Giờ em thấy điện máy xanh rất ok cả về giá và dịch vụ bác ạ.Vinpro em chưa mua nên ko biết.
1. Nguyenkim ko chuyên nghiệp vì em giao dịch nhiều rồi. Lần cuối cùng em giao dịch lúc cuối năm 2011 là lần thanh toán thẻ mà photo cmnd là bái bai luôn.
2. Nguyenkim có vẻ bát nháo, giao diện bên ngoài những TTTM của Nguyenkim nhìn giống hội chợ lô tô ngày xưa (bandroll, bảng hiệu treo búa xua, ... loè loẹt, hổn độn).
3. Các nhu yếu phẩm, vui chơi, giải trí, ẩm thực gần như ko có trong các TTTM của Nguyenkim vì TTTM của Nguyenkim theo lối riêng.
...
Phú nhuận giờ này chốt lời tốt quá rùi bác.Bác nhắc Phú Nhuận em mới nhớ.
Cách đây khoảng 2 năm, bạn em lặn lội về Việt Nam tìm hiểu đất Q9. Trước khi về, em nói bạn em muốn mua ở đâu thì vào "Bất động sản oto SG" tham khảo các bác thử coi. Bạn em gật gù. Sau đó quay lại bên này, khoe em là đã mua nền Phú Nhuận.
Tiện đây các bác cho em hỏi: Nick của
em từ 2012 là sao cứ "Tập lái" mãi
Ông Ba là cuốn " bách khoa toàn thư."Dạ đúng, vì hôm đó nhiều người nhá máy cho em lưu, đến hồi về nhà thì ko biết số nào của người nào. Còn trong inbox thì 1 list dài, em chỉ copy e-mail để gửi cũng chưa lục lại từng inbox để lưu
Anh đó chăn bò khu vực đó nên nhiều chủ đất gửi có ai hỏi chỉ dùm
Bác Thangreal với Cụ Bùi 2 cá tính khác nhau, người trầm người bổng. Lúc trước hễ Cụ Bùi mở thớt là y như rằng là thớt nóng.
Cái giá nhiều lúc nó không ý nghĩa với phân khúc bình dân bác ạh. Em mới chiêm nghiệm ra điều này gần đây. Miễn sao 1 nền có diện tích đủ xây nhà ở và có tổng giá chấp nhận được cho đại bộ phận thu nhập khiêm tốn là bán rất nhanh. Khi tính ra đơn giá thì hết hồn luôn. Đây là cái mà các CĐT dự án nhỏ lẻ khai thác rất hiệu quả và triệt để.
VĐ3 chỉ mới xong giai đoạn cắm mốc, dự là đầu năm 2017 mới khởi công.
Đúng đó bác, bác làm vậy mọi người dễ nhận ra hơn
Thay đổi như bản vẽ em đã post đó bác.
Phần tiếp theo nó đi theo qui hoạch cũ.
Quận 9 có nhiều đường được gọi là Vành Đai, các bác chú ý đừng lẫn lộn.
- Đường nối từ XLHN đến Nguyễn Xiễn, ngăn cách giữa khu dân cư Long Sơn với khu di tích lịch sử đặt tên là đường " Vành Đai", nhưng nó ko có ý nghĩa là đường Vành Đai thực thụ, chỉ tên gọi thôi.
- Đường nối từ ngã tư Trạm Hai (nhánh cụt hiện hữu) đến Vành Đai 3, nó bám sát tường khu CNC, cũng được gọi là đường Vành Đai (gọi trong quy hoạch), đường này dài 6km, rộng 120m, chuẩn cấp 1 đô thị.
Ngoài ra có Vành Đai 3, đường này nối Mỹ Phước Tân Vạn đến Nhơn Trạch như các bác đã biết, đi qua Q9 có 1 đoạn đi trên cao, một nút giao hoa thị to, đồng bộ tại ngay ngã ba Tân Vạn. Rồi đường Vành Đai 2 nối từ cầu Phú Mỹ đi qua XLHN tại ngã tư Bình Thái băng qua Phạm Văn Đồng đến QL1.
he he he...
Thèn điện máy xanh này thấy logo nó nhìn giúng thegioididong nhỉ.Giờ em thấy điện máy xanh rất ok cả về giá và dịch vụ bác ạ.
Thường tủ điện nó nằm ngay ranh giữa 2 lô mà bác, nếu vậy thì không sao, chứ mà nó nằm chần dần ở giữa lô đất thì có sao liền, bán rất khó, mất giá.dat em mua bị dính tủ điện có sao không bác
Thường những dự án cao cấp thì xây nhà theo quy hoạch, mà tiền xây theo quy hoạch thì lại cao hơn miếng đất, và chủ nhân mua đất ở đó có nhà cửa khang trang hết rồi, nếu họ thay đổi dzìa đó ở thì họ lại chờ thiên hạ dzìa đông đã , người này chờ người kia, và phần đa số là lướt sóng nên phải qua một thời gian rất dài mới đông đúc xôm tụ được.Ý em là giá KDC cao cấp thường giá rất cao hơn giá mấy khu phân lô nhỏ lẻ bác phèo. Tổng giá tiền bỏ ra để mua được ấy chứ không phải đơn giá m2
mấy cái dự ớn nhỏ lẻ thì xây dựng tự do, nhiều tiền thì xây lầu, ít tiền thì làm cái nhà cấp 4, dt nhỏ tiền xây ít nên khả năng xây dựng dzìa ở cao hơn, phủ kín nhanh hơn.
Phèo tui không thích và cũng chả quan tâm đén nguyễn kim, chỉ thích nguyễn thị minh khai thôi mà giá cao quá mua không nổi.Vinpro em chưa mua nên ko biết.
1. Nguyenkim ko chuyên nghiệp vì em giao dịch nhiều rồi. Lần cuối cùng em giao dịch lúc cuối năm 2011 là lần thanh toán thẻ mà photo cmnd là bái bai luôn.
2. Nguyenkim có vẻ bát nháo, giao diện bên ngoài những TTTM của Nguyenkim nhìn giống hội chợ lô tô ngày xưa (bandroll, bảng hiệu treo búa xua, ... loè loẹt, hổn độn).
3. Các nhu yếu phẩm, vui chơi, giải trí, ẩm thực gần như ko có trong các TTTM của Nguyenkim vì TTTM của Nguyenkim theo lối riêng.
...
Nó là mảng của tgdd mà bác.Thèn điện máy xanh này thấy logo nó nhìn giúng thegioididong nhỉ.
Hôm qua em thấy có cái tin này, định đem vào đây cho mấy bác chém, mà thấy thớt đang bơm nhiệt tình quá sợ làm mất hứng.
Em sợ có lúc nào đó mình đi săn kèo thơm mà gặp ngay cái kèo này thì......" thơm lừng mùi sầu riêng"
Làm giả giấy tờ, lừa bán nhà người khác
TTO - Nhiều thửa đất, căn nhà bị giả mạo toàn bộ giấy tờ, từ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đến hộ khẩu, CMND... rồi đem đi bán mà chủ đất không biết.
Mới đây, trong lúc kiểm tra hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán căn nhà tại đường Nguyễn Hữu Dật, P.Tây Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM), chuyên viên Phòng công chứng Việt An (Q.Bình Tân) phát hiện nhiều giấy tờ được làm giả và báo ngay cho cơ quan công an.
Tuy nhiên, người bán đã nhanh chóng biến mất.
Thuê nhà, làm giả giấy tờ để đi lừa
Người mua là vợ chồng bà B.T.T. (Q.Bình Thạnh) sững sờ vì mất 500 triệu đồng. Qua một “cò” đất, bà T. được giới thiệu mua căn nhà nói trên. Để yên tâm, vợ chồng bà đến tận nơi tìm hiểu.
Hôm đó có hai người được giới thiệu là chủ nhà còn niềm nở mở cửa cho bà xem nhà. Họ đưa bản chính sổ đỏ, giới thiệu rành rẽ gốc tích căn nhà. Do chủ nhà làm ăn thua lỗ, cần tiền trả nợ nên bán gấp.
Ngay sau đó, bà T. thỏa thuận mua với giá 2,3 tỉ đồng. Hai bên hẹn ngày ra công chứng ký hợp đồng. Bà T. kể ngày đi công chứng, vợ chồng người bán nói bị bệnh bịt mặt kín mít, đứng ngồi nhấp nhổm.
Trong lúc chờ kiểm tra giấy tờ, họ nói bà T. cho ứng trước 500 triệu đồng trả nợ. Số tiền còn lại ký xong sẽ trả. Bà T. đưa tiền ngay không mảy may nghi ngờ. Một lúc sau họ nói đi mua thuốc uống rồi “chuồn” biệt tăm. Bà T. gọi điện thì máy tắt ngấm.
Sau khi phát hiện giấy tờ giả, bà T. lập tức đến địa chỉ thường trú của chủ nhà là ông N.X.P. (Q.Tân Bình) tìm hiểu. Nghe tin nhà của mình bị bán, ông P. hoảng hồn. Ông đưa cho bà T. xem giấy tờ tùy thân, sổ đỏ căn nhà.
Đối chiếu toàn bộ thông tin của chủ đất ghi trong hai hợp đồng mua bán đều giống nhau. Các con dấu, chữ ký của cơ quan chức năng và chữ ký người bán gần như một. Người bán chỉ thay hình ảnh của họ vào hai CMND mang thông tin chủ nhà.
Ông P. cho hay một tuần trước ngày việc mua bán giả bị phát hiện, ông có đăng báo tìm người cho thuê hoặc bán căn nhà. Ngay hôm sau có người tới đặt hai tháng tiền cọc để thuê nhà lâu dài. Người này yêu cầu lấy chìa khóa vào sửa lại nhà trước khi dọn đến ở.
Sau đó ông có lên nhà kiểm tra một lần. Thấy người thuê mua vật liệu đổ trước nhà ông mới yên tâm giao nhà. Nghe tin nhà bị đem bán, ông gọi ngay cho người thuê nhưng không liên lạc được. Căn nhà cũng khóa cửa kín mít.
Chuyên viên Nguyễn Thế Cần - Phòng công chứng Việt An, người phát hiện giấy tờ bị giả mạo - cho biết toàn bộ giấy tờ, hồ sơ người bán cung cấp giống như thật. Con dấu, chữ ký của các cơ quan chức năng và chủ nhà khá chính xác, đúng chuẩn quy định.
Tuy nhiên, ông thấy hình quốc huy trên CMND có dấu hiệu khác thường về kích thước, hình vẽ. Kiểm tra kỹ toàn bộ hồ sơ, ông phát hiện thêm giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu người bán cũng làm giả.
Theo ông Cần, hiện việc làm giả giấy tờ để mua bán nhà đất rất phổ biến. Hầu như phòng công chứng nào cũng gặp phải. Nếu giấy tờ bị làm giả hoàn toàn sẽ rất dễ phát hiện.
Tuy nhiên, người bán thường tinh vi bằng cách dùng phôi thật, in thông tin của chủ đất lên để qua mắt công chứng viên.
Làm giả... như thật
Nhiều hồ sơ làm giả đã qua mắt công chứng viên, việc mua bán trót lọt khiến người mua đất, nhà điêu đứng.
Tháng 4-2015, ông N.Q.V. (Q.Bình Thạnh) đến một phòng công chứng tại Q.Bình Tân để ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất trên đường Huỳnh Văn Nghệ (Q.Gò Vấp). Thủ tục nhanh chóng được công chứng, ông V. trả hết tiền mua đất cho người bán.
Một tháng sau, ông đi đóng thuế và đến chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.Gò Vấp đăng ký sang tên. Ông V. được thông báo thửa đất đã được bán cho người khác.
Tá hỏa, ông gọi điện cho “chủ đất” nhưng không được. Lên tận nhà tìm thì họ đã chuyển đi. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.Gò Vấp sau đó mời ông lên làm việc với vợ chồng chủ đất. Chủ đất khẳng định không biết ông, còn thửa đất họ đã chuyển nhượng cho một người khác.
Hiện người mua đã cập nhật tên trong sổ đỏ và đang xây dựng nhà ở. Ông V. kể trước khi mua, một “cò” đưa ông đến tận nơi xem đất, sau đó chở đi gặp “chủ đất” để thương lượng giá cả.
Hai bên đồng ý giá bán 1,5 tỉ đồng. “Nghĩ hợp đồng mua bán có công chứng là yên tâm, ai ngờ giấy tờ bị làm giả tinh vi vậy...” - ông V. nói.
Cũng với việc bị làm giả giấy tờ, thửa 575 tại ấp 6, xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) do vợ chồng ông N.V.L. đứng tên sổ đỏ đã bị bán. Năm 2007, ông L. bán một phần thửa đất và căn nhà trên đất cho người khác. Sau đó ông đi làm thủ tục tách thửa, hợp thức hóa nhà cho người mua.
Quá trình nộp hồ sơ, sổ đỏ của ông L. bị thất lạc. Công an xã Đông Thạnh sau đó có văn bản xác nhận việc sổ đỏ bị mất.
Tuy nhiên, một thời gian có người đến báo toàn bộ thửa đất của ông đã được bán với giá 1 tỉ đồng. Người này đưa cho ông hợp đồng mua bán có công chứng. Mọi thông tin chủ đất đều giống của vợ chồng ông. Chỉ có hình ảnh trên CMND bị đổi.
Công an xã Đông Thạnh cho biết do sơ suất của cán bộ UBND xã Đông Thạnh trong việc tiếp nhận hồ sơ làm thất lạc bản chính sổ đỏ, tạo điều kiện cho các đối tượng có cơ hội thực hiện hành vi lừa đảo.
Trong văn bản gửi Phòng tài nguyên - môi trường huyện Hóc Môn, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.5 cho biết qua điều tra nhận thấy việc ông L. bị mất sổ đỏ nhưng lại bị người khác mạo danh để dùng sổ đỏ này bán đất cho người khác, có dấu hiệu làm giả giấy tờ và giả mạo chữ ký của ông L. nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20160912/lam-gia-giay-to-lua-ban-nha-nguoi-khac/1169928.html
Em sợ có lúc nào đó mình đi săn kèo thơm mà gặp ngay cái kèo này thì......" thơm lừng mùi sầu riêng"
Làm giả giấy tờ, lừa bán nhà người khác
TTO - Nhiều thửa đất, căn nhà bị giả mạo toàn bộ giấy tờ, từ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đến hộ khẩu, CMND... rồi đem đi bán mà chủ đất không biết.
Mới đây, trong lúc kiểm tra hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán căn nhà tại đường Nguyễn Hữu Dật, P.Tây Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM), chuyên viên Phòng công chứng Việt An (Q.Bình Tân) phát hiện nhiều giấy tờ được làm giả và báo ngay cho cơ quan công an.
Tuy nhiên, người bán đã nhanh chóng biến mất.
Thuê nhà, làm giả giấy tờ để đi lừa
Người mua là vợ chồng bà B.T.T. (Q.Bình Thạnh) sững sờ vì mất 500 triệu đồng. Qua một “cò” đất, bà T. được giới thiệu mua căn nhà nói trên. Để yên tâm, vợ chồng bà đến tận nơi tìm hiểu.
Hôm đó có hai người được giới thiệu là chủ nhà còn niềm nở mở cửa cho bà xem nhà. Họ đưa bản chính sổ đỏ, giới thiệu rành rẽ gốc tích căn nhà. Do chủ nhà làm ăn thua lỗ, cần tiền trả nợ nên bán gấp.
Ngay sau đó, bà T. thỏa thuận mua với giá 2,3 tỉ đồng. Hai bên hẹn ngày ra công chứng ký hợp đồng. Bà T. kể ngày đi công chứng, vợ chồng người bán nói bị bệnh bịt mặt kín mít, đứng ngồi nhấp nhổm.
Trong lúc chờ kiểm tra giấy tờ, họ nói bà T. cho ứng trước 500 triệu đồng trả nợ. Số tiền còn lại ký xong sẽ trả. Bà T. đưa tiền ngay không mảy may nghi ngờ. Một lúc sau họ nói đi mua thuốc uống rồi “chuồn” biệt tăm. Bà T. gọi điện thì máy tắt ngấm.
Sau khi phát hiện giấy tờ giả, bà T. lập tức đến địa chỉ thường trú của chủ nhà là ông N.X.P. (Q.Tân Bình) tìm hiểu. Nghe tin nhà của mình bị bán, ông P. hoảng hồn. Ông đưa cho bà T. xem giấy tờ tùy thân, sổ đỏ căn nhà.
Đối chiếu toàn bộ thông tin của chủ đất ghi trong hai hợp đồng mua bán đều giống nhau. Các con dấu, chữ ký của cơ quan chức năng và chữ ký người bán gần như một. Người bán chỉ thay hình ảnh của họ vào hai CMND mang thông tin chủ nhà.
Ông P. cho hay một tuần trước ngày việc mua bán giả bị phát hiện, ông có đăng báo tìm người cho thuê hoặc bán căn nhà. Ngay hôm sau có người tới đặt hai tháng tiền cọc để thuê nhà lâu dài. Người này yêu cầu lấy chìa khóa vào sửa lại nhà trước khi dọn đến ở.
Sau đó ông có lên nhà kiểm tra một lần. Thấy người thuê mua vật liệu đổ trước nhà ông mới yên tâm giao nhà. Nghe tin nhà bị đem bán, ông gọi ngay cho người thuê nhưng không liên lạc được. Căn nhà cũng khóa cửa kín mít.
Chuyên viên Nguyễn Thế Cần - Phòng công chứng Việt An, người phát hiện giấy tờ bị giả mạo - cho biết toàn bộ giấy tờ, hồ sơ người bán cung cấp giống như thật. Con dấu, chữ ký của các cơ quan chức năng và chủ nhà khá chính xác, đúng chuẩn quy định.
Tuy nhiên, ông thấy hình quốc huy trên CMND có dấu hiệu khác thường về kích thước, hình vẽ. Kiểm tra kỹ toàn bộ hồ sơ, ông phát hiện thêm giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu người bán cũng làm giả.
Theo ông Cần, hiện việc làm giả giấy tờ để mua bán nhà đất rất phổ biến. Hầu như phòng công chứng nào cũng gặp phải. Nếu giấy tờ bị làm giả hoàn toàn sẽ rất dễ phát hiện.
Tuy nhiên, người bán thường tinh vi bằng cách dùng phôi thật, in thông tin của chủ đất lên để qua mắt công chứng viên.
Làm giả... như thật
Nhiều hồ sơ làm giả đã qua mắt công chứng viên, việc mua bán trót lọt khiến người mua đất, nhà điêu đứng.
Tháng 4-2015, ông N.Q.V. (Q.Bình Thạnh) đến một phòng công chứng tại Q.Bình Tân để ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất trên đường Huỳnh Văn Nghệ (Q.Gò Vấp). Thủ tục nhanh chóng được công chứng, ông V. trả hết tiền mua đất cho người bán.
Một tháng sau, ông đi đóng thuế và đến chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.Gò Vấp đăng ký sang tên. Ông V. được thông báo thửa đất đã được bán cho người khác.
Tá hỏa, ông gọi điện cho “chủ đất” nhưng không được. Lên tận nhà tìm thì họ đã chuyển đi. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.Gò Vấp sau đó mời ông lên làm việc với vợ chồng chủ đất. Chủ đất khẳng định không biết ông, còn thửa đất họ đã chuyển nhượng cho một người khác.
Hiện người mua đã cập nhật tên trong sổ đỏ và đang xây dựng nhà ở. Ông V. kể trước khi mua, một “cò” đưa ông đến tận nơi xem đất, sau đó chở đi gặp “chủ đất” để thương lượng giá cả.
Hai bên đồng ý giá bán 1,5 tỉ đồng. “Nghĩ hợp đồng mua bán có công chứng là yên tâm, ai ngờ giấy tờ bị làm giả tinh vi vậy...” - ông V. nói.
Cũng với việc bị làm giả giấy tờ, thửa 575 tại ấp 6, xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) do vợ chồng ông N.V.L. đứng tên sổ đỏ đã bị bán. Năm 2007, ông L. bán một phần thửa đất và căn nhà trên đất cho người khác. Sau đó ông đi làm thủ tục tách thửa, hợp thức hóa nhà cho người mua.
Quá trình nộp hồ sơ, sổ đỏ của ông L. bị thất lạc. Công an xã Đông Thạnh sau đó có văn bản xác nhận việc sổ đỏ bị mất.
Tuy nhiên, một thời gian có người đến báo toàn bộ thửa đất của ông đã được bán với giá 1 tỉ đồng. Người này đưa cho ông hợp đồng mua bán có công chứng. Mọi thông tin chủ đất đều giống của vợ chồng ông. Chỉ có hình ảnh trên CMND bị đổi.
Công an xã Đông Thạnh cho biết do sơ suất của cán bộ UBND xã Đông Thạnh trong việc tiếp nhận hồ sơ làm thất lạc bản chính sổ đỏ, tạo điều kiện cho các đối tượng có cơ hội thực hiện hành vi lừa đảo.
Trong văn bản gửi Phòng tài nguyên - môi trường huyện Hóc Môn, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.5 cho biết qua điều tra nhận thấy việc ông L. bị mất sổ đỏ nhưng lại bị người khác mạo danh để dùng sổ đỏ này bán đất cho người khác, có dấu hiệu làm giả giấy tờ và giả mạo chữ ký của ông L. nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20160912/lam-gia-giay-to-lua-ban-nha-nguoi-khac/1169928.html
Cũng may là Bác Phèo thích Nguyễn Thị Minh Khai chứ Bác mà thích Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi thì mệt với bà nhà àPhèo tui không thích và cũng chả quan tâm đén nguyễn kim, chỉ thích nguyễn thị minh khai thôi mà giá cao quá mua không nổi.