- Status
- Không mở trả lời sau này.
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức
Boeing CH47
Trích đoạn: fernandoz
- trực thăng CH-47, Boeing chế tạo, tới bây giờ vẫn còn xài ờ Afghanistan + Iraq. Các bác xem hình ở Gút-gồ ý
....lão Phuni 56 rành mấy vụ bếp núc quá ta ! Chắc "nhờ" Pôn Pốt [:'(]
Boeing CH47
Last edited by a moderator:
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức
Trời. Năm 1975 mà có máy chụp hình màu nhìn nét thế.
Trời. Năm 1975 mà có máy chụp hình màu nhìn nét thế.
Trích đoạn: imc
Trích đoạn: fernandoz
- trực thăng CH-47, Boeing chế tạo, tới bây giờ vẫn còn xài ờ Afghanistan + Iraq. Các bác xem hình ở Gút-gồ ý
....lão Phuni 56 rành mấy vụ bếp núc quá ta ! Chắc "nhờ" Pôn Pốt [:'(]
Boeing CH47
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức
Mà nó không phải là trực thăng như trong bài viết
Trích đoạn: luuquang
U 17
Mà nó không phải là trực thăng như trong bài viết
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức
...(tiếp) Tấn công CPC tiếu diệt quân Kherme Đỏ:
Đêm 24 rạng ngày 25 tháng 9 năm 1977, lợi dụng sự bố phòng sơ hở của ta, địch cho 2 sư đoàn chủ lực và một số đơn vị quân sự địa phương thuộc Quân khu 203 mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Ninh. Chúng chia thành 2 mũi bất ngờ tiến công qua biên giới thuộc địa phận huyện Bến Cầu và huyện Tân Biên. Ở vùng biên giới Vĩnh Cầu, hướng chính của chúng là hướng Cây Me và cầu Thúc Múc, hướng phụ là rừng Nhum và rừng Long Khánh. Địch tiến công trên tuyến dài 20 km và thọc sâu vào nội địa ta từ 3-7 km. Hướng Tân Biên địch đồng loạt tiến công ở 3 khu vực bắc Tây Ninh là Xa Mát-Đập Đá, Tà Nốt-Tà Đạt và Chàng Riệc. Với chính sách “Phá sạch, đốt sạch, giết sạch”, quân địch tàn sát đồng bào ta hết sức dã man. Chúng giết dân thường bằng cách đập đầu, cắt cổ, mổ bụng, có trường hợp chúng quẳng hàng chục người xuống giếng sâu rồi ném lựu đạn xuống. Chúng đốt nhà, vơ vét tài sản của nhân dân chuyển về Campuchia. Trước tình hình đó, Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho các lực lượng vũ trang trên biên giới Tây Ninh thực hiện nhiệm vụ: Nhanh chóng giải vây cho các đồn công an và các khu vực đông dân đang bị địch bao vây, tiêu diệt các cụm địch trên đất ta, khôi phục lại biên giới.
Chấp hành mệnh lệnh của trên, sư đoàn giao nhiệm vụ cho trung đoàn không quân 918 sử dụng máy bay EC-47 trinh sát điện tử dò tìm sóng đài địch, máy bay C-130 bay trinh sát chụp ảnh nhiều lần chuyến dọc tuyến biên giới với hàng nghìn bức ảnh, phát hiện các vị trí tập trung quân, bãi để xe quân sự, trận địa pháo, kho tàng của Khmer đỏ, cung cấp thông tin chính xác cho Bộ Tổng tham mưu, các quân khu, đơn vị bộ binh bảo vệ biên giới. Ngày 27 và 28 tháng 9, sư đoàn sử dụng 8 chiếc trực thăng UH-1 chi viện hoả lực cho bộ binh Quân đoàn 3 và Quân khu 7 đánh địch ở khu vực Cây Me, Bến Sỏi, đường số 13, Đập Đá-Xa Mát loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, nhưng trận địa cố thủ của chúng vẫn chưa bị diệt. Ngày 29 tháng 9, sư đoàn quyết định, sư đoàn quyết định cho 8 lần chiếc A-37 xuất kích đánh phá mãnh liệt vào sở chỉ huy sư đoàn địch ở làng Plông phía nam Xa Mát. Đây là đòn đán quyết định, làm tê liệt hệ thống chỉ huy của địch. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn cho máy bay A-37 xuất kích đánh vào đội hình 2 sư đoàn bộ binh địch có xe cơ giới, pháo binh, kho hậu cần đánh chiếm ở khu vực Xa Mát, ấp Cây Tre, cầu Thúc Múc và ấp Bến Trại.
Sau khi máy bay A-37 đánh đợt 1 thắng lợi diệt 1 sở chỉ huy trung đoàn địch, theo yêu cầu của Sư đoàn 4 bộ binh Quân đoàn 4, lúc 13 giờ 30 phút, sư đoàn sử dụng 4 lần chiếc A-37 do Nguyễn Văn Vân bay số 1 làm biên đội trưởng, Tạ Đông Trung-Nguyễn Thế Hùng bay số 2, Trần Cao Thăng bay số 3, Nguyễn Văn Sinh bay số 4 làm nhiệm vụ chiến đấu. Máy bay của biên đội trưởng bị hỏng phải quay trở về căn cứ, phi công Tạ Đông Trung được lệnh chỉ huy biên đội tiếp tục bay đến khu vực Cây me chiến đấu. Sau lần 1 công kích vào trận địa địch, biên đội tiếp tục bổ nhào công kích lần thứ 2 và thoát ly. Trên đường về máy bay của Tạ Đông Trung và Nguyễn Thế Hùng bị pháo phòng không của địch bắn cháy, các đồng chí buộc phải nhảy dù và rơi trúng vào trận địa Khmer đỏ. Đồng chí Nguyễn Thế Hùng hy sinh, còn Tạ Đông Trung một mình, một súng anh dũng chiến đấu trong vòng vây của 1 đại đội địch. Khi máy bay bị rơi, phi công kịp thời đánh tín hiệu cấp cứu về sở chỉ huy sư đoàn. Sư đoàn lệnh cho trực thăng UH-1 của Đinh Gia Dục lúc đó đang chở đoàn cán bộ trên đường về căn cứ hạ cánh lập tức bay đến khu vực máy bay A-37 bị rơi để cấp cứu phi công. Nhưng do địch quá đông, vòng vây khép lại, trời gần tối, máy bay UH-1 quần đảo liên tục trước hoả lực dày đặc của địch mà không thế nào hạ cánh xuống cứu phi công được. Đồng chí Tạ Đông Trung quyết không để địch bắt đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh, giữ trọn khí tiết cách mạng, để lại tấm gương sáng ngời về tinh thần sống anh dũng, chết vẻ vang. Cả hai đồng chí được tặng huân chương Chiến công hạng ba. Biến đau thương thành hành động cách mạng, theo lệnh của trên, ngày 2 tháng 10, Trung đoàn 937 xuất kích 20 lần chiếc A-37 phối hợp với bộ binh Quân đoàn 4, được sự chỉ thị mục tiêu của máy bay trinh sát U-17 đã dội bom dữ dội vào đã dội bom dữ dội vào các vị trí cố thủ của Khmer đỏ ở khu vực Cây Me. Tiếp theo, 30 lần chiếc UH-1 với hoả lực mạnh đánh vào các ổ đề kháng, cụm hoả lực của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh tiến công. Đến 10 giờ, ta hoàn toàn làm chủ trận địa giành lại các vị trí đã bị địch chiếm đóng trái phép.
----------------------------------------
Bổ sung một chút: Cái A-37 có hai phi công Tạ Đông Trung-Nguyễn Thế Hùng khi bị bắn hạ thì cả hai phi công đều nhảy dù xuống được nhưng bị vây kín bởi quân Pol Pot. Hai phi công đã dựa lưng vào nhau chiến đấu và cả hai đều hi sinh. Sau này, liệt sĩ Nguyễn Thế Hùng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 28-4-2000. (Nguồn: một đồng đội của liệt sĩ Hùng kể lại cho em ạ).
Trong tháng 12 năm 1977, lực lượng Khmer đỏ liên tục tổ chức các đợt lấn chiếm khu vực Tây Ninh, Đắc Lắc, chủ yếu trên đường 22, đường 13. Địch tập trung 2 sư đoàn được trang bị hoả lực mạnh, trong đó có súng phòng không 12,7 mm, 12,8 mm ở các tiểu đoàn, đại đội. Hàng ngày chúng cho pháo 130 mm bắn sang Tây Ninh, Trảng Lớn gây nhiều tội ác với đồng bào ta. Sư đoàn được giao nhiệm vụ hiệp đồng chiến đấu với lực lượng vũ trang Quân khu 7, Quân đoàn 4 tiến công tiêu diệt địch trong một chiến dịch dài ngày. Sư đoàn đã cử các tổ đại diện không quân ở sở chỉ huy Quân đoàn 4, lấy sân bay Trảng Lớn làm căn cứ cho máy bay UH-1, U-17 cơ động đến làm nhiệm vụ. Thường xuyên duy trì bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt từ sân bay Trảng Lớn đến Quân đoàn 4, Quân đoàn 3 và sở chỉ huy sư đoàn. Trong chiến dịch này, không quân được giao nhiệm vụ sử dụng máy bay F-5, A-37 đánh vào các mục tiêu nằm sâu trong hậu phương của địch ở Chi Phu, Khchâk, Bosplăng, Svây ksông… các máy bay trinh sát U-17 chỉ thị mục tiêu, UH-1 chi viện hoả lực gần cho bộ binh, xe tăng và làm nhiệm vụ cấp cứu phi công khi máy bay F-5, A-37 đánh sâu vào đất địch gặp phải tình huống bất trắc;máy bay CH-47 làm nhiệm vụ vận tải, tiếp tế, chở thương binh; C-130 làm nhiệm vụ ném bom, EC-47 trinh sát điện tử và chụp ảnh.
Đây là lần đầu tiên không quân hiệp đồng chiến đấu với các quân đoàn chủ lực trên một diện rộng, thời gian dài. Các loại máy bay của sư đoàn đều tham gia chiến đấu với tinh thần dũng cảm, đánh độc lập, đánh hiệp đồng, đánh tập kích, đánh chặn đều đạt hiệu suất cao. Trong trận ngày 6 tháng 12 năm 1977, sư đoàn sử dụng lực lượng của Trung đoàn 917 gồm 2 máy bay U-17 bay quan sát chỉ thị mục tiêu, 6 máy bay UH-1 vũ trang sử dụng rocket kết hợp súng 7,62 mm; 16 lần chiếc máy bay A-37 làm nhiệm vụ chiến đấu trên đội hình bộ binh ở hướng tiến công chủ yếu của ta, 1 máy bay CH-47 sẵn sàng vận chuyển tiếp tế. Các loại máy bay đã chiến đấu liên tục từ 6 giờ 10 phút đến 10 giờ 15 phút, đánh vào trung đoàn xe vận tải trên đất địch, diệt nhiều xe và lực lượng của chúng, chi viện trực tiếp cho bộ binh chiến đấu trên hướng tiến công vào khu vực ngã tư Nhà Thương ở Bến Sỏi, phá vỡ các trận địa pháo binh của địch, tạo điều kiện cho bộ binh tiến công làm chủ khu vực, bắt tù binh, thu nhiều vũ khí; chở 500 kg vũ khí và 25 bộ đội đến tăng cường chiến đấu ở khu vực khó khăn. Sau 3 ngày chiến đấu, các đơn vị bộ binh đã chiếm được toàn bộ vùng ven biên giới ở đông-đông bắc tỉnh Soài Riêng với chính diện hơn 40 km và ciều sâu 30 km, phá vỡ tuyến phòng thủ của 2 sư đoàn chủ ực và các đơn vị địa phương của địch, đồng thời máy bay UH-1 chở cấp cứu thương binh về Viện quân y 175 kịp thời điều trị. Trong trận chiến đấu này Bộ Tổng tham mưu đã biểu dương “Sư đoàn không quân 372 và các sư đoàn bộ binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
(trờ mấy vụ lượm lặt của các bác ...)
...(tiếp) Tấn công CPC tiếu diệt quân Kherme Đỏ:
Đêm 24 rạng ngày 25 tháng 9 năm 1977, lợi dụng sự bố phòng sơ hở của ta, địch cho 2 sư đoàn chủ lực và một số đơn vị quân sự địa phương thuộc Quân khu 203 mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Ninh. Chúng chia thành 2 mũi bất ngờ tiến công qua biên giới thuộc địa phận huyện Bến Cầu và huyện Tân Biên. Ở vùng biên giới Vĩnh Cầu, hướng chính của chúng là hướng Cây Me và cầu Thúc Múc, hướng phụ là rừng Nhum và rừng Long Khánh. Địch tiến công trên tuyến dài 20 km và thọc sâu vào nội địa ta từ 3-7 km. Hướng Tân Biên địch đồng loạt tiến công ở 3 khu vực bắc Tây Ninh là Xa Mát-Đập Đá, Tà Nốt-Tà Đạt và Chàng Riệc. Với chính sách “Phá sạch, đốt sạch, giết sạch”, quân địch tàn sát đồng bào ta hết sức dã man. Chúng giết dân thường bằng cách đập đầu, cắt cổ, mổ bụng, có trường hợp chúng quẳng hàng chục người xuống giếng sâu rồi ném lựu đạn xuống. Chúng đốt nhà, vơ vét tài sản của nhân dân chuyển về Campuchia. Trước tình hình đó, Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho các lực lượng vũ trang trên biên giới Tây Ninh thực hiện nhiệm vụ: Nhanh chóng giải vây cho các đồn công an và các khu vực đông dân đang bị địch bao vây, tiêu diệt các cụm địch trên đất ta, khôi phục lại biên giới.
Chấp hành mệnh lệnh của trên, sư đoàn giao nhiệm vụ cho trung đoàn không quân 918 sử dụng máy bay EC-47 trinh sát điện tử dò tìm sóng đài địch, máy bay C-130 bay trinh sát chụp ảnh nhiều lần chuyến dọc tuyến biên giới với hàng nghìn bức ảnh, phát hiện các vị trí tập trung quân, bãi để xe quân sự, trận địa pháo, kho tàng của Khmer đỏ, cung cấp thông tin chính xác cho Bộ Tổng tham mưu, các quân khu, đơn vị bộ binh bảo vệ biên giới. Ngày 27 và 28 tháng 9, sư đoàn sử dụng 8 chiếc trực thăng UH-1 chi viện hoả lực cho bộ binh Quân đoàn 3 và Quân khu 7 đánh địch ở khu vực Cây Me, Bến Sỏi, đường số 13, Đập Đá-Xa Mát loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, nhưng trận địa cố thủ của chúng vẫn chưa bị diệt. Ngày 29 tháng 9, sư đoàn quyết định, sư đoàn quyết định cho 8 lần chiếc A-37 xuất kích đánh phá mãnh liệt vào sở chỉ huy sư đoàn địch ở làng Plông phía nam Xa Mát. Đây là đòn đán quyết định, làm tê liệt hệ thống chỉ huy của địch. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn cho máy bay A-37 xuất kích đánh vào đội hình 2 sư đoàn bộ binh địch có xe cơ giới, pháo binh, kho hậu cần đánh chiếm ở khu vực Xa Mát, ấp Cây Tre, cầu Thúc Múc và ấp Bến Trại.
Sau khi máy bay A-37 đánh đợt 1 thắng lợi diệt 1 sở chỉ huy trung đoàn địch, theo yêu cầu của Sư đoàn 4 bộ binh Quân đoàn 4, lúc 13 giờ 30 phút, sư đoàn sử dụng 4 lần chiếc A-37 do Nguyễn Văn Vân bay số 1 làm biên đội trưởng, Tạ Đông Trung-Nguyễn Thế Hùng bay số 2, Trần Cao Thăng bay số 3, Nguyễn Văn Sinh bay số 4 làm nhiệm vụ chiến đấu. Máy bay của biên đội trưởng bị hỏng phải quay trở về căn cứ, phi công Tạ Đông Trung được lệnh chỉ huy biên đội tiếp tục bay đến khu vực Cây me chiến đấu. Sau lần 1 công kích vào trận địa địch, biên đội tiếp tục bổ nhào công kích lần thứ 2 và thoát ly. Trên đường về máy bay của Tạ Đông Trung và Nguyễn Thế Hùng bị pháo phòng không của địch bắn cháy, các đồng chí buộc phải nhảy dù và rơi trúng vào trận địa Khmer đỏ. Đồng chí Nguyễn Thế Hùng hy sinh, còn Tạ Đông Trung một mình, một súng anh dũng chiến đấu trong vòng vây của 1 đại đội địch. Khi máy bay bị rơi, phi công kịp thời đánh tín hiệu cấp cứu về sở chỉ huy sư đoàn. Sư đoàn lệnh cho trực thăng UH-1 của Đinh Gia Dục lúc đó đang chở đoàn cán bộ trên đường về căn cứ hạ cánh lập tức bay đến khu vực máy bay A-37 bị rơi để cấp cứu phi công. Nhưng do địch quá đông, vòng vây khép lại, trời gần tối, máy bay UH-1 quần đảo liên tục trước hoả lực dày đặc của địch mà không thế nào hạ cánh xuống cứu phi công được. Đồng chí Tạ Đông Trung quyết không để địch bắt đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh, giữ trọn khí tiết cách mạng, để lại tấm gương sáng ngời về tinh thần sống anh dũng, chết vẻ vang. Cả hai đồng chí được tặng huân chương Chiến công hạng ba. Biến đau thương thành hành động cách mạng, theo lệnh của trên, ngày 2 tháng 10, Trung đoàn 937 xuất kích 20 lần chiếc A-37 phối hợp với bộ binh Quân đoàn 4, được sự chỉ thị mục tiêu của máy bay trinh sát U-17 đã dội bom dữ dội vào đã dội bom dữ dội vào các vị trí cố thủ của Khmer đỏ ở khu vực Cây Me. Tiếp theo, 30 lần chiếc UH-1 với hoả lực mạnh đánh vào các ổ đề kháng, cụm hoả lực của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh tiến công. Đến 10 giờ, ta hoàn toàn làm chủ trận địa giành lại các vị trí đã bị địch chiếm đóng trái phép.
----------------------------------------
Bổ sung một chút: Cái A-37 có hai phi công Tạ Đông Trung-Nguyễn Thế Hùng khi bị bắn hạ thì cả hai phi công đều nhảy dù xuống được nhưng bị vây kín bởi quân Pol Pot. Hai phi công đã dựa lưng vào nhau chiến đấu và cả hai đều hi sinh. Sau này, liệt sĩ Nguyễn Thế Hùng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 28-4-2000. (Nguồn: một đồng đội của liệt sĩ Hùng kể lại cho em ạ).
Trong tháng 12 năm 1977, lực lượng Khmer đỏ liên tục tổ chức các đợt lấn chiếm khu vực Tây Ninh, Đắc Lắc, chủ yếu trên đường 22, đường 13. Địch tập trung 2 sư đoàn được trang bị hoả lực mạnh, trong đó có súng phòng không 12,7 mm, 12,8 mm ở các tiểu đoàn, đại đội. Hàng ngày chúng cho pháo 130 mm bắn sang Tây Ninh, Trảng Lớn gây nhiều tội ác với đồng bào ta. Sư đoàn được giao nhiệm vụ hiệp đồng chiến đấu với lực lượng vũ trang Quân khu 7, Quân đoàn 4 tiến công tiêu diệt địch trong một chiến dịch dài ngày. Sư đoàn đã cử các tổ đại diện không quân ở sở chỉ huy Quân đoàn 4, lấy sân bay Trảng Lớn làm căn cứ cho máy bay UH-1, U-17 cơ động đến làm nhiệm vụ. Thường xuyên duy trì bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt từ sân bay Trảng Lớn đến Quân đoàn 4, Quân đoàn 3 và sở chỉ huy sư đoàn. Trong chiến dịch này, không quân được giao nhiệm vụ sử dụng máy bay F-5, A-37 đánh vào các mục tiêu nằm sâu trong hậu phương của địch ở Chi Phu, Khchâk, Bosplăng, Svây ksông… các máy bay trinh sát U-17 chỉ thị mục tiêu, UH-1 chi viện hoả lực gần cho bộ binh, xe tăng và làm nhiệm vụ cấp cứu phi công khi máy bay F-5, A-37 đánh sâu vào đất địch gặp phải tình huống bất trắc;máy bay CH-47 làm nhiệm vụ vận tải, tiếp tế, chở thương binh; C-130 làm nhiệm vụ ném bom, EC-47 trinh sát điện tử và chụp ảnh.
Đây là lần đầu tiên không quân hiệp đồng chiến đấu với các quân đoàn chủ lực trên một diện rộng, thời gian dài. Các loại máy bay của sư đoàn đều tham gia chiến đấu với tinh thần dũng cảm, đánh độc lập, đánh hiệp đồng, đánh tập kích, đánh chặn đều đạt hiệu suất cao. Trong trận ngày 6 tháng 12 năm 1977, sư đoàn sử dụng lực lượng của Trung đoàn 917 gồm 2 máy bay U-17 bay quan sát chỉ thị mục tiêu, 6 máy bay UH-1 vũ trang sử dụng rocket kết hợp súng 7,62 mm; 16 lần chiếc máy bay A-37 làm nhiệm vụ chiến đấu trên đội hình bộ binh ở hướng tiến công chủ yếu của ta, 1 máy bay CH-47 sẵn sàng vận chuyển tiếp tế. Các loại máy bay đã chiến đấu liên tục từ 6 giờ 10 phút đến 10 giờ 15 phút, đánh vào trung đoàn xe vận tải trên đất địch, diệt nhiều xe và lực lượng của chúng, chi viện trực tiếp cho bộ binh chiến đấu trên hướng tiến công vào khu vực ngã tư Nhà Thương ở Bến Sỏi, phá vỡ các trận địa pháo binh của địch, tạo điều kiện cho bộ binh tiến công làm chủ khu vực, bắt tù binh, thu nhiều vũ khí; chở 500 kg vũ khí và 25 bộ đội đến tăng cường chiến đấu ở khu vực khó khăn. Sau 3 ngày chiến đấu, các đơn vị bộ binh đã chiếm được toàn bộ vùng ven biên giới ở đông-đông bắc tỉnh Soài Riêng với chính diện hơn 40 km và ciều sâu 30 km, phá vỡ tuyến phòng thủ của 2 sư đoàn chủ ực và các đơn vị địa phương của địch, đồng thời máy bay UH-1 chở cấp cứu thương binh về Viện quân y 175 kịp thời điều trị. Trong trận chiến đấu này Bộ Tổng tham mưu đã biểu dương “Sư đoàn không quân 372 và các sư đoàn bộ binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
(trờ mấy vụ lượm lặt của các bác ...)
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức
Nói thật với các bác . Em là kẻ hậu sinh . đọc mà nước mắt lưng tròng . thật quí quá các bác ạ . Chắc chỉ có OS mình mới có vụ này . Hàng ngày chuyện làm ăn làm con ngưới mình nhiều khi mưu mô quá . đọc các dòng này . em .......... ( sến quá phải kô các bác ) nhưng dó là tâm sự rất thật của em khi đối diện với chính lòng mình , Cám ơn các bác nhiều quá . cám ơn .
Nói thật với các bác . Em là kẻ hậu sinh . đọc mà nước mắt lưng tròng . thật quí quá các bác ạ . Chắc chỉ có OS mình mới có vụ này . Hàng ngày chuyện làm ăn làm con ngưới mình nhiều khi mưu mô quá . đọc các dòng này . em .......... ( sến quá phải kô các bác ) nhưng dó là tâm sự rất thật của em khi đối diện với chính lòng mình , Cám ơn các bác nhiều quá . cám ơn .
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức
@ bác Hungo2 : thường, các tư liệu về VN War, nếu là hình màu = phim màu, thì 99% là do phía Mỹ - và phóng viên nước ngòai ghi hình. Còn phía quân Giải phóng, đa số là trắng - đen.
Hồi 1974, ông già tui , chỉ là dân thường, cũng có cái Yashica, lắp phim màu Kodak chụp tắm biển Vũng Tàu, có lần tiệm rửa hình phải gửi ra nước ngòai rửa, màu khỏi chê
Lúc đó, chưa có phim Konica đâu
...13.30h trưa 30.04.75 + tuần đầu tháng Năm kế đó, ông già tui còn vác máy ra trước nhà chụp xe GAZ chở Bộ đội - UAZ chạy diễu binh - ZIL đầu kéo tên lửa SAM, màu đẹp lắm bác. Tất nhiên thời gian sau, hết phim, tiệm hình cũng hết hàng, đóng cửa...vượt biên nốt (1981)
@ bác Hungo2 : thường, các tư liệu về VN War, nếu là hình màu = phim màu, thì 99% là do phía Mỹ - và phóng viên nước ngòai ghi hình. Còn phía quân Giải phóng, đa số là trắng - đen.
Hồi 1974, ông già tui , chỉ là dân thường, cũng có cái Yashica, lắp phim màu Kodak chụp tắm biển Vũng Tàu, có lần tiệm rửa hình phải gửi ra nước ngòai rửa, màu khỏi chê
Lúc đó, chưa có phim Konica đâu
...13.30h trưa 30.04.75 + tuần đầu tháng Năm kế đó, ông già tui còn vác máy ra trước nhà chụp xe GAZ chở Bộ đội - UAZ chạy diễu binh - ZIL đầu kéo tên lửa SAM, màu đẹp lắm bác. Tất nhiên thời gian sau, hết phim, tiệm hình cũng hết hàng, đóng cửa...vượt biên nốt (1981)
- Status
- Không mở trả lời sau này.