Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Ngay khi ra lệnh kết thúc trận chiến Trân Châu Cảng, viên tư lệnh hải quân Nhật đô đốc Yamamoto đã cảm nhận đc khó khăn mà nc Nhật sẽ đối mặt khi thốt lên câu nói sau trước sự phấn khích thắng lợi của các thuộc hạ: "Chúng ta chỉ vừa mới đánh thức con sư tử đang ngủ mà thôi". Và quả nhiên chiến thắng này đã dẫn đến sự tham chiến chính thức của Mỹ vào WW2, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ và kết thúc bằng 2 quả bom nguyên tử nổ trên bầu trời Hiroshima và Nagasaki và sự đầu hàng vô điều kiên của nc Nhật. Nhãn quan và linh cảm của 1 vị tướng tài quả đã ko lừa ông. Bản thân đô đốc Yamatomo cũng bị thiệt mạng sau đó vào ngày 18/04/1943 khi chiếc máy bay ném bom G4M Betty chở ông đi thị sát chiến trường bị phục kích bởi các máy bay Mỹ P38 Lightning. Ông ko biết rằng trước đó Mỹ đã dò ra bảng mật mã quân sự của Nhật và đã giải mã đc bức điện về chuyến công cán của ông. Nước Mỹ đã trả đc mối hân do ông gây ra cho họ ở Pearl Harbour đồng thời cái chết của ông cũng giáng 1 đòn mạnh vào tinh thần chiến đâu của QĐ Hoàng gia Nhật !

Đô đốc - Thống chế Yamamoto

415px-Isoroku_Yamamoto.jpg
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
29/3/07
1.809
774
113
vnexpress.net
@gentledog: Vì Yamamoto đã từng học bên Mỹ, ông biết khả năng tài chính cũng như quân sự của Mỹ lúc đó là như thế nào nên khi trong trận Trân Trâu Cảng mà không có một HKMH nào bị đánh thì, ông đã biết đòn phủ đầu đã thất bại.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
ngựa hoang nói:
@SVG: Các bài của bác thật giàu thông tin bổ ích. Em nghe mang máng đâu đó về quan điểm Mỹ cố tình lơ là việc Nhật tấn công Pearl Habor để tạo điều kiện và lý do chính đáng tham chiến (giống như là tạo một sự chính nghĩa). Bác có thông tin gì về chuyện đó không?

Em chưa nghe về việc Mỹ "giả vờ" trong vụ Trân Châu cảng. Nhưng theo lý lẽ thì họ cũng không vờ. Vì: Mặc dù Mỹ chưa chính thức thma gia vào WW II do chủ trương trung lập được thông qua năm 1935, nhưng Mỹ đã chính thức cho vay bằng tiền và vũ khí chống lại phát xít.
Hải quân Mỹ cũng tuyên bố sẽ bắn hạ mọi tàu chiến nào tới gần nước Mỹ.
Đức, Ý, Nhật đã thành lập trục phát xít công khai, nên việc Mỹ chống lại phát xít châu Âu không khác nhiều so với việc chống lại Nhật.
Lý do vì sao Mỹ "trung lập" là bí mật, có lẽ họ nghĩ rằng họ được cách ly khỏi cuộc chiến, khi cảnh huynh đệ tương tàn kết thúc, kẻ chiến thắng là ai thì cũng kiệt quệ. Mỹ sẽ ra tay...ai biết chừng.

Tuy nhiên, thủ tướng Anh khi đó rất muốn mỹ tham chiến, chứ không hài lòng với những viện trợ. Vì vậy ông tạo dựng 1 bản đồ nói rằng Hitler sẽ nhảy vào Nam Mỹ, từ đó có khả năng uy hiếp Mỹ. Cộng với trận Trân Châu Cảng thì Mỹ không thể khoanh tay đứng nhìn.

Trước khi tuyên chiến với Nhật, Mỹ-Nhật đã đàm phán liên tục để tránh chiến tranh. Phe của Yamamoto cũng là nhóm đòi hòa bình.
Tuy nhiên que lục quân của Nhật đã thắng thế, lấn át cả Nhật Hoàng nên họ thành lập chính phủ quân phiệt. Cuộc chiến Mỹ-Nhật chắc chắn phải xảy ra vì châu Á dù không phải là thuộc địa Mỹ nhưng là thuộc địa đồng minh của Mỹ, mà Anh là chủ chốt nhất. Ở đó Nhật đang tung hoành, sắp tấn công vào Ấn Độ.

Do đó có thể nói Mỹ không cần dựng nên 1 vụ Trân Châu Cảng chỉ để tìm lý do đánh lại Nhật, Mỹ có quá nhiều lý do để đánh, chỉ là không có lý do để không đánh.
Thiệt hại của Mỹ torng vụ Trân Châu Cảng cũng quá lớn, làm tê liệt cả hải quân. Nếu không có sự may mắn thì 2 tàu sân bay cũng chung số phận. Sau này những giải trình sau chiến tranh cũng công khai những lý do vì sao 2 tàu này phải hành quân, em có nói ở phần trên.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
bác sinh viên già cho em hỏi bác câu hơi tế nhị, ngành bác làm có liên quan tới quân sự ko mà bác có kiến thức rộng về quân sự vậy?:)
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Quên trả lời bác TMk, mình hiện ở Cânda, dân du mục mà bác.
Còn công việc thì không liên quan gì tới quân sự đâu :D
 
Hạng D
24/8/09
1.032
765
113
47
Nói thêm về trận trân châu cảng thì bối cảnh là Nhật và Mỹ chưa hề có một lời tuyên chiến nào, vào thời gian đó thì đại sứ quán nhật bản vẫn đang đàm phán với mỹ, thương mại vẫn đang duy trì, mỹ chỉ hạn chế xuất khẩu các loại máy bay, máy cơ khí, xăng máy bay bán cho nhật, ngoài ra dầu mỏ, nhật vẫn đang nhập khẩu từ phía mỹ.
Chủ định ban đầu của đô đốc Yamamoto là cuộc tấn công chỉ được thực hiện 30 phút sau khi Đại sứ quán Nhật chuyển công hàm Nhật bản kết thúc các cuộc đàm phán hòa bình với phía Mỹ, việc này sẽ đảm bảo cho nhật những qui ước xưa nay về chiến tranh nhưng vẫn có yếu tố bất ngờ.
Vấn đề phát sinh là vì công hàm này lại dài đến 5.000 từ làm cho thời gian chuyển điện tín bị kéo dài dẫn đến việc công hàm không mang đến kịp lúc đúng như dự định của đô đốc yamamoto. Vì lý do đó mà số đông người mỹ đã thay đổi quan điểm và bắt đầu ủng hộ chiến tranh.
Sau này thì có thông tin rằng các điệp viên mật mã mỹ đã dịch và giải mã xong bức công hàm đó nhiều giờ trước khi nó được phía sứ quán nhật trao nhưng họ đã không lường được vấn đề vì nội dung công hàm không được rõ ràng là một lời tuyên chiến hay ảnh hưởng nào đến hòa bình giữa hai nước nhật - mỹ.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Trận chiến Normandy

Normandy- từ một bãi biễn vô danh trở thành một địa danh nổi tiếng trong thế chiến 2. Vào ngày 6-6-1944 tại nơi này đã diễn ra cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử chiến tranh. Hơn 156,000 binh sĩ thuộc 13 quốc gia đồng minh đã tham gia trong ngày này. Chủ lực là quân Anh, Mỹ, Canada, ngoài ra còn có Australia, Bỉ, Czec, Slovakia, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, New Zealand, Na Uy và Ba Lan. Cụ thể, có 73.000 quân Mỹ, trong đó 23.250 người đổ bộ lên bãi Utah; 43.250 lên bãi Omaha và 15.500 quân đổ bộ đường không. Khu vực do quân Anh và Canada đảm nhiệm có tất cả 83.115 người, trong đó có 24.970 đổ bộ lên bãi Gold, 21.400 lên bãi Juno, 28.845 người lên bãi Sword và 7.900 quân đổ bộ đường không.

dday1.jpg



Mật danh của ngày đổ bộ là D day. Người ta thường thắc mắc D day nghĩa là gì? Có phải tượng trưng cho Doom day (ngày tận thế - quân Đức), Deliverance Day- ngày phán quyết...Tất cả đều không phải, D day đơn giản là ngày nổ súng. Khi hoạch định kế hoạch, người ta chưa biết rõ ngày nào sẽ bắt đầu, nên tạm gọi là ngày D. Vừa giữ bí mật, vừa khỏi phải thay đổi con số khi nếu kế hoạch tiến hành sớm hay trễ hơn dự định.

Để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ, 1 lực lượng tàu chiến cực lớn được huy động: 6.939 chiếc, trong đó có 1.213 tàu chiến, 4.126 tàu đổ bộ và máy bay thả dù, 736 tàu hỗ trợ và 864 tàu buôn.
Để huy động 1 lực lượng đông đảo như vậy mà vẫn giữ được bí mật là 1 bài toán khó, cho tới nay nó vẫn còn là bí ẩn cho môn khoa học quân sự.
Kể từ sau khi quân đội Anh rút khỏi trận Dunkirk và việc Pháp bị đánh bại trước đó 4 năm, người dân châu Âu đã nóng lòng chờ đợi. Hai triệu quân đã được ém ở Anh. 5.000 tàu chiến và tàu đổ bộ đang sẵn sàng trong các cảng dọc bờ biển quốc đảo. Hàng nghìn máy bay ném bom của Anh và Mỹ sẵn sàng nhằm vào các mục tiêu trên đất Pháp. Để đảm bảo an ninh, Anh đóng cửa hải giới. Bất kỳ người nào xuất nhập cảnh đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Kể từ tháng 2, công dân Ireland, một nước trung lập khi đó, nơi có sứ quán Đức, đều bị cấm nhập cảnh. Tháng 4, gần như toàn bộ bờ biển phía nam nước Anh bị phong toả.
Tướng Đức Field Marshall Erwin Rommel chỉ huy phòng tuyến quân Đức tại đây nghĩ rằng Normandy chỉ là 1 kế hoạch nghi binh, trận chiến thực sự phải nằm ở Pas-de-Calais. Vùng bờ biển phía Bắc của Pháp rất gần với nước Anh, nếu quân Đồng Minh đổ bộ vào đây, họ chỉ cách 1 eo biển hẹp. Và còn nằm trong tầm tác chiến của không quân Anh. Về lý lẽ rất hợp lý.
Để tăng tính thuyết phục, quân Đồng Minh đã tạo nên đạo quân giả hiệu, đông cả triệu người. Đạo quân mà người Đức tưởng là đạo quân thuộc Quân Khu 1, dưới quyền chỉ huy của Thượng Tướng Patton, trong thực tế chỉ là những chiếc xe tăng bằng cao su, những lều trại bằng giấy cạc-tông. Chẳng có một người lính nào cả. Vậy mà lính Đức vẫn được dẫn dắt để tin, và tin một cách chắc chắn rằng đó là một đạo quân thực sự.
Góp phần vào đó còn có điệp viên 2 mang người Tây Ban Nha, Pujol. Đầu tiên anh này xin làm điệp viên cho Anh nhưng không được thu nhận, sau đó tình báo Đức nhận anh vào làm việc. Những thông tin từ Đức anh ta báo cho phía Anh. Từ đó trở thành điệp viên cho cả 2 phía. Và cung cấp những tin tình báo sai lệch làm quân Đức lầm lẫn vị trí đổ bộ của Đồng Minh.

Chỉ huy phe Đồng Minh là Tổng tư lệnh: Đại tướng Mỹ Dwight D. Eisenhower.
Lục quân đo đại tướng Anh Bernard Montgomery chỉ huy.
hải quân do phó đô đốc Anh: Bertram Ramsay chỉ huy. Không quân sẽ do thiếu tướng Trafford Mallory chỉ huy.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Bình minh ngày 6 tháng 6 năm 1944, binh sĩ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Scotland và Ba Lan đồng loạt đổ bộ lên bãi biển ở Normandie, bắt đầu chiến dịch giải phóng Châu Âu khỏi Đức Quốc xã.
Việc đổ bộ vào lúc bình minh cho phép quân Đồng Minh có thể nhận biết những vật cản mà quân Đức giăng sẵn: chỉa ba bằng gỗ cứng có chứa chất nổ, chỉa ba bằng bê-tông có khả năng chọc thủng thân các xà lan đổ bộ. Để vượt qua các chướng ngại vật ấy, quân Anh và Mỹ đã sử dụng những chiến xa A2VE và DD có tác dụng rà mìn, phá nổ các vật cản bằng betong, lấp các hào sâu chuẩn bị đường đổ quân cho các xà lan đang lao đến từ biển Manche. Theo kế hoạch Overlord thì trong ngày đầu tiên quân đồng minh phải chuyển được đến Normandie 50.000 quân với 15.000 chiến xa, 2500 xe quân sự dùng trong mọi địa hình, tiếp theo sẽ là 3000 khẩu pháo và 10.000 xe các loại. Đồng thời sau 2 ngày đổ bộ sẽ có 5 sư đoàn tác chiến và sau 10 ngày sẽ có 18 sư đoàn. Những đơn vị khác, tổng cộng là 39 sư đoàn với 2 triệu quân sẽ tiếp tục đổ bộ trong 2 tháng đầu của chiến dịch Overlord.

Binh sĩ Mỹ chuẩn bị vượt biển từ đất Anh.
dday01.jpg



Tư lệnh Dwight Eisenhower nói chuyện với binh sĩ dư đoàn 101 dù trước giờ hành quân: “Full victory – Nothing else”.

dday02.jpg


Trận chiến Normandie bắt đầu bằng những trận ném bom vào đội hình phòng thủ của lính Đức. Trong các đợt nhảy dù, có nhiều tai nạn chết người đáng tiếc xảy ra do tầm nhìn hạn chế, phi cơ bay quá thấp trong khi trang bị của lính dù nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể. Những lính dù đổ bộ vào ban đêm, trong khi lính bộ chờ trời sáng mới bắt đầu cuộc đổ bộ.
dday04.jpg



dday05.jpg




dday06.jpg



Những vật cản trên bãi biển
dday09.jpg
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
Tiếp đi bác sinh viên già, trận này hay lắm ai có coi "Saving Private Ryan" thì thấy lính Mỹ thảm thương tới mức nào, thằng Pháp coi vậy khôn thiệt mau chóng đầu hàng phát xít Đức rồi chờ Đồng Minh vô cứu thôi
 
Hạng C
22/6/06
976
5
18
Phim đáng xem nhất nói về trận này là phim "The Longest Day" mặc dù chỉ là phim đen trắng nhưng phim rất hoành tráng và hấp dẫn nhờ diễn suất của những diễn viên gạo cội của Hollywood. Bác nào chưa xem thì nên tìm xem.
Trước khi vào đại học em không hề được biết về cuộc chiến bi hùng của người Mỹ chống lại phát xít, cứ tưởng cả thế giới này được tự do nhờ anh cả Liên Xô. Lúc còn ngồi ghế nhà trường học môn lịch sử, trong đoạn nói về thế chiến thứ 2 có câu: "với sự tham chiến của Liên Xô thì chiến tranh thế giới thứ 2 trở thành cuộc chiến chính nghĩa". Lúc đó em đã thấy câu đó ngu xuẩn và vô lý nhưng cũng chẳng dám hỏi cô giáo. Sau này có may mắn được tiếp xúc nhiều nguồn thông tin mới thấy được sự thật phía sau những gì được nhồi vào sọ. Nếu em là người Gruzia thì có lẽ em cũng ủng hộ việc kéo đổ tượng đài tưởng niệm các chiến sỹ hồng quân. Đôi lời nói nhảm thế đủ rồi, em xin nhường lại thớt cho bác SVG.