Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức

Cuối năm tuy bận bịu, nhưng lại hay nghĩ về những gì xưa cũ, qua mấy bài bác Milaross gửi, lại thấy nao lòng. Đêm nay mấy nén nhang đưa ông Táo về trời, thế là xuân đến bên hè. Những người ngã xuống hiện nằm ở Nghĩa trang Trường Sơn, hơn mười ngàn ngôi mộ ấy, bao nhiêu cái có tên, và bao nhiêu cái chưa tìm thấy tên. Rồi còn bao nhiêu người nữa một đi không trở lại, mộ chí phương trời nào. Chỉ còn chút lòng thành chứ biết sao hơn.
 
  • Like
Reactions: ngr040
Hạng B2
29/1/07
245
3
0
57
Saigon
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức

@ Bác phantan , bác Fet và các lảo tiền bối : Bác viết mà làm em rơi nước mắt luôn . Dù sao cũng cám ơn các bác nhiều . Đọc hết rồi mới thấy bản thân mình sao nhỏ bé và cá nhân chủ nghĩa quá . Thật lòng thấy thẹn với cuộc đời ghê . Vậy là sắp TẾT đến nơi rồi . Những gì bọn hậu sinh tui em có hôm nay là do sự hy sinh của cả 1 thế hệ đi trước . chúc các bác vui trong mùa xuân mới . everythink OK .
 
  • Like
Reactions: phantan
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức

[:-]milaross em cũng như bác có khi còn trẻ hơn ,hễ cứ thấy các bác già kể chuyện là y như rằng không còn muốn biết đến cái chi xung quanh cả :Dchỉ biết dỏng tai nghe rồi tượng tượng cái cảnh ì sèo ngoài chận mạc...;)
Các bác được sống thời oai hùng phải biết !
 
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức

killingfieldsep9.jpg

Bản đồ chết

Một số phim phóng sự nước ngoài ngày xưa
1- Thời điểm "cập duồn" :
- Chính phủ Lon Nol tuyên truyền làn sóng bài Việt, quân đội Lon Nol giao tranh với ta :
http://www.youtube.com/v/zzIVQeecEW8

- Tàn sát người Việt ở Phnông Pênh : kiều dân Việt bị cảnh sát và quân đội bắt đi biệt tích, sau đó xác họ được thấy trôi trên sông Mê-Kông :
http://www.youtube.com/v/HrTPQIHxfMs

- Tàn sát người Việt ở nông thôn do quân đội Lon Nol gây ra :
http://www.youtube.com/v/x1rA2To88Zs


2-Trại tị nạn Khơ-me gần Tây Ninh năm 1978 (trong phim đề nhầm là 1975): lúc này phía ta đã chọn lựa phương án quân sự, vì thế nên các nhà báo nước ngoài, trong đó có cả các nước phương tây như Pháp, mới được tự do đi làm phóng sự như thế:
http://www.youtube.com/v/En3tmxkYanY

3- Phóng sự của đài truyền hình Anh sau khi quân đội LHQ vào bảo an. Phần đầu có nói về Việt Kiều ngày nay. Nhìn chung tình hình cũng tạm yên :
http://www.youtube.com/v/YWQeX0lw6Rc


Tình hình quân Kherme đỏ năm 1977

Vào năm 1977, trên toàn bộ đất nước Campuchia, địch chia ra làm 6 Quân khu. Đó là:

1.Quân khu 303 (Quân khu Bắc) bao gồm vùng 41, 42 và 43.

2.Quân khu 401 (Miền Tây) gồm các vùng 11, 15, 31 và 37.

3.Quân khu 405 (Tây Nam) gồm các vùng 13, 25, 33 và 35.

4.Quân khu 203 (Quân khu Đông) gồm các vùng 20, 21, 22, 23 và 24.

5.Quân khu 560 (Quân khu Tây Bắc) gồm các vùng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

6.Quân khu 109 (Quân khu Đông Bắc) gồm các vùng 101, 102, 104, 105, 107 và 505.

Như vậy, địch không dùng Tỉnh, Huyện làm đơn vị hành chính… Thường vụ Trung ương Đảng Campuchia (đơn vị 870) trực tiếp chỉ đạo thẳng cho các Quân khu, vùng và xã…
Ngoài ra, chúng còn thành lập 5 vùng trực thuộc Trung ương. Đó là vùng 103 (Prếch-vi-hia), vùng 106 (Xiêm Riệp), vùng 77 (Phnôm Pênh), vùng 72 (cảng Sihanuokville) và vùng 74 (cảng Phnôm Pênh).
Đối tuợng tác chiến của các đơn vị trên hướng của Quân khu 5 trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh biên giới chủ yếu là sư đoàn bộ binh 801, thuộc Quân khu 109 Pol Pot, gồm ba trung đoàn bộ binh 81, 82, 83 và lực lượng vũ trang thuộc các vùng 101, 102, 104, 105, 107 và 55.
Đồng chí Phó tư lệnh Quân khu 5 khái quát tình hình giữa ta và địch bằng một câu rất thực tế là: “Ta biết địch nhưng không thấy địch; Địch thấy ta và thấy rất rõ về ta”. Còn diễn biến chiến đấu chung trên tuyến biên giới hiện nay là “Pot đánh ta như ta đánh Mỹ; Ta đánh Pot như Mỹ đánh ta”.
Những ai đã trải qua những năm tháng chiến đấu trên chiến trường trong hai cuộc chiến tranh, ngẫm nghĩ lại, thấy rằng câu nói trên của đồng chí Phó tư lệnh Quân khu 5 là rất thực tế, chính xác.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
8/5/06
346
162
43
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức

Vu hồi kế tiền phương thọ khổn
Dĩ quân xa giải cứu mỹ nhân


Đã ba Ngày ở ngọai vi Snoul, vẫn là thăm dò trinh sát, tập kích pháo cối lẻ tẻ…ở vai trò một chiến sĩ, tôi chỉ có thể mường tượng về tình thế của tòan trận chiến…giờ đây, khi đưa ra những nhận định có tính tòan cục sau đây, thì thực tình đó cũng chỉ là những vỏ đóan. Nhưng thôi thiệt tình nghĩ sao nói vậy, đúng sai các bạn sẽ góp ‎‎lời cho mọi việc tường minh thêm.

Bên ta, sau khi tiến nhanh và có những thành quả chiến dịch như đẩy quân K'mer Đỏ về sâu trong đất của họ, xác định khả năng tác chiến và những đặc điểm của đối phương, chiếm lĩnh được các cứ điểm chiến thuật (Mi Mot – Tà Not – Snoul – Lăng CàBơ…) và giờ đây đang bố trí lại đội hình cho một mục tiêu xa hơn : SaLung - Kra T'chê . Theo thông tin nghe lóm của mấy anh cán bộ tham mưu thì hình như đây là một thị xã quan trọng nằm cạnh bờ sông Mekong vùng đông bắc Kampuchia tiếp giáp vùng Chup, một vùng đồn điền cao su mênh mông của Kampuchia, nơi đang có sự tập trung của những lực lượng "K'mer yêu nước kháng chiến" (tạm gọi như thế) họat động chống lại sự thống trị của Anka – Kmer Đỏ. Nếu đúng như thế thì tình thế của nhân dân Kampuchia sẽ có một thay đổi quan trọng, khi mà lực lượng nầy liên lạc và nhận được sự tương trợ của VN. Tất nhiên chuyện nầy chỉ có thể xảy ra khi quân VN tiến được đến SaLung - Kra T'chê. Còn phía K'mer Đỏ, sau khi có những bước rút lui chiến thuật, thì giờ đây, khi quân VN đã vào đủ sâu trong đất của họ, tiếp tế, yểm trợ hậu cần càng lúc càng khó khăn hơn, lực lượng đã có những tiêu hao, mệt mỏi nhất định thì…có lẽ đã đến lúc họ muốn tung đòn cho một trận thư hùng quyết định...

Chuyện xảy ra là vào lúc chừng 5 giờ sáng, ở ban chỉ huy tiền phương Exx – một trung đòan bạn trong đội hình chiến dịch lúc đó đóng ở mạng bắc Snoul. Mặc dù đã bố trí các tiểu đòan bộ binh ở ba mặt trước hai bên QL7 còn BCH và đại đội hỏa lực cối 82 mm, trọng liên 12,8 mm, và một khẩu đội pháo 155 mm của sư đòan đóng kết hợp ở một cánh rừng cao su ở phía sau…nhưng một đơn vị của K đã luồn qua các đơn vị của ta và bất ngờ tập kích vào BCH Exx. Khi địch tiến công, do không có lực lượng tác chiến đủ sức đương cự nên các xạ thủ trọng liên 12 ly 8 chỉ có thể nổ súng cầm chân địch trong vài phút, thời gian đủ để BCH rút lui (tôi có thằng bạn nối "quần tà lỏn" kế bên nhà, nó nhập ngủ NVQS năm 1976 và là xạ thủ đại liên trong trận nầy. Lúc đó, sau khi quất hết thùng đạn thì nó nhanh trí phi ngược về một khỏang trống hướng quân K và cuối cùng đến được nơi đóng quân của các tiểu đòan bộ binh phía tiền tuyến và an tòan. Thế nhưng Đại đội hỏa lực của nó sau khi tập kết về phía sau thấy mất nó…một thằng bạn bị thương được đưa về tuyến sau điều trị sau đó đã nhanh nhẩu đỏan về nhà "báo tử" với gia đình. Báo hại cô người yêu của nó đến nhà khóc hết nước mắt và ba tháng sau …đi lấy chồng…!) rồi thì trận địa bị quân K tràn ngập và chiếm lĩnh. Có 3 cô TNXP do núp dưới hầm và chậm chân nên không thóat kịp và đã bị bọn K bắt sống…
Nhận được tin dữ, nhất là khi biết còn kẹt ba cô TNXP và cả khẩu đội pháo 155 ly bị chiếm…Ban chỉ huy E GĐ đã có một quyết định táo bạo và ơn trời, diễn biến thực tế đã cho thấy đó là một quyết định "tài hoa" của chú Hai Đ. Trung Đòan Trưởng. Số là khi đón tiếp BCH Exx thóat về, nhận định lúc đó chỉ có D1 (Tiểu Đòan 1 Quyết Thắng – Tiểu đòan Anh Hùng LLVT đầu tiên của LLVT SG-GĐ) là đóng quân gần nơi mà quân ta và các "mỹ nhân" đang "thọ khổn" nhất, Chú Hai Đ. Đã điều một đại đội của D1 và cho hành quân bằng 3 quân xa GMC và chơi đẹp cho luôn chiếc Jeep Lùn (thường khi là vợ hai của chú ấy) có trang bị khẩu M60 và một xạ thủ làm hỏa lực tiên phong. Chắc quân K chưa bao giờ gặp và tưởng tượng rằng quân VN lại có cái kiểu chỏang nhau như thế nên…khi các giặc lái ta cho xe phóng hết ga vào áp sát trận địa chừng 50 mét và khẩu M60 bắt đầu quét đạn ào ào trên…đọt cao su ?!?! và bộ binh ta nhào từ trên 3 chiếc GMC xuống hô XUNG PHONG…thì lính K mới biết chuyện gì đang xảy ra và… chỉ còn nước lủi thật nhanh vào rừng giống như lúc đến. Chắc các bạn đang nóng lòng muốn biết "số phận" của các "mỹ nhân" chứ gì. Có ngay! các nàng còn nguyên, bị cột trên các nòng pháo 155 ly và đang...xỉu ! Các bạn biết không, dù được giải thoát an tòan và đưa về tuyến sau, thế nhưng nghe mấy đứa bạn bên quân y kể lại sau nầy là phải 3 ngày sau các nàng mới bớt hỏang lọan và ăn uống lại được. Tôi thật không dám tưởng tượng là nếu D1 đến chậm và trong lực lượng K có tên nào nhanh tay biết bắn pháo 155 thì cái sự thể "ngọc nát vàng tan" nó sẽ như thế nào đây ? Và đến đây chắc các bạn cũng đã thông cảm cái duyên cớ mà anh chàng xạ thủ M60 chỉ xổ đạn trên đọt cao su. Thì ra anh chàng chỉ muốn hù cho lính K hỏang hồn chứ không dám phang vào đội hình địch vì sợ phạm tội "vũ phu" vì lúc đó các mỹ nhân TNXP và 3 khẩu 155 ly đang ở giữa đội hình địch.

Chiều nay, tháng chạp ngày đưa ông táo về trời, tôi có việc về Bình Phước, bây giờ cũng là "cao su mùa lá bay"…tôi bỗng nhớ về kỷ niệm nầy và bài thơ của thi sỹ chiến binh Chính Hữu:

Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đõ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dậm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa.
 
Hạng D
7/1/06
2.258
50
38
hamburger hill
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức

Lão Phu : đại liên M-60 Mỹ có thể bắn "đạn lửa" - có lân tinh soi sáng ban đêm, giúp xạ thủ chỉnh hướng bắn : nguyên dây đạn dài thòong, cứ 4 viên thường là 1 viên "lửa", đít vỏ đạn ký hiệu vòng tròn đỏ mảnh như sợt tóc :D
Khuyết điểm : ban đêm, địch sẽ căn cứ vào ánh sáng đường đạn mà "bụp" gọn xạ thủ :D
M-60 bắn thẳng : cây cổ thụ 3 người ôm cũng chẳng còn :D
Chúc lão vui với rừng Lá Đỏ cuối năm [:'(]
 
Hạng B2
1/8/06
285
20
18
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức

Đọc bài của bác Phuni hay rợn da gà. Tự nhiên nhớ lúc tiễn mấy đứa bạn cùng xóm đi nghĩa vụ năm 86-87 (đi K chắc lun), vừa nhậu vừa đàn ca mà lúc xỉn đứa nào cũng khóc. (mấy đứa đi khóc đã đành mà mấy đứa ở nhà cũng khóc, hình như khóc là bệnh hay lây!)
 
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức

:)Trong lúc đợi cụ Phunni em câu vài bài ...

Những trận đánh mở đầu
Tây Nguyên đã bước vào mùa mưa. Buổi sáng và trưa trời vẫn nắng nóng, nhưng thường hay mưa vào buổi chiều “Nắng ba trưa, mưa ba chiều” có nghĩa là buổi trưa nắng nóng, càng gay gắt thì buổi chiều mưa càng to. Sau mấy ngày có mưa, trời lại tiếp tục nắng nóng. Khí hậu ở đây thường trở mặt đột ngột: từ nắng chuyển sang mưa, nhưng ban đêm và buổi sáng lại lạnh, rét. Trong một ngày đêm, có khí hậu của bốn mùa. Thời tiết thay đổi đột ngột đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bộ đội. Nhất là đối với những đơn vị từ đồng bằng lên, hoặc những ai chưa trải qua chiến trường Tây Nguyên.
Các tỉnh của Campuchia tiếp giáp với Tây Nguyên, có khí hậu đều giống nhau. Tỉnh Ratanakiri-là địa bàn hoạt động của sư đoàn bộ binh 309 nói riêng và của các đơn vị thuộc Quân khu 5 nói chung. Phía Bắc tỉnh này có con sông Xêxan và Xêrêpốc. Tỉnh có một phần giáp Lào tạo thành khu “ngã ba biên giới” (Lào-Campuchia-Việt Nam).
Con đường quốc lộ 19 từ Việt Nam chạy thẳng và xuyên qua hầu như chính giữa và chia đôi tỉnh Ratanakiri thành phía Bắc và phía Nam.
Từ đồn biên phòng 23, đi sâu vào đất Campuchia khoảng 10 km phải đi qua 2-3 con suối, trong đó có ngầm Ô Gia Đao. Phía Bắc đường 19 là điểm cao 312-mục tiêu mà sau này đã diễn ra trận đánh quyết liệt nhằm giải toả trục đường 19, đã bị địch chia cắt các đơn vị của ta ở phía trước với phía sau. Đoạn đường 19 từ đồn biên phòng 23 về Đức Cơ, lại càng xấu hơn. Mùa khô đất bột lội đến mắt cá chân. Mùa mưa từ lớp đất bột này trở thành một lớp bùn nhão nhoét, xe cộ không tài nào cơ động được. Lợi dụng vào con đường huyết mạch hậu cần duy nhất, địch tăng cường đánh phá, kể cả mùa khô và mùa mưa. Vì vậy công tác vận chuyển tiếp tế từ hậu phương ra phía trước vô cùng khó khăn.
Dọc theo tuyến biên giới chạy thẳng vào phía Nam, đối diện với tỉnh Đắc Lắc là tỉnh Munđunkiri (Campuchia). Trên phạm vi 30-40 km tiếp giáp giữa 2 nước chưa có đường ô tô, chủ yếu là đường đi bộ. Nhưng càng đi vào phía Nam thì đường quốc lộ 14 của ta càng gần biên giới. Có nơi đường 14 chạy sát đường biên. Ở những nơi này, địch hay lợi dụng để xâm nhập vào lãnh thổ nước ta phục kích, gài mìn…
Nhìn chung, toàn bộ địa hình khu vực Đông Bắc Campuchia thuộc địa hình rừng núi. Rừng già nguyên sinh, xen kẽ với rừng tái sinh và nương rẫy do con người tạo nên. Đặc biệt là hai bên trục đường 19 kéo dài, phần nhêìu là bằng phẳng với cây gai ô rô ken dày, gây rất nhiều khó khăn cho ta khi vận động; ngược lại, rấ thuận tiện cho sở trường đánh du kích của đối phương. Rõ ràng, chúng tôi bước vào chiến đấu trên chiến trường Đông Bắc này đã gặp hai bất lợi trong yếu tố là ” thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.
Để chuẩn bị cho những trận đánh sắp tới, sau khi trung đoàn bộ binh 31 cơ động từ Quảng Nam-Đà Nẵng lên đứng chân tại xã EaKhanh (Đắc Lắc); chúng tôi bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị bộ đội và sau khi đi khảo sát tình hình trên tuyến biên giới, chúng tôi đã hình dung được những việc phải làm đồng thời trong một thời gian. Đó là nhanh chóng ổn định mọi mặt ở vị trí mới và bắt tay vào huấn luyện, sao cho, gần sát với thực tế chiến đấu trên địa hình và đối tiượng tác chiến.
Sở chỉ huy trung đoàn nhộn nhịp hẳn lên. Cơ quan trinh sát và tác chiến lên kế hoạch và tác nghiệp lên bản đồ về hình thái địch-mà chúng tôi đã có dịp copy được ở trung đoàn bộ binh 95 và tiền phương Quân khu 5.
Một vấn đề rất khó khăn cho công tác tham mưu là bản đồ khu vực tác chiến không có. Đối với những người chỉ huy chiến đấu mà không có bản đồ thì cũng như người mù. Theo yêu cầu chiến đấu, khi nhận nhiệm vụ, ít nhất mỗi chỉ huy đại đội phải có một mảnh bản đồ. Như vậy, mỗi tiểu đoàn, ít nhất phải có 5-6 mảnh. Đối với mỗi trung đoàn bộ binh thì phải nhân bốn số trên; chưa tính đến các cơ quan chỉ huy trung đoàn nhất thiết phải có: như tác chiến, trinh sát, pháo binh, v.v… Hiện tại toàn bộ trung đoàn mới chỉ có một tấm bản đồ tỷ lệ 1/100.000 mà tôi vừa mới “xin” được ở trung đoàn bộ binh 95.
Vì vậy, trong khi chờ được cấp bản đồ, chúng tôi đã cho anh em đồ bản sao chép, phóng to từng khu vực, cấp cho các đơn vị và treo tại Sở chỉ huy để phục vụ cho các cuộc giao ban hàng ngày.
Thông tin liên lạc là một vấn đề gay cấn. Sau năm 1975, phương tiện thông tin liên lạc của trung đoàn hầu như bị xếp xó, hoặc chủ yếu để phục vụ cho huấn luyện. Việc chỉ đạo hàng ngày chủ yếu là dùng mạng thông tin hữu tuyến. Cả trung đoàn bộ binh chỉ có trên 10 máy vô tuyến PRC25 của Mỹ, nhưng nguồn pin lại rất hiếm. Con người ta có ăn thì mới sống và làm việc đuợc; còn cái máy cũng phải có nguồn pin mới phát huy được tác dụng. Thông tin hữu tuyến thì chưa được chục km dây. So với yêu cầu nhiệm vụ sắp đến, thì số lượng phương tiện thông tin liên lạc chưa được 1/3 theo yêu cầu. Đó là chưa nói đến chất lượng phương tiện và trình độ sử dụng của lớp chiến sĩ trẻ.
Toàn bộ cơ sở vật chất, tuy còn khó khăn, nhưng không đáng lo. Với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ ngành Hậu cần-Kỹ thuật, lương thực, thực phẩm, đạn dược, quân trang, quân dụng đã đảm bảo đạt mức yêu cầu tối thiểu và đã được đưa vào kho ở vị trí mới và đang tiếp tục vận chuyển để đáp ứng yêu cầu cơ bản trước mùa mưa. Như vậy có thể nói là tương đối yên tâm về công tác bảo đảm hậu cần-kỹ thuật cho nhiệm vụ sắp tới. Chỉ còn chờ lệnh để trang bị cho từng người. Những công việc mà cơ quan tham mưu tiếp tục phải làm là kiểm tra công tác huấn luyện bộ đội, chuẩn bị mẫu biểu và các văn kiện chiến đấu, tổ chức tiếp nhận phương tiện thông tin bổ sung và sửa chữa những phương tiện hư hỏng, quan hệ với cơ quan cấp trên để nhận bản đồ, địa bàn. Những công việc trên tuy nhiều và phải triển khai một lúc, nhưng cơ quan tham mưu của chúng tôi đã trải qua trong cuộc chiến đấu nên đã hoàn thành công việc một cách tốt đẹp. Đứng đầu là tham mưu trưởng Trương Đình Xướng, trưởng ban tác chiến Nguyễn Hồng Vân, chủ nhiệm trinh sát Dương Minh Thi, chủ nhiệm thông tin liên lạc Chu Huy Nhân, chủ nhiệm công binh… và nhiều đồng chí khác. Sau cuộc chiến tranh vừa qua đã để lại cho chúng ta một đỗi ngũ cán bộ quý giá. Tiếc rằng đã có không ít người từng trải qua phải sống lang bạt kỳ hồ trên các nẻo đường đất nước trong cuộc mưu sinh này.
Về công tác Đảng-công tác chính trị, chúng tôi đã bàn bạc, trao đổi với nhau những nội dụng cần tập trung lãnh đạo để hoàn thành nhiệm vụ trước mắt. Đó là công tác chuẩn bị thật tốt bộ đội. Đồng chí Nguyễn Thanh Mai-chính uỷ trung đoàn, Bí thư Đảng uỷ là một người trông bề ngoài có vẻ chậm chạp, không phù hợp với dáng người cao 1m70, nhưng đồng chí nắm rất chắc về công tác Đảng-công tác chính trị và chất lượng của đội ngũ cán bộ lúc bấy giờ. Chúng tôi (trung đoàn trưởng, chính uỷ, tham mưu trưởng) vừa là người chỉ huy vừa là những uỷ viên thường vụ Đảng uỷ trung đoàn, đã luôn bàn bạc thống nhất với nhau trước khi triệu tập cuộc họp Đảng uỷ bất thường.
Vào ngày 20-6-1978, chúng tôi đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị và điện báo cáo về tiền phương Quân khu 5.
Lúc này, trên tuyến biên giới, địch gia tăng hoạt động. Số vụ xâm nhập biên giới từ 5 lần một ngày đã tăng lên 7-8 lần một ngày, trên một chiều dài chưa đầy 20 km. Số lần tập kích bằng hoả lực vào đồn biên phòng 23 và các điểm chốt khác của ta cũng tăng lên.
Quân khu quyết định đánh đòn phủ đầu, vừa là để cảnh cáo, vừa để tạo thế cho các hoạt động sau vào đất đối phương sau này.
Mục tiêu được chọn đầu tiên là hai căn cứ (mật danh là XA và XB), nằm sâu vào đất Campuchia khoảng 10-15 km, về phía Nam trục đường 19 kéo dài thuộc tỉnh Ratanakiri.
Đây là hai mục tiêu, là căn cứ của hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh 81 sư đoàn bộ binh 801 Pol Pot, Quân khu 109.
 
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức

Từ những căn cứ này, chúng tung lực lượng ra áp sát các mục tiêu của ta trên tuyến biên giới, dùng các loại hoả lực như ĐKZ, cối 120 ly, súng 12 ly 7, thường xuyên tập kích vào các vị trí của ta; cho lực lượng luồn vào phía sau hậu phương của ta phục kích, cài mìn trên các trục đường vận chuyển và xung quanh các chốt biên giới. Thậmchí chúng vào sát các doanh trại của trung đoàn bộ binh 95 và một số khu dân cư để gài mìn sát thương. Hồi đó, các đơn vị trong Quân khu thường gọi đó là chiến thuật “ruồi bu” hoặc “đầu nhọn đuôi dài” của địch, có nghĩa là chúng lợi dụng địa hình phức tạp của vùng đồi núi Đông Bắc Campuchia một cách rất linh hoạt; khi phát hiện được mục tiêu, chỉ cần 2-3 tiếng đồng hồ sau là các toán lính đặc công của địch áp sát xung quanh như đàn ruồi bu vào miếng mồi. Do đó, đồng chí phó tư lệnh Quân khu mới có câu đánh giá tình tình nơi đây là “ta biết địch mà không thấy địch, địch thấy ta và thấy rõ về ta” là vậy. CÒn “đầu nhọn đuôi dài” cũng là một thủ đoạn xuyên suốt từ đầu đến cuối cuộc chiến. Đây là những sở trường của một kẻ yếu mà mãi về sau này, chúng ta còn phải trả giá.
Lực lượng địch trực tiếp chạm trán với ta xem ra thì rất ít. Có khi chỉ từng tổ 2-3 tên, trang bị tiểu liên AK và một khẩu B40. Hoặc là khi bác bám xung quanh các chốt điểm của ta cũng chỉ 2-3 tổ hoặc toán, những chúng áp sát trên nhiều hướng. Còn phía sau lực lượng này là cả một đội hình gần như hàng dọc kéo dài vào nội địa và trung tâm chỉ huy của chúng. Vì vậy mà mỗi động thái ở phía trước như thế nào, thì phía trong nội địa, địch đều biết hết.
Thủ đoạn thứ hai mà địch rất coi trọng và áp dụng trong mọi địa hình, thời tiết là tích cực luồn sâu, đánh vu hồi bên sườn và luồn sâu vào sau lưng đối phương để phục kích, gài mìn, cắt đường tiếp tế vận chuyển, hoặc cơ động lực lượng.
Việc sử dụng các loại mìn với nhiều cách bố trí nham hiểm là đặc trưng trên chiến trường biên giới Tây Nam. Đây là một thủ đoạn chiến đấu nhằm tiêu hao lực lượng ta, không những trước mắt loại khỏi vòng chiến đấu bộ đội ta mà còn gây nên hậu quả nặng nề cho xã hội, có khi phải mất nhiều thập niên mới khắc phục được. Tổng hợp tình hình thương vong của bộ đội ta trên chiến trường cho thấy:
-Số hy sinh vì mìn địch 987 đồng chí, chiếm 33%.
-Số bị thương loại khỏi vòng chiến đấu vì mìn 1036 đồng chí, chiếm 18,7%.
Tôi không xác định cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam được tính từ ngày tháng năm nào, nhưng chúng tôi được tham gia trận đánh đầu tiên cùng với trung đoàn bộ binh 95 tại hai căn cứ địch ở XA-XB như đã nói ở trên là vào đêm ngày 23-6-1978.
Trong trận này, Quân khu chỉ sử dụng hai trung đoàn và một số đơn vị pháo binh, cao xạ, công binh để phục vụ và chi viện cho trận đánh.
Trung đoàn bộ binh 95 được tăng cường tiểu đoàn 9 của trung đoàn bộ binh 31 chúng tôi, dưới sự chi viện của trận địa pháo binh Quân khu (lúc này chưa tổ chức cụm pháo binh) và các hoả lực cối 120 mm-ĐKZ75 trực tiếp đánh chiếm căn cứ.
Còn trung đoàn bộ binh 31 (thiếu tiể đoàn 9) thì có nhiệm vụ luồn sâu vào phía sau hai căn cứ này để diệt địch tháo chạy và đánh phản kích, nếu địch từ trong nội địa bung ra.
Mặc dù tôi xuất thân từ một chiến sĩ trinh sát, có nghĩa là chỉ cần một tấm bản đồ và một địa bàn là có thể đi đến bất cứ địa điểm nào, nhưng dù sao tôi vẫn cảm thấy lo lo. Tối đến, tôi cùng với tham mưu trưởng và chủ nhiệm trinh sát trải tấm bản đồ ra để xác định lại điểm xuất phát từ biên giới ta đến khu vực triển khai chiến đấu nằm sâu trogn hậu phương địch 10-15 km. Bàn tính cụ thể lực lượng, trang bị và cả các công tác đảm bảo khác cho tổ trinh sát luồn sâu đi trước, nhất là vấn đề thông tin liên lạc. Đâu có phải như bây giờ máy móc hiện đại, chỉ cần móc trong túi quần ra một máy điện thoại có thể liên lạc được với toàn thế giới. Còn lúc đó chỉ có PRC25 hoặc K63 vừa nặng vừa cồng kềnh, lại vướng cả cái cần ăngten làm sao mà chui, mà luồn qua một địa hình toàn là gai Ôrô và dây leo chẳng chịt. Đây quả là một bài toán khó. Chúng tôi vẫn biết rằng: Đánh giặc là khó, bởi vậy mà nguời ta thường nói “nhất đánh giặc, nhì chặt tre, thứ ba mới đến ve gái”. Với đánh địch trên đất ta đã là khó. Nhưng đánh địch trên đất đối phương, lại nằm sâu vào nội địa của chúng nhưng 15 km quả là không đơn giản một chút nào.
Đồng chí chủ nhiệm thông tin là một người điềm tĩnh, ít nói. Nhìn vào đồng chí, ta có cảm tưởng anh là một người chỉ biết thưa hành nhiệm vụ một cách thụ động. Phần nhiều anh em quê Nghệ An-Hà Tĩnh là như vậy. Nhưng với kinh nghiệm của một cán bộ đã kinhqua chiến đấu, đồng chí hạ quyết tâm bảo đảm liên lạc thông suốt, không những với lực lượng trinh sát luồn sâu, đi trước đội hình, mà còn bảo đảm cho Sở chỉ huy trung đoàn, chỉ huy các đơn vị tại vị trí mới.
Tôi chưa yên tâm, hỏi lại:
-Đồng chí hãy trình bày ý định của mình đi!
-Thưa thủ trưởng, theo kinh nghiệm và theo chỉ lệnh đảo bảm thông tin liên lạc của cấp trên là ta phải tuyệt đối bí mật thông tin liên lạc trước giờ nổ súng. Có nghĩa là mạng thông tin vô tuyến điện không sử dụng hoặc chỉ có “thu” chứ không “phát” đối với các đài lẻ. Cần phát huy tối đa mạng thông tin hữu tuyến. Tôi sẽ cho kéo theo đường dây thông tin đi theo toán trinh sát đi đầu. Đường dây này vừa là đường trục để bộ đội lần theo ban đêm khỏi lạc. Và, trên từng đoạn tôi sẽ cho móc máy điện thoại vào đó để nắm tình hình phía trước, phía sau. Còn mạng vô tuyến điện sẽ trở thành dự bị trong giai đoạn hành quân chiếm lĩnh.
Tôi thở phào một cách nhẹ nhõm như trút bớt được nối lo âu.
Đã có lần trên chiến trường đường 19 tại đèo An Khê trong chiến tranh chống Mỹ, chúng tôi đã kéo đường dây điện thoại từ phía Bắc đường chui qua cổng Hang Dơi sang phía Nam đường hàng chục km, qua hệ thống đồn bót của lính Pak Chun Hee dầy đặc. Ở đây tôi rất vui mừng và yên tâm trước trách nhiệm công việc của các cán bộ đầu ngành thuộc cơ quan tham mưu nói chung và của đồng chí chủ nhiệm thông tin nói riêng. Trí tuệ tập thể được làm nên từ trí tuệ của mỗi người cán bộ, đảng viên, chiến sĩ chúng ta. Khi đã xác định được nhiệm vụ, với tinh thần trách nhiệm cao, với một tập thể như thế, và nhất là với những cán bộ như thế, thì không có khó khăn nào mà không khắc phục được.
Chúng tôi nhanh chóng làm công tác tổ chức chiến đấu, họp Đảng uỷ, mở rộng và báo cáo quyết tâm lần cuối lên Sở chỉ huy tiền phương Quân khu. Thời gian này bộ đội đã có mặt tại vị trí tập kếy (Đức Cơ-Gia Lai).
Trong hiệp đồng chiến đấu giữa trung đoàn bộ binh 95 và trung đoàn bộ binh 31, chúng tôi xác định mọi ưu tiên đều dành cho trung đoàn bộ binh 95. Nhưng yêu cầu trung đoàn bộ binh 31 thì lại rất cao và không kém phần khó khăn. Bởi vì trung đoàn bộ binh 31 chúng tôi là cánh vu hồi phía sau mục tiêu tiến công của trung đoàn bộ binh 95. Nghĩa là chúng tôi phải đến vị trí chiến đấu trước khi trung đoàn bộ binh 95 nổ súng tiến công. Và, một yêu cầu không kém phần quan trọng là phải bảo đảm được yếu tố bí mật bất ngờ. Nếu cánh vu hồi của chúng tôi mà bị lộ thì không những chúng tôi bị ngăn chặn trên đường tiếp cận, bị đánh thọc hai bên sườn, mà bọn địch ở mục tiêu của trung đoàn bộ binh 95 công kích, sẽ bí mật rút ra khỏi địa bàn căn cứ, trung đoàn bộ binh 95 sẽ đánh vào căn cứ không người.
Đồng chí Ma Văn Toàn (Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng Tư lệnh Quân khu 2), trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 95 cũng lo lắng không kém gì tôi. Nhưng trung đoàn bộ binh 95 vẫn có nhiều thuận lợi hơn. Trước hết là bộ đội của đồng chí đã trải qua một thời gian hoạt động ở vùng này, nắm chắc được đối tượng tác chiến, địa hình thông thạo và nhất là qua công tác trinh sát, mục tiêu của đồng chí tương đối ổn định. Đồng chí là một chỉ huy đã dày dạn kinh nghiệm tác chiến ở vùng rừng núi Tây Nguyên. Trong chiến tranh chống Mỹ, trung đoàn bộ binh 95 đã trụ bám trên trục đường 10 đoạn đèo Mang Giang nhiều năm. Hồi đó tôi ở trung đoàn bác 12 sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, đảm nhiệm đoạn đèo An Khê, nơi tiếp giáp giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định. Cứ mỗi khi ta mở chiến dịch Tây Nguyên (B3) thì hai chúng tôi thường quan hệ hiệp đồng chặt chẽ với nhau trong nhiệm vụ cắt đứt đường 19. Lần này, chúng tôi lại gặp nhau trong trận đánh mở đầu và sau này, còn phối hợp chiến đấu với nhau một thời gian, cho đến ngày ta mở chiến dịch tổng tiến công giải phóng Campuchia.
 
  • Like
Reactions: CDBenly125
O.S.P.D
4/12/06
701
23
63
Hà nội
RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức

Là một Đảng viên (vụ này em nói thật và em rất tự hào) và theo quan điểm cá nhân "chiến sĩ tình nguyện" mang đúng tầm thời đại tại thời điểm đấy, em thấy ngày chia tay của các chiến sĩ tình nguyện cực kỳ ý nghĩa ( bỏ qua every thing liên quan đến chính trị, tình hình khu vực và Liên Xô....) Không biết các bác còn nhớ không, cái năm chúng ta rút quân về nước đầu thập kỷ 90 (em vừa nhậu tất niên không nhớ rõ ngày tháng năm) em thấy vẫn hào hùng lắm, bây giờ là các đài nó có trích dẫn là: LIVE rồi, nhưng hồi xưa coi sau mấy ngày được đài Hoa Sen chuyển xuống, thấy các chiến sĩ ta được bà con địa phương vẫy hoa từ biệt đậm lòng đồng chí ĐÔNG DƯƠNG (mà hình như có cả vụ MC nữa cơ), hoành tráng lắm.
Nhân tiện có lời chúc đầu năm mạnh khoẻ và lòng biết ơn đến các cựu chiến binh (nhứt là trong OS), chúc các bác một năm mới Hạnh Phúc, An Khang và Thịnh Vượng!
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.