Hạng B2
18/7/04
275
4
18
Hà nội
củ cải nói:
Nghe tây đồn dạo đó Anh gây áp lực chính trị lên chính phủ Pháp để cắt nguồn cung Êxocet ho HQ Ảgentine nên khả năng chống hạm của Argentine giảm đáng kể góp phần làm chủ vùng biển của HQ Anh mặc dù về mặt địa lý Anh hoàn toàn bất lợi khi phải di chuuyển quá xa để tác chiến. Bác SVG có thông tin gì về cái này khg????

Chuyện này có thật đó, chính báo chí đã đăng lại chi tiết việc Chính Phủ Anh đã đàm phán với Chính Phủ Pháp về việc trì hoãn cấp tiếp Exocet cho Agentina. Nếu đợt hàng đó được giao đúng hạn, không biết sẽ còn có bao nhiêu tàu Anh ra đi.

Hải quân Argentina quyết định mua 14 chiếc Super Étendard vào năm 1980, sau khi Hoa Kỳ đặt lệnh cấm vận quân sự — do cuộc Chiến tranh Bẩn thỉu — và từ chối cung cấp các phụ tùng thay thế cho những chiếc A-4Q Skyhawk. Các phi công Argentina đã được huấn luyện bởi các phi công Pháp từ tháng 11-1980 đến tháng 8-1981 tại Pháp, nhưng lúc đó đang diễn ra Chiến tranh Falklands, họ chỉ vẻn vẹn có 45 giờ bay thực tế trên máy bay. [1][/sup] Trong thời gian tháng 8 và tháng 11-1981, 5 chiếc Super Étendard và 5 tên lửa Exocet đã được cung cấp cho Argentina. Tất cả 5 tên lửa này đã được sử dụng trong thời gian xung đột, trong đó một tên lửa đã phá hủy tàu HMS Sheffield và một tàu vận thương mại chuyển máy bay Atlantic Conveyor. Hai tên lửa được sử dụng không hiệu quả, tên lửa thứ năm được dự định sử dụng trong một cuộc tấn công nhằm vào tàu sân bay HMS Invincible, nhưng máy bay không tìm thấy mục tiêu. (Một tên lửa Exocet thứ 6, đã làm hư hại tàu HMS Glamorgan, tên lửa này được phóng từ đất liền trên một xe tải rơ-mooc được chế tạo bởi các kỹ thuật viên Argentina. Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Falklands, các máy bay Super Etendard đã xuất kích 580 lần và không một máy bay nào bị phá hủy.[2][/sup])
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
27/4/09
1.533
8
38
51
Chính xác, cuộc chiến sẽ còn gây cấn nhiều hơn thế và ưu thế trên không và trên biển sẽ không nghiêng hẵn về quân Anh hoàn toàn như thế.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
CUỘC SĂN LÙNG CHIẾN HẠM KHỔNG LỒ TIRPITZ CỦA ĐỨC QUỐC XÃ

Chiến hạm khổng lồ Tirpitz là niềm kiêu hãnh của Hải quân Đức: dài 251m, rộng 36m, bốn ống tháp canh với nhiều đại bác 380mm, hàng chục đại bác cỡ nhỏ hơn và có thể hoạt động trên một đường kính mười ngàn ki-lô-mét mà không cần phải tiếp tế.

04_tirpitz.jpg



02_tirpitz_launch.jpg



Đoàn thuỷ quân trên chiến hạm gồm 2500 người; 1240 người đã bị chết lúc chiến hạm bị ném bom. Nội các chiến tranh Anh tuyên bố là việc đánh đắm chiến hạm Tirpitz đang làm chủ trên mặt biển châu Âu, sẽ làm thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến. Từ tháng 3 năm 1942 cuộc săn lùng bắt đầu và kéo dài trong hai năm.

Tại một quân cảng Đức (quân cảng Wihelanshaven) ngày 1 tháng 4 năm 1939 , 80,000 người đã lập trung dầy đặc xung quanh các nhà máy chế tạo tàu chiến của Hải quân để tham dự lễ hạ thuỷ chiến hạm khổng lồ Tirpitz. Công khai thì chiến hạm này trọng tải 35,000 ngàn tấn, phù hợp với công ước quốc tế. Sau chiến tranh, người ta được biết là thật ra Tirpitz trọng tải 30,000 tấn và và có thể đạt mức tối đa là 53,000 tấn. Nó bắt đầu hoạt động ngày 25 tháng 2 năm 1941. Bắt đầu từ hôm đó, các cơ quan tình báo không quân Anh liên tục theo dõi sự hoạt động của chiếc chiến hạm khổng lồ này.

Ngay lúc còn ở trong xưởng cho đến lúc bắt đầu hoạt động thử trên biển Ban-tích, máy bay trinh sát Anh đã chụp nhiều ảnh và tính toán tốc độ của nó. Người ta rất ngạc nhiên làm sao một quả núi đồ sộ như vậy lại có thể đạt đến tốc độ từ 27-31 hải lý.
Cơ quan lãnh đạo Hải quân Anh hoàn toàn không chút nào ảo tưởng. Muốn công phá một chiến hạm cỡ như vậy phải chịu nhiều hy sinh, tổn thất. Vì vậy vấn đề còn phải tạm thời gác lại.

Chiến hạm Tirpitz cùng với nhiều lực lượng Hải quân khác là mối nguy cơ thường xuyên đối với các đoàn tàu vận tải của Đồng Minh. Để đề phòng quân Anh tiến công, chiến hạm Đức được nguỵ trang cực kỳ cẩn thận. Tuy vậy ít nhất mỗi tuần một lần, máy bay trinh sát Anh vẫn chụp được ảnh. Các máy bay Anh bay thấp đến mức các phi công trông thấy hết tất cả, cả mạng lưới chống thuỷ lôi bao bọc xung quanh: một mạng lưới hai tầng, có thể ngăn được cả các thuỷ lôi do máy bay ném xuống.

Ngày 28 và 29 tháng 4 năm 1942 , máy bay ném bom Anh tấn công chiến hạm. Thay vì loạt bom thông thường, quân Anh ném loại lựu đạn ngầm chuyển thành một loại mìn lăn. Loại mìn này được chế tạo đặc biệt. Máy bay ném mìn xuống dốc sườn núi sát cạnh cảng, nơi ẩn nấp của tàu Tirpitz. Sườn núi dốc và không có cây, người ta hy vọng rằng mìn sẽ lăn xuống và nổ dưới thân tàu.

Nhưng những cuộc tiến công bằng bom hoặc bằng mìn lăn đều không có hiệu quả lớn. Người Đức sửa chữa rất dễ dàng cho nên vẫn rất nguy hiểm.
Sau đó người Anh phát hiện ra một phương pháp mới, có rất nhiều triển vọng. Từ tháng 1 năm 1942, sau những thành công mà người Ý đạt được bằng loại người thuỷ lôi, Churchill ra lệnh chế tạo những chiếc xuồng nhỏ cho hai người, dựa theo mẫu của Ý. Mỗi chiếc xuồng chở ba người: Hai người lặn phóng thuỷ lôi và một người giúp, họ trang bị đồ lặn và bình dưỡng khí.
Xuồng có kích thước như một chiếc thuỷ lôi bình thường, phía đầu chứa ba trăm ký thuốc nổ. Tất cả nặng khoảng 2 tấn. Họ có pin đủ chạy trong 6 giờ với tốc độ 4km một giờ. Vì vậy họ có thể hoạt động trong phạm vi 24km.


Ngoài lề về Chiến hạm Tirpitz, nó là loại chiến hạm thuộc dòng Bismarck. Trang bị rất mạnh và vỏ giáp dầy. Gồm 8 pháo chính 380mm, lớn nhất lúc đó. Ngoài ra vô số pháo nhỏ 150mm, 105mm, 37mm, 20mm.
Phần giáp Belt dầy 145 to 320 mm
Phần boong dầy 50 to 120 mm
Các vách ngăn dầy 220 mm
Tháp pháo dầy 130 to 360 mm

10_tirpitz.jpg
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Người Anh hy vọng có thể phá tàu Tirpitz với loại vũ khí mới này. Đương nhiên hai thuỷ lôi với sáu trăm ký chất nổ thì chưa có gì nguy hiểm đối với chiếc chiến hạm khổng lồ... nếu các thuỷ lôi ấy không được người mang đến đặt ở những điểm cần thiết.
Chính đó là kế hoạch đã được quy định Chất nổ sẽ được đặt ở những điểm dễ bị phá nhất của chiến hạm: chỗ các tuyếc-bin và bánh lái. Tại bến Na-uy mà chiến hạm đang đậu, tình trạng hư hỏng như vậy sẽ không thể sửa chữa được. Do đó các đoàn tàu vận tải của Đồng Minh cũng được tự do một thời gian.

Chiếc xà lúp Na-uy sẽ keo theo hai chiếc xuồng, mỗi xuồng hai người - thuỷ lôi và người giúp việc. Cách mục tiêu chừng 12km thì những người - thuỷ lôi tách ra.
Tất cả đã diễn ra gần đúng như dự kiến. Nhưng do thời tiết xấu, các dây cáp thép buộc các xuồng bị đứt và khi đã gần chiến hạm Tirpitz thì hai chiếc xuồng bị đắm. Theo lệnh trên, tất cả lại trở về Anh bằng con đường Thụy Điển.

Sau đó, vào cuối năm 1942, tàu Tirpitz đến thả neo ở Anh. Người Đức lại dùng lưới chống ngư lôi và nhiều biện pháp đề phòng khác để ngăn ngừa các cuộc oanh tạc hoặc phá hoại của Đồng Minh. Theo lệnh của Hít-le, chiến hạm Tirpitz có khi nằm trong bến đến hàng tháng, 2400 thủy thủ đoàn đã gọi là "hòn đảo nghỉ hè". Trong vài trường hợp, sự có mặt của nó hoặc nó chỉ chạy ra một thời gian ngắn cũng đủ làm cho các đoàn tàu Đồng Minh bỏ chạy tán loạn vì không thể nào có sức đối địch với một đối thủ khổng lồ như vậy.
Vì vậy Bộ chỉ huy Hải quân Anh không thể không tiếp tục tìm cách phá hoại chiến hạm Tirpitz.

Từ năm 1942, người ta đang chế tạo một loại vũ khí mới: tàu ngầm mini hay tàu ngầm X. Đến đầu năm 1943 thì tám chiếc tàu ngầm mini đã sẵn sàng. Các đội chiến đấu đang luyện tập ở phía bắc Ê-cốt-xơ. Loại tàu ngầm mini có thể chạy khoảng 5 hải lý trên mặt nước và dưới nước thì tốc độ đạt hơn một nửa như vậy. Chúng được chế tạo đặc biệt để công phá các tàu lớn trong các cảng của đối phương.

Vóc dáng X24
800px-X24_view_from_side.jpg



800px-X_boat_interior.jpg



Mỗi tàu ngầm có bốn người; trong một khoảng không gian cực kỳ chật hẹp. Người ta không thể đứng thẳng, và ngay ngồi thẳng cũng khó khăn. Điều đó đòi hỏi phải luyện tập lâu dài.
Thuyền trưởng Pasil Place, người đã đánh thắng tàu Tirpitz và được gắn huân chương cao quý nhất của nước Anh, huân chương Victoria Cross, là người chỉ huy chiếc tàu ngầm mini X-7. Lúc đó ông mới hai mươi bốn tuổi. Ông kể lại:
"...Các tàu ngầm ấy được chế tạo cực kỳ đơn giản. Mỗi tàu mang theo hai quả mìn lớn để đặt xuống dưới tàu đối phương. Đến nơi, người ta vặn kim đặt giờ nổ và tháo hai quai để nó dính chặt vào vỏ tàu.
Trong thời gian chuẩn bị, chúng tôi luyện tập trên một chiếc sa bàn, dựng lại một cách chính xác con tàu Tirpitz thả neo trong bến Al-ta cùng với mạng lưới kép bảo vệ tàu.
Người ta chỉ cho chúng tôi chỗ nào cần phải dặt mìn trên chiếc tàu Tirpitz tí hon...".

Thoạt đầu sáu chiếc tàu ngầm mini được lựa chọn để công phá tàu Tirpitz ở Al-ta từ mùa xuân năm 1943 . Nhưng việc luyện tập đòi hỏi nhiều thì giờ hơn cho nên phải hoãn đến mùa thu.
Bộ chỉ huy định ngày tấn công là 11 tháng 9. Các quả mìn được gắn vào tàu ngầm. Tất cả đều ở tư thế sẵn sàng.
Ngày 10 tháng 9, chỉ còn lại hai mươi bốn giờ. Bộ chỉ huy nhận được tin là ở Al-ta hiện có cả tàu Scharnhorst
cùng với tàu Tirpitz. Một thành viên kháng chiến Na-uy đã báo tin ấy. Anh ta tên là Rabi, ở trong gác chuông của một ngôi nhà thờ nhô lên cao trên bến Al-ta. Ngày đêm anh theo dõi các tàu Đức ra vào và nhiều khi chụp được cả ảnh. Từ đài quan sát ấy, hàng ngày anh đánh.điện về Luân Đôn.
 
Hạng B2
14/12/05
441
2.269
93
hay quá bác SVG, chờ tin giờ G. Mong sao nước lạ nào đó xài được chiêu này trị con sân bay lạ đang đóng
080402cool_prv.gif
đúng là châu chấu đá xe
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
@Em cũng hy vọng mình có tuyệt chiêu chi đó...nhưng thời nay e khó.

Quay lại chuyện ngày xưa
Tirpitz tập trận.( Dù nó chưa thật sự ra trận lần nào, nhưng hải quân Anh buộc phải diệt cho bằng được vì họ biết hỏa lực nó quá mạnh. Các đòan tàu vận tải dù có hộ tống hạm đi kèm nhưng gặp Tirpitz thì chẳng khác nào cừu non gặp sói.)
12_tirpitz-1941.jpg


Để bảo vệ chiếc tàu Tirpitz, người Đức đã dùng rất nhiều biện pháp nghiêm ngặt: Đèn pha và súng đại bác đặt rất nhiều trên các mỏm đồi xung quanh, các bãi biển đều thả mìn, các tàu cảnh vệ túc trực ngày đêm, các trạm quan sát khắp nơi... Lối vào cảng có dăng lưới dài ba trăm mét, các lưới chống thuỷ lôi xung quanh tàu chăng sâu xuống mười lăm mét dưới mặt nước. Nước ở đây lại không sâu nên tàu ngầm rất khó vào.
Hàng rào lưới bảo vệ khỏi thủy lôi từ máy bay. Với loại lưới này không lực Anh bất lực trong việc ném bom. Dù biết vị trí tàu Đức.
18_tirpitz_july_1942.jpg


Hàng lưới chống tàu ngầm.
22_kaafjord_mar_1943.jpg


Trên tàu Tirpitz cũng canh phòng và bảo vệ rất chu đáo. Thuỷ thủ đoàn luôn sẵn sàng chiến đấu chống các cuộc tiến công bất ngờ.
Ngày 11 tháng 9 năm 1943, hồi mười sáu giờ, gió mạnh và biển động, chiếc tàu ngầm đầu tiên xuất phát. Sau đó tiếp tục năm chiếc nữa. Các tàu ngầm mini phải đi dưới nước, đề phòng máy bay trinh sát của Đức phát hiện. Mỗi tàu ngầm có hai nhóm để thay nhau vì hành trình như vậy rất mệt.

Trước khi vào bờ biển Na-uy thì chiếc X9 bị đắm. Một vài vết dầu lan trên mặt biển rồi là mất hút. Nó không bao giờ trở về nữa. X8 cũng chịu một số phận như vậy.
Chiều ngày 20 tháng 9 năm 1943, sau chín ngày luồn dưới nước biển, các tàu ngầm còn lại chuẩn bị tiến công; X5, X6, X7 đều rời khỏi các tàu ngầm kéo chúng.

Theo kế hoạch, sau khi tiến công, các tàu ngầm mini phải trở lại với các tàu kéo. Trong lúc các tàu mini tiến công địch thì các tàu kéo ra ngoài khơi chờ đợi ở khu vực đã định.
Thuyền trưởng Pasil kể:
“Khoảng 21 giờ 15, tôi xem xét lại một lần chiếc tàu ngầm và chúng tôi phải tránh một bãi mìn. Chúng tôi nổi lên mặt nước. Đêm rất yên tĩnh. Phía đông có một dãy núi. Trăng chiếu sáng trên mặt tuyết. Rạng sáng, chúng tôi lại lặn xuống nước và ở dưới nước suốt ngày. Nhìn vào bản đồ, chúng tôi thấy cần phải tiến về phía nam. Hai bên là hai dãy núi, chúng tôi như đi vào một chiếc ống. Ở phần hẹp nhất, chính là nơi tàu Tirpitz thả neo. Trên bản đồ có vẽ các mạng lưới nhưng tôi biết chắc rằng có những lới bọn Đức mới đặt mà chúng tôi không thể biết. Nhưng chúng tôi cố không nghĩ đến những nguy hiểm ấy.

Ngày 21 tháng 9, đêm đến, chúng tôi lại ngoi lên mặt nước. Tôi chờ các tàu khác đến để có thể cùng nhau chiến đấu như đã dự kiến, vào lúc sáu giờ ba mươi phút sáng mai... Tôi băn khoăn chờ đợi nhưng mãi chẳng thấy gì. Vậy thì tôi phải chiến đấu một mình.
Sau đó, trước mặt tôi là mạng lưới chống tàu ngầm đầu tiên. Mạng lưới này tất nhiên phải có một chỗ nào đó để hở vì các tầu tuần tiễu và các tàu nhỏ của Đức phải ra vào luôn. Thế là may mắn, bỗng nhiên chúng tôi đến đúng chỗ ấy và chúng tôi vượt qua. Chúng tôi thoáng thấy một bóng tàu tuần tiễu của Đức và chúng tôi chui ngay xuống nước. Tàu ngầm chúng tôi không xuống quá 23m và bỗng nhiên tôi thấy rõ ràng nó va vào một mạng lưới. Chúng tôi không tiến lên được nữa, mạng lưới rất chắc.
 
Hạng B2
12/1/08
356
521
93
Bác sinh viên vơi tiếp tục đi đang hồi gay cấn nè. Bài bác viết hấp dẫn lắm. Em có thể đặt hàng bác bài tiếp theo là về chiếc tầu chiến lớn nhất của Nhật ko? (sorry là em quên mất tên của nó rồi)
 
Hạng B2
26/4/08
229
1
18
54
Tới lúc gay cấn nhất thì lại im ru....hìiii
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Các bác xem phim nhiều tập, lúc gây cấn là hết tập đúng không :D, hôm nay em làm nốt.
Tàu mà bác VuNinh nói chắc là Yamato? Khi rảnh em sẽ nói về tàu này, niềm tự hào của hải quân Nhật khi đó. Con tàu rất vang danh nhưng cũng rất bi thương.

Trở lại chủ đề Tirpitz

Nhiều phút trôi qua. Nếu các tàu ngầm mini khác mà tôi đoán là đã tiếp cận với Tirpitz, cho mìn của họ nổ thì chúng tôi cũng ăn đòn. Bỗng nhiên tàu của chúng tôi lại được tự do. Chúng tôi nổi ngay lên mặt nước, gần như thẳng đứng. Tôi băn khoăn nhìn vào ống nhòm. Tàu Tirpitz trước mặt chúng tôi, sừng sững như một quả núi, chỉ cách nhau chưa đầy hai mươi mét. Không có mạng lưới nào ngăn cách chúng tôi với nó nữa.

Chúng tôi lại lặn xuống và vào khoảng ba mét chiều sâu thì đụng vào thành tàu Tirpitz, gần dưới chân máy của nó. Chiếc tàu mini lướt nhẹ dưới thân tàu khổng lồ. Chúng tôi thả mìn, sau đó từ từ lùi lại...
Chúng tôi muốn xuống sâu ba mươi mét để tìm lại chỗ chúng tôi đã vượt qua mạng lưới để vào. Nhưng xuống đến mười tám mét chiều sâu thì bị kẹt. Mìn của chúng tôi sẽ nổ sau một tiếng đồng hồ. Sau tám giờ, những chiếc mìn của những tàu ngầm khác cũng đều có thể nổ bất cứ lúc nào. Cần phải vượt ngay hàng rào của mạng lưới. Chúng tôi lại cố gắng nổi lên để cho khoảng cách giữa chúng tôi và nơi mìn nổ càng xa càng tốt. Đúng lúc đó có một tiếng nổ kinh hoàng.

Chúng tôi bị bật ra khỏi mạng lưới nhưng thất vọng thấy tàu Tirpitz vẫn y nguyên trên mặt nước. Lúc ấy bọn Đức bắn vào chúng tôi xối xả cả bằng đại bác nhẹ và đại liên. Vỏ tàu chúng tôi bị thủng. Chúng tôi lại buộc phải lặn xuống và đi dưới nước sâu. Nhưng nước theo các lỗ thủng chảy ào vào tàu. Chúng tôi không còn cách nào khác là phải bỏ lại con tàu.
Nhưng làm thế nào để ra ngoài? Với tư cách là người chỉ huy; tôi phải nhảy vào nguy hiểm đầu tiên. Tôi cởi áo Pun-lô-vơ trắng ra. Vừa ngoi lên khỏi mặt nước, bọn Đức lại tiếp tục bắn vào con tàu. Tôi thấy ở bên phải có một chiếc cầu con dài. Tôi bơi thẳng đến đó. Đến nơi, ngoảnh nhìn thì chiếc tàu ngầm mini X7 đã biến mất".

Ngoài thuyền trưởng Pasil, một người khác của tàu X7 cũng thoát chết. Ngoài X7 chỉ có X6 là vượt qua được các hàng rào để đặt mìn dưới thân tàu Tirpit. Thuyền trưởng X6 nổi lên quá gần chiến hạm nên bị bắt cùng với cả đội X6 bị đắm.
X10 không đi đến mục tiêu được vì giữa đường máy bị hỏng không sửa chữa được. Nó trở lại chiếc tàu kéo. Sau đó theo lệnh của Luân Đôn, chiếc tàu ngầm mini bị phá bởi vì sắp có bão to.

X5 khi cách Tirpitz gần năm trăm mét thì bị trúng đạn đại bác cực nhanh nên bị đắm. Cả đội không một người nào sống sót.
Cuốn sách nhật ký trên tàu Tirpitz đã ghi lại những sự kiện trong buổi sáng ấy như sau:
"22 tháng 9. Mạng lưới chắn mở ra cho các tàu và thuyền kéo qua lại. Trạm nhận tin bận đến bảy giờ. Sự canh phòng bị giảm sút. Ban đêm mọi biện pháp cảnh giới đều tuân thủ đúng lệnh trên. Một hạ sĩ quan thấy bên trong mạng lưới, cách đất liền khoảng hai mươi mét,.một hình đen, tròn, dài, giống một chiếc tàu ngầm. Viên chỉ huy phó và sĩ quan bảo vệ được thông báo có phần hơi muộn, khoảng năm phút vì vật trông thấy được xem là một con cá".

Đô đốc Hans Karl Meyer, chỉ huy tàu Tirpitz, nhớ lại: "Ngày 22 tháng 9 năm 1943, chiến hạm của chúng tôi đậu ở phía bắc Na-uy, bên trong mạng lưới chắn. Tôi đang ăn sáng thì vị chỉ huy phó chạy vội đến báo với tôi rằng có một vật giống như một con tàu ngầm nhỏ vừa được phát hiện bên trong mạng lưới chắn. Chính bản thân ông ấy cũng không tin điều đó. Lần này chắc cũng lại là một báo động sai lầm thôi. Đã có biết bao nhiêu lần như vậy rồi? Tôi cũng hoài nghi như ông ta. Dẫu sao thì cũng cần phải ra lệnh báo động ngay. Vị chỉ huy phó bước ra. Một vài giây sau, chuông báo động réo lên. Tôi vội vàng khoác áo ngoài, vị chỉ huy phó trở lại phòng tôi, báo cho biết là đã bắt buộc một chiếc tàu ngầm nổi lên mặt nước. Bốn người Anh đã bị bắt. Người ta đang đem chúng lên tàu.

Sau còi báo động, tất cả mọi người chạy vội về vị trí chiến đấu. Tôi đứng trên cầu tàu. Vừa đi tôi vừa nghĩ xem cần làm gì bây giờ đây. Tôi nghĩ đến những quả mìn đặc biệt. Có lẽ không phải là thuỷ lôi bởi vì khoảng cách ngắn như vậy thì dùng thuỷ lôi không có hiệu quả. Điều tôi có thể làm là chuyển dịch ngay con tàu càng nhanh càng tốt. Con tàu thả hai neo. Người ta ra sức nhổ một neo; trong vài phút, con tàu đã chuyển ra xa được khoảng từ ba mươi đến bốn mươi mét. Người ta cũng làm như vậy ở phía sau lưng nhưng không làm được ngay. Phía sau dường như chiếc tàu không nhúc nhích được chút nào. Có lẽ đã đến hai mươi phút từ khi có lệnh báo động. Bỗng nhiên, một tiếng nổ khủng khiếp ! Một cột nước khổng lồ tung lên phía trước. Tôi mừng quá, cám ơn Thượng đế, quả mìn đã nổ và bề ngoài hình như chiếc tàu không việc gì. Nhưng sau đó tôi được báo là con tàu có bị hư hại và một quả mìn thứ hai đã nổ ở phía sau, bên dưới chiếc tàu. Tàu Tirpitz bị hư hại nhiều... cần phải sửa chữa lâu. Công việc sửa chữa được tiến hành ngay tại chỗ, ở Na-uy...
Nhưng việc sửa chữa kéo dài, chiếc tàu chỉ có thể sẵn sàng làm nhiệm vụ đầu tháng 3 năm 1944, khoảng hơn năm tháng sau khi bị tiến công. Nó lại trở lại hoàn toàn như cũ, hết sức hoàn thiện".

Từ thời gian đó, Tirpitz được giấu kín trong cảng ở Na-uy. Người ta mong rằng dần dà người Anh cũng không quan tâm đến đó nữa. Thật ra trong một thời gian lâu Bộ Tư lệnh Hải quân Anh không nắm rõ được hiện trạng của chiếc chiến hạm khổng lồ ấy. Tàu Tirpitz có bị hư hại nghiêm trọng nhưng không bị đắm và còn có thể hoạt động tốt. Mặc dầu người ta biết chỗ ẩn giấu nó từ lâu nhưng đến 12 tháng 11 năm 1944 , người ta mới quyết định tấn công. Nó bị oanh tạc bằng loại bom năm tấn được chế tạo đặc biệt. Chiếc chiến hạm bị đánh lật sấp, chổng vó lên trời. Gần một nửa thuỷ thủ đoàn bị vùi chết trong chiếc quan tài thép khổng lồ ấy.
Hình ảnh Tirpitz bị ném bom.
28_tirpitz_nov_12_1944.jpg


Và kết quả là bị lật sấp
29_wreck_of_tirpitz.jpg


Chân dung loại bom Tallboy đã phá hủy tàu.
228px-Tall_Boy_Bombe.jpg



Một khẩu súng 15cm trên tàu, được triển lãm tại Đức.
105mm_gun_markus_titsch_a.jpg



1 hố bom tallboy, và đằng xa kia là vị trí con tàu chìm.
2008_11_08_kaloshkin_g.JPG