Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Thanks bác Tý nhé, bài rất hấp dẫn.

Nói ngoài lề về chuyện Nhật-Mỹ.
Quả thật Nhật có lực lượng hải quân rất mạnh lúc bắt đầu WW II. Họ có những thiết giáp hạm mạnh. Những đội tàu ngầm đông đảo. Không lực của hải quân cũng rất mạnh, với chiếc zero lừng danh.
Thời kỳ đó Nhật có 10 tàu sân bay, so với Mỹ chỉ có 7 chiếc, còn Anh chỉ có 3.
Tuy nhiên Nhật gặp bất lợi do bị hiệp uớc Washington hạn chế trọng lượng tàu chiến, Đức cũng bị tình trạng này. Do đó Nhật phát triển loại tàu khác người, nó nhỏ nhưng lại trang bị mạnh, nhiều lúc quá sức chịu đựng của tàu. Tàu sân bay của Nhật cũng là loại nhỏ.

Phải công nhận Nhật học hỏi kỹ thuật công nghệ quá giỏi, trong cuộc chiến Nga-Nhật, tàu Nhật chủ yếu đóng nhờ công nghệ của Anh, pháp.
Vậy mà chỉ vài năm sau họ đã bắt đầu tự thiết kế, so sánh với tàu Anh và dần tiến tới làm chủ toàn bộ, vượt trội cả phương Tây. (Vn mình học mà nhanh bằng 1/10 anh Nhật lùn thì quá tốt)

Có những lý do làm cho Nhật thua Mỹ dù công nghệ của họ rất tốt:
1. Nhật bị phụ thuộc vào tài nguyên bên ngoài, mọi vật liệu cho quốc phòng, kinh tế đều phải chuyên chở từ thuộc địa về. Vì vậy Nhật phải ra sức bảo vệ hành trình của tàu hàng, nó có vẻ quá sức. Cũng như Anh, bị Đức dùng tàu ngầm làm thịt nhiều tàu chiến cũng vì Anh di chuyển bằng hàng hải nhiều. Mà công nghệ chống ngầm thời kỳ đó quá yếu. Nó giống như các bác đi mà bị đinh tặc vậy. Ít đi thì ít bị bể lốp chứ bọn đinh tặc chả có gì tài giỏi. Tuy nhiên diệt nó lại quá khó.

2. Nhật bị quá tải vì cuộc chiến đơn độc. Họ mất 2 năm để đào tạo 1 phi công hải quân. Lúc đầu phi công Nhật có thể gọi là thiện chiến nhất, nhưng khi lớp này chết đi thì lớp kế không đủ thời gian đào tạo. Càng về sau càng bán lúa non.
Phi cơ Nhật, Zero rất tốt, nhưng rồi Mỹ phát hiện nó có lớp vỏ mỏng, dù cơ động nhưng sức chịu đựng yếu. nên Mỹ có biện pháp chống lại. Dùng số đông với vũ khí mạnh áp đảo không quân Nhật.

3. Mỹ đã học bài chiến tranh quá giỏi. Khi Nhật càng về cuối càng bị quá tải, cả về công nghệ quân sự, kinh tế, con người; thì Mỹ ngược lại, càng về cuối cuộc chiến Mỹ càng mạnh.
Họ phát minh nhiều công nghệ, nhiều vũ khí, nhiều binh lính tốt. Có thể nói chính WW II làm cho Mỹ bộc lộ hết sức mạnh tiềm ẩn. Và dĩ nhiên Nhật không thể đọ lại trên bất cứ phương diện nào.

Nếu nói về mặt mã hóa, điện tử...thật ra nó không có nhiều hiệu quả trong tác chiến thời kỳ này, vì công nghệ lúc này quá thô sơ. Ví dụ Bismarck bị hạ không liên quan nhiều tới việc tàu ngầm U boat bị lộ mật mã. Vì lúc đó người ta chỉ có thể phát hiện tàu chiến bằng mắt thường. Lâu lâu dùng thủy phi cơ bay tìm tàu chiến. Cho dù biết hết thông tin, nghe hết cuộc nói chuyện của tàu địch thì mình cũng chẳng thể nào tìm ra tàu địch. nếu Bismarck không bị hư chân vịt thì Anh không thể đuổi kịp do phải mò mẫm trên đại dương, có lẽ vận mệnh Bismarck đã đến hồi kết.

Mật mã lúc đó chỉ đóng vai trò thông tin chiến lược, tức nếu lộ thì địch biết ta sẽ hành quân vào vùng đất nào... Chứ lúc đó nó chưa góp ích nhiều về kỹ thuật công nghệ. Tàu chiến, máy bay vẫn phải dùng sức người là chính, kinh nghiệm là số 1.
Đó là lý do đầu WW II, Nhật áp đảo, vì Nhật có binh lính thiện chiến (không hẳn chỉ có tinh thần samurai), và họ cũng có công nghệ tốt. Chiếc Zero lúc đó hơn hẳn chiếc F4F của Mỹ, nhưng khi Mỹ có F6F Hellcat thì Nhật vẫn chưa tìm ra máy bay mới để áp đảo lại.
Càng về sau thì phe đồng minh càng có ưu thế công nghệ, càng có nhiều binh lính giỏi. Do đó kết quả đảo lộn.

Lính Nhật thời WW II không được thưởng huân chương, vinh công như phe đồng minh. Mọi chiến thắng chỉ âm thầm, chỉ được nhớ đến khi họ đã hy sinh.
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ THÁNG 8/1964
(Tiếp theo)

Trứng chọi đá

Tương quan lực lượng nghiên hẳn về phía hải quân Hoa kỳ. Tàu khu trục Maddox hạ thủy năm 1944, tính đến thời điểm 1964 đã có 20 năm chinh chiến trên chiến trường Thái Bình Dương. Radar đối hải của hai bên đều có khả năng phát hiện mục tiêu trong khoảng 10-15 hải lý, nhưng hỏa lực tàu Mỹ áp đảo hơn hẳn, tầm pháo của tàu Maddox xa gấp 10 lần tầm ngư lôi đối phương. Các tàu phóng lôi Bắc Việt nằm trong đội tàu 12 chiếc vừa được Liên Xô trang bị ít lâu, chỉ có thể khai hỏa trong phạm vi 1 hải lý. Với các mục tiêu di chuyển vận tốc cao, để bảo đảm bắn trúng cần 1 đội hình 12 chiếc cùng phóng đạn. Ưu thế duy nhất của tàu Bắc Việt là nhỏ gọn, nhanh nhẹn hơn tàu Mỹ.

Vào 13g10, phân đội 3, đoàn 135 hải quân Bắc Việt nhận lệnh xuất kích từ khu vực Hòn Mê, tàu phóng lôi 333 đi trước chỉ huy, hai tàu 336 và 339 theo sau.

14g52 radar tàu 333 phát hiện được tàu Maddox đang di chuyển theo hướng Đông Bắc, 3 tàu Bắc Việt dàn đội hình uy hiếp trong khi tàu Mỹ vẫn giữ hướng cũ.

Đến 14g58, tàu Maddox chuyển hướng 150 độ về phía Đông Nam, hướng ra hải phận quốc tế. 3 tàu Bắc Việt chuyển hướng theo chạy hơi chéo góc với tàu Mỹ.



h95611.jpg

Hình chú thích tàu phóng lôi BV tấn công tàu Mỹ nhưng lúc này đội hình vẫn là 3 tàu gần nhau, chạy hơi chéo góc với Maddox.


15g05, khu trục hạm Maddox là bên nổ súng trước, tàu bắn 3 loạt cảnh cáo nhưng hải quân BV vẫn đeo bám. Đến 15g08, cả 6 họng pháo 127mm của Maddox đồng loại khai hỏa bắn vào tàu Bắc Việt, lúc này hai bên cách nhau gần 6 hải lý.


g711523.jpg



Sau khi Maddox khai hỏa, tàu 333 vọt lên trước chặn đầu tàu địch để các tàu sau phóng ngư lôi. Tàu 339 áp sát Maddox, bắn đại liên 14,5mm và phóng lôi ở cư ly khoảng 0.8 hải lý nhưng không trúng. Sau khi phóng đạn, 339 chuyển hướng nhưng trúng pháo chạy chậm lại. Lúc này 4 máy bay F8U từ HKMH Ticonderoga tiếp ứng cho Maddox xuất hiện và phóng rocket vào tàu BV.

Hai tàu 336 và 333 tiếp tục uy hiếp Maddox, 336 phóng đạn ở khoảng cách 0,7 hải lý nhưng cũng không trúng. Ngay sau đó tàu trúng rocket, thuyền trưởng hy sinh. Tàu 333 vọt lên tiếp cận Maddox ở cự ly 0,5 hải lý, phóng 2 quả ngư lôi cuối cùng nhưng đối phương vẫn cơ động tránh được. 333 dùng đại liên 14,5mm bắn quét sang tàu địch. Thiệt hại duy nhất của Maddox trong trận này chính là do những loạt đại liên từ 333, lúc này vào khoảng 15g20. Maddox hỏa lực mạnh hơn nhưng do thành tàu cao, gần như không phát huy được hỏa lực và để tàu BV chạy thoát. Tàu Mỹ cũng rời khu vực chiến sự vào 15g24. USS Maddox bỏ dở hành trình, chạy thẳng về phía Đông Nam và ra khỏi hải phận Bắc Việt.

g711524.jpg




Sau khi phóng hết ngư lôi, các tàu Bắc Việt chuyển hướng thoát ly nhưng bị máy bay Mỹ tấn công dữ dội. 4 chiếc F8U liên tục bắn rocket và pháo 20mm. Các tàu Bắc Việt dùng đại liên 14,5mm bắn trả và làm bị thương một F8U. Cả 3 tàu đều trúng đạn nhưng 339 bị nặng nhất. Hai tàu 333 và 336 thoát được vào bờ. Tàu 339 hỏng máy, nổ thùng khói mù và ngừng tại chỗ lúc 15g28. Do tưởng đối phương bị hạ, các máy bay Mỹ ngừng bắn, 2 tiếng sau 339 tự sửa được máy và chạy vào bờ.


Diễn biến trận hải chiến ngày 2/8/1964 theo tài liệu của Hải quân Mỹ, thời gian ghi theo giờ Sài gòn (sớm hơn HN 1 tiếng), có một điểm nhầm lẫn là tàu tiếp cận Maddox gần nhất là 336, trong khi thực tế là 333.
h96349.jpg


Sau trận đánh

Thiệt hại của đôi bên đều ở mức chấp nhận được, phía Mỹ 1 máy bay F8U bị thương, Maddox trúng vài loạt 14,5mm; Bắc Việt hy sinh 4, bị thương 6, 2 tàu 336 và 339 hư hỏng nhưng vẫn hoạt động.

Thắng lợi lớn nhất của Bắc Việt chính là tinh thần. Với vũ khí trang bị và kỹ năng tác chiến kém xa đối phương, hải quân Bắc Việt đã trực tiếp đối đầu thách thức lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới. Ngày 2/8 sau này trở thành ngày truyền thống của Hải quân VN.

Về phía Mỹ, dường như sự kiện ngày 2/8 vẫn chưa làm họ hài lòng. Trong ngày 3 và rạng sáng 4/8, dưới sự yểm hộ của HKMH Ticonderoga, HKMH Constellation, tuần dương hạm Oklahoma City và hàng chục tàu khu trục khác. Hai tàu USS Maddox và USS Turner Joy (DD 951) với hành trình cũ lại tái diễn kịch bản bị hải quân Bắc Việt vô cớ tấn công, tuy nhiên Việt Nam DCCH bác bỏ lời cáo buộc này. Theo nhiều tài liệu sau này, Bộ quốc phòng Mỹ vài tiếng sau đã biết thông tin sáng 4/8 có nhiều nghi vấn nhưng không thông báo cho tổng thống. Trưa ngày 4/8, tổng thống Mỹ Johnson ra lệnh tấn công trả đũa hàng chục mục tiêu trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam DCCH. Đó chính là chiến dịch Pierce Arrow, bắt đầu ngay tối 4/8 theo giờ Washington, theo giờ Hà Nội là vào trưa ngày 5/8/1964.
59286.jpg







 
Last edited by a moderator:
Hạng C
8/8/08
665
62
43
sailing nói:
@Tí Dê cảm ơn bài của bác, có một chút điều chỉnh về ngày truyền thống HQVN là 5-8-1964 thay cho ngày 2-8.
Ngày 5-8 là ngày HQVN đương đầu với máy bay của HQHK và đã bắn rơi 8 máy bay

http://www.vtv4.vn/Tat-ca...en-thong-58-93966.html

http://www.quansuvn.net/i...56a853&topic=136.0

Cám ơn bác Sailing.
Đọc link của bác thấy có nhiều thông tin rất hay về trận này. Nhưng công nhận nhiều nguồn thông tin trên báo VN phải nói là... đá nhau chan chát. :D
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Phần tiếp theo của trận chiến vùng biển san hô.

Một tình huống kỳ quái xảy ra trong đêm, khi đó những phi công đồng minh đang quay trở về tàu sân bay Yorktown thì có 18 chiếc máy bay Nhật gia nhập đội hình. Những phi công Nhật mỏi mệt sau một ngày dài đã nhầm chiếc Yorktown là tàu của họ. Chỉ khi những phi công Mỹ khai hoả, người Nhật mới biết được sự nhầm lẫn của mình và bay đi.

Lúc bấy giờ, trên đài chỉ huy của chiếc HMAS Australia là chuẩn đô đốc Crace, thuyền trưởng chiếc kỳ hạm Harold Francomb, cùng những sĩ quan chuyên trách. Hải đội của Crace được gọi là Lực lượng Anzac. Lúc 10h30, Crace ra lệnh cho toàn đơn vị vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, tiếng kèn hiệu vang lên trên khắp con tàu. Đó là cấp độ sẵn sàng đầu tiên. Tất cả các cửa sập, cửa không thấm nước đều được đóng lại. Tất cả các tháp pháo, ụ súng, kho chứa đạn dược, các vị trí cấp cứu đều phải trong tình trạng sẵn sàng. Các bác sĩ, y tá trực chiến trong các trạm xá.

Cha tuyên uý cũng sẵn sàng giúp đỡ những ai bị thương hay hấp hối. Những bữa ăn vẫn được cung cấp trong khi giao chiến. Hải đội di chuyển với vận tốc 25 hải lý/h hướng về eo Jomard (lối vào biển San hô) trước khi trời tối. Crace cùng đội tàu của mình giờ đây hoàn toàn tách ra khỏi hạm đội Mỹ, các tàu đều được sơn xám và nguỵ trang. Nhiệm vụ của lực lượng Anzac bây giờ là tuần tra, bảo vệ eo Jomard (gần quần đảo Louisiade), đây là nơi mà lực lượng Nhật đổ bộ chiếm cảng Moresby sẽ đi qua. Lực lượng Anzac nói chung dễ bị tổn thương vì không có không quân hỗ trợ.

12h09, chiếc Sims lãnh cú đánh trực tiếp đầu tiên. Trong vòng nửa giờ, nó bắt đầu chìm. Chiếc Neosho bắn rơi một chiếc máy bay ném bom của Nhật. Viên phi công lái máy bay lao vào boong tàu, làm bùng lên một ngọn lửa và lan nhanh ra cả mạn phải. Thủy thủ trên chiếc Sims cố gắng thoát qua chiếc Neosho, trong khi thủy thủ đoàn của Neosho lại đang hoảng loạn và đang cố bỏ tàu lên những chiếc bè cứu sinh.

Máy bay ném bom của Nhật
800px-Coral_Sea_Japanese_Type_99.jpg


5h chiều, hai hạm đội đang ở rất gần. Trước đó phía Mỹ đã tấn công một cách nhầm lẫn vào một đội tàu mà họ nghĩ là đội chủ lực. Còn phía Nhật thì tấn công một tàu chở dầu và tàu hộ tống của nó. Người Mỹ quay lui trở ra, đô đốc Fletcher hướng về phía đông nam để đợi đến sáng. Người Nhật đi về phía bắc, nhiệm vụ của họ là yểm trợ lực lượng chiếm Moresby chứ không phải tiêu diệt hạm đội Mỹ.

Thủy thủ đoàn của Neosho và những người sống sót từ chiếc Sims đang chờ đợi lực lượng tiếp cứu. Neosho vẫn chưa bị chìm, các hoa tiêu cố gắng thông báo vị trí của họ trước khi điện bị cắt hoàn toàn.
Về phía Lực lượng Anzac do Crace chỉ huy, đến cuối buổi chiều hôm đó, họ phát hiện một đội phi cơ đang hướng về phía mình, ước tính có khoảng 21 máy bay. Chúng được trang bị một quả bom 800 kg hay một ngư lôi với đầu đạn chứa nửa tấn TNT và được đẩy đi bằng một hỗn hợp oxy lỏng và không khí. Những ngư lôi có tốc độ khoảng 90 hải lý/h, tầm hoạt động 20km và có thể đánh đắm hầu như mọi con tàu với chỉ một cú đánh.

Khi bom Nhật bắt đầu rơi xuống, thuyền trưởng Farncomb của chiếc kỳ hạm HMAS Australia đủ kinh nghiệm để đưa chiếc tàu tránh khỏi nơi mà những quả bom rơi xuống 10 giây sau. Đội tàu di chuyển trong đội hình viên kim cương, hướng về phía những phi đội Nhật. Thuyền trưởng của mỗi con tàu thực hiện các hành động tránh bom của riêng mình, với những yêu cầu đặc biệt lớn đặt lên những động cơ. Từ trên đài chỉ huy, liên tục là những yêu cầu tăng thêm vòng quay động cơ, hay những cứ ngoặt dữ dội ở cả 2 mạn tàu, và nhiều lần gần như đã đạt đến điểm giới hạn của con tàu.

Những thợ máy trong buồng động cơ sớm nhận ra những âm thanh lốp bốp mà họ nghe thấy là từ những đinh tán rivê rơi ra từ sườn tàu và những chỗ nối dưới làn mưa đạn từ trên không bắn xuống. Còn những thủy thủ trên boong thì nghe được những tiếng vù vù bên tai do những làn đạn đang xẹt qua. Lực lượng Anzac đáp trả với tất cả những gì họ có. Ngay cả những khẩu trọng pháo cỡ 200mm cũng bắn ra những viên đạn 120 kg để tạo ra những bức tường nước trước mặt những phi cơ bay thấp.

Những máy bay Nhật gầm rú trên không, phía dưới, những khẩu súng phòng không liên tục nhả đạn. Cao xạ bắn ra những viên đạn 40mm hay súng máy 6 nòng Oerlikon bắn ra những tràng đạn 13mm. Đã có một quả ngư lôi chạy ngang qua bên dưới chiếc USS Chicago. HMAS Hobart bị một lỗ thủng khổng lồ trên ống khói.
Nhưng nói chung thì thiệt hại cho Anzac là không lớn, do hoả lực phía Nhật không chính xác. Có 3 người Mỹ và 6 người Australia bị thương hay thiệt mạng.

Khi mà những máy bay Nhật gần như rút đi, thì thình lình một tốp máy bay ném bom tầm cao xuất hiện và trút xuống những đợt bom 225 kg. chúng tạo thành những cột nước khổng lồ, có chiều cao lớn hơn cả đài chỉ huy. Nhưng những chiến hạm vẫn may mắn tránh được. Một phút sau đó, có thêm 3 chiếc máy bay ném bom bay tới và tấn công đội tàu Australia. Cuối cùng, khi bầu trời trở nên quang đãng, người ta nhận thấy rằng đó là những chiếc B-17 của Mỹ bay từ Queensland ra. Phía Mỹ không xác nhận điều này. Nếu quả thực từng có điều này, thì nguyên nhân có lẽ là vì quy ước nghiêm ngặt không sử dụng radio trong suốt cuộc giao tranh của các lực lượng đồng minh.

Những phi công Nhật, đến lượt mình, lại báo cáo rằng họ đã đánh chìm một thiết giáp hạm, làm hư hỏng nặng một thiết giáp hạm khác và một tuần dương hạm. Trên thực tế thì lực lượng của Crace gần như vẫn toàn vẹn. Sự kháng cự kiên cường của lực lượng Anzac đã khiến lực lượng đổ bộ chiếm Moresby của Nhật (Chiến dịch MO) lúng túng. Trong khi đó, lực lượng tàu sân bay hỗ trợ cho đơn vị này lại đang phải giao chiến với Mỹ, kết quả là đô đốc Takagi và Goto phải rút khỏi trận chiến, có lẽ là lần đầu tiên sau 1000 năm lịch sử hải quân Nhật.

Những chiếc F4F Wildcat của Mỹ, yếu thế khi so sánh với chiếc Zero của Nhật
F4F_Wasp_1942.jpg
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Ngày 8/5/1942
5h30 sáng, những máy bay cất cánh từ đất liền của Mỹ không phát hiện được tàu sân bay địch. Đô đốc Fitch, người được chỉ định điều khiển chiến dịch về mặt chiến thuật, phát động một đợt tìm kiếm khắp 360 độ quanh vị trí hạm đội.

8h23, nhóm tác chiếm của Mỹ bị người Nhật phát hiện, họ cũng đang tích cực tìm kiếm kẻ thù. Phía Nhật có lợi thế về thời tiết, họ ẩn nấp dưới sự che chở của những tán mây dày, còn phía Mỹ phơi mình trước ánh mặt trời.
9h24, chiếc Yorktown phóng ra 24 máy bay ném bom, 6 tiêm kích cơ, 9 máy bay phóng lôi. Lexington cũng phóng ra một lực lượng tương đương 10 phút sau. Trận chiến chính thức bắt đầu. Những tinh hoa của quân đội Mỹ đụng độ với những tinh hoa của quân đội Thiên Hoàng. Những phi công của Shokaku và Zuikaku là những người kinh nghiệm nhất trong cuộc chiến. họ đã từng tham gia vụ tập kích Trân Châu Cảng. Mỗi bên đều đã tìm thấy tàu sân bay của phía kia, nằm cách xa khoảng 175 dặm.

Yorktown (foreground) and Lexington chuẩn bị phóng máy bay.
USS_Lexington_Coral_Sea_early_morning.jpg



11h40, phi công của chiếc Yorktown làm chiếc Shokaku hỏng nặng. 100 trong số thuỷ thủ đoàn của nó bị thiệt mạng, 50 người khác bị thương. Shokaku là một trong số những tàu chiến được yêu thích nhất ở Nhật Bản. Sau này, khi trận Midway diễn ra, cả nó và Zuikaku đều đang được sửa chữa ở cảng nhà. Nếu 2 chiến binh kỳ cựu này có mặt, có thể Yamamoto đã chiến thắng ở Midway, và cục diện chiến tranh ở TBD đã thay đổi hoàn toàn.

Công lớn trong việc đánh hỏng chiếc Shokaku thuộc về Trung uý J.J.Powers, một phi công lái máy bay ném bom bổ nhào, khi anh đợi đến phút cuối mới thả quả bom của mình lên đường băng. Powers tất nhiên đã hy sinh và được truy tặng Huân chương danh dự của Quốc hội Mỹ.
Còn chiếc Zuikaku thì mất hầu hết số máy bay của mình.

Shokaku bị thương
BattleCoralSea_Shokaku_g17031.jpg


Những chiến đấu cơ Zero và máy bay phóng ngư lôi của Nhật liên tục công kích chiếc Lexington. Nó đã không gặp may trong ngày hôm nay. Ban đầu, khi đang cất cánh 1 trong 4 tiêm kích cơ được chỉnh định để bảo vệ máy bay ném bom đã đâm vào đuôi một chiếc máy bay khác. Thêm 3 tiêm kích cơ nữa bị hạ. Còn phi đội máy bay phóng lôi thì phí thời gian vô ích khi không thể tìm ra mục tiêu. Cuối cùng, số tiêm kích cơ ít ỏi còn lại cạn nhiên liệu và đối mặt với 20 chiếc Zero.
Những chiếc Zero đã hạ họ, từng chiếc một. Còn chiếc Yorktown thì bị hư hại nhẹ, mặc dù hứng chịu khá nhiều đòn đánh. Sau này, người ta chỉ mất có 3 ngày để sữa chữa nó ở Trân Châu Cảng thay vì 6 tháng, và nó kịp tham gia trận Midway.

Tàu sân bay Lexington bên góc phải, đang hứng chịu những đợt không kích nặng nề
USS_Lexington_under_attack_at_Coral_Sea.jpg


Trận hải chiến trong biển San hô hoàn toàn diễn ra trên và từ không trung. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một trận hải chiến diễn ra mà không tàu của bên nào nhìn thấy nhau. Những ước tính của người Mỹ tỏ ra thận trọng. Họ cho rằng 1 trong 2 tàu sân bay của Nhật đã bị hư hỏng, nhưng vẫn có thể chiến đấu được. Tuy vậy, người Nhật thì cho rằng họ đã thắng. Họ báo cáo rằng cả 2 tàu sân bay Mỹ đã bị đánh chìm. Trong trận hải chiến tàu sân bay lớn đầu tiên trong lịch sử, người Nhật có vẻ thắng thế.

Ngư lôi thả từ máy bay-type 91 của người Nhật dùng trong trận chiến, đầu đạn chứa 230kg thuốc nổ
800px-Type_91_torpedo.JPG


2h47 chiều, một trong số những ngư lôi đánh trúng Lexington đã làm vỡ một số thùng nhiên liệu của con tàu này. Hơi xăng đang toả ra. Cả phòng điện năng đang là một quả bom nổ chậm. Và khi nó nổ, tất cả thông tin liên lạc bị ngắt. Ban hàng không của con tàu vẫn cho phép các máy bay hạ cánh.
Còn bộ phận kiểm soát thiệt hại thì cố gắng ngăn chặn ngọn lửa khi mà nhiệt độ đã lên đến 150 độ C.

4h chiều, Lexington đề nghị Yorktown cho hạ cánh 14 chiếc máy bay còn lại của mình. Tất cả thủy thủ đoàn được chuyển về phía cuối tàu.
4h30, tất cả các vị trí được bỏ ngỏ, con tàu mất hoàn toàn năng lượng. Nó đã thật sự bị chết.
4h35, 3 khu trục hạm Anderson, Hammann, Morris chạy vòng quanh chiếc Lexington. Tuần dương hạm Minneapolis và New Orleans cũng dừng lại để chờ giúp đỡ.

5h07 chiều, đô đốc Fitch ra lệnh từ trên đài chỉ huy, “Hãy đưa tất cả mọi người ra ngoài”, đó là mệnh lệnh bỏ tàu. Đến 6h tối, hầu hết trong số 2700 thủy thủ và sĩ quan đã rời Lexington và lên boong những khu trục hạm. Ngay cả chú chó của Fitch, được bọc trong áo phao, cũng được một con tàu gần đó vớt lên.

USS Lexington chuẩn bị chìm

lexsinking.jpg



6h10 tối, mệnh lệnh chấm dứt sự tồn tại của Lexington được đưa ra. Phó đô đốc Thomas C.Kinkaid ra lệnh “Biệt phái một tàu khu trục đánh đắm Lexington bằng ngư lôi, rồi gia nhập lại đội hình ngay lập tức. Lexington là tổn thất chính của nước Mỹ Lexington là tổn thất chính của nước Mỹ trong trận chiến. Tin chắc rằng hạm đội Thái Bình Dương đã giành được thắng lợi cuối cùng, những người Mỹ buồn bã nhìn chiếc Lexington từ từ chìm vào lòng biển trong giờ phút chiến thắng.

Khi màn đêm buông xuống, đô đốc Fletcher lưỡng lự không biết có nên tiếp tục phát động một đợt tấn công mới nhằm vào quân Nhật không. Câu trả lời của đô đốc Nimitz từ Trân Châu Cảng là yêu cầu Fletcher rút khỏi biển San hô. Hạm đội quay về hướng nam mà không ý thức rằng họ đang ở gần xác tàu Neosho cùng những người sống sót đang chờ đợt tuyệt vọng.

Đô đốc Inouye từ Rabaul ra lệnh hoãn cuộc tấn công vào Moresby vô thời hạn. Mất chiếc Shoho, cùng với việc Shokaku bị hỏng nặng, ông ta không muốn liều lĩnh. Khi đô đốc Yamamoto, tổng tư lệnh hạm đội liên hợp biết quyết định đó, ông ta gần như nổi điên. Ông yêu cầu đô đốc Takagi quay lại vùng biển San hô và quét sạch lực lượng Mỹ ra khỏi đó ngay lập tức.

Ngày 9/5/1942 Đô đốc Fletcher vẫn sẵn sàng tiếp tục chiến đấu. Tờ “New York Times” gọi đây là một thắng lợi vĩ đại của Mỹ và cho rằng 17 trong số 22 chiến hạm Nhật bị chìm.

Còn ước tính của Fletcher về thiệt hại của đối phương là 2 khu trục hạm, 3 tàu vận tải, 4 thuyền chiến, 1 tuần dương hạm, một tàu sân bay hạng nhẹ, cùng một tuần dương hạm hạng nhẹ khác bị mắc cạn. Số máy bay Nhật bị rơi là khoảng 144, tổng số thương vong là 5100. Tổn thất về phía Mỹ là 1 tàu sân bay, một khu trục hạm và một tàu chở dầu, 66 máy bay và 543 người thiệt mạng.

Vào nửa đêm, khu trục hạm Mỹ USS Henley hướng về phía chiếc Neosho mà không biết. Những người sống sót đã đấu tranh và chống chọi trong 2 đêm liền. Khi chiếc Henley cách Neosho 15 hải lý, nó nhận được báo cáo rằng phía trước đang có tàu sân bay địch và quay trở lui.

Ngày 10/5/1942
12h30, chiếc Neosho đang chìm dần. Đúng lúc đó một chiếc Hudson của Australia bay ngang qua, những con người khốn khổ cầu nguyện rằng nó sẽ thấy họ. Khi đêm xuống, những người sống sót tiếp tục tuyệt vọng. Họ không biết liệu con tàu có thể chịu được hết đêm nay. Những người trên bè cứu sinh đang chết dần, từng người một.

Ngày 11/5/1942
Cuối cùng thì chiếc USS Henley cũng tới được chỗ chiếc Neosho, 109 người trên Neosho và 14 người trên chiếc Sims được đưa lên tàu. 21 người thiệt mạng. Chiếc Neosho bị Henley đánh chìm vào lúc 2h28 chiều. Thoạt nhìn, thì trận hải chiến trên vùng biển San hô có vẻ là một thắng lợi cho người Nhật. Họ chỉ mất một tàu sân bay hạng nhẹ và đã đánh chìm chiếc Lexington.

Nhưng nếu như nó là một thắng lợi chiến thuật của người Nhật thì lại đồng thời là thắng lợi chiến lược cho Đồng minh. Nó chấm dứt sự bành trướng xuống phía nam của Nhật, chặn đứng đà tiến công vũ bão của họ, ngăn chặn nguy cơ Australia và New Zealand bị cô lập. Cùng với chiến thắng ở Midway không lâu sau đó, người Mỹ đã chấm dứt ưu thế thống trị trên mặt biển của người Nhật.
 
Hạng D
27/4/09
1.533
8
38
51
Thớt đang hay mà bác, ssao ngưng rồi. E còn chờ trận Ảgentine Vs Chile của bác mà.....
033102flo_1_prv.gif
 
Hạng B2
26/4/08
229
1
18
54
Bác Sinhvienga kể chuyện sống động giống như coi trên tivi.Cảm ơn bác nhiều nhá.Hình như có trận thủy chiến giữa Trung Quốc với Đài Loan nữa phải không bác?
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Thanks bác myan và củ cải. dạo này em bận nên để nó mốc meo hết :D

Trận chiến lớn tiếp sau trận chiến biển san hô là trận Midway. Đây được xem là trận chiến trên biển lớn và quan trọng nhất WW II. Sau trận chiến này, hải quân Nhật đã tê liệt và cán cân lệch về phía Mỹ. Quá nhiều tổn thất, mà quan trọng hơn là bí mật của máy bay Zero đã bị Mỹ lấy được. Từ đó mà Hellcat F6F ra đời, chấm dứt thời kỳ thống trị trên không của người Nhật.
Phải thừa nhận người Nhật đã rất mạnh về công nghệ quốc phòng, sau khi thất thế, họ cũng đã khởi động 1 loại phi cơ mới, nhưng đã quá trễ....


Trở lại tình hình chiến trận.
Đô đốc Isoruku Yamamoto, tổng tư lệnh hạm đội liên hợp Nhật, đã bị choáng váng bởi cuộc tập kích đường không ngày 18/4/1942 của 18 chiếc máy bay ném bom hạng trung B-25 do trung tá Doolittle chỉ huy. Những máy bay này cất cánh từ trên boong của tàu sân bay Hornet, được hỗ trợ bởi tàu sân bay Enterprise, cách Nhật Bản khoảng 650 hải lý. Những máy bay này tấn công Tokyo, Yokosuka, và một số vị trí khác. Chúng không gây nhiều thiệt hại về vật chất, nhưng ảnh hưởng mạnh đến tinh thần người Nhật, vốn đang rất hưng phấn sau vụ tập kích Trân Châu Cảng.

Bởi nếu máy bay Mỹ có thể tấn công Tokyo, nó cũng có thể ném bom Hoàng cung, và có thể làm hại Nhật Hoàng. Đối với Yamamoto, hành động này phải được cứu vãn, đồng nghĩa với một trận chiến quyết định. Ngay từ tháng 3, Yamamoto đã tập trung thuyết phục bộ tổng tham mưu hải quân Nhật rằng kế hoạch tấn công các đảo Samoa và Fiji phải bị huỷ bỏ để tập trung vào đảo Midway ở trung tâm Thái Bình Dương.

Kế hoạch cho trận đánh được Yamamoto cùng bộ tham mưu của mình lập ra. Toàn bộ lực lượng của Hạm đội liên hợp sẽ được phái đến để giao chiến với Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ quanh Midway. Việc tấn công và chiếm Midway chỉ là mục tiêu phụ, mục tiêu quan trọng nhất là tiêu diệt toàn bộ lực lượng tàu sân bay của hải quân Mỹ, khi chúng được phái đến để tăng viện cho Midway. Việc triệt tiêu lực lượng tàu sân bay Mỹ đồng nghĩa với việc loại luôn Hải quân Mỹ khỏi cuộc chiến vì sau khi hầu như toàn bộ số thiết giáp hạm của Mỹ bị tiêu diệt ở Trân Châu Cảng, tàu sân bay là chỗ dựa cuối cùng cho hải quân Hoa Kỳ.

Lực lượng của hạm đội liên hợp gồm 7 thiết giáp hạm, 10 tàu sân bay, 24 tuần dương hạm, và hơn 70 khu trục hạm, được phân chia ra thành khoảng 6 hạm đội. Đô đốc Yamamoto sẽ chỉ huy Thành phần chính, gồm các thiết giáp hạm Yamato, Nagato, Mutsu, những thiết giáp hạm mạnh nhất của hải quân Nhật. Ngoài ra, còn có tàu sân bay hạng nhẹ Hosho, với 8 máy bay chống tàu ngầm và nhiều khu trục hạm.
(Yamato bản thân nó chứa nhiều thông tin hấp dẫn, nếu có thời gian sẽ đề cập riêng)

Hạm đội hàng không thứ nhất do phó đô đốc Nagumo Chuichi chỉ huy. Hạt nhân sức mạnh là 6 tàu sân bay hạng nặng. 2 thiết giáp hạm, 2 tuần dương hạm hạng nặng và một hải đội khu trục hạm sẽ tạo thành vành đai bảo vệ lực lượng tàu sân bay. Đây sẽ là lực lượng chính thực hiện kế hoạch của Yamamoto. Kỳ hạm của Nagumo là tàu sân bay hạng nặng Akagi.

Tàu Akagi
41 ngàn tấn, tốc độ 58km/h
Chứa 18 máy bay tiêm kích Zeros, 18 ném bom Vals, 27 ném ngư lôi Kates
10 × 1 - 200 mm guns,
6 × 2 - 120 mm guns,
14 × 2 - 25 mm guns
547px-AkagiDeckApril42.jpg



Lực lượng đột kích Aleutians, do phó đô đốc Hosogaya chỉ huy. Lực lượng của nó gồm tàu sân bay hạng nhẹ, Ryujo, và chiếc Junyo, một tàu chở khách được biến đổi thành tàu sân bay. 4 thiết giáp hạm, Ise, Hyuga, Fuso, Yamashiro cùng mội đội tuần dương hạm và thiết giáp hạm.

Thiết giáp hạm Yamashiro
12 x14-inch (356 mm) guns
16x 6 inch (152mm)
8x 5 inch (127mm)
Cuối tháng 10 năm 1944 tàu bị chìm torng lần chạm trán với Mỹ.
800px-Yamashiro1944.png



Đô đốc Kondo Nobutake sẽ chỉ huy hạm đội 2, gồm các thiết giáp hạm Kongo, Haruna, tàu sân bay hạng nhẹ Zuiho. Nhiệm vụ của ông ta là bảo vệ cho lực lượng đổ bộ dưới quyền chuẩn đô đốc Tanaka Raizo.

Đầu tiên, Hosogaya sẽ tấn công các cơ sở của hải quân Mỹ ở cảng Dutch, quần đảo Aleutian (tây nam bang Alaska) để nhử tàu sân bay Mỹ quay về bảo vệ Alaska. Tiếp theo là một đợt không kích từ những tàu sân bay của Nagumo vào Midway. Sau đó, Nagumo sẽ ở tại chỗ và đợi hải quân Mỹ đến. Lực lượng Nhật cũng sẽ chiếm một số đảo ở quần đảo Aleutian, và đảo Midway. Rồi Thành phần chính cùng với lực lượng hỗ trợ của Kondo sẽ đánh đắm bất cứ tàu chiến nào của Mỹ. Ngoài ra, Yamamoto hy vọng sẽ có thể giảm được quy mô của lực lượng Mỹ bằng cách thiết lập một vành đai tàu ngầm được triển khai phía tây bắc quần đảo Hawaii vào khoảng 1/6/1942.

Kế hoạch này được trình lên Bộ tổng tham mưu hải quân và được chấp nhận. Tuy vậy, lục quân muốn theo đuổi kế hoạch riêng của mình: chiến dịch MO.
Chiến dịch MO, chiếm đảo Tulagi và cảng Moresby trong vùng biển San hô, được sự hỗ trợ của 2 tàu sân bay hạng nặng Shokaku và Zuikaku. Đây là một sự phân chia nghiêm trọng lực lượng của Nagamo, 2 tàu sân bay này là 1/3 sức mạnh của Hạm đội hàng không số 1.

Sở dĩ đô đốc Yamamoto cho phép những tàu sân bay này tham gia MO vì ông tin rằng hải quân Mỹ đã hoàn toàn bị đánh bại và không thể phát động những chiến dịch lớn nữa. Nhưng ông đã lầm, trong trận hải chiến trên vùng biển San hô (8/5/1942), cả 2 chiếc tàu sân bay trên, cùng tàu sân bay hạng nhẹ Shoho, đã bị loại khỏi vòng chiến.

Trò chơi mật mã
Joseph Rochefort là chỉ huy của Văn phòng tình báo tác chiến. Đứng đầu một đội gồm những chuyên gia về toán, truyền thông, và mã hoá, Rochefort đã phá được mật mã của hải quân Nhật từ trước khi cuộc chiến bắt đầu và có thể đọc được ít nhất 10% nội dụng từ các bức điện của quân Nhật.
Trên lý thuyết, 10% là một con số nhỏ, nhưng với một người thông minh như Rochefort, chúng vẫn có thể có ích. Vào cuối tháng 4/1942, một số tín hiệu radio bị chặn lại và giải mã, nó cho thấy quân Nhật đang chuẩn bị cho một chiến dịch trong vùng biển San hô. Đô đốc Nimitz, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương đã dựa vào những thông tin đó để chuẩn bị kế hoạch đối phó.

Trong khi mà lực lượng Nhật và Mỹ vẫn còn đang giao chiến với nhau ở biển San hô, các nhân viên của Rochefort nhận thấy một sự tăng vọt các tín hiệu radio của phía Nhật. Họ khám phá ra rằng một chiến dịch mới đang hình thành, và sẽ bao gồm tất cả các đơn vị hạm đội mà người Nhật có thể có. Trong các thông điệp của phía Nhật, có nhắc đến địa danh “AF”, mặc dù không có chứng cứ cụ thể, nhưng Phòng tình báo cho rằng, AF ám chỉ Midway. Tuy vậy, những sĩ quan cấp cao tin rằng, nếu ở Thái Bình Dương có một nơi nào đó đáng để tập trung một lực lượng lớn đến vậy thì đó chỉ có thể là Midway.

Để chứng minh, Rochefort sử dụng một mẹo nhỏ. Ông yêu cầu Midway gửi đi một thông điệp, qua sóng vô tuyến không mã hoá, rằng máy lọc nước biển gặp trục trặc. Và ngay sau đó, các nhân viên của Rochefort bắt được một bức điện có nội dung “AF gặp vấn đề với máy khử muối của mình”.
Những gì mà Phòng tình báo cung cấp cho Nimitz thật vô giá. Đầu tiên, ông biết rằng mục tiêu của Yamamoto là Midway. Thêm nữa, ông cũng biết về vành đai tàu ngầm mà Yamamoto sắp thiết lập, cho phép ông triển khai lực lượng một cách an toàn. Cuối cùng, ông có thể yên tâm tập trung tất cả lực lượng quanh Midway.