Nga đang xây dựng siêu máy tính 10 petaflop</h2>
Giống như châu Âu và Trung Quốc, Nga đang phát triển kế hoạch exascale nhằm mục đích ít phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ hơn.
T-Platforms là công ty công nghệ có trụ sở tại Moskva (Nga), đã xây dựng một số hệ thống lớn nhất của đất nước. T-Platforms cho biết đang phát triển siêu máy tính 10 petaflop cho trường Đai học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên nhà bác học M.V.Lomonosov.
Hệ thống lớn này ngang tầm các hệ thống đã thông báo tương tự đang được phát triển ở những quốc gia siêu điện toán lớn, và có thể báo hiệu ý định của Nga trở thành một thành viên quan trọng trong cuộc đua xây dựng một hệ thống exascale (tỉ tỉ phép tính/giây) trong thập kỉ này.
Cuộc đua này đã có sự tham gia của Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Tổng sức mạnh tính toán của các hệ thống đó là 1.000 petaflop (1 petaflop = 1 triệu tỉ phép tính dấu chấm động/giây).
Việc xây dựng một hệ thống exascale sẽ đòi hỏi những cách tiếp cận mới trong bộ xử lí, kết nối, bộ nhớ và lưu trữ. Nếu đột phá xảy ra bên ngoài nước Mỹ, nó có thể dẫn tới sự phát triển của các công ty có thể thách thức sự thống trị của Mỹ trong công nghệ.
T-Platforms là nhà sản xuất điện toán hiệu năng cao (HPC) hàng đầu ở Nga, và cũng đã có nhiều khách hàng bên ngoài nước Nga, đặc biệt là ở châu Âu. Trước đây họ đã xây dựng hệ thống 1,3 petaflop ở Đại học Tổng hợp Lomonosov. Hệ thống mới nhất tại Đại học Tổng hợp Lomonosov sẽ được làm mát bằng nước và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2013. Nó sẽ sử dụng chip Intel và NVIDIA.
Quan điểm của Nga là rất giống của châu Âu. Tất cả các quốc gia ở khu vực này đều muốn ít phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ trong xây dựng các hệ thống hiệu năng cao.
Theo PCWorld VN/Computerworld
NHÂN LOẠI SẼ SỬ DỤNG MÁY TÍNH CỦA NGƯỜI NGA
Theo các nguồn tin từ Viện Hàn lâm khoa học Nga, vào đầu thế kỷ 21 sẽ xuất hiện một thế hệ vi xử lý mới, có tên là E2K (Elbrus - 2000) với nguyên lý làm việc khác với các bộ vi xử lý Pentium của hãng Intel hiện nay, có tốc độ nhanh hơn và công suất tính toán lớn hơn dòng họ máy Pentium.
Tác giả của thiết kế này là Giáo sư B.A.Babaian, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga, lãnh đạo khoa học của Tập đoàn Elbrus hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quân sự theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga. Tập đoàn đã thiết kế, chế tạo và cung cấp các siêu máy tính đa xử lý gồm các thế hệ "Elbrus-1", "Elbrus-2" và "Elbrus-3". Elbrus-3 ra đời năm 1991 có tốc độ cao hơn Cray Y-MP, loại siêu máy tính nhanh nhất của Mỹ ở thời điểm đó.
Ngay từ năm 1991, Tập đoàn Elbrus đã hợp tác với Sun Microsystems của Mỹ và chế tạo bộ vi xử lý "Baget-super" tương thích với bộ xử lý SPARC của hãng Sun Microsystems. Trên cơ sở bộ vi xử lý này, Elbrus đã thiết kế hệ thống tính toán "Elbrus-90 Micro" và hiện đang xây dựng hệ "Elbrus-3m" trên cơ sở bộ xử lý tốc độ cao (8 tỉ phép tính/giây) cho Bộ Quốc phòng Nga.
Theo Giáo sư Babaian, các bộ vi xử lý của Intel hiện hành được xây dựng trên ngôn ngữ máy tính cũ, đã đến cận giới hạn phát triển của mình. Để có được bộ vi xử lý thế hệ mới cần có nguyên lý và các phương pháp công nghệ mới. Chính trong quá trình nghiên cứu thiết kế các hệ thống siêu máy tính và các hệ điều hành mới, Tập đoàn Elbrus đã xây dựng được nguyên lý hoạt động và công nghệ chế tạo các bộ vi xử lý E2K, với kiến trúc khác hoàn toàn so với họ x86 thông dụng hiện nay.
Thử nghiệm mô hình cho thấy bộ vi xử lý E2K trội hơn hẳn về mọi thông số so với Merced - bộ vi xử lý thế hệ sau cùng của Intel mà dự kiến sẽ xuất hiện vào sau năm 2000. Để thiết kế nguyên lý làm việc của Merced, hãng Intel đã bỏ ra khoảng 1 tỉ USD và 10 năm nghiên cứu. So sánh các thông số chính của 2 bộ xử lý này cho thấy như sau:
- Tần số làm việc: E2K: 1,2 GHz; Merced: 800MHz
- Công suất tính toán: E2K lớn hơn từ 3 đến 5 lần so với Merced.
- Tiêu hao năng lượng: E2K nhỏ hơn gần 2 lần so với Merced.
- Kích thước: E2K nhỏ hơn gần 2 lần so với Merced.
- Giá thành: E2K rẻ hơn gần 2 lần so với Merced.
Bộ vi xử lý E2K tương thích với tất cả các chương trình hệ thống dùng cho Pentium hiện nay (hệ X86) và cũng tương thích hoàn toàn với Merced.
Theo các nguồn tài liệu của Nga, thì nguyên lý về E2K đã được tìm ra từ những năm 90, nhưng do những khó khăn về tài chính và thiếu cơ sở công nghệ bán dẫn hiện đại nên các nhà khoa học Nga chưa thể hoàn chỉnh được mẫu của bộ vi xử lý này. Nhóm nghiên cứu tuyên bố họ cần khoảng 40 triệu USD để thực hiện tiếp dự án này.
Thông tin về E2K đang gây chấn động lớn trong giới công nghiệp sản xuất máy tính phương Tây. Tạp chí Microprocessor Report của Mỹ sau khi xác nhận thông tin về bộ vi xử lý E2K của Nga đã nhận xét: "Công nghệ máy tính hiện nay đã không còn là lĩnh vực độc quyền tuyệt đối của phương Tây nữa".
(Theo VASC)
Crusoe, Itanium IA-64 có những mối liên hệ bí mật với người Nga.
02/11/2000, computerworld Oxtralia (Australia)
Một số người tin rằng bộ não thực sự đứng đằng sau các công bố mới nhất của Transmeta Corp. Crusoe processor -- và tương tự Intel Corp. IA-64 (Itanium) -- là một giáo sư người Nga Boris Babayan.
Intel, HP, và Transmeta bây giờ đều khai thác ý tưởng được phát triển bởi Babayan trong các cấu trúc vi xử lý (VXL) của họ, ông đang duy trì dòng E2K phát triển bởi công ty Elbrus International của ông, tinh vi hơn và hiệu năng cao hơn. Nhưng điều kiện tài chính đang đe dọa khả năng hoàn thành dự án, ông nói.
E2K nhanh hơn 3 lần và nhỏ hơn 2 lần so với dòng đang phát triển Itanium (tên mã là Merced), theo lời Babayan. Cấu trúc IA-64 của Itanium có những điểm nổi bật giống với E2K, vấn đề đã được đưa ra bởi Microprocessor Report năm ngoái. Bản thông báo này cho rằng có sự tương đồng giữa bộ VXL sắp ra mắt của Transmeta với E2K vì CEO (giám đốc điều hành) David Ditzel từng làm việc với Babayan nhiều năm (ở Sun Microsystems).
Babayan thường được gọi là cha đẻ của siêu máy tính Nga. Nhóm của ông đã chế tạo những chiếc máy tính đầu tiên vào những năm 50. Ông còn chế tạo chiếc siêu máy tính cấu trúc siêu vô hướng đầu tiên trên thế giới vào năm 1978, 10 năm trước khi các ứng dụng thương mại tương tự xuất hiện ở phương Tây.
Với sự trợ giúp của những chiếc máy tính của Babayan, LX có thể xây dựng chương trình hạt nhân, hệ thống tên lửa và chương trình vũ trụ.
Nguồn tài trợ cho nhóm của Babayan giảm khi LX sụp đổ, nhóm của ông cuối cùng hoạt động độc lập thành lập công ty Elbrus International. Bây giờ có 400 nhân viên.
Vào đầu những năm 90, Elbrus bắt đầu tìm kiếm các đối tác phương Tây, và cả Sun và HP đều sẵn sàng.
Peter Rosenbladt đến từ HP và Bill Joy từ Sun. Sun được chọn làm đối tác, và David Ditzel, sau này làm cho Sun, được chọn đứng đầu dự án hợp tác.
"Chúng tôi bàn luận với họ khá cởi mở về mọi thứ -- và cả với HP. Có thể chúng tôi quá ngây thơ" Babayan bầy tỏ trong buổi phỏng vấn ở Moskva.
Cùng lúc Rosenbladt chịu trách nhiệm phát triển cấu trúc VXL mới, và ông đặc biệt muốn HP liên kết với Intel để phát triển IA-64.
"Nhưng Merced được thiết kế tồi. Bản McKinley sắp tới sẽ tốt hơn.
Với Merced họ thực tế không sử dụng tập lệnh rộng (wide instruction sets) mà dùng biện pháp thỏa hiệp", Babayan nhận xét.
Theo như Babayan, Merced quá chậm, một trong các lý do trì hoãn ngày ra mắt.
Transmeta thành lập vào năm 1995 sau khi Ditzel chán nản với việc Sun không tiếp tục tài trợ việc phát triển bộ VXL mới với Elbrus. Trong trang của Transmeta, Ditzel chỉ nói vắn tắt ông ta thuê 200 kỹ sư từ Nga vào năm 1991 cho một dự án hợp tác Nga - Mỹ đầu tiên.
"Vào năm 1992, Ditzel gửi cho tôi bức thư nói rõ rằng các vấn đề tôi nói với ông ta về bộ VXL của chúng tôi hoàn toàn mới với ông ấy", Babayan nói.
Boris Babayan, sắp sang 70, lịch lãm và lạc quan, người đã ca ngợi Ditzel nhiều lần trong suốt buổi phỏng vấn với lời lẽ chân thành.
"Điều duy nhất làm tôi thất vọng là David (Ditzel) đã không nói thẳng rằng ông ta đã áp dụng những điều ông ấy học ở đây", ông nói.
Elbrus và Transmeta vẫn đang hợp tác với nhau, và là sự hợp tác với Sun vẫn bền vững sau gần 10 năm.
Transmeta xác nhận Crusoe được thiết kế cho thiết bị di động vì tiềm năng cơ hội của mảng thị trường này, nhưng Babayan nhận thấy yếu tố khác ảnh hưởng đến tiêu chí của Crusoe.
"Sự thật, Ditzel muốn bộ VXL của ông ấy càng nhỏ càng tốt và đã thành công. Nhưng đồng thời làm giảm tốc độ của nó. Và tốc độ là lý do họ hướng sang thị trường di động", Babayan nhận xét. Theo như Babayan, vấn đề hiệu năng của Crusoe xuất phát từ việc sử dụng sai cấu trúc VLIW.
"Sau năm 1995 chúng tôi tập trung vào vấn đề tương thích với nền tảng Intel. Và chúng tôi đã phát triển nhiều cái mới". Tính tương thích có được nhờ biên dịch mã máy nhờ phần mềm (tương tự Crusoe).
Tuy nhiên, không có một bộ VXL nào được sản xuất bởi Elbrus. Vấn đề lớn nhất của E2K là tài chính. Hoàn thành công việc mất 2 năm, tạo ra bản mẫu mất năm nữa.
Vào tháng 11, một ngân hàng đầu tư của Anh tuyên bố dự định đầu tư 60 triệu $ cho dự án vào giữa năm.
"Nhà đầu tư lo ngại bởi sự độc quyền của Intel -- và vì chúng tôi là người Nga", Babayan nghĩ vậy.
Vì sự bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Nga không tốt nên Elbrus đăng ký ở Đảo Cayman.
Babayan không phải là không thích tính hình tượng. Thời trẻ ông là một người leo núi, và công ty của ông đặt theo tên ngọn nói cao nhất dãy Cap-caz, Elbrus. Khi Intel đặt tên bộ VXL mới là McKinley cũng theo tên một ngọn núi, Babayan đã đề nghị với một người bạn đi leo núi cùng.
http://www.computerworld....et_russian_connection/
----------------------------------------------------------------------------
Đúng như Babayan nhận xét, Crusoe đã không thể khắc phục được vấn đề hiệu năng và thất bại.
Elbrus và nhóm của Babayan đã sáp nhập vào Intel năm 2004, hướng đến phát triển Itanium. Toàn bộ các bằng sáng chế của Elbrus thuộc về Intel.
Babayan giữ chức giám đốc Architecture for the Software and Solutions Group của Intel đồng thời là cố vấn khoa học cho trung tâm nghiên cứu và phát triển của Intel ở Moskva.
2 bài phỏng vấn về Babayan:
[link]http://www.homepc.ru/offline/2003/81/24693/[/link]
http://www.cnews.ru/revie...html?2006/01/11/194150