Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tiêm kích nổ tung, Mỹ còn muốn dùng F-15?
(Vũ khí) - Dù tiêm kích F-15 được coi là đốt sống quan trọng của Không quân Mỹ, nhưng Mỹ còn muốn sử dụng tiêm kích này khi nó liên tục gặp nạn.
[*]F-15E rơi ở Trung Đông[*]F-15 của Mỹ bất ngờ lao xuống biển[/list]Theo thông tin mới nhất từ Không quân Mỹ cho biết, một tiêm kích hạng nặng F-15E bay hơn 320 km từ căn cứ Không quân Mỹ ở hạt Suffolk, Anh tới bờ biển Wales khi đang đạt tốc độ 1.300 km/h bất ngờ nổ tung.
Tiếng nổ lớn đến nỗi mặt đất rung chuyển, hai cửa sổ phòng học của trường trung học Penglais vỡ tung, ngói vỡ vụn tại siêu thị Morrisons. Người dân địa phương kinh hãi khi chứng kiến sự việc.
Dù không thông báo về số phận phi công điều khiển chiếc máy bay trên tuy nhiên Ban chỉ huy căn cứ Không quân Mỹ đã xin lỗi về vụ nổ, vì chiến cơ F-15E của họ vi phạm quy định hàng không do bay quá nhanh trong buổi huấn luyện.
f-15-my-gap-nan-datviet.vn-04_161531372.jpg
Hiện trường tiêm kích F-15 gặp nạn tại Lybia​
Được biết đây không phải làn lần đầu tiêm tiêm kích F-15 do Mỹ sản xuất này gặp nạn. Được biết sáng 28/5/2013 một chiếc tiêm kích F-15 của Mỹ đã bất ngờ gặp nạn ngoài khơi bờ biển đảo Okinawa ở miền Nam Nhật Bản.
Chiếc F-15 đang trên đường rời khỏi căn cứ Không quân Kadena thì bị rơi xuống Thái Bình Dương ở khu vực cách Okinawa khoảng 115 km về phía Đông, tuy nhiên rất may mắn viên phi công đã may mắn thoát ra ngoài.
Sau khi vụ tai nạn này xảy ra, Không quân Mỹ đã quyết định cho tạm dừng toàn bộ các chuyến bay đối với loại tiêm kích F-15 để kiểm tra chiến đấu cơ này. Sự cố lần này khiến người dân địa phương càng lo ngại về an toàn của các máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động tại Nhật Bản. Được biết tiêm kích F-15 đã gặp nạn 4 lần tại khu vực trong hoặc xung quanh tỉnh Okinawa kể từ năm 1994.
Hồi đầu năm 2011, một chiếc F-15 của Không quân Mỹ cũng bất ngờ gặp nạn tại miền Đông Lybia. Chiếc máy bay rơi xuống gần căn cứ của phe nổi dậy tại thành phố Benghazi do trục trặc kỹ thuật, rất may cả hai phi công đều an toàn.
Sự việc xảy ra sau đêm thứ ba liên tiếp liên quân tấn công nhắm vào lực lượng của Tổng thống Moammar Gadhafi. Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã không kích Libya kể từ ngày 19/3/2011 sau khi nghị quyết về vùng cấm bay đối với quốc gia Bắc Phi này được Liên Hợp Quốc thông qua.
Ngay sau khi chiếc tiêm kích này gặp nạn, một cuộc giải cứu "thần tốc" phi công gặp nạn đã được Mỹ tiến hành. Mỹ đã triển khai 2 chiếc máy bay tối tân từ một tàu tấn công lưỡng cư ngoài khơi Libya. Sứ mệnh mang tên TRAP kéo dài 90 phút và “tiêu tốn” mất gần 500kg bom.
Hồi năm 2009 tại chiến trường Afghanistan, một chiếc tiêm kích F-15E của Mỹ bất ngờ gặp nạn khiến 2 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Trong bản tường trình về vụ tai nạn, Không quân Mỹ cho hay, chiếc F-15E gặp nạn không phải do bị lực lượng kẻ thù tấn công.
Tiêm kích F-15 là sản phẩm của công ty McDonnell Douglas, tiêm kích này bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976 và được đánh giá là biểu tượng cho thời đại bá quyền của Mỹ, từ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam đến thời kỳ thống trị sau Chiến tranh Lạnh.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Dân Mỹ: Tổng thống Putin mạnh mẽ hơn ông Obama
<hr/>http://kienthuc.net.vn/the-gioi-24h/...ma-321460.html

Quote:
Một cuộc khảo sát mới đây cho kết quả, phần lớn dân Mỹ cho rằng, Tổng thống Nga Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn hẳn người đứng đầu nước Mỹ, Barack Obama.

Cuộc thăm dò diễn ra từ ngày 8/3 đến 10/3 do công ty YouGov của Anh đồng tổ chức cùng tạp chí danh tiếng The Economist liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukaine.

Theo đó, 78 % người Mỹ đánh giá Tổng thống Putin có sức mạnh chính trị mạnh mẽ (cụ thể, 33% người Mỹ được hỏi cho rằng, sức mạnh chính trị của ông Putin “rất mạnh mẽ”, 45 % người cho rằng “tương đối mạnh mẽ”). Chỉ có 8% người Mỹ tin rằng, sức mạnh chính trị của Tổng thống Vladimir Putin yếu.

vladimir-putin-barack-obama_eoad.jpg

Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Obama.​
Cũng theo cuộc thăm dò, công chúng Mỹ không ủng hộ Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý để tách khỏi Ukraine của Khu tự trị Crimea. Chỉ có 0,4% người được hỏi không phản đối các biện pháp trừng phạt. Trong khi đó, 44% ủng hộ giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Crimea.

Trả lời câu hỏi liệu Mỹ có nên can thiệp vào xung đột giữa Nga và Ukraine, 50% cho rằng, không nên; 25% cho rằng, Mỹ nên can thiệp và 24% người trả lời không chắc việc can thiệp là tốt hay xấu.

Ngoài ra, trả lời câu hỏi, liệu Nga có gửi quân đến Crimea, 55% Mỹ tin rằng, điều này khó có khả năng xảy ra. Và chỉ 0,3% tin rằng, việc này có nguy cơ cao.

Trong khi đó, ở Nga, nhờ những sự kiện ở Crimea và Thế vận hội Sochi, uy tín của Tổng thống Putin đang ở đỉnh cao chưa từng có trong nhiều năm qua. Cụ thể, theo Trung tâm Nghiên cứu Công luận Nga, 71,6% người được hỏi ủng hộ các quyết định của tổng thống. Còn tại Mỹ, ông Obama chỉ nhận được tỷ lệ ủng hộ là 38%.
<h2>6 nguyên nhân Mỹ không dám chiến Nga</h2>11:03 AM, 16/03/2014, Views: 11534 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu Viện Lexington, Mỹ, ông Loren Thompson đã đăng tải trên tờ Forbes bài báo phân tích nêu ra 6 nguyên nhân chính khiến Mỹ sẽ không đánh nhau với Nga.
rus-ukr-usa3.jpg

Chuyên gia này cho rằng, trong tình huống này, Tổng thống Mỹ Barack Obama không có vẻ là yếu đuối mà là thận trọng.

  1. Nga sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn hơn nhiều so với Mỹ. Nhưng Mỹ có khả năng đáp trả theo cách tương tự. Ngay chuyện nghĩ đế những hậu quả của đòn đánh hạt nhân lẫn nhau cũng thật đáng sợ.
  2. Ukraine là cực kỳ quan trọng đối với an ninh của Nga. Cũng như Cuba đối với Mỹ. “Nếu bạn không hiểu vì sao việc đưa quân Mỹ vào Ukraine có thể dẫn đến chiến tranh, bạn hãy nghĩ đến phản ứng của Washington đối với việc bố trí tên lửa Liên Xô ở Cuba”, ông Thompson đánh giá.
  3. Nga và Gazprom đã đưa châu Âu vào vòng lệ thuộc về khí đốt. Bởi vậy, các đồng minh NATO của Mỹ không muốn chiến tranh. Ngoài ra, châu Âu cũng không cần một vấn đề nhân khẩu học nữa, nhất là hiện giờ, trong thời kỳ khủng hoảng.
  4. Trong cuộc xung đột quân sự này, Nga có ưu thế về lãnh thổ. Người Mỹ sẽ cần các căn cứ của đồng minh, còn hải quân thì họ sẽ buộc phải đưa qua eo biển Bosphorus vào Biển Đen.
  5. Dân chúng của cả Crimea lẫn các tỉnh miền đông Ukraine vốn trong hàng thế kỷ gắn bó mật thiết với chính nước Nga sẽ không vui mừng với quân Mỹ.
  6. Đa số cử tri Mỹ phản đối chiến tranh với Nga.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
NASA sợ Nga cắt đứt tuyến vận tải vũ trụ lên trạm ISS
<hr/>
Quote:
Hiện Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ đang lo ngại hành động cấm vận của Washington đối với Moscow về vấn đề Ukraine và Crimea sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động hàng không vũ trụ của Mỹ.



Trong một cuộc phỏng vấn tại Washington, ông John Logsdon, nhà khoa học người Mỹ, thành viên của Hội đồng tư vấn NASA cho biết, trong lĩnh vực hàng không vũ trụ thì Mỹ phụ thuộc rất lớn vào Nga. Nêu việc vận chuyển người và hàng hóa vào không gian bị gián đoạn bởi những cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine thì đó là một thảm họa.
Khi trả lời câu hỏi trong tình hình hiện nay, liệu việc vận chuyển các phi hành gia lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) với sự giúp đỡ của tên lửa Nga có thể bị gián đoạn vì cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và Crimea hay không, ông Logsdon đã bày tỏ thái độ rất lo lắng.
Theo ông Logsdon: "Nếu Nga ngừng các hoạt động vận tải lên vũ trụ bởi lệnh cấm vận sẽ dẫn đến một thảm họa thực sự, bởi vì để đảm bảo hoạt động của trạm sẽ là vô cùng khó khăn" - Hãng thông tấn ITAR -TASS trích lời ông Logsdon.
Đến lượt mình, đại diện chính thức của NASA Allard Butel cho biết: "Chúng tôi không nghĩ rằng tình hình Nga - Ukraine hiện nay sẽ ảnh hưởng đến sự hợp tác lâu dài giữa Mỹ và Nga trong lĩnh vực không gian dân sự". Các sự kiện chính trị ở Ukraine và Crimea không có liên quan gì đến các hoạt động vũ trụ mang tính dân dụng.
Từ sau khi tàu Atlantis trở về Trái đất ngày 21-7-2013, chính thức khép lại chương trình tàu con thoi của Mỹ kéo dài 30 năm, việc đưa người vào vũ trụ phụ thuộc hoàn toàn bởi đội tàu Soyuz của Nga, với chi phí cho mỗi chỗ ngồi của phi hành gia Mỹ trên tàu Soyuz mà Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phải trả lên đến 51 triệu USD.


Soyuz.jpg

Tàu Soyuz của Nga đang kết nối với trạm ISS. Ảnh: NASA

Ngoài ra, việc cung cấp hàng hóa cho trạm cũng được thực hiện bởi đội tàu vận tải không người lái Progress của Nga, tàu ATV của châu Âu và tàu HTV của Nhật. Theo AP, chuyến bay tiếp theo của tàu Progress sẽ được thực hiện vào cuối tháng 10 tới, trong khi hai tàu của châu Âu và Nhật sẽ bay vào tháng 3 và 5 năm sau.
Vừa qua, sau khi Nga quyết định sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình, hôm 17-3, ông Obama đã công bố trừng phạt đối với một danh sách gồm 7 quan chức cao cấp Nga, trong đó có Chủ tịch Thượng viện Valentina Matviyenko, và Phó thủ tướng Dmitry Rogozin. Ngoài ra, lệnh cấm vận còn áp dụng đối với cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych và một số quan chức lãnh đạo Crimea.
Sau đó, ngày 20-3, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố áp dụng các lệnh trừng phạt đối với 9 quan chức cao cấp Mỹ để trả đũa việc Washington áp đặt lệnh cấm thị thực và phong tỏa tài sản đối với nhiều quan chức cao cấp của nước này.
Tuyên bố của Nga được đưa ra chỉ ít phút sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với các quan chức Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine.
http://www.anninhthudo.vn/Su-kien/NA...SS/542598.antd
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Trung Quốc 'vượt mặt' Mỹ về tên lửa siêu vượt âm?
<hr/>(Vũ khí) - Trung Quốc đang ráo riết phát triển một tên lửa siêu vượt âm với tốc độ nhanh gấp 10 lần âm thanh.

Tên lửa siêu vượt âm WU-14 của Trung Quốc có thể bay nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh và có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên phạm vi toàn cầu trong vòng 1 giờ, theo báo cáo của mạng quân sự Sina tại Bắc Kinh.

Theo nhà phân tích quân sự J Michael Cole trong một bài viết cho tạp chí National Interest ởWashington, công nghệ HVG mới là một trong những vũ khí của tương lai có thể thay đổi cục diện của chiến tranh.

hvg_23234222.jpg

Đồ họa tên lửa siêu thanh WU-14 của Trung Quốc (Ảnh Internet)​
Tại thời điểm mà một phút cũng có thể tạo nên sự khác biệt và chiến thắng, Cole nói rằng tốc độ hành trình của tên lửa bình thường là quá chậm. Phải mất 80 phút cho một cuộc tấn công tên lửa từ tàu của Mỹ trên biển Ả Rập đến các trại huấn luyện quân sự của al – Qaeda tại Afghanistan vào năm 1998.

Mặt khác, với cùng một mục tiêu, tên lửa siêu thanh có thể đạt tốc độ trung bình gấp 5 lần tốc độ âm thanh chỉ trong vòng 12 phút. Do đó Mỹ đã dành rất nhiều thời gian và năng lượng để phát triển hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo này nhằm đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc.

Với 6 lần tốc độ âm thanh, mạng quân sự Sina cho biết, SR-72 máy bay siêu thanh của Mỹ được phát triển bởi Lockheed Martin có thể được sửa đổi như một đầu đạn siêu thanh với bộ cảm biến trên tàu không người lái.

Ông Cole nói rằng các quốc gia khác nhau bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang phát triển đầu đạn hạt nhân siêu thanh của mình để chống lại Mỹ. Ngày 09 tháng 1 năm 2014 Trung Quốc đã thử nghiệm hệ thống HVG riêng. Hệ thống vũ khí mới được gọi là WU-14 bởi Howard McKeon - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ hạ viện, trong khi tốc độ của nó được xem như một mối đe dọa lớn đối với Mỹ.

“Trong khi các vụ cắt giảm liên tục chi tiêu quốc phòng đã ảnh hưởng tới lợi thế công nghệ của Mỹ, Trung Quốc và các đối thủ khác đang đẩy mạnh cạnh tranh quốc phòng với Mỹ, nhưng trong một vài trường hợp, như trong vụ việc này, họ đã vượt cả chúng ta”, theo lời của McKeon trích dẫn từ báo Washington Free Beacon.

Một số nhà phân tích Mỹ cho rằng WU -14 có thể mang lại sự bất ổn cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tuy nhiên mạng quân sự Sina cho rằng nó chỉ là phản ứng của Trung Quốc trước vũ khí siêu thanh vủa Mỹ là X-51A và SR-72.

Anh Thức
 
Tập Lái
11/10/12
11
0
0
@Ra-fèo làm ơn đừng có copy & paste từ mấy ông lều báo Việt Nam có được không ? :( Mấy cái này cho link ai muốn đọc thì đọc. Nếu @Ra-fèo có thời gian tổng hợp tin từ các nguồn khác cho mọi người xem thì hay hơn. Copy & paste thường xuyên kiểu này làm cho topic loãng đi.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga "'vượt mặt" Mỹ về ưu thế không quân</h1>Sau hơn 2 thập kỷ kết thúc Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ giờ đây được chuẩn bị ít hơn so với quá khứ cho một cuộc đối đầu tiềm năng với Nga.</h2>
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cuộc chiến gần đây của quân đội Mỹ là các mối đe dọa đang nổi lên từ quân nổi dậy ở Iraq và Afghanistan. Cuộc chiến này đã khiến các nhà hoạch định chiến lược quân sự của Lầu Năm Góc buộc phải định hướng lại học thuyết quân sự của mình. Kết quả là, sau hơn hai thập kỷ, Mỹ đã chuẩn bị ít hơn so với các thế hệ đi trước trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Nga.
Không một giới chức nào ở Washington kêu gọi Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh liên quan đến vấn đề Crimea hiện nay vì rất nhiều lý do. Vào thời điểm này, sự can thiệp quân sự có thể là một hành động nguy hiểm và liều lĩnh đối với Mỹ. Nhưng nếu tình hình thay đổi và các nhà lãnh đạo chính trị bắt đầu tính đến sử dụng lực lượng quân sự hoặc một sức mạnh để mặc cả, họ sẽ chỉ nhận được vài sự lựa chọn hạn chế.
Trong suốt 2 cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, binh sĩ cũng như lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã được huấn luyện và chiến đấu trong các đơn vị nhỏ, trên đất liền ở khu vực Trung Đông. Học thuyết Chống nổi dậy ("COIN"), trong đó nhấn mạnh kỹ thuật chiến đấu với các lực lượng nổi dậy vốn được tổ chức lỏng lẻo và sử dụng các loại vũ khí hạng nhẹ, đã trở thành "kim chỉ nam" cho quân đội Mỹ. Điều này khác xa với những chiến thuật được sử dụng trong thời Chiến tranh Lạnh.
David Deptula, một vị tướng về hưu và từng là sĩ quan tình báo hàng đầu của Không quân Mỹ, nhận xét: "Chúng tôi đã tập trung chủ yếu vào các hoạt động nhằm đối phó với các cuộc xung đột cường độ thấp ở Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, nếu muốn duy trì vị thế siêu cường, chúng ta cần phải được chuẩn bị để giành chiến thắng trên tất cả các phạm vi của các cuộc chiến tranh, chứ không chỉ đầu tư vào một khía cạnh cụ thể nào".
BÀI LIÊN QUAN
Nga sẽ thống lĩnh bầu trời trong thập kỷ tới?[*]Trực thăng tấn công số 1 của Nga - Mỹ "quyết đấu"[*]Tàu ngầm hiện đại nhất Mỹ "so găng" với "quái vật biển" Nga[/list]
Thậm chí một vài nhà chiến lược còn hình dung về một tương lai lờ mờ rằng Nga và Trung Quốc vẫn chưa đủ mạnh để có thể cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ, và trong khi Washington vẫn chưa kiểm soát được tình hình ở Iraq và Afghanistan thì nước này đã lên kế hoạch "xoay trục" tới châu Á. "Trong nhiều năm qua, chỉ có một số ít người luôn nói về việc Nga và Trung Quốc đang phát triển các hệ thống tiên tiến để có thể đối chọi với những máy bay, tên lửa và tàu chiến 'thời kỳ Chiến tranh Lạnh' của chúng tôi", ông Deptula nói.
Giờ đây, khi Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đang chờ đợi các nhà hoạch định sẽ đưa ra kế hoạch gì để phản ứng lại với việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình, hoặc triển khai lực lượng ở những nơi khác trong khu vực, họ có rất ít sự lựa chọn trong bối cảnh điều kiện tác chiến của quân đội đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Trong nửa thế kỷ trước, chiến lược quân sự thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ tập trung vào việc kiềm chế Nga và sẵn sàng giành chiến thắng trong một cuộc đụng độ giữa các lực lượng thông thường quy mô lớn. Trên bộ, chiến lược vạch ra hình thức tác chiến với việc hình thành hàng loạt đội, nhóm xung quanh xe tăng và vũ khí hạng nặng. Trên không, nó dựa vào sự thống trị của các loại hình tác chiến kiểu không đối không hỏa lực mạnh, radar gây nhiễu, tàng hình, máy bay tầm xa... để có thể tiêu diệt đối phương từ xa với sức hủy diệt lớn.
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chiến lược quân sự của Mỹ đã được “đại tu hoàn toàn”. Công tác huấn luyện và học thuyết tập trung vào các đơn vị chiến thuật nhỏ trong khi vũ khí mới và xe tăng được thiết kế để chiến đấu ở cấp chiến thuật chứ không phải ở cấp chiến lược. Các loại máy bay thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu như F-22, với chi phí 187 triệu USD/1 chiếc dường như là quá đắt để sử dụng. Thay vào đó là các máy bay không người lái giá rẻ hơn gấp 10 lần, bay “rải rác” trên bầu trời Afghanistan và Iraq. Nhưng những máy bay không người lái này sẽ là vô dụng đối với Nga, nước có hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới.

1-f35-20-284-29-1395581462336.jpg

Máy bay F-35 của Mỹ.

"Hy vọng rằng tình hình ở Ukraine sẽ là một ‘gáo nước lạnh’ cho những ai còn cho rằng tất cả gì chúng ta cần là có thể tiến hành các hoạt động chống nổi dậy", ông Deptula cho biết và nói thêm rằng đang có những dấu hiệu cho thấy lợi thế công nghệ của Không quân Mỹ có thể bị xói mòn và mất ưu thế trước người Nga. Máy bay chiến đấu thế hệ mới của Nga, T-50, vẫn chưa đi vào hoạt động đầy đủ nhưng nó "sẽ được sản xuất sớm hơn nhiều như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và nhiều người khác đã dự đoán" và "một khi T-50 được sản xuất với số lượng đầy đủ, sẽ không có bất cứ lực lượng không quân nào trong khối NATO có thể đối phó được ngoại trừ F-22 và F-35", viên tướng lưu ý.
David Axe, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ quân sự thì nhận định T-50 có thể bắn tên lửa tầm xa trong khi đang bay ở tầm rất cao với tốc độ nhanh và nó có thể "khai thác lỗ hổng nghiêm trọng của quân đội Mỹ và đồng minh". Một cố vấn độc lập cho lực lượng không quân Australia đã đưa ra một kết luận nghiêm trọng hơn: "Nếu Mỹ về cơ bản không thay đổi kế hoạch của mình cho tương lai của lực lượng không quân chiến thuật, lợi thế có được trong nhiều thập kỷ sẽ sớm bị mất và không quân Mỹ sẽ trở thành một biểu tượng của lịch sử".
Trong khi máy bay của Nga dựa trên tốc độ và thời gian bay dài, phi đội máy bay của Mỹ chủ yếu được tập trung vào công nghệ tàng hình để tránh bị phát hiện và tấn công mục tiêu ở cự ly gần hơn. Nhưng khả năng tàng hình hiện đang bị thách thức bởi những tiến bộ trong công nghệ radar phát hiện và vũ khí chống máy bay của Nga.
"Hiện nay, Nga có một lợi thế lớn cả trên bề mặt lẫn trên không. Giống như một số lượng nhỏ máy bay thế hệ thứ 5 tiên tiến của Mỹ, người Nga có thể thực hiện việc chống tiếp cận với bất kỳ không phận nào trong phạm vị phòng thủ của họ, nếu họ muốn các máy bay của đối phương không được phép tiếp cận", ông Deptula nói thêm.
Từ năm 2001, Lầu Năm Góc đã có lý do chính đáng để ưu tiên dành chi tiêu cho lực lượng trên bộ ở Iraq và Afghanistan hơn là đầu tư cho môt cuộc chiến tranh trong tương lai, nhưng giờ mọi người đang nhận thấy thực tế đang diễn ra đúng như những gì Ông Deptula gọi là "một lực lượng không quân và hải quân Mỹ đang bị lão hóa". Theo một phân tích về việc cắt giảm quốc phòng của Viện Doanh nghiệp Mỹ công bố năm 2013, "quân đội Mỹ đã đóng cửa 100 cơ sở quân sự ở châu Âu từ năm 2003. Hải quân cũng đã được tinh giảm và đóng cửa một số cơ sở châu Âu. Kể từ năm 1990, Không quân Mỹ đã giảm số lượng máy bay và các lực lượng đóng quân ở châu Âu tới 75%. Hiện Lầu Năm Góc đang có kế hoạch tiếp tục cắt giảm sự hiện diện ở châu Âu thêm 15% trong thập kỷ tới"
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
thichchocngoay nói:
@Ra-fèo làm ơn đừng có copy & paste từ mấy ông lều báo Việt Nam có được không ? :( Mấy cái này cho link ai muốn đọc thì đọc. Nếu @Ra-fèo có thời gian tổng hợp tin từ các nguồn khác cho mọi người xem thì hay hơn. Copy & paste thường xuyên kiểu này làm cho topic loãng đi.


Để cho thớt nó dài ra và các pro Mỹ đỡ phải bấm vào link
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Súng chống tăng mới của lính Mỹ kém xa RPG-7 Nga</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Tuy ra đời sau RPG-7 hàng chục năm nhưng uy lực của Carl Gustav M3 kém hơn về khả năng xuyên giáp tăng và nặng hơn nhiều so với khẩu súng diệt tăng huyền thoại của nước Nga.
[*]Quân nổi dậy Syria cải tiến súng chống tăng RPG-7
[*]Vũ khí “độc, khủng” nhất Đông Nam Á của Việt Nam
[/list]

Trung tâm phân tích mua sắm vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga cho biết, tập đoàn SAAB của Thụy Điển đã chính thức nhận được đơn đặt hàng loại súng phóng lựu chống tăng Carl Gustav M3 có thiết kế tương tự RPG-7 của Nga cho các đơn vị quân đội Mỹ trong chương trình mua sắm Program of Record.
Điều đó đồng nghĩa rằng sau một thời gian dài chỉ sử dụng trong các đơn vị đặc nhiệm giờ đây súng phóng lựu Carl Gustav M3 sẽ trở thành vũ khí chống tăng cá nhân tiêu chuẩn cho các đơn vị bộ binh tiên phong trong quân đội Mỹ.
rpgmy_kienthuc_4701_tkar.jpg
Lính Mỹ khai hỏa súng chống tăng cá nhân Carl Gustav M3.


Carl Gustav M3 là một loại súng phóng lựu không giật được phát triển bởi Saab Bofors Dynamics (trước đây là Bofors Anti-Armour AB) Thụy Điển. Các nhà thiết kế vũ khí Thụy Điển đã bắt đầu thử nghiệm với một mẫu súng chống tăng không giật vào đầu những năm 1940. Thiết kế đầu tiên của họ là một vũ khí vác vai bắn phát một sử dụng đạn 20mm.
Thiết kế được đưa vào biên chế quân đội Thụy Điển trong năm 1942 với tên gọi M/42. Tuy nhiên, do nòng súng nhỏ nên không có hiệu quả chống lại các loại xe tăng thiết giáp lúc đó. Đến giai đoạn giữa những năm 1940, các nhà thiết kế Thụy Điển lại phát triển loại đạn HEAT chống tăng mới.
Đến năm 1946, nguyên mẫu đầu tiên của súng không giật cỡ nòng lớn bắn đạn HEAT cỡ nòng 84mm được tiến hành thử nghiệm. Súng được đặt tên Granatgevär 8.4cm m/48Carl-Gustaf hay còn gọi “súng trường phóng lựu đạn” mô hình 48 (năm 1948).
Carl Gustav có thiết kế và nguyên tắc hoạt động tương tự như RPG-7 của Liên Xô. Đơn giản, hiệu quả, Carl Gustav nhanh chóng trở thành vũ khí chống tăng tiêu chuẩn cho quân đội các nước Tây Âu. Súng có chiều dài tổng thể 1130mm, súng nạp đạn từ phía sau, khóa nòng của nó có một van điều tiết giảm giật Venturi.
rpgmy_kienthuc_4702_yhac.jpg
Súng chống tăng Carl Gustav M3 nạp đạn ở đuôi.


Khi nạp đạn, van điều tiết sẽ được xoay qua một bên để nạp viên đạn mới sau đó khóa lại, súng thường được sử dụng bởi 2 người, một người bắn, một người nạp đạn, tốc độ bắn khoảng 6 viên/phút. Súng có 2 tay nắm gần phía trước, nó cũng có một chân chống ở giữa nhưng ít khi sử dụng.
Súng phóng lựu Carl Gustav được trang bị thước ngắm cơ khí nhưng thông thường trang bị tích hợp kính ngắm quang học với độ phóng đại khoảng 3 lần. Các biến thể hiện đại về sau được bổ sung thêm các loại kính ngắm hồng ngoại để bắn đêm cũng như các thiết bị đo xa laser để tăng cường hiệu quả chiến đấu.
Carl Gustav được sản xuất với 3 biến thể: biến thể M1 được giới thiệu vào năm 1948, M2 được giới thiệu vào năm 1964 và M3 được giới thiệu vào năm 1991. Biến thể M2 có tầm bắn hiệu quả chống lại xe tăng ở cự ly khoảng 150m, 700m với các mục tiêu cố định, khả năng xuyên giáp khoảng 400mm, khối lượng chiến đấu 14kg.
rpgmy_kienthuc_4704_tpwg.jpg
Lính Mỹ khai hỏa súng chống tăng M3.


Biến thể M3 có tầm bắn hiệu quả chống xe tăng khoảng 150m, 700m với các mục tiêu cố định, lên đến 1000m với sự hỗ trợ của động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, khả năng xuyên giáp khoảng 500mm, khối lượng chiến đấu 9,5kg chưa bao gồm kính ngắm quang học. Carl Gustav có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như đạn chống tăng HEAT, đạn phân mảnh diệt bộ binh, đạn HEDP tiêu diệt công sự.
Xét về tính năng, Carl Gustav là một súng phóng lựu chống tăng khá hiệu quả cả về khả năng xuyên giáp cũng như sự linh hoạt trong sử dụng. Tuy nhiên, so với đối thủ trực tiếp của nó là RPG-7 của Nga thì Carl Gustav còn có khá nhiều hạn chế.
rpgmy_kienthuc_4703_xdnv.jpg
Các loại đạn của Carl Gustav M3.


Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của Carl Gustav là khối lượng chiến đấu khá nặng, biến thể M2 có khối lượng chiến đấu tới 14kg nặng gần gấp đôi so với RPG-7, biến thể M3 khối lượng chiến đấu có giảm xuống đôi chút nhưng vẫn nặng hơn nhiều so với RPG-7.
Carl Gustav nạp đạn từ phía sau nên cần đến 2 người sử dụng để tăng hiệu quả chiến đấu trong khi đó RPG-7 chỉ cần một người sử dụng. Hạn chế tiếp theo của Carl Gustav là không thể sử dụng các loại đạn lớn hơn cỡ nòng như RPG-7 do nạp đạn từ phía sau.
Khả năng xuyên giáp của Carl Gustav kém hơn so với RPG-7, loại đạn xuyên giáp liều đúp PG-7VR của RPG-7 có thể xuyên đến 600mm sau giáp phản ứng nổ trong khi khả năng xuyên giáp tối đa của Carl Gustav chỉ khoảng 500mm giáp đồng nhất.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.503
113
đọc vô thấy mấy kỹ sư Mỹ toàn dân đầu tôm. chế cái gì củng thua Nga sô, TQ.. nếu Nga mà làm cái smartphone chăc Mỹ củng phại gọi Nga bằng cụ
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
"Sứ giả chiến tranh" Tomahawk Mỹ có nguy cơ bị khai tử</h1>(Soha.vn) - Không chỉ chương trình tên lửa Tomahawk, Tổng thống Obama còn dự định xóa sổ một chương trình tên lửa quan trọng khác của Mỹ là Hellfire.</h2>
Tờ Washington Times đưa tin Tổng thống Obama đang có kế hoạch hủy bỏ 2 chương trình tên lửa thành công lớn của Mỹ mà các chuyên gia nhận định rằng chúng đã giúp Hải quân Mỹ duy trì ưu thế quân sự trong nhiều thập kỷ qua.
Theo các tài liệu ngân sách do Hải quân Mỹ phát hành, ngân sách dành cho chương trình tên lửa Tomahawk (được biết tới như "tên lửa hành trình tiên tiến nhất thế giới") dự kiến sẽ bị cắt giảm 128 triệu USD theo đề xuất ngân sách năm tài khóa 2015 của ông Obama và chương trình sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ vào năm 2016.
Hải quân Mỹ cũng sẽ buộc phải hủy bỏ kế hoạch mua các tên lửa Helfire với hiệu quả tác chiến cao vào năm 2015.
Đề xuất hủy bỏ các chương trình tên lửa này đã khiến cho giới lập pháp và các chuyên gia quân sự Mỹ vô cùng kinh ngạc khi họ từng cảnh báo rằng việc cắt giảm những tên lửa này sẽ làm suy giảm đáng kể năng lực của Mỹ trong việc ngăn chặn các lực lượng của quân địch.

barry-2_s640x480-968aa.jpg


Hải quân Mỹ đã sử dụng các biến thể khác nhau của tên lửa Tomahawk trong vòng hơn 30 năm qua, trong chiến dịch Bão táp sa mạc, các vùng chiến sự ở Iraq, Afghanistan, cho tới Balkans.
BÀI LIÊN QUAN
Căng thẳng Ukraine: Putin cho Mỹ cớ để phát triển VK hạt nhân mới[*]Google Earth tiết lộ căn cứ bộ ba hạt nhân chiến lược của Mỹ[*]Nga "mổ xẻ" 4 lầm tưởng lớn nhất về tên lửa Tomahawk Mỹ[/list]
Trong khi quân đội Mỹ đang phải cắt giảm ngân sách thì có vẻ như việc cắt giảm chương trình Tomahawk không phải do thiếu tiền.
Tờ Washington Times cho hay Chính quyền Tổng thống Obama có vẻ muốn dành ngân sách chương trình Tomahawk để đầu tư cho một chương trình tên lửa thử nghiệm mà phải ít nhất 10 năm nữa mới có thể sẵn sàng hoạt động.
Các chuyên gia Hải quân và nhiều sĩ quan nghỉ hưu lo ngại rằng việc xóa bỏ 2 chương trình tên lửa Tomahawk và Helfire mà chưa có hệ thống khác thay thế sẽ đe dọa uy thế của Mỹ khi nước này đang phải đối mặt với những đội quân ngày càng tiên tiến từ Bắc Triều Tiên cho tới Trung Đông.

Seth Cropsey, Giám đốc Trung tâm Sức mạnh biển Mỹ, thuộc Viện nghiên cứu Hudson cho rằng việc cắt giảm sẽ lấy đi của Mỹ sức ảnh hưởng và vị thế thống trị quân sự.
Theo Cropsey, kế hoạch cắt giảm này "giống như đang treo cờ trắng trên một cột cờ rất cao và nói rằng chúng tôi đã sẵn sàng để bị giẫm đạp lên".
Steve Russel, một cựu sĩ quan Lục quân Mỹ nhận định: "Chúng ta đang đứng trước một nguy cơ vô cùng lớn bởi quá nhiều chính sách của chúng ta dành cho mục đích phản ứng nhanh phụ thuộc vào đội ngũ an ninh quốc gia với năng lực răn đe là tên lửa Tomahawk".
Bắc Triều Tiên đã phóng thành công các rocket đa tầng và nhiều loại tên lửa đạn đạo khác trong những tháng gần đây. Các chuên gia cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy năng lực phòng thủ của Hải quân Mỹ sẽ trở nên quan trọng hơn tại Thái Bình Dương trong những năm tiếp theo.
Trung bình, gần 100 quả tên lửa được sử dụng mỗi năm. Với tốc độ sử dụng hiện tại, số lượng tên lửa Tomahawk dự trữ sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2018 và Hải quân Mỹ sẽ không có gì để sử dụng.
"Đây là một quyết định mà Tổng thống Barack Obama chắc chắn sẽ làm suy yếu nước Mỹ, trong khi Nga đang tăng cường sức mạnh đáng kể" - một chuyên gia khác nhận định.
Tên lửa hành trình Tomahawk được phát triển bởi tập đoàn Raytheon của Mỹ, với giá 600.000 USD/quả loại thường và 1,45 triệu USD/ quả loại chiến thuật. Một quả tên lửa Tomahawk dài 6,1 m, đường kính 53 cm, sải cánh 2,7 m và trọng lượng 1.510 kg. Nó có thể đạt được tốc độ cận âm và tầm bắn từ 1.126km đến 2.172km tùy từng loại.
Tên lửa Tomahawk có 4 phiên bản chính, bao gồm: phiên bản hạt nhân Block II TLAM-A, phiên bản tiêu chuẩn Block III TLAM-C, phiên bản bom chùm Block III TLAM-D và phiên bản chiến thuật mới nhất Block IV TLAM-E. Phiên bản mới nhất của tên lửa Tomahawk có khả năng lượn quanh mục tiêu trong vòng nhiều giờ và thay đổi hướng di chuyển ngay cả sau khi rời bệ phóng.
Trong cuộc tấn công Iraq vào năm 2003, lực lượng liên quân đã bắn 700 quả tên lửa hành trình Tomahawk trong năm đầu tiên. Liên quân Mỹ và phương Tây cũng đã bắn 110 quả tên lửa loại này trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Libya năm 2011. Loại tên lửa này được mệnh danh là “sứ giả chiến tranh”, luôn mang đến cơn ác mộng cho bất kỳ quốc gia nào mà nó hướng đến.
1-anh1-fftc-1392349257828.jpg

Tên lửa HELLFIRE II có tầm bắn tối đa 8km.

Trong khi đó, AGM-114 Hellfire là tên lửa chống tăng cực mạnh do hãng Lockheed Martin thiết kế, sản xuất dùng để tấn công hủy diệt các mục tiêu bọc thép, công sự kiên cố. Tên lửa dùng đầu tự dẫn radar sóng mm đem lại độ chính xác cao, lắp đầu nổ chống tăng cực mạnh, tầm bắn xa đến 8km. Phiên bản mới nhất trong gia đình tên lửa Hellfire là AGM-114R HELLFIRE II (mã định danh là Romeo), có chiều dài 163cm, đường kính 17,8cm, khối lượng 49,4kg trang bị đầu dò laser bán chủ động và có thể sử dụng chế độ bắt mục tiêu rồi phóng hay phóng rồi bắt mục tiêu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.