kawanishi N1K, loại máy bay mà Nhật sáng chế để thay thế chiếc Zero đã thua kém người Mỹ. Chiếc máy bay mới này có ưu thế vượt trội so với hàng Mỹ, tuy phải sx gấp rút để cung ứng nên có nhiều chi tiết chưa hoàn thiện nhưng nó là loại chiến đấu cơ số 1 lúc đó.
Nếu Nhật không bị cô lập, nếu Nhật có thời gian khoảng 1 năm thôi, khi mà những công nghệ rađa ứng dụng trong hải chiến, máy bay mới và tàu ngầm mới tham chiến thì thế giới đã đổi khác. Biết đâu Nhật sẽ hoàn tất tâm nguyện độc tài bá chủ, 1 đế chế không có mặt trời lặn.

Tháng 4 -1945 Nhật mở chiến dịch hành quân Tengo để chống lại quân Mỹ đã chiếm đóng Okinawa. Trong khi quân Mỹ đổ bộ lên Okinawa, hải quân Nhật không ra khơi yểm trợ quân đóng trên đảo vì họ không đảm bảo an toàn trước không quân Mỹ kiểm soát mặt biển, khi họ đã hết tàu sân bay.
Vì áp lực chỉ trích từ bộ binh và Nhật Hoàng. Yamato cùng hạm đội lại ra khơi lần cuối để đánh 1 trận lớn trong đời binh nghiệp. Họ đã xác định trận này sẽ là tự sát nên nhiên liệu chỉ cấp cho 1 lượt đi.
Tối 6-4 Yamato ra khơi cùng tuần dương hạm Yahagi và 8 khu trục hạm để thực hiện 1 chiến dịch rất khó khăn...
 
Hạng D
3/3/05
1.098
78
48
Mấy bài của bác SVG, lần nào e cũng đọc 1 lèo từ đầu đến cuối.
Ko phải hay, mà là quá hay.
Mà toàn những lãnh vực mà em chẳng biết chút gì,
Cám ơn bác nhiều lắm
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Cảm ơn các bác ủng hộ.

Trở lại cuộc hành quân tự sát của chiến hạm Yamato, đây là 1 quyết định rất khó khăn vì thủy thủ đoàn của tàu rất lớn. 1 mình Yamato đã có khỏang 3000 người Chưa kể 9 chiếc kia. Người Nhật có tinh thần võ sĩ đạo Samurai và họ không sợ chết khi làm 1 người lính. Tuy nhiên khác với phi công kamikaze. Giết chết cả vài ngàn người lính 1 lúc thì không phải ai cũng ủng hộ. Cuối cùng thì cấp chỉ huy cũng ra lệnh xuất trận, những ai không muốn ra trận thì không bắt buộc.
Sau lễ quốc ca và rượu tiễn biệt, đòan tàu lên đường trong đêm. Ngoài những kíp trực thì số thủy thủ còn lại được ca hát, uống rượu sake suốt đêm.

Theo chiến lược phía Nhật, họ sẽ đánh bất ngờ hạm đội Mỹ tại Okinawa. Khi đó sẽ có phi công cảm tử từ đất liền trợ giúp họ.
Tuy nhiên quân Mỹ nhờ phi cơ cảnh báo đã sớm phát hiện quân Nhật cách họ 300km. Vì vậy chiến hạm Nhật không thể tiếp cận tàu Mỹ. Cuộc chiến của họ bây giờ là phòng không và cố chạy về gần hạm đội Mỹ. Khi đó ưu thế vũ trang mạnh của Yamato mới đe dọa nổi hải quân Mỹ.
655pxtengomapfrsvg.png


Sáng ngày 7 tháng 4, Mỹ đã dàn quân để đánh chặn hạm đội quân Nhật.
1 căn cứ Nhật trên bờ phát hiện 1 tốp hơn 150 máy bay Mỹ chuẩn bị áp sát để không kích hạm đội Nhật nên đã báo động cho hạm đội, soái hạm Yamato liền ra lệnh thiết lập đội hình để chống không kích và tăng tốc độ.
Mỹ huy động tất cả 11 tàu sân bay, 6 thiết giáp hạm cùng 400 máy bay chỉ để diệt 10 chiến hạm Nhật.
Khi tốp máy bay còn cách Yamato 30km thì bị rađa phát hiện (rađa là loại trang bị sau này của Nhật, trước đó Mỹ đã ứng dụng nên chiếm ưu thế trước hải quân Nhật).
Đợt tấn công của máy bay Mỹ từ căn cứ Okinawa xảy ra lúc 12 giờ 40 với 1 tốp 40 máy bay. Lưới phòng không dày đặc nhưng phi cơ Mỹ vẫn đánh trúng Yamato 2 bom và 1 ngư lôi.

Trong khi đó, các chiến hạm đồng hành với Yamato cũng chịu chung số phận, các máy bay Mỹ quyết định tiêu diệt hết những tàu hộ tống này trước khi kết liễu Yamato.
Tuần dương hạm Yahagi là mục tiêu đầu tiên. Dù đã cơ động né tránh nhiều loạt bom nhưng vì số phi cơ Mỹ quá đông nên nó cũng dính đạn, 1 quả bom trúng phòng máy làm tàu bất động. Từ đó nó là mục tiêu cố định cho phi công Mỹ tha hồ oanh kích. Dù bất động nhưng nó cũng hạ 2 máy bay Mỹ trước khi chìm vì lãnh 7 quả bom và 13 ngư lôi. Các chiến hạm đi cùng cố gắng tiếp cận để ứng cứu nhưng bản thân họ cũng chung số phận.

Yahagi đang bị oanh kích
639pxyahagi02.jpg
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Từ 1 giờ 20 phút là các đợt tập kích lần 2 và 3 của quân Mỹ. Tàu Yamato có khoảng 150 súng phòng không nên nó trụ lại lâu hơn, dù vậy khi trúng thêm 2 bom vào hông trái thì tàu bị nước tràn vào, tàu bắt đầu nghiêng đi. Những quả bom tiếp theo làm tình trạng tàu bi kịch hơn, Một nửa súng phòng không của tàu bị hư hỏng.
Để chống lại tình trạng bị nghiêng nặng dẫn đến lật úp, chỉ huy tàu ra lệnh cho nước tràn vào buồng máy và mạn phải. hàng trăm thủy thủ bị chết chìm vì không kịp thông báo. Việc làm này khiến tàu trụ vững thêm nửa giờ trước khi chìm.
Vào lúc 2 giờ chiều tàu trúng 1 quả ngư lôi chí mạng vào buồng lái làm việc di chuyển không hiệu quả. Hạm trưởng Yamato biết số phận tàu đã điểm, ông liền ra lệnh tàu quay về hướng bắc-hướng về hoàng cung Nhật Hoàng để chào lần cuối.

Vị trí bom và ngư lôi đánh trúng tàu
yamatoe.jpg


Hạm phó của tàu là Nomura đã báo cáo rằng tàu đã không còn khả năng cứu chữa, hạm trưởng Aruga quyết định chết theo tàu. Ông yêu cầu phụ tá trói mình vào hải bàn, anh phụ tá sau khi thực hành đã trói chân mình vào theo. Vị hạm trưởng đã quát mắng vì những sĩ quan trẻ đó là tương lai của nước Nhật. Rất nhiều sĩ quan đòi chết theo tàu nhưng họ được chỉ huy thuyết phục phải sống, đừng chọn những cái chết vô nghĩa. cuối cùng chỉ có những chỉ huy cao cấp là quyết định chết cùng chiến hạm.

2 giờ 23 phút, 1 tiếng nổ lớn do kho đạn phát hỏa đã tạo cột khói cao 2 km.

shipyamato1.jpg



shipyamato2.jpg


Như vậy là chiến dịch hành quân nhằm cứu vãn danh dự hải quân Nhật đã thất bại. Trong số 1 thiết giáp hạm, 1 tuần dương hạm và 8 khu trục hạm, chỉ còn sót lại 4 khu trục hạm. Phía Mỹ chỉ thiệt hại chừng chục máy bay. Đó là kết quả tất yếu vì Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối khi hải quân Nhật không được máy bay yểm trợ, họ phải trần mình suất mấy tiếng đồng hồ để hứng bom từ phi cơ.

Cái chết của siêu chiến hạm Yamato cũng kéo theo cái chết của hải quân Nhật, đây là trận đánh lớn cuối cùng trước khi Nhật đầu hàng quân Mỹ.
Qua trận đánh này cũng nói lên 1 điều là những thiết giáp hạm lớn, pháo hạng nặng đã không còn chiếm ưu thế trên biển. Chính hàng không mẫu hạm với máy bay chiếm phần lớn đã làm vua trên mặt biển.
Điều này được phía Mỹ tiếp tục duy trì cho tới tận hôm nay, Mỹ là nước duy nhất có hạm đội tàu sân bay lớn nhất, mạnh nhất. Họ có niềm tin vào những học thuyết này vì kết quả khả quan trước hải quân Nhật. Một đội quân hùng bá Thái Bình Dương trước khi người Mỹ trở mình.

Đài tưởng niệm tàu Yamato

shipyamato3.jpg
 
Hạng B2
1/10/09
227
4
0
UNITED NATION
Mấy hôm nay đài Geographic Nation Chanel chiếu phim APOCALYPSE nói về WWII. Hình ảnh màu rất thực. Không biết các bác có xem không? Nếu chưa xem thì Từ 21 - 22 h nhá!
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Cảm ơn thông tin của bác xecanghai.
Tuần rồi bận rộn, hôm nay em lại tiếp tục về trận Trận Châu Cảng...
Đây là trận chiến tuy không phải là lớn nhất, nhưng nó lại quan trọng vì gắn liền nhiều cột mốc:
Nhật chính thức tuyên chiến với Hoa Kỳ.
Nhật tiến hành 1 trận chiến mà ngay cả bộ chỉ huy hải quân Nhật và Hoa Kỳ không hề hình dung trước đó. Người Mỹ không bao giờ tin Nhật có thể vượt 3850miles (6210km) để đánh căn cứ hạm đội Thái Bình Dương tại Hawaii. Chưa kể lực lượng trong căn cứ Hoa Kỳ rất mạnh, họ có ưu thế sân bay trong đất liền. Và mực nước trong bến cảng rất cạn, không thuận lợi cho máy bay ném ngư lôi hoạt động.

Người hoạch định chiến lược cho trận chiến này là đô đốc Yamamoto, một vị tướng chỉ huy mà người Nhật xem là tài năng nhất trong lịch sử của họ. (Ông là 1 trong số 12 người trong lịch sử được Nhật tổ chức quốc tang khi ông chết do Hoa Kỳ ám sát. Và là vị đô đốc thứ 2, sau đô tốc Togo-chỉ huy hải quân Nhật đánh bại hải quân Nga đã nói trong bài trước)
Ông nổi tiếng không chỉ bởi vì ông là thiên tài về quân sự, mà chính ông đã có những quyết định tái cấu trúc lại lực lượng hải quân, không quân, và tàu sân bay là 1 phần trong đó. Trước kia người Nhật chỉ đầu tư xây dựng 1 lực lượng hải quân theo phong cách cổ điển, trong đó các chiến hạm dùng súng lớn, tốc độ nhanh để chiếm ưu thế. Tuy nhiên Yamamoto là người từng học tập và công tác tại Hoa Kỳ, ông hiểu rõ cuộc chiến thời hiện đại như thế nào, ưu thế của tàu sân bay là tuyệt đối. Và nỗ lực của ông đã thành công khi Nhật có 10 tàu sân bay, trong khi Hoa Kỳ chỉ có 7 chiếc.
Nhân tiện xin tóm tắt 1 chút về con người vị chỉ huy lừng danh này của Nhật Bản.

Yamamoto thực ra là họ của người cha nuôi. Tên họ thật của ông là Isoroku Takano, con của một gia đình võ sĩ samurai, nếu tính theo cấp bậc trong xã hội thì ông xuất thân trong 1 gia đình rất bình thường. Từ nhỏ ông có năng khiếu về thể thao và quân sự.
Khi lớn lên ông thi vào trường huấn luyện sĩ quan hải quân và tốt nghiệp thứ hạng cao.
Thời kỳ đó hải quân Nhật bắt đầu được đầu tư mạnh vì theo xu hưoớng chung, các nước đế quốc châu Âu tỏa đi khắp nơi chiếm thuộc đại, Nhật Bản cũng không ngoài xu thế đó. Họ đầu tư hải quân để đánh chiếm các vùng đất Đông Nam Á, TQ, và toàn châu Á.
Thời kỳ này quân đội Nhật Bản huấn luyện rất bài bản, họ chú trọng những kỹ năng và sức chịu đựng của con người. Nói nôm na là họ huấn luyện-khắc khổ cả tinh thần lẫn thể xác để đào tạo nên những quân nhân ưu tú, trung thành tuyệt đối với Thiên Hoàng.
Ví dụ lính hải quân thì mỗi ngày bơi 3 tiếng. Rất nhiều người không chịu đựng nổi đã bị loại.
Năm 1904 Yamamoto tốt nghiệp trường sĩ quan hải quân với thứ hạng 7 trên 200.

Trận chiến đầu tiên ông tham dự là trận hải chiến Nga-Nhật do đô tốc Togo chỉ huy. Trong trận chiến này hải quân Nga đại bại, ký hòa ước nhượng quyền lợi tại Mãn Châu, Liêu Đông cho Nhật. Và trong trận này Yamamoto bị thương, cụt mất 2 ngón tay và nhiều vết thương khác do 1 trái đạn rớt trên boong tàu của ông.

Từ thời gian đó trở về sau là thời bình của Nhật Bản, và con đường thăng tiến của Yamamoto mở rộng. Ông phụ trách kỹ thuật hải quân rồi không quân, góp phần tạo nên những chiến đấu cơ Zero lứng danh.