Bác Cải Củ mở đi cho anh em xem với. Anh Nhật lùn dạo này cao lắm rồi.
Tiếp tục trận Midway
Những chuẩn bị cuối cùng
Sau khi chiếc tàu sân bay Lexington bị chìm ở biển San hô, trong tay Nimitz chỉ còn 3 tàu sân bay là Enterprise, Hornet, và Yorktown. Tuy nhiên, vấn đề là phó đô đốc Halsey “Bò hoang”, người chỉ huy tàu sân bay cự phách và can trường của hạm đội, lại bị ốm. Trong bệnh viện, Nimitz đề nghị Halsey cử người thay thế. Halsey chọn chuẩn đô đốc Raymond A.Spruance, là người chỉ huy đội tuần dương hạm bảo vệ cho Halsey, để chỉ huy trận hải chiến quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Vài ngày sau, đô đốc Fletcher cùng tàu sân bay Yorktown về đến Trân Châu Cảng sau thắng lợi ở biển San hô. Nhưng chiếc Yorktown bị hỏng khá nặng và phải cần đến 3 tuần để sửa chữa. Nimitz không thể đợi lâu như vậy, bằng mọi cách, Yorktown phải ra biển trước 30/5 để tránh vành đai tàu ngầm.
Với 1300 người tham gia, việc sửa chữa Yorktown hoàn thành trong thời gian kỷ lục. Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạng mục chưa hoàn thành. Nimitz cũng yêu cầu Bộ tư lệnh tàu ngầm Thái Bình Dương (COMSUBPAC) triển khai 2 vành đai tàu ngầm ở tây và bắc Hawaii để hỗ trợ sự rút lui của hạm đội trong trường hợp họ thất bại ở Midway. Ông còn cho chuyển hầu hết số máy bay hiện có tới Midway. 28/5, đô đốc Spruance trên chiếc kỳ hạm Enterprise khởi hành, rời khỏi Trân Châu Cảng.
Tàu sân bay Enterprise
Ngày 1/6, tàu sân bay Saratoga rời cảng San Diego, California, hối hả hướng về Midway, hy vọng kịp tham gia trận đánh, nhưng nó đã không đến kịp.
Khoảng 2h40, ngày 3/6/1942, quân Nhật tấn công cảng Dutch, nằm ở điểm cuối cùng của Alaska. Không có đơn vị lớn nào ở đây, và căn cứ bị hư hại nặng. Một máy bay Zero của Nhật bị hư hại trong cuộc không kích đã rơi xuống một hòn đảo nhỏ không xa cảng Dutch. Viên phi công thiệt mạng, nhưng máy bay thì chỉ bị hư hại nhẹ. Tàu ngầm Nhật không thể xác định vị trí máy bay rơi, nhưng người Mỹ thì có, và họ đã khám phá ra nhiều điều từ chiếc Zero này.
Cách đó hàng trăm km về phía nam, những phi công ở căn cứ Midway cũng bắt đầu thức dậy. Nhưng phi cơ trinh sát cất cánh đi làm nhiệm vụ. Vào khoảng 9h sáng, lực lượng đổ bộ của chuẩn đô đốc Tanaka Raizo bị phát hiện. Một số máy bay từ Midway cất cánh và tấn công đội tàu này, nhưng không gây nhiều thiệt hại.
Những tàu sân bay Mỹ tiếp tục giữ nguyên vị trí ở phía bắc Midway, chờ đợi kẻ thù xuất hiện. Đô đốc Fletcher đưa chiếc Yorktown lại gần Midway hơn. Trận chiến lớn đang tới gần.
Trận hải chiến quan trọng nhất lịch sử thế giới hiện đại
Ngày 4/6/1942, trên đảo Midway, lúc 2h30 sáng, những đội bay bắt đầu thức giấc. Chỉ 15 phút sau, những đồng nghiệp bên kia chiếc tuyến của họ cũng đã sẵn sàng. Những phi công và nhân viên không lực thuộc Hạm đội hàng không số 1 bắt đầu tập trung trên boong tàu, chuẩn bị cho đợt không kích Midway.
4h30, những máy bay đầu tiên cất cánh khỏi sàn tàu sân bay, 108 chiếc từ 4 tàu sân bay cỡ lớn: Akagi (kỳ hạm), Kaga, Soryo, và Hiryu. Trước đó nửa giờ, các máy bay trinh sát của Nhật cũng được phóng đi, nhưng số lượng rất ít.
Gần 6h, tín hiệu về các máy bay Nhật bắt đầu hiện lên trên màn hình radar. Midway phóng đi tất cả các máy bay hiện có. Gồm 27 tiêm kích cơ do thiếu tá Floyd Parks chỉ huy, 6 máy bay phóng lôi, 4 máy bay ném bom hạng trung, 11 máy bay ném bom bổ nhào, 19 chiếc B-17, cùng 48 máy bay khác.
Phi đội của Thiếu tá Parks không thể ngăn chặn tốp ném bom của Nhật vì gặp những chiếc Zero đi hộ tống. 15 tiêm kích cơ Mỹ bị bắn hạ, và họ không thể bảo vệ Midway khỏi cuộc oanh tạc, nhiệm vụ đó giờ đây trông cậy vào các lực lượng phòng không mặt đất. Tổng số thiệt hại của phía Nhật trên vùng trời Midway là 15 chiếc, cùng khoảng 32 chiếc nữa bị hư hại. Phía Nhật đã ném bom phá huỷ nhiều cơ sở hạ tầng trên đảo, nhưng không thể ném bom bất cứ phi cơ nào vì người Mỹ đã kịp cho cất cánh toàn bộ.
Thậm chí ngay trước khi Midway bị tấn công, đô đốc Nagumo cũng đã gặp bất lợi khi vị trí của họ bị máy bay Mỹ phát hiện. Vào khoảng 5h53, thông tin này đã đến được với tàu Enterprise, Yorktown và Trân Châu Cảng.
Lúc 7h sáng, đợt tấn công của phía Mỹ vào các tàu sân bay Nhật bắt đầu. Tham gia lực lượng này chủ yếu là các máy bay cất cánh từ Midway và một số máy bay phóng lôi từ tàu sân bay Hornet. Họ bị những chiếc Zero của Nhật bao vây, bị hoả lực phòng không từ hạm đội Nhật bủa vây. Nhiều chiếc bị bắn rơi và hạm đội của Nagumo hầu như vô sự.
Nagumo quan sát cuộc tấn công đầu tiên của quân Mỹ từ đài chỉ huy mà không mấy ấn tượng. dù vậy, nó cũng khiến ông tin rằng cần phải ném bom Midway thêm một lần nữa. Nhưng cùng lúc đó, đô đốc Spruance, sau khi nhận được tin tức từ máy bay trinh sát, đã cho hạm đội của mình tiến về phía kẻ thù để giảm khoảng cách.
Vào lúc khoảng 7h, khi mà các máy bay Nhật bắt đầu rời khỏi vùng trời Midway thì phía Mỹ tính toán nhanh rằng nếu họ phóng các máy bay của mình ngay bây giờ, họ có thể tấn công tàu sân bay Nhật khi mà những máy bay đang được lắp vũ khí trên boong, một tình thế rất hiểm nghèo cho phía Nhật. Vì vậy, cả Enterprise và Yorktown bắt đầu phóng đi các máy bay của mình, từ khoảng 7h đến 7h55. Chuẩn đô đốc Mitscher sẽ chỉ huy chiếc Hornet tác chiến độc lập.
USS Hornet
Trong khi đó, Nagumo lại tiếp tục bị tấn công dồn dập. Mặc dù không bị hư hại gì, nhưng chúng càng khiến cho Nagumo tin chắc rằng, cần có thêm một cuộc không kích thứ hai nhằm vào Midway. Lúc 7h15, Nagumo ra lệnh vũ trang cho những máy bay của mình bằng bom thay vì ngư lôi. Lúc 7h30, máy bay trinh sát báo cho Nagumo biết rằng có khoảng 10 tàu chiến đang ở khu vực gần đó. Mặc dù khá lo lắng về sự hiện diện này, Nagumo vẫn tin rằng không lực từ đảo Midway vẫn là mối đe dọa lớn nhất, vì vậy, việc lắp bom vẫn được tiếp tục.
Sự yếu kém của trinh sát đã làm hại Nagumo khi mà phải mất 1 tiếng sau, họ mới xác định được những tàu chiến đó là tàu sân bay. Lúc đó là 8h20, Nagumo lo lắng thật sự, ông không còn nhiều thời gian. Vì vậy, lệnh mới được ban ra, người ta gỡ bom khỏi máy bay và thay thế nó bằng ngư lôi. Chính dưới áp lực thời gian và sự thay đổi liên tục như vậy, bom sau khi được gỡ ra đã không được chuyển vào khoang chứa mà vẫn để trên boong. Và đó là một sai lầm chết người của phía Nhật, những tàu sân bay của họ đang dần trở thành một thùng thuốc súng nổi.
9h17, Nagumo chuyển hướng sang những tàu sân bay Mỹ. Nhưng chỉ 1 phút sau, ông thấy mình đang đối mặt với một tốp máy bay phóng lôi của đối phương. Đó là những máy bay thuộc liên đội VT-8 từ chiếc Hornet, tuy vậy những máy bay cũ kĩ và nặng nề này không phải là đối thủ của Zero. Chỉ có 1 phi công trong đội máy bay đó sống sót, thiếu úy George Gay. (Ngày 31/8/1995, một phi đội máy bay đã rải một phần tro hài cốt của Gay xuống nơi mà những bạn đồng chí của ông đã hy sinh).
Liên đội VT8 năm 1942
Thiếu úy George bên phải, người sống sót trong liên đội VT8.
Ngay sau đó là VT-6 từ Enterprise. Họ đến ngay trước mặt tàu sân bay Nhật và chiếc Kaga được chọn là mục tiêu. Pháo phòng không trên tàu cùng những chiếc Zero kháng cự dữ dội. 10 chiếc máy bay phóng lôi Mỹ bị hạ, bao gồm cả chiếc của sĩ quan chỉ huy Lindsey. Chỉ hơn một phút sau, chiếc Akagi thấy một tốp máy bay nữa tới, liên đội VT-3 từ Yorktown, đơn vị duy nhất có tiêm kích cơ đi theo hộ tống. Một lần nữa, họ không thể chống chọi lại những chiếc Zero. Máy bay Mỹ cố tập trung tấn công chiếc Hiryu, nhưng không thành công. Chỉ có 2 chiếc máy bay phóng lôi có thể trở về tàu mẹ.
Dù vậy, những cuộc tấn công vô vọng của những máy bay phóng ngư lôi cũng có tác dụng làm chậm quá trình chuẩn bị của người Nhật và làm xáo trộn đội hình tiêm kích cơ bảo vệ hạm đội. Mọi chuyện thay đổi vào khoảng 10h25, 3 liên đội máy bay ném bom bổ nhào SBD từ tàu Enterprise và Yorktown xuất hiện. Chúng do thiếu tá Cluskey chỉ huy. Khi bay đến vị trí mà hạm đội Nhật được báo cáo lần cuối, Cluskey không nhìn thấy gì cả. Trong lúc nhiên liệu đã gần cạn thì ông bỗng nhìn thấy vệt sóng dài từ một khu trục hạm Nhật, chiếc Arashii, đang có nhiệm vụ rải mìn chống tàu ngầm.
Phi đoàn máy bay Mỹ quyết định bám theo chiếc Arashii, và chẳng mấy chốc, Hạm đội hàng không số 1 đã trong tầm mắt. Những biện pháp vận động để né tránh trong những đợt tấn công trước đã khiến đội hình hạm đội Nhật xáo trộn, và làm giảm sự hỗ trợ lẫn nhau giữa chúng. Cluskey chia đội của mình làm hai. VB-6 sẽ tấn công chiếc Akagi, còn VS-6 tấn công Kaga.
Người Nhật không có ấn tượng mạnh về những chiếc máy bay ném bom này, những đợt tấn công thất bại của người Mỹ trước đó khiến họ chủ quan. Nhưng người Nhật quên rằng những con tàu khổng lồ của họ đang là những thùng thuốc nổ, với những quả bom nằm la liệt trên boong, những chiếc máy bay gắn đầy đạn dược và đang được tiếp xăng đậu đầy chật trên sàn tàu.
Mỗi Cluskey kéo mũi máy bay xuống, tạo một góc 70 độ, hướng thẳng vào chiếc Kaga. Mặc dù quả bom của ông đã trận mục tiêu, nhưng một đồng đội phía sau đã thả bom trúng ngay vào một chiếc máy bay đang đậu ở phần đuôi đường băng, khiến sàn tàu bốc cháy. Ngay sau đó, một quả bom khác xuyên qua thang nâng ở phía trước, phát nổ ngay giữa những chiếc máy bay đang được tiếp xăng và vũ trang trong khoang chứa máy bay. Sức nổ của nó làm vỡ tung những cửa sổ trên đài chỉ huy. Quả bom thứ ba kích nổ một chiếc xe bồn đậu ngay trước đài chỉ huy. Vụ nổ tiếp sau đó giết chết thuyền trưởng cùng các sĩ quan chỉ huy. Con tàu hoàn toàn mất điều khiển. Ngọn lửa bùng lên không thể kiểm soát nổi. Đến 17h, lệnh bỏ tàu được ban ra.
Chiếc Akagi cũng trong tình cảnh tương tự. Quả bom đầu tiên đánh trúng thang nâng giữa, kích nổ số đạn dược chưa được cất. Quả thứ hai đánh vào những máy bay đang được vũ trang, kích nổ toàn bộ số đạn dược gắn trên chúng. Boong tàu Akagi chìm trong một loạt vụ nổ liên hoàn. Động cơ tàu ngừng hoạt động lúc 10h40. Đô đốc Nagumo rời chỉ huy sở đang bốc cháy của mình lúc 10h46, lệnh bỏ tàu được ban bố. Thuyền trưởng Aoki là người cuối cùng rời tàu, lúc 3h sáng ngày 5/6.
Chiếc Soryu bị trúng 3 quả bom, rải đều từ mũi tàu đến đuôi tàu, phá huỷ hầu như toàn bộ thang nâng, máy bay, bom đạn. Ngọn lửa dữ dội đến mức cánh cửa thép ở khoang chứa phải tan chảy. Con tàu ngừng hoạt động lúc 10h40. Thuyền trưởng Yanagimoto tự vẫn. Khoảng 19h20, con tàu chìm hoàn toàn.
Lúc này, phía Nhật chỉ còn duy nhất một tàu sân bay có thể hoạt động, là chiếc Hiryu. Vào khoảng 11h, Hiryu phái đi 18 chiếc máy bay ném bom, hộ tống bởi 6 tiêm kích cơ, để trả thù. Vào khoảng giữa trưa, những máy bay này tiến sát chiếc Yorktown, lúc này cũng đã phát hiện người Nhật qua radar (một kỹ thuật mới mà Nhật chưa có). Do đó, đội phi cơ tiêm kích của Mỹ kịp bay lên và chặn đánh, bắn rơi hầu hết máy bay ném bom Nhật. Nhưng vẫn có 7 chiếc thoát qua được. Và chiếc Yorktown bị trúng 3 quả bom, 5 lò hơi ngừng hoạt động, và vận tốc con tàu cũng giảm xuống mức chỉ khoảng 6 hải lý/h. Nhưng thủy thủ đoàn của Yorktown cũng đã kịp sửa chữa và phục hồi vận tốc con tàu ở mức 20 hải lý/h. Máy bay có thể hạ cánh, và tốp tiêm kích cơ thứ hai kịp xuất phát. Nhưng chiếc Hiryu cũng phái đi một đội thứ hai, gồm 10 máy bay phóng lôi và 6 tiêm kích cơ. Thuyền trưởng chiếc Yorktown, Buskmaster đã từng tránh thành công tất cả các ngư lôi trong trận chiến biển San Hô, nhưng lần này, chiếc Yorktown bị trúng 2 quả ngư lôi. Con tàu càng ngày càng bị nghiêng, buộc Buckmaster phải ra lệnh bỏ tàu, vào khoảng 15h.
USS Yorktown chống trả không quân Nhật
Nhưng người Mỹ mới là những người có tiếng nói cuối cùng trong ngày này. Từ trên chiếc Enterprise, 24 máy bay ném bom, nhiều chiếc được chuyển từ Yorktown sang, cất cánh tấn công chiếc Hiryu. Lúc 14h50, Hiryu bị máy bay trinh sát phát hiện. 13 máy bay ném bom tấn công Hiryu khi những phi công của nó đang ăn, 11 chiếc khác tấn công những thiết giáp hạm hộ tống. Hiryu bị trúng liên tiếp 4 quả bom. Boong tàu hoàn toàn bị phá huỷ, khoang chứa máy bay chìm trong biển lửa. Nhưng phần dưới con tàu vẫn chưa bị ảnh hưởng, và nó vẫn có thể lao đi với vận tốc 30 hải lý/h. Tuy vậy, ngọn lửa cũng nhanh chóng lan xuống dưới, khiến động cơ ngừng hoạt động. Thủy thủ đoàn rời tàu vào khoảng 3h15 sáng hôm sau, 5/6.
Tàu Hiryu đang bốc cháy
Trong khi cả 4 chiếc tàu sân bay của Nhật hoàn toàn bị đánh chìm, thì chiếc Yorktown dường như vẫn còn có thể được cứu. Đô đốc Fletcher phái một đội tàu cứu hộ đến kéo Yorktown về Trân Châu Cảng, thuyền trưởng Buckmaster cùng một thủy thủ nhỏ cũng đã quay trở lại tàu. Nhưng một chiếc tàu ngầm Nhật, chiếc I-168 đã lọt qua được vành đai bảo vệ gồm 4 khu trục hạm để đánh đắm chiếc Yorktown cùng một tàu hộ tống, chiếc Hammann vào chiều ngày 6/5.
Đô đốc Yamamoto, trong một nỗ lực cuối cùng để tìm kiếm một điều gì đó, đã ra lệnh pháo kích Midway. Nhiệm vụ này được giao cho đô đốc Kurita, chỉ huy hải đội tuần dương hạm mới nhất và nhanh nhất Nhật Bản. Nhưng vào lúc 0h sáng ngày 5/6, Yamamoto rút lại lệnh của mình. Khi đang trên đường quay về, Kurita phát hiện một tàu ngầm Mỹ, ông ra lệnh tất cả các tàu rẽ ngoặt một góc 45 độ để tránh. Trong quá trình vận động, 2 tuần dương hạm hạng nặng Mogami và Mikuma va chạm với nhau, khiến chúng không thể đi nhanh được. Sang ngày 6, máy bay từ Enterprise và Hornet phát hiện ra 2 chiếc này và tấn công dồn dập. Chiếc Mikuma bị đánh chìm, còn Mogami bị hỏng nặng.
Tiếp tục trận Midway
Những chuẩn bị cuối cùng
Sau khi chiếc tàu sân bay Lexington bị chìm ở biển San hô, trong tay Nimitz chỉ còn 3 tàu sân bay là Enterprise, Hornet, và Yorktown. Tuy nhiên, vấn đề là phó đô đốc Halsey “Bò hoang”, người chỉ huy tàu sân bay cự phách và can trường của hạm đội, lại bị ốm. Trong bệnh viện, Nimitz đề nghị Halsey cử người thay thế. Halsey chọn chuẩn đô đốc Raymond A.Spruance, là người chỉ huy đội tuần dương hạm bảo vệ cho Halsey, để chỉ huy trận hải chiến quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Vài ngày sau, đô đốc Fletcher cùng tàu sân bay Yorktown về đến Trân Châu Cảng sau thắng lợi ở biển San hô. Nhưng chiếc Yorktown bị hỏng khá nặng và phải cần đến 3 tuần để sửa chữa. Nimitz không thể đợi lâu như vậy, bằng mọi cách, Yorktown phải ra biển trước 30/5 để tránh vành đai tàu ngầm.
Với 1300 người tham gia, việc sửa chữa Yorktown hoàn thành trong thời gian kỷ lục. Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạng mục chưa hoàn thành. Nimitz cũng yêu cầu Bộ tư lệnh tàu ngầm Thái Bình Dương (COMSUBPAC) triển khai 2 vành đai tàu ngầm ở tây và bắc Hawaii để hỗ trợ sự rút lui của hạm đội trong trường hợp họ thất bại ở Midway. Ông còn cho chuyển hầu hết số máy bay hiện có tới Midway. 28/5, đô đốc Spruance trên chiếc kỳ hạm Enterprise khởi hành, rời khỏi Trân Châu Cảng.
Tàu sân bay Enterprise
Ngày 1/6, tàu sân bay Saratoga rời cảng San Diego, California, hối hả hướng về Midway, hy vọng kịp tham gia trận đánh, nhưng nó đã không đến kịp.
Khoảng 2h40, ngày 3/6/1942, quân Nhật tấn công cảng Dutch, nằm ở điểm cuối cùng của Alaska. Không có đơn vị lớn nào ở đây, và căn cứ bị hư hại nặng. Một máy bay Zero của Nhật bị hư hại trong cuộc không kích đã rơi xuống một hòn đảo nhỏ không xa cảng Dutch. Viên phi công thiệt mạng, nhưng máy bay thì chỉ bị hư hại nhẹ. Tàu ngầm Nhật không thể xác định vị trí máy bay rơi, nhưng người Mỹ thì có, và họ đã khám phá ra nhiều điều từ chiếc Zero này.
Cách đó hàng trăm km về phía nam, những phi công ở căn cứ Midway cũng bắt đầu thức dậy. Nhưng phi cơ trinh sát cất cánh đi làm nhiệm vụ. Vào khoảng 9h sáng, lực lượng đổ bộ của chuẩn đô đốc Tanaka Raizo bị phát hiện. Một số máy bay từ Midway cất cánh và tấn công đội tàu này, nhưng không gây nhiều thiệt hại.
Những tàu sân bay Mỹ tiếp tục giữ nguyên vị trí ở phía bắc Midway, chờ đợi kẻ thù xuất hiện. Đô đốc Fletcher đưa chiếc Yorktown lại gần Midway hơn. Trận chiến lớn đang tới gần.
Trận hải chiến quan trọng nhất lịch sử thế giới hiện đại
Ngày 4/6/1942, trên đảo Midway, lúc 2h30 sáng, những đội bay bắt đầu thức giấc. Chỉ 15 phút sau, những đồng nghiệp bên kia chiếc tuyến của họ cũng đã sẵn sàng. Những phi công và nhân viên không lực thuộc Hạm đội hàng không số 1 bắt đầu tập trung trên boong tàu, chuẩn bị cho đợt không kích Midway.
4h30, những máy bay đầu tiên cất cánh khỏi sàn tàu sân bay, 108 chiếc từ 4 tàu sân bay cỡ lớn: Akagi (kỳ hạm), Kaga, Soryo, và Hiryu. Trước đó nửa giờ, các máy bay trinh sát của Nhật cũng được phóng đi, nhưng số lượng rất ít.
Gần 6h, tín hiệu về các máy bay Nhật bắt đầu hiện lên trên màn hình radar. Midway phóng đi tất cả các máy bay hiện có. Gồm 27 tiêm kích cơ do thiếu tá Floyd Parks chỉ huy, 6 máy bay phóng lôi, 4 máy bay ném bom hạng trung, 11 máy bay ném bom bổ nhào, 19 chiếc B-17, cùng 48 máy bay khác.
Phi đội của Thiếu tá Parks không thể ngăn chặn tốp ném bom của Nhật vì gặp những chiếc Zero đi hộ tống. 15 tiêm kích cơ Mỹ bị bắn hạ, và họ không thể bảo vệ Midway khỏi cuộc oanh tạc, nhiệm vụ đó giờ đây trông cậy vào các lực lượng phòng không mặt đất. Tổng số thiệt hại của phía Nhật trên vùng trời Midway là 15 chiếc, cùng khoảng 32 chiếc nữa bị hư hại. Phía Nhật đã ném bom phá huỷ nhiều cơ sở hạ tầng trên đảo, nhưng không thể ném bom bất cứ phi cơ nào vì người Mỹ đã kịp cho cất cánh toàn bộ.
Thậm chí ngay trước khi Midway bị tấn công, đô đốc Nagumo cũng đã gặp bất lợi khi vị trí của họ bị máy bay Mỹ phát hiện. Vào khoảng 5h53, thông tin này đã đến được với tàu Enterprise, Yorktown và Trân Châu Cảng.
Lúc 7h sáng, đợt tấn công của phía Mỹ vào các tàu sân bay Nhật bắt đầu. Tham gia lực lượng này chủ yếu là các máy bay cất cánh từ Midway và một số máy bay phóng lôi từ tàu sân bay Hornet. Họ bị những chiếc Zero của Nhật bao vây, bị hoả lực phòng không từ hạm đội Nhật bủa vây. Nhiều chiếc bị bắn rơi và hạm đội của Nagumo hầu như vô sự.
Nagumo quan sát cuộc tấn công đầu tiên của quân Mỹ từ đài chỉ huy mà không mấy ấn tượng. dù vậy, nó cũng khiến ông tin rằng cần phải ném bom Midway thêm một lần nữa. Nhưng cùng lúc đó, đô đốc Spruance, sau khi nhận được tin tức từ máy bay trinh sát, đã cho hạm đội của mình tiến về phía kẻ thù để giảm khoảng cách.
Vào lúc khoảng 7h, khi mà các máy bay Nhật bắt đầu rời khỏi vùng trời Midway thì phía Mỹ tính toán nhanh rằng nếu họ phóng các máy bay của mình ngay bây giờ, họ có thể tấn công tàu sân bay Nhật khi mà những máy bay đang được lắp vũ khí trên boong, một tình thế rất hiểm nghèo cho phía Nhật. Vì vậy, cả Enterprise và Yorktown bắt đầu phóng đi các máy bay của mình, từ khoảng 7h đến 7h55. Chuẩn đô đốc Mitscher sẽ chỉ huy chiếc Hornet tác chiến độc lập.
USS Hornet
Trong khi đó, Nagumo lại tiếp tục bị tấn công dồn dập. Mặc dù không bị hư hại gì, nhưng chúng càng khiến cho Nagumo tin chắc rằng, cần có thêm một cuộc không kích thứ hai nhằm vào Midway. Lúc 7h15, Nagumo ra lệnh vũ trang cho những máy bay của mình bằng bom thay vì ngư lôi. Lúc 7h30, máy bay trinh sát báo cho Nagumo biết rằng có khoảng 10 tàu chiến đang ở khu vực gần đó. Mặc dù khá lo lắng về sự hiện diện này, Nagumo vẫn tin rằng không lực từ đảo Midway vẫn là mối đe dọa lớn nhất, vì vậy, việc lắp bom vẫn được tiếp tục.
Sự yếu kém của trinh sát đã làm hại Nagumo khi mà phải mất 1 tiếng sau, họ mới xác định được những tàu chiến đó là tàu sân bay. Lúc đó là 8h20, Nagumo lo lắng thật sự, ông không còn nhiều thời gian. Vì vậy, lệnh mới được ban ra, người ta gỡ bom khỏi máy bay và thay thế nó bằng ngư lôi. Chính dưới áp lực thời gian và sự thay đổi liên tục như vậy, bom sau khi được gỡ ra đã không được chuyển vào khoang chứa mà vẫn để trên boong. Và đó là một sai lầm chết người của phía Nhật, những tàu sân bay của họ đang dần trở thành một thùng thuốc súng nổi.
9h17, Nagumo chuyển hướng sang những tàu sân bay Mỹ. Nhưng chỉ 1 phút sau, ông thấy mình đang đối mặt với một tốp máy bay phóng lôi của đối phương. Đó là những máy bay thuộc liên đội VT-8 từ chiếc Hornet, tuy vậy những máy bay cũ kĩ và nặng nề này không phải là đối thủ của Zero. Chỉ có 1 phi công trong đội máy bay đó sống sót, thiếu úy George Gay. (Ngày 31/8/1995, một phi đội máy bay đã rải một phần tro hài cốt của Gay xuống nơi mà những bạn đồng chí của ông đã hy sinh).
Liên đội VT8 năm 1942
Thiếu úy George bên phải, người sống sót trong liên đội VT8.
Ngay sau đó là VT-6 từ Enterprise. Họ đến ngay trước mặt tàu sân bay Nhật và chiếc Kaga được chọn là mục tiêu. Pháo phòng không trên tàu cùng những chiếc Zero kháng cự dữ dội. 10 chiếc máy bay phóng lôi Mỹ bị hạ, bao gồm cả chiếc của sĩ quan chỉ huy Lindsey. Chỉ hơn một phút sau, chiếc Akagi thấy một tốp máy bay nữa tới, liên đội VT-3 từ Yorktown, đơn vị duy nhất có tiêm kích cơ đi theo hộ tống. Một lần nữa, họ không thể chống chọi lại những chiếc Zero. Máy bay Mỹ cố tập trung tấn công chiếc Hiryu, nhưng không thành công. Chỉ có 2 chiếc máy bay phóng lôi có thể trở về tàu mẹ.
Dù vậy, những cuộc tấn công vô vọng của những máy bay phóng ngư lôi cũng có tác dụng làm chậm quá trình chuẩn bị của người Nhật và làm xáo trộn đội hình tiêm kích cơ bảo vệ hạm đội. Mọi chuyện thay đổi vào khoảng 10h25, 3 liên đội máy bay ném bom bổ nhào SBD từ tàu Enterprise và Yorktown xuất hiện. Chúng do thiếu tá Cluskey chỉ huy. Khi bay đến vị trí mà hạm đội Nhật được báo cáo lần cuối, Cluskey không nhìn thấy gì cả. Trong lúc nhiên liệu đã gần cạn thì ông bỗng nhìn thấy vệt sóng dài từ một khu trục hạm Nhật, chiếc Arashii, đang có nhiệm vụ rải mìn chống tàu ngầm.
Phi đoàn máy bay Mỹ quyết định bám theo chiếc Arashii, và chẳng mấy chốc, Hạm đội hàng không số 1 đã trong tầm mắt. Những biện pháp vận động để né tránh trong những đợt tấn công trước đã khiến đội hình hạm đội Nhật xáo trộn, và làm giảm sự hỗ trợ lẫn nhau giữa chúng. Cluskey chia đội của mình làm hai. VB-6 sẽ tấn công chiếc Akagi, còn VS-6 tấn công Kaga.
Người Nhật không có ấn tượng mạnh về những chiếc máy bay ném bom này, những đợt tấn công thất bại của người Mỹ trước đó khiến họ chủ quan. Nhưng người Nhật quên rằng những con tàu khổng lồ của họ đang là những thùng thuốc nổ, với những quả bom nằm la liệt trên boong, những chiếc máy bay gắn đầy đạn dược và đang được tiếp xăng đậu đầy chật trên sàn tàu.
Mỗi Cluskey kéo mũi máy bay xuống, tạo một góc 70 độ, hướng thẳng vào chiếc Kaga. Mặc dù quả bom của ông đã trận mục tiêu, nhưng một đồng đội phía sau đã thả bom trúng ngay vào một chiếc máy bay đang đậu ở phần đuôi đường băng, khiến sàn tàu bốc cháy. Ngay sau đó, một quả bom khác xuyên qua thang nâng ở phía trước, phát nổ ngay giữa những chiếc máy bay đang được tiếp xăng và vũ trang trong khoang chứa máy bay. Sức nổ của nó làm vỡ tung những cửa sổ trên đài chỉ huy. Quả bom thứ ba kích nổ một chiếc xe bồn đậu ngay trước đài chỉ huy. Vụ nổ tiếp sau đó giết chết thuyền trưởng cùng các sĩ quan chỉ huy. Con tàu hoàn toàn mất điều khiển. Ngọn lửa bùng lên không thể kiểm soát nổi. Đến 17h, lệnh bỏ tàu được ban ra.
Chiếc Akagi cũng trong tình cảnh tương tự. Quả bom đầu tiên đánh trúng thang nâng giữa, kích nổ số đạn dược chưa được cất. Quả thứ hai đánh vào những máy bay đang được vũ trang, kích nổ toàn bộ số đạn dược gắn trên chúng. Boong tàu Akagi chìm trong một loạt vụ nổ liên hoàn. Động cơ tàu ngừng hoạt động lúc 10h40. Đô đốc Nagumo rời chỉ huy sở đang bốc cháy của mình lúc 10h46, lệnh bỏ tàu được ban bố. Thuyền trưởng Aoki là người cuối cùng rời tàu, lúc 3h sáng ngày 5/6.
Chiếc Soryu bị trúng 3 quả bom, rải đều từ mũi tàu đến đuôi tàu, phá huỷ hầu như toàn bộ thang nâng, máy bay, bom đạn. Ngọn lửa dữ dội đến mức cánh cửa thép ở khoang chứa phải tan chảy. Con tàu ngừng hoạt động lúc 10h40. Thuyền trưởng Yanagimoto tự vẫn. Khoảng 19h20, con tàu chìm hoàn toàn.
Lúc này, phía Nhật chỉ còn duy nhất một tàu sân bay có thể hoạt động, là chiếc Hiryu. Vào khoảng 11h, Hiryu phái đi 18 chiếc máy bay ném bom, hộ tống bởi 6 tiêm kích cơ, để trả thù. Vào khoảng giữa trưa, những máy bay này tiến sát chiếc Yorktown, lúc này cũng đã phát hiện người Nhật qua radar (một kỹ thuật mới mà Nhật chưa có). Do đó, đội phi cơ tiêm kích của Mỹ kịp bay lên và chặn đánh, bắn rơi hầu hết máy bay ném bom Nhật. Nhưng vẫn có 7 chiếc thoát qua được. Và chiếc Yorktown bị trúng 3 quả bom, 5 lò hơi ngừng hoạt động, và vận tốc con tàu cũng giảm xuống mức chỉ khoảng 6 hải lý/h. Nhưng thủy thủ đoàn của Yorktown cũng đã kịp sửa chữa và phục hồi vận tốc con tàu ở mức 20 hải lý/h. Máy bay có thể hạ cánh, và tốp tiêm kích cơ thứ hai kịp xuất phát. Nhưng chiếc Hiryu cũng phái đi một đội thứ hai, gồm 10 máy bay phóng lôi và 6 tiêm kích cơ. Thuyền trưởng chiếc Yorktown, Buskmaster đã từng tránh thành công tất cả các ngư lôi trong trận chiến biển San Hô, nhưng lần này, chiếc Yorktown bị trúng 2 quả ngư lôi. Con tàu càng ngày càng bị nghiêng, buộc Buckmaster phải ra lệnh bỏ tàu, vào khoảng 15h.
USS Yorktown chống trả không quân Nhật
Nhưng người Mỹ mới là những người có tiếng nói cuối cùng trong ngày này. Từ trên chiếc Enterprise, 24 máy bay ném bom, nhiều chiếc được chuyển từ Yorktown sang, cất cánh tấn công chiếc Hiryu. Lúc 14h50, Hiryu bị máy bay trinh sát phát hiện. 13 máy bay ném bom tấn công Hiryu khi những phi công của nó đang ăn, 11 chiếc khác tấn công những thiết giáp hạm hộ tống. Hiryu bị trúng liên tiếp 4 quả bom. Boong tàu hoàn toàn bị phá huỷ, khoang chứa máy bay chìm trong biển lửa. Nhưng phần dưới con tàu vẫn chưa bị ảnh hưởng, và nó vẫn có thể lao đi với vận tốc 30 hải lý/h. Tuy vậy, ngọn lửa cũng nhanh chóng lan xuống dưới, khiến động cơ ngừng hoạt động. Thủy thủ đoàn rời tàu vào khoảng 3h15 sáng hôm sau, 5/6.
Tàu Hiryu đang bốc cháy
Trong khi cả 4 chiếc tàu sân bay của Nhật hoàn toàn bị đánh chìm, thì chiếc Yorktown dường như vẫn còn có thể được cứu. Đô đốc Fletcher phái một đội tàu cứu hộ đến kéo Yorktown về Trân Châu Cảng, thuyền trưởng Buckmaster cùng một thủy thủ nhỏ cũng đã quay trở lại tàu. Nhưng một chiếc tàu ngầm Nhật, chiếc I-168 đã lọt qua được vành đai bảo vệ gồm 4 khu trục hạm để đánh đắm chiếc Yorktown cùng một tàu hộ tống, chiếc Hammann vào chiều ngày 6/5.
Đô đốc Yamamoto, trong một nỗ lực cuối cùng để tìm kiếm một điều gì đó, đã ra lệnh pháo kích Midway. Nhiệm vụ này được giao cho đô đốc Kurita, chỉ huy hải đội tuần dương hạm mới nhất và nhanh nhất Nhật Bản. Nhưng vào lúc 0h sáng ngày 5/6, Yamamoto rút lại lệnh của mình. Khi đang trên đường quay về, Kurita phát hiện một tàu ngầm Mỹ, ông ra lệnh tất cả các tàu rẽ ngoặt một góc 45 độ để tránh. Trong quá trình vận động, 2 tuần dương hạm hạng nặng Mogami và Mikuma va chạm với nhau, khiến chúng không thể đi nhanh được. Sang ngày 6, máy bay từ Enterprise và Hornet phát hiện ra 2 chiếc này và tấn công dồn dập. Chiếc Mikuma bị đánh chìm, còn Mogami bị hỏng nặng.
Last edited by a moderator:
Kết quả
Trận chiến Midway đã kết thúc, thiệt hại cho phía Nhật hết sức nặng nề. 4 tàu sân bay hạng nặng, 1 tuần dương hạm, 272 máy bay, 100 phi công, 3400 thủy thủ, 3 thuyền trưởng hàng không mẫu hạm đầy kinh nghiệm cùng một đô đốc, bí mật của loại máy bay Zero. Tổn thất của phía Mỹ gồm 1 tàu sân bay và 1 khu trục hạm cùng khoảng 150 máy bay.
Giờ đây cán cân lực lượng lại chuyển sang phía người Mỹ, ngay sau trận chiến, Nhật chỉ còn 2 tàu sân bay hạng nặng, còn của Mỹ là 4. Số phi công Nhật thiệt mạng tương đương với số mà nước Nhật có thể đào tạo trong 1 năm. Việc khám phá ra bí mật của chiếc Zero cho phép người Mỹ chế tạo thành công chiếc F6F Hellcat, mà chỉ 1 năm sau đã bắt đầu chấm dứt sự thống trị trên không của người Nhật. Quan trọng hơn, trận chiến Midway đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, quyền chủ động tấn công giờ đây đã thuộc về người Mỹ.
Trận chiến Midway đã kết thúc, thiệt hại cho phía Nhật hết sức nặng nề. 4 tàu sân bay hạng nặng, 1 tuần dương hạm, 272 máy bay, 100 phi công, 3400 thủy thủ, 3 thuyền trưởng hàng không mẫu hạm đầy kinh nghiệm cùng một đô đốc, bí mật của loại máy bay Zero. Tổn thất của phía Mỹ gồm 1 tàu sân bay và 1 khu trục hạm cùng khoảng 150 máy bay.
Giờ đây cán cân lực lượng lại chuyển sang phía người Mỹ, ngay sau trận chiến, Nhật chỉ còn 2 tàu sân bay hạng nặng, còn của Mỹ là 4. Số phi công Nhật thiệt mạng tương đương với số mà nước Nhật có thể đào tạo trong 1 năm. Việc khám phá ra bí mật của chiếc Zero cho phép người Mỹ chế tạo thành công chiếc F6F Hellcat, mà chỉ 1 năm sau đã bắt đầu chấm dứt sự thống trị trên không của người Nhật. Quan trọng hơn, trận chiến Midway đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, quyền chủ động tấn công giờ đây đã thuộc về người Mỹ.
Trận chiến Falkland. Trận hải chiến được xem là lớn nhất thời hiện đại (Nếu không kể chuyện anh ba nhà mình).
Sự đối địch bắt đầu 19/3/1982, khi 60 công nhân Argentina được một tàu chiến của nước này thả lên một hòn đảo be tí gọi là South Georgia ,một nơi hầu như không có người ở, cách bờ biển Argentina 1200 dặm, và là một phần của Falkland. Những công nhân mau chóng tháo dỡ một trại săn cá voi bỏ hoang để tận dụng sắt thép, rồi họ giương ngọn cờ trắng-xanh lơ của Argentina.
Chỉ một hành động đơn giản đó thôi nhưng đã kích hoạt một cuộc chiến giữa Liên hiệp Anh và Argentina, mà đã cướp đi mạng sống của hơn 1000 người, làm thiệt hại mỗi bên hàng tỷ dollar, mà cho phần còn lại của thế giới những cái gì ớn lạnh về những gì có thể xảy ra trong một cuộc chiến quy ước ở thời đại kỹ thuật cao này.
Sau “cuộc chiến nhỏ đẫm máu” này, những lãnh đạo quân sự đã bắt đầu viết lại những cuốn sách giáo khoa về chiến tranh, trong khi những chuyên gia tranh cãi về thành công, thất bại của những vũ khí cũng như chiến thuật tại Falkland.
Quần đảo Falkland bao gồm khoảng 200 hòn đảo ở Nam Đại Tây Dương, ngoài khơi nơi tận cùng của lục địa Nam Mỹ, một nơi khét tiếng vì cái lạnh khủng khiếp, biển động dữ dội, và đất đai cằn cỗi. Đảo Đông và Tây Falkland, những hòn đảo lớn nhất, cách bờ biển khoảng 300 dặm.
Dân cư của đảo gồm khoảng 2000 người, hơn 600.000 con cừu, và 10 triệu con chim cánh cụt. Nuôi cừu là ngành kinh tế chính.Người dân ở đây chủ yếu có nguồn gốc Anh.
Anh và Argentina đã tranh chấp nhau vùng đảo này từ gần 150 năm qua. Quần đảo được phát hiện năm 1592 bởi nhà hàng hải Anh John Davids. Người Anh, Pháp,Tây Ban nha đã định cư ở đó vào những lúc Những cuộc đàm phán để chuyển giao đảo cho Argentina bắt đầu từ những năm 60, nhưng đã bị đóng băng do người dân Falkland mong muốn được tiếp tục là công dân Anh.
Sau sự kiên công nhân Argentina đổ bộ lên đảo, nhà đương cục Anh ở đây thông báo rằng những hành động như vậy là phi pháp, và yêu cầu những người này rời đảo, hoặc xin phép chính thức nếu muốn ở lại. Mặc dù một số công nhân Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đưa ra một sự phản đối ngoại giao mạnh mẽ, tàu phá băng Endurance, đang ở Nam Đại Tây Dương, đã tiến sát South Georgia như một sự thị uy.
Đến cuối tháng 3, trên các phương tiện truyền thông tràn ngập thông tin về những căng thẳng ngày càng dâng cao giữa Argentina và Anh.
Những tàu của Argentina được thông báo là đang tiến về Falkland, về giới chức trên đảo lo rằng một cuộc xâm lăng sắp xảy ra. Những quan sát viên quân sự khắp nơi trên thế giới theo dõi sát sao tình hình.Nó hứa hẹn sẽ là một cuốn sách giáo khoa về chiến tranh giữa những lực lượng quân sự khá cân bằng với những vũ khí hiện đại, và là cuộc giao tranh trên biển-trên không lớn đầu tiên kể từ sau Đệ nhị thế chiến.
Mặc dù nước Anh có quân đội lớn hơn khá nhiều và vũ khí cũng có vẻ hiện đại hơn, nhưng Argentina lại có một lợi thế rõ rệt về địa lợi, chiến trường nằm ngay sân nhà của họ, trong khi cách London 8000 dặm. So sánh về trang bị, hạm đội Anh có 2 tàu sân bay : Invincible và Hermes, Argentina có 1 : Veinticinco de Mayo. Anh có phản lực cơ Harrier trên tàu sân bay, Argentina có A-4 (Mỹ) và Mirage (Pháp). Anh có máy bay ném bom Vulcan, Argentina có Canberra. Cả 2 gần như tương đương nhau về trực thăng, khu trục hạm, tuần dương hạm, khinh hạm.
Tại Lầu Năm Góc , Lực lượng phản ứng nhanh (RDF)đặc biệt quan tấm đến quá trình cuộc chiến, vì khoảng cách địa lý mà phía Anh phải đối diện cũng tương tự từ Mỹ đến Vùng Vịnh, một nhiệm vụ mà RDF sẽ phải gánh vác.
Sự đối địch bắt đầu 19/3/1982, khi 60 công nhân Argentina được một tàu chiến của nước này thả lên một hòn đảo be tí gọi là South Georgia ,một nơi hầu như không có người ở, cách bờ biển Argentina 1200 dặm, và là một phần của Falkland. Những công nhân mau chóng tháo dỡ một trại săn cá voi bỏ hoang để tận dụng sắt thép, rồi họ giương ngọn cờ trắng-xanh lơ của Argentina.
Chỉ một hành động đơn giản đó thôi nhưng đã kích hoạt một cuộc chiến giữa Liên hiệp Anh và Argentina, mà đã cướp đi mạng sống của hơn 1000 người, làm thiệt hại mỗi bên hàng tỷ dollar, mà cho phần còn lại của thế giới những cái gì ớn lạnh về những gì có thể xảy ra trong một cuộc chiến quy ước ở thời đại kỹ thuật cao này.
Sau “cuộc chiến nhỏ đẫm máu” này, những lãnh đạo quân sự đã bắt đầu viết lại những cuốn sách giáo khoa về chiến tranh, trong khi những chuyên gia tranh cãi về thành công, thất bại của những vũ khí cũng như chiến thuật tại Falkland.
Quần đảo Falkland bao gồm khoảng 200 hòn đảo ở Nam Đại Tây Dương, ngoài khơi nơi tận cùng của lục địa Nam Mỹ, một nơi khét tiếng vì cái lạnh khủng khiếp, biển động dữ dội, và đất đai cằn cỗi. Đảo Đông và Tây Falkland, những hòn đảo lớn nhất, cách bờ biển khoảng 300 dặm.
Dân cư của đảo gồm khoảng 2000 người, hơn 600.000 con cừu, và 10 triệu con chim cánh cụt. Nuôi cừu là ngành kinh tế chính.Người dân ở đây chủ yếu có nguồn gốc Anh.
Anh và Argentina đã tranh chấp nhau vùng đảo này từ gần 150 năm qua. Quần đảo được phát hiện năm 1592 bởi nhà hàng hải Anh John Davids. Người Anh, Pháp,Tây Ban nha đã định cư ở đó vào những lúc Những cuộc đàm phán để chuyển giao đảo cho Argentina bắt đầu từ những năm 60, nhưng đã bị đóng băng do người dân Falkland mong muốn được tiếp tục là công dân Anh.
Sau sự kiên công nhân Argentina đổ bộ lên đảo, nhà đương cục Anh ở đây thông báo rằng những hành động như vậy là phi pháp, và yêu cầu những người này rời đảo, hoặc xin phép chính thức nếu muốn ở lại. Mặc dù một số công nhân Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đưa ra một sự phản đối ngoại giao mạnh mẽ, tàu phá băng Endurance, đang ở Nam Đại Tây Dương, đã tiến sát South Georgia như một sự thị uy.
Đến cuối tháng 3, trên các phương tiện truyền thông tràn ngập thông tin về những căng thẳng ngày càng dâng cao giữa Argentina và Anh.
Những tàu của Argentina được thông báo là đang tiến về Falkland, về giới chức trên đảo lo rằng một cuộc xâm lăng sắp xảy ra. Những quan sát viên quân sự khắp nơi trên thế giới theo dõi sát sao tình hình.Nó hứa hẹn sẽ là một cuốn sách giáo khoa về chiến tranh giữa những lực lượng quân sự khá cân bằng với những vũ khí hiện đại, và là cuộc giao tranh trên biển-trên không lớn đầu tiên kể từ sau Đệ nhị thế chiến.
Mặc dù nước Anh có quân đội lớn hơn khá nhiều và vũ khí cũng có vẻ hiện đại hơn, nhưng Argentina lại có một lợi thế rõ rệt về địa lợi, chiến trường nằm ngay sân nhà của họ, trong khi cách London 8000 dặm. So sánh về trang bị, hạm đội Anh có 2 tàu sân bay : Invincible và Hermes, Argentina có 1 : Veinticinco de Mayo. Anh có phản lực cơ Harrier trên tàu sân bay, Argentina có A-4 (Mỹ) và Mirage (Pháp). Anh có máy bay ném bom Vulcan, Argentina có Canberra. Cả 2 gần như tương đương nhau về trực thăng, khu trục hạm, tuần dương hạm, khinh hạm.
Tại Lầu Năm Góc , Lực lượng phản ứng nhanh (RDF)đặc biệt quan tấm đến quá trình cuộc chiến, vì khoảng cách địa lý mà phía Anh phải đối diện cũng tương tự từ Mỹ đến Vùng Vịnh, một nhiệm vụ mà RDF sẽ phải gánh vác.
Sơ lược về lực lượng của Argentina
Hải quân:
4 tàu ngầm tuần tra
1 tàu sân bay hạng nhẹ
1 tuần dương hạm cũ GENERAL BELGRANO
6 tàu khu trục
8 tàu vận tải, tàu dầu
2 tàu phá băng
1 trong 4 tàu ngầm, chiếc Santa Fe (bị chìm)
Tàu tuần dương Belgrano, trang bị súng 152mm, 127mm và súng phòng không. Có 2 trực thăng.
Về không lực hải quân:
4 Super Etendard strike fighters trang bị tên lửa Exocet
8 Skyhawk A-4Q attack bombers
10 Aermacchi MB.339
15 Mentor T-34C
Lynx, Alouette and Sea King helicopters
Không lực trong đất liền:
45 Skyhawk A-4B and C attack bombers
37 Dagger
17 Mirage fighter and attack aircraft
10 Canberra light bombers
9 Hercules C-130
Và còn nhiều loại. Nói chung họ cũng là 1 đội quân mạnh lúc đó
Super Étendard của Pháp. Là loại dùng trên tàu sân bay, dự kiến về hưu vào 2010. Số lượng đã sx khoảng 74 chiếc.
Skyhawk A-4Q
Aermacchi MB.339 là máy bay tấn công, huấn luyện của Ý. Năm 1969 Argentina là quốc gia nước ngoài đầu tiên sở hữu loại này. Và cũng tổn thất trong trận chiến.
Mentor T-34C là máy bay huấn luyện của Mỹ. Cũng có thể dùng tấn công hạng nhẹ,
Dagger của Israel phát triển từ Mirage 5. Hồi đó chỉ có Israel và Argentina dùng.
Cuộc xâm lăng của Argentina:
2/4/1982 ,một đơn vị khoảng 1000 lính Argentina bất thần tràn từ bờ biển vào gần thủ phủ Stanley của đảo và tấn công một trại lính , nơi có khoảng 70 đến 80 lính thủy quân lục chiến Hoàng gia. Theo phía Anh, sau một cuộc chạm súng dữ dội, thủy quân lục chiến đã tiệu diệt 5 lính Argentina , làm bị thương 17, phá huỷ một xe bọc thép, còn phía Argentina thông báo 1 chết ,2 bị thương. Số thủy quân lục chiến bị bắt sau 3 giờ rưỡi đấu súng, không có thương vong nào. Trong ngày đầu tiên đó, Argentina đã đổ 4000 lính lên đảo.
3/4/1982, biệt kích Argentina tràn lên South Georgia, nơi họ đụng độ với một nhóm nhỏ lính thủy đánh bộ Anh, được gởi đến để đuổi những công nhân xây dựng Argentina còn ở lại. Trong cuộc chiến ở cảng Grytviken, phía Anh thông báo đã tiêu diệt 2 trực thăng và giết từ 10 đến 15 lính Argentina, phía Argentina thông báo có 3 thương vong. Một lần nữa, lính Anh bị bắt mà không có thương vong nào.
Xuyên suốt cuộc chiến Falkland, thế giới biết về cuộc chiến chỉ thông qua những tuyên bố của Anh và Argentina. Không như những cuộc chiến khác, không có một phóng viên của một nước không tham chiến nào có mặt tại Falkland. Sau cuộc chiến, một số phóng viên Anh,những người được phép đi cùng với binh sĩ, đã tiết lộ những chi tiết mà đã được bảo mật trong thời gian chiến sự, họ thậm chí phỏng vấn cả những người lính Argentina trở về từ chiến tranh.
Trả đũa:
Ngày 5/4, đội tiên phong của hạm đội liên hợp Anh, bao gồm 2 tàu sân bay Invincible và Hermes, bắt đầu hướng tới Falkland, chở theo từ 5000 đến 6000 lính. Anh sử dụng đảo Ascension , ở khoảng giữa từ Anh tới Falkland, như một điểm tập trung quân. Ngày 7/4, phía Anh tuyên bố từ ngày 12/4, chiến hạm của nước này sẽ phong toả một vùng biển có bán kính 200 dặm kể từ đảo Falkland. Hải quân Hoàng gia cảnh báo rằng những tàu ngầm hạt nhân của họ sẽ đánh đắm bất cứ con tàu nào của Argentina tìm cách xâm nhập vùng cấm. Argentina ngay lập tức phản ứng bằng cách rút toàn bộ hạm đội của mình về những cảng trong đất liền. Những con tàu của họ không bao giờ dám thật sự thách thức vòng phong toả đó.
Những nhà phân tích sau đó đã kết luận rằng chính khoảng thời gian trong tháng tư là bước ngoặt trong quá trình chuẩn bị chiến tranh, khi mà những tư lệnh của Argentina phạm những sai lầm tai hại. Trong khi mà hạm đội Anh đang Nam tiến, những đơn vị Argentina đã cố gắng và thất bại trong việc mở rộng những đường băng ở những sân bay thô sơ ở Stanley và Goose Green để có thể tiếp nhận những máy bay lớn như Skyhawk của Mỹ và Mirage, Super Etendard của Pháp. Binh lính sau này than phiền là những chỉ huy của họ không biết gì về kỹ thuật xây dựng.
Thiếu những đường băng tương xứng, Argentina đã không bao giờ có thể thực hiện được những phi vụ không kích quy mô nhắm vào hạm đội Anh từ Falkland. Thay vào đó, máy bay của họ phải bay từ những sân bay ở đất liền rồi quay về trong một quãng đường hơn 600 dặm. Do đó, phía Anh chỉ cần giữ hạm đội của mình ngoài tầm hoạt động của A-4 hay Mirage, rồi từ đó họ phóng ra hết đợt này đến đợt khác những cuộc oanh tạc nhắm vào đảo. Sau này, khi giao tranh xảy ra trên đất liền, lính Argentina cũng nhận được rất ít yểm trợ từ trên không, do những phi công của họ, bay từ đất liền ra, có rất ít thời gian bay phía trên đảo, trước khi phải quay về.
Giữa tháng 4, cả 2 bên đều hung hăng vận động lực lượng, khí tài đến khu vực chiến sự. Tàu sân bay Veinticinco de Mayo rời quân cảng Puerto Belgrano tiến về Falkland, cùng với 3 tàu ngầm, 1 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm và một số tàu khác.Tàu của Argentina chủ yếu ở ngoài khu vực phong toả của người Anh. 22/4, con tàu đầu tiên của hạm đội Anh tiến vào khu vực chiến sự. Sáng đó, một đơn vị lính Anh bí mật đổ bộ lên South Georgia để trinh sát, 2 trực thăng của Anh bị rơi trong một trân bão tuyết trong chiến dịch đó, tất cả nhân viên phi hành đoàn được cứu, và tai nạn đã không được thông báo mãi đến 3 tuần rưỡi sau.
Tàu sân bay hạng nhẹ Veinticinco de Mayo, 14 ngàn tấn. Có thể chở 21 máy bay. Phòng không với 12 súng 40mm
Hải quân:
4 tàu ngầm tuần tra
1 tàu sân bay hạng nhẹ
1 tuần dương hạm cũ GENERAL BELGRANO
6 tàu khu trục
8 tàu vận tải, tàu dầu
2 tàu phá băng
1 trong 4 tàu ngầm, chiếc Santa Fe (bị chìm)
Tàu tuần dương Belgrano, trang bị súng 152mm, 127mm và súng phòng không. Có 2 trực thăng.
Về không lực hải quân:
4 Super Etendard strike fighters trang bị tên lửa Exocet
8 Skyhawk A-4Q attack bombers
10 Aermacchi MB.339
15 Mentor T-34C
Lynx, Alouette and Sea King helicopters
Không lực trong đất liền:
45 Skyhawk A-4B and C attack bombers
37 Dagger
17 Mirage fighter and attack aircraft
10 Canberra light bombers
9 Hercules C-130
Và còn nhiều loại. Nói chung họ cũng là 1 đội quân mạnh lúc đó
Super Étendard của Pháp. Là loại dùng trên tàu sân bay, dự kiến về hưu vào 2010. Số lượng đã sx khoảng 74 chiếc.
Skyhawk A-4Q
Aermacchi MB.339 là máy bay tấn công, huấn luyện của Ý. Năm 1969 Argentina là quốc gia nước ngoài đầu tiên sở hữu loại này. Và cũng tổn thất trong trận chiến.
Mentor T-34C là máy bay huấn luyện của Mỹ. Cũng có thể dùng tấn công hạng nhẹ,
Dagger của Israel phát triển từ Mirage 5. Hồi đó chỉ có Israel và Argentina dùng.
Cuộc xâm lăng của Argentina:
2/4/1982 ,một đơn vị khoảng 1000 lính Argentina bất thần tràn từ bờ biển vào gần thủ phủ Stanley của đảo và tấn công một trại lính , nơi có khoảng 70 đến 80 lính thủy quân lục chiến Hoàng gia. Theo phía Anh, sau một cuộc chạm súng dữ dội, thủy quân lục chiến đã tiệu diệt 5 lính Argentina , làm bị thương 17, phá huỷ một xe bọc thép, còn phía Argentina thông báo 1 chết ,2 bị thương. Số thủy quân lục chiến bị bắt sau 3 giờ rưỡi đấu súng, không có thương vong nào. Trong ngày đầu tiên đó, Argentina đã đổ 4000 lính lên đảo.
3/4/1982, biệt kích Argentina tràn lên South Georgia, nơi họ đụng độ với một nhóm nhỏ lính thủy đánh bộ Anh, được gởi đến để đuổi những công nhân xây dựng Argentina còn ở lại. Trong cuộc chiến ở cảng Grytviken, phía Anh thông báo đã tiêu diệt 2 trực thăng và giết từ 10 đến 15 lính Argentina, phía Argentina thông báo có 3 thương vong. Một lần nữa, lính Anh bị bắt mà không có thương vong nào.
Xuyên suốt cuộc chiến Falkland, thế giới biết về cuộc chiến chỉ thông qua những tuyên bố của Anh và Argentina. Không như những cuộc chiến khác, không có một phóng viên của một nước không tham chiến nào có mặt tại Falkland. Sau cuộc chiến, một số phóng viên Anh,những người được phép đi cùng với binh sĩ, đã tiết lộ những chi tiết mà đã được bảo mật trong thời gian chiến sự, họ thậm chí phỏng vấn cả những người lính Argentina trở về từ chiến tranh.
Trả đũa:
Ngày 5/4, đội tiên phong của hạm đội liên hợp Anh, bao gồm 2 tàu sân bay Invincible và Hermes, bắt đầu hướng tới Falkland, chở theo từ 5000 đến 6000 lính. Anh sử dụng đảo Ascension , ở khoảng giữa từ Anh tới Falkland, như một điểm tập trung quân. Ngày 7/4, phía Anh tuyên bố từ ngày 12/4, chiến hạm của nước này sẽ phong toả một vùng biển có bán kính 200 dặm kể từ đảo Falkland. Hải quân Hoàng gia cảnh báo rằng những tàu ngầm hạt nhân của họ sẽ đánh đắm bất cứ con tàu nào của Argentina tìm cách xâm nhập vùng cấm. Argentina ngay lập tức phản ứng bằng cách rút toàn bộ hạm đội của mình về những cảng trong đất liền. Những con tàu của họ không bao giờ dám thật sự thách thức vòng phong toả đó.
Những nhà phân tích sau đó đã kết luận rằng chính khoảng thời gian trong tháng tư là bước ngoặt trong quá trình chuẩn bị chiến tranh, khi mà những tư lệnh của Argentina phạm những sai lầm tai hại. Trong khi mà hạm đội Anh đang Nam tiến, những đơn vị Argentina đã cố gắng và thất bại trong việc mở rộng những đường băng ở những sân bay thô sơ ở Stanley và Goose Green để có thể tiếp nhận những máy bay lớn như Skyhawk của Mỹ và Mirage, Super Etendard của Pháp. Binh lính sau này than phiền là những chỉ huy của họ không biết gì về kỹ thuật xây dựng.
Thiếu những đường băng tương xứng, Argentina đã không bao giờ có thể thực hiện được những phi vụ không kích quy mô nhắm vào hạm đội Anh từ Falkland. Thay vào đó, máy bay của họ phải bay từ những sân bay ở đất liền rồi quay về trong một quãng đường hơn 600 dặm. Do đó, phía Anh chỉ cần giữ hạm đội của mình ngoài tầm hoạt động của A-4 hay Mirage, rồi từ đó họ phóng ra hết đợt này đến đợt khác những cuộc oanh tạc nhắm vào đảo. Sau này, khi giao tranh xảy ra trên đất liền, lính Argentina cũng nhận được rất ít yểm trợ từ trên không, do những phi công của họ, bay từ đất liền ra, có rất ít thời gian bay phía trên đảo, trước khi phải quay về.
Giữa tháng 4, cả 2 bên đều hung hăng vận động lực lượng, khí tài đến khu vực chiến sự. Tàu sân bay Veinticinco de Mayo rời quân cảng Puerto Belgrano tiến về Falkland, cùng với 3 tàu ngầm, 1 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm và một số tàu khác.Tàu của Argentina chủ yếu ở ngoài khu vực phong toả của người Anh. 22/4, con tàu đầu tiên của hạm đội Anh tiến vào khu vực chiến sự. Sáng đó, một đơn vị lính Anh bí mật đổ bộ lên South Georgia để trinh sát, 2 trực thăng của Anh bị rơi trong một trân bão tuyết trong chiến dịch đó, tất cả nhân viên phi hành đoàn được cứu, và tai nạn đã không được thông báo mãi đến 3 tuần rưỡi sau.
Tàu sân bay hạng nhẹ Veinticinco de Mayo, 14 ngàn tấn. Có thể chở 21 máy bay. Phòng không với 12 súng 40mm
Last edited by a moderator:
Em sẽ cố gắng làm lẹ, chắc mai sẽ xong.
Nói về tàu Veinticinco de Mayo. Khởi thủy của nó là từ Anh, được đóng trong thời WW II. Sau khi phục vụ hải quân Anh 3 năm, nó được bán qua cho hải quân Hà Lan.
Trong thời gian ở đó nó lại bị tai nạn, phải sửa chữa lại. Qua năm 1970 thì bán cho Argentina. Nó phục vụ trong hạn đội Argentina cho tới năm 1997 thì bị ngưng do kinh phí duy trì và sửa chữa quá cao. và năm 2000 thì cho Ấn bán sắt vụn.
Trong cuộc chiến Falkland, nó ra trận cùng chiếc General Belgrano. Hải quân Anh biệt phái tàu ngầm nguyên tử Spartan phải bám theo và đánh chìm khi cần thiết.
Khi chiếc Belgrano bị tàu nguyên tử Conqueror đánh chìm sau khi trúng 2 ngư lôi thì Argentina cho tàu sân bay quay về cảng gấp. Vì họ biết hở ra thì bị thịt luôn.
Như vậy đáng lý ra đây là trận chiến có tàu sân bay từ 2 phía tham gia, nhưng sau đó 1 bên phải rút lui. Dùng không quân từ đất liền ứng phó. Điều đó làm cho họ bị thất thế vì tầm bay bị giới hạn.
Ai bán VN mua 1 chiếc cở này là ngon nhể.
Số phận
Đội quân đang chờ sẵn để hóa kiếp
Nhìn nó cũng hoành tráng lắm
Nói về tàu Veinticinco de Mayo. Khởi thủy của nó là từ Anh, được đóng trong thời WW II. Sau khi phục vụ hải quân Anh 3 năm, nó được bán qua cho hải quân Hà Lan.
Trong thời gian ở đó nó lại bị tai nạn, phải sửa chữa lại. Qua năm 1970 thì bán cho Argentina. Nó phục vụ trong hạn đội Argentina cho tới năm 1997 thì bị ngưng do kinh phí duy trì và sửa chữa quá cao. và năm 2000 thì cho Ấn bán sắt vụn.
Trong cuộc chiến Falkland, nó ra trận cùng chiếc General Belgrano. Hải quân Anh biệt phái tàu ngầm nguyên tử Spartan phải bám theo và đánh chìm khi cần thiết.
Khi chiếc Belgrano bị tàu nguyên tử Conqueror đánh chìm sau khi trúng 2 ngư lôi thì Argentina cho tàu sân bay quay về cảng gấp. Vì họ biết hở ra thì bị thịt luôn.
Như vậy đáng lý ra đây là trận chiến có tàu sân bay từ 2 phía tham gia, nhưng sau đó 1 bên phải rút lui. Dùng không quân từ đất liền ứng phó. Điều đó làm cho họ bị thất thế vì tầm bay bị giới hạn.
Ai bán VN mua 1 chiếc cở này là ngon nhể.
Số phận
Đội quân đang chờ sẵn để hóa kiếp
Nhìn nó cũng hoành tráng lắm