Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
grenade nói:
đọc vô thấy mấy kỹ sư Mỹ toàn dân đầu tôm. chế cái gì củng thua Nga sô, TQ.. nếu Nga mà làm cái smartphone chăc Mỹ củng phại gọi Nga bằng cụ
YotaPhone
05russphone-span-articleLarge.jpg

http://online.wsj.com/news/articles/SB10001424127887323339704578173173413977046
http://www.nytimes.com/20...goes-on-sale.html?_r=0

Chú lựu tắt máy tính ra ngoài thế giới hoặc đọc các trang báo chính thống dùm tí đi, thế giới này nó khác năm 1975 lắm chú lựu
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Đối phó TSB Mỹ, Nga khôi phục tàu ngầm titan Barrakuda</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Việc Nga quyết định khôi phục và hiện đại hóa tàu ngầm làm bằng titan lớp Project 945 Barrakuda có lẽ là nhằm đối phó với hạm đội tàu sân bay Mỹ đông đảo.
Nga nâng cấp tàu ngầm tấn công "trên giấy"
Tàu ngầm lớn nhất thế giới trở thành "bia bắn"
[/list]

Bộ Quốc phòng Nga và Nhà máy Zvezdochka (ở Severodvinsk) đã ký hợp đồng sửa chữa và hiện đại hoá nâng cấp các tàu ngầm hạt nhân làm bằng vật liệu titan Carp và Kostroma thuộc Project 945 Barrakuda (Cá măng biển) được đóng từ những năm 1970-1980 và đã ra khỏi đội hình chiến đấu của Hạm đội biển Bắc từ rất lâu.

Tuy nhiên, bất chấp việc dường như đã quá “già nua”, những tàu ngầm đóng bằng hợp kim titan này cho đến nay vẫn vượt trội hơn các tàu ngầm tương tự của nước ngoài về hàng loạt chỉ tiêu tính năng kỹ thuật.

Theo các chuyên gia thiết kế và đóng tàu biển, vài chục năm hoàn toàn không có tác động gì đến thân tàu ngầm titan. Thứ kim loại đắt tiền này cực kỳ bền vững chống ăn mòn, thực tế hoàn toàn không bị gỉ và hư hại theo thời gian. Nhưng toàn bộ hay gần như toàn bộ “phần ruột” của các tàu ngầm này sẽ phải làm mới.
Tianproject945_KTo_4701.jpg
Làm bằng vật liệu siêu bền, vỏ tàu ngầm Project 945 vẫn không hư hại gì sau nhiều năm "bỏ hoang", tuy nhiên hệ thống bên trong thì phải thay thế toàn bộ.Đại tá hải quân đã giải ngũ, nguyên cán bộ cục động viên Hải quân Liên Xô Sergei Vasyutin cho biết: “Tôi không nghi ngờ là quyết định này của Bộ Quốc phòng có thể làm cho tình báo phương Tây tiên tiến nhất cũng phải bế tắc. Ngay chính các chuyên gia Nga cũng bị bất ngờ. Chính tình báo hải quân đã tham mưu cho lãnh đạo Mỹ các tàu ngầm nào của Liên Xô, sau này là của Nga phải đưa vào danh sách thay mục đích sử dụng trong khuôn khổ hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược”.

Ông này cho biết thêm là, với sự hỗ trợ kinh phí của phía Mỹ, chúng ta đã “cưa đứt đục suốt” phần lớn các tàu ngầm hạt nhân chiến lược, nhiều tàu ngầm hạt nhân đa năng. Vậy mà dường như tình báo phương Tây đã quên các tàu ngầm titan. Có lẽ họ cho rằng nước Nga sẽ không đủ sức khôi phục chúng, công nghệ gia công titan quá phức tạp và tốn kém. Dẫu sao những con tàu này đã may mắn sống sót, như người ta thường nói, đến lúc thời thế tốt đẹp hơn. Các tàu ngầm của Project 945 làm bằng titan có tiềm năng cải tiến rất lớn mà các con tàu tương tự của NATO có nằm mơ cũng không có được. Do đó chúng sẽ còn phục vụ nước Nga ngoài đại dương.

Những con tàu này đã từng được gọi là “sát thủ tàu sân bay”, không phải bằng bất cứ tên nào khác. Nhiệm vụ chủ yếu của các tàu ngầm. thuộc Project 945 là theo bám các tàu ngầm hạt nhân chiến lược và các cụm tàu sân bay xung kích của đối thủ tiềm tàng và đảm bảo tiêu diệt chúng ngay khi bắt đầu có xung đột.

Tàu ngầm Project 945/945A được trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 650mm và 4 ống phóng cỡ 530mm cho phép bắn tên lửa hành trình tầm xa RK-55 Grant (tầm bắn 3.000km, lắp đầu đạn hạt nhân 200 kiloton), tên lửa chống ngầm RPK-2 Viyuga hoặc RPK-6 Vodopad và ngư lôi, thủy lôi.

Theo báo chí, các tàu ngầm hạt nhân đa năng thuộc Project 945 Barrakuda và 945A Kondor có thân tàu bằng hợp kim titan sau khi được nâng cấp sẽ so sánh được với các tàu ngầm hiện đại Project 885 Yasen-M.
Titanproject945_KTo_4702.jpg
Sau hiện đại hóa, các tàu ngầm Project 945 có thể sánh ngang với tàu ngầm Project 885 Yasen.Theo quan chức từng phục vụ lâu năm trong hải quân, đã có thời gian các thủy thủ rất sợ các tàu titan sẽ đơn giản là “nuốt chửng” các cầu tàu nổi bằng thép thường (ăn mòn rất mạnh). Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra lối thoát, khi các tàu ngầm titan về bến, họ hàn lên thân tàu một khung bảo vệ bằng sắt, khung này sẽ bị titan “ngốn” sạch, nhưng không đụng đến cầu tàu.

Nga mới chuyển đổi mục đích sử dụng duy nhất một tàu ngầm hạt nhân có thân bằng titan mang tên Zolotaya rybka thuộc Project 661 được đóng từ những năm 1960. Và đây là con tàu có tốc độ nhanh nhất, trong các cuộc thử nghiệm tàu ngầm này đã đạt đến tốc độ 42 hải lý/h khi lặn. Kỷ lục tốc độ khi lặn dưới nước này cho đến nay vẫn chưa bị phá.

Khi đó không ai trong các nhà thiết kế, các đô đốc có thể giải thích cho ban lãnh đạo đất nước hiểu được tàu ngầm “bay” trong đại dương với tốc độ như vậy để làm gì? Vì những người lãnh đạo thực sự lo ngại trước giá thành đóng Zolotaya rybka tới 222 triệu Rub. Vấn đề là đồng Rub Liên Xô chuyển đổi, nghĩa là một con số khổng lồ vào thời gian đó thậm chí đến hình dung ra cũng khó. Và con tàu này đã không được đóng hàng loạt.

Chính vì vậy mà con tàu được gọi là “vàng”. Nếu chạy hết tốc độ khi lặn, tàu ngầm này gây nên độ ồn tới mức, như mọi người từng nói, có thể dễ dàng nghe thấy nó ở bên kia bờ đại dương… Nhân tiện, khi năm 2010 ở Severodvinsk kết thúc việc “xẻ thịt” con tàu này thành “kim”, mọi người lại kinh ngạc vì giá thành việc tháo dỡ tàu titan không phải là dễ cắt. Một lần nữa con tàu lại thành “vàng”.

Hiện Nga còn 4 chiếc tàu ngầm hạt nhân titan gồm: 2 chiếc thuộc Project 945 Barrakuda (K-239 Carp và K-276 Kostroma) và 2 tàu Project 945A Kondor đã được nâng cấp (K-336 Pskov và K-534 Nizhny Novgorod.

Ngoài ra, còn có một chiếc siêu tàu ngầm hạt nhân làm bằng Titan mang tên Komsomolets thuộc Project 685. Đây có thể là chiếc tàu ngầm có “1-0-2” trên thế giới nhờ vào khả năng lặn sâu tới 1km. Rất tiếc, năm 1989 do lỗi kỹ thuật con tàu đã bị chìm làm thiệt mạng 42 thủy thủ. Hiện con tàu nằm dưới độ sâu 1.600m trên biển Barent.
Titanproject945_KTo_4703.jpg
Với 4 tàu ngầm Project 945 hiện đại hóa trong tương lai, Hải quân Nga sẽ có lực lượng "tìm và diệt tàu sân bay" đáng sợ nhất thế giới.Trong các con tàu thuộc Project 945 Barrakuda và các biến thể của nó được đóng ở thành phố Gorki (nay là Nizhny Novgorod) đã sửa các lỗi phát hiện được khi đóng Zolotaya rybka. Dù rất đắt, Liên Xô dẫu sao cũng đã quyết định đóng thêm mấy con tàu có thân bằng titan nữa, chúng vẫn ở trạng thái tuyệt vời sau mấy chục năm.

Đầu tiên, tàu ngầm hạt nhân Carp sẽ được sửa chữa ở Severodvinsk và sẽ được đưa vào biên chế hạm đội, sau đó là tàu Kostroma. Vào giai đoạn cuối khi sửa con tàu thứ hai sẽ có một hợp đồng nữa được ký, để sửa và nâng cấp hiện đại hoá hai tàu ngầm hạt nhân titan nữa Pskov và Nizhny Novgorod, cho đến nay những tàu này vẫn chưa bị đưa hoàn toàn ra khỏi biên chế Hải quân Nga.

Theo các nhà kinh tế, sửa chữa và nâng cấp hiện đại hoá các tàu ngầm titan nhanh hơn khoảng hai lần so với đóng mới. Điều này cũng cần ít kinh phí hơn. Trong trường hợp này sẽ là vô lý nếu kết tội Bộ Quốc phòng muốn tiết kiệm bằng cách nào đó. Theo một số nguồn tin, cho đến nay các tàu ngầm Nga lớp này vẫn vượt trội hơn các tàu ngầm của NATO, trước hết là về độ sâu lặn. Còn về độ bí mật, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của tàu ngầm đến nay phụ thuộc vào các nhà thiết kế đóng tàu, chính là vào việc họ sẽ “làm phần lõi” của các tàu ngầm được nâng cấp hiện đại hoá bằng thiết bị và vũ khí như thế nào.

Xét về độ bền của các tàu ngầm Titan do Liên Xô đóng đã được thể hiện năm 1992, khi tàu ngầm hạt nhân Kostroma của Nga va chạm với tàu ngầm lớp Los Angelescủa Mỹ ở biển Barents. Con tàu Nga bị hư hỏng mức trung bình ở phần bảo vệ khối nhô cao của tàu ngầm, nhưng tàu của Mỹ thì đã phải loại bỏ.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Chậm thử nghiệm phần mềm, F-35 tiếp tục tăng giá</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Do chậm chễ trong việc thử nghiệm phần mềm có thể khiến cho giá thành nghiên cứu F-35 tiếp tục tăng, thời gian hình thành khả năng tác chiến chậm lại.
[*]Tại sao lắm lỗi nhưng F-35 vẫn bán chạy ở Châu Á?
[*]Mỹ thiết kế lại động cơ phản lực F-35
[/list]

Theo báo cáo mới nhất của nhân viên điều tra Quốc hội Mỹ, sự chậm trễ của công tác thử nghiệm phần mềm trên máy bay chiến đấu F-35 Lightning II sẽ một lần nữa tăng giá thành nghiên cứu của máy bay chiến đấu này, khiến thời gian hình thành khả năng tác chiến của F-35 bị chậm lại.
Văn phòng trách nhiệm chính phủ Mỹ (GAO) ngày 24/3 đưa ra báo cáo cho rằng: “việc hình thành khả năng tác chiến của F-35 có thể phải trì hoãn mất 13 tháng”.
f35_kienthuc_4701_oiqf.jpg
Tiêm kích tàng hình "lắm tiền lắm lỗi" F-35.


Theo kế hoạch trước đó, biến thể cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) F-35B dùng cho không quân của lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ sẽ là lựa chọn đầu tiên để hình thành khả năng tác chiến ban đầu (IOC), nút mục tiêu là tháng 7/2015. Tuy nhiên, sự chậm trễ của nghiên cứu phầm mềm đồng nghĩa với việc mục tiêu thời gian ban đầu của sẽ không thể thực hiện.
Việc này đồng thời cũng mang lại những nguy cơ về thời gian đạt được IOC của Hải quân và Không quân Mỹ. Căn cứ vào kế hoạch ban đầu, biến thể F-35A của Không quân Mỹ sẽ đạt được IOC vào năm 2016, F-35C hoạt động trên tàu sân bay cho Hải quân Mỹ dự kiến là vào năm 2018.
Đồng thời báo cáo này cũng bổ sung, tiến độ chậm sẽ dẫn đến chi phí dự án F-35 tăng. GAO đặc biệt chỉ ra, Bộ quốc phòng Mỹ sẽ nâng cao ngân sách trong 5 năm tới, đến trước năm tài chính 2037 sẽ duy trì mức ngân sách thêm bình quân là 12,6 tỷ USD/năm, mấy năm sau đó, ngân sách cần thiết sẽ đạt cao điểm 15 tỷ USD.
f35_kienthuc_4702_qhhe.jpg
Buồng lái nhìn đơn giản nhưng cực kỳ tiên tiến của F-35.


Căn cứ vào thông kê mới nhất, tổng chi phí cho nghiên cứu, hoạt động và bảo đảm của dự án máy bay F-35 sẽ hơn 1.000 tỷ USD. Văn phòng dự án liên hợp F-35 của Bộ quốc phòng (JPO) thừa nhận, phát triển phần mềm vẫn là nguy cơ kỹ thuật lớn nhất của dự án này.
Phát ngôn viên của công ty Lockheed Martin ngày 24/3 cho biết, công ty này tin rằng “năm 2014 có thể hoàn thành bay thử nghiệm phần mềm phiên bản khả năng tác chiến ban đầu của F-35B”.
Cho đến nay, JPO đã công bố 3 phiên bản của F-35: phiên bản huấn luyện luyện Block 1A; phiên bản huấn luyện giai đoạn 1 Block 1B; phiên bản huấn luyện giai đoạn 2 Block 2A. Trong đó, phần mềm phiên bản Block 2A sẽ được hoàn thành việc triển khai cuối cùng và bàn giao cho các quân chủng trong năm nay. Còn Block 2B (phiên bản khả năng tác chiến ban đầu) sẽ được công bố vào quý 2 năm 2015, và Block 3F (phiên bản khả năng tác chiến toàn diện) sẽ được bàn giao vào quý 3 năm 2017.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Chậm thử nghiệm phần mềm, F-35 tiếp tục tăng giá</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Do chậm chễ trong việc thử nghiệm phần mềm có thể khiến cho giá thành nghiên cứu F-35 tiếp tục tăng, thời gian hình thành khả năng tác chiến chậm lại.
[*]Tại sao lắm lỗi nhưng F-35 vẫn bán chạy ở Châu Á?
[*]Mỹ thiết kế lại động cơ phản lực F-35
[/list]

Theo báo cáo mới nhất của nhân viên điều tra Quốc hội Mỹ, sự chậm trễ của công tác thử nghiệm phần mềm trên máy bay chiến đấu F-35 Lightning II sẽ một lần nữa tăng giá thành nghiên cứu của máy bay chiến đấu này, khiến thời gian hình thành khả năng tác chiến của F-35 bị chậm lại.
Văn phòng trách nhiệm chính phủ Mỹ (GAO) ngày 24/3 đưa ra báo cáo cho rằng: “việc hình thành khả năng tác chiến của F-35 có thể phải trì hoãn mất 13 tháng”.
f35_kienthuc_4701_oiqf.jpg
Tiêm kích tàng hình "lắm tiền lắm lỗi" F-35.


Theo kế hoạch trước đó, biến thể cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) F-35B dùng cho không quân của lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ sẽ là lựa chọn đầu tiên để hình thành khả năng tác chiến ban đầu (IOC), nút mục tiêu là tháng 7/2015. Tuy nhiên, sự chậm trễ của nghiên cứu phầm mềm đồng nghĩa với việc mục tiêu thời gian ban đầu của sẽ không thể thực hiện.
Việc này đồng thời cũng mang lại những nguy cơ về thời gian đạt được IOC của Hải quân và Không quân Mỹ. Căn cứ vào kế hoạch ban đầu, biến thể F-35A của Không quân Mỹ sẽ đạt được IOC vào năm 2016, F-35C hoạt động trên tàu sân bay cho Hải quân Mỹ dự kiến là vào năm 2018.
Đồng thời báo cáo này cũng bổ sung, tiến độ chậm sẽ dẫn đến chi phí dự án F-35 tăng. GAO đặc biệt chỉ ra, Bộ quốc phòng Mỹ sẽ nâng cao ngân sách trong 5 năm tới, đến trước năm tài chính 2037 sẽ duy trì mức ngân sách thêm bình quân là 12,6 tỷ USD/năm, mấy năm sau đó, ngân sách cần thiết sẽ đạt cao điểm 15 tỷ USD.
f35_kienthuc_4702_qhhe.jpg
Buồng lái nhìn đơn giản nhưng cực kỳ tiên tiến của F-35.


Căn cứ vào thông kê mới nhất, tổng chi phí cho nghiên cứu, hoạt động và bảo đảm của dự án máy bay F-35 sẽ hơn 1.000 tỷ USD. Văn phòng dự án liên hợp F-35 của Bộ quốc phòng (JPO) thừa nhận, phát triển phần mềm vẫn là nguy cơ kỹ thuật lớn nhất của dự án này.
Phát ngôn viên của công ty Lockheed Martin ngày 24/3 cho biết, công ty này tin rằng “năm 2014 có thể hoàn thành bay thử nghiệm phần mềm phiên bản khả năng tác chiến ban đầu của F-35B”.
Cho đến nay, JPO đã công bố 3 phiên bản của F-35: phiên bản huấn luyện luyện Block 1A; phiên bản huấn luyện giai đoạn 1 Block 1B; phiên bản huấn luyện giai đoạn 2 Block 2A. Trong đó, phần mềm phiên bản Block 2A sẽ được hoàn thành việc triển khai cuối cùng và bàn giao cho các quân chủng trong năm nay. Còn Block 2B (phiên bản khả năng tác chiến ban đầu) sẽ được công bố vào quý 2 năm 2015, và Block 3F (phiên bản khả năng tác chiến toàn diện) sẽ được bàn giao vào quý 3 năm 2017.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Lính thủy đánh bộ Mỹ thiếu tàu đổ bộ ở CA-TBD</h1>
(Kienthuc.net.vn) - “Hải quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ không có đủ tiềm lực để thực hiện chiến dịch đổ bộ lớn ở Thái Bình Dương nếu xung đột xảy ra”.
[*]Tàu đổ bộ “khủng” của Singapore viếng thăm Đà Nẵng
[*]Tàu chiến, MV-22 Mỹ tập trận dậy sóng biển Hoa Đông
[/list]

Đây là tuyên bố của một chỉ huy cấp cao của Quân đội Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương khi trả lời các nhà lập pháp vào ngày 25/3.
Cuộc chiến ở Afghanistan hạ màn, các chỉ huy lính thủy đánh bộ Mỹ muốn quân chủng của họ quay trở lại nhiệm vụ chính của mình: tấn công kẻ thù từ biển như họ vẫn thường làm trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên, Đô đốc Samuel Locklear III – Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết rằng các phương tiện đổ bộ hiện nay của lính thủy đánh bộ Mỹ không đủ đáp ứng nhu cầu của thực tế.
“Chúng ta đã trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng để lính thủy đánh bộ hoạt động tốt ở khu vực này họ cần được cung cấp các phương tiện đổ bộ tốt bao gồm cả tàu đổ bộ các loại”, Đô đốc Samuel Locklear III nói.
taudobo_kienthuc_4701_wmdf.jpg
Tàu đổ bộ đệm khí của Lính thủy Đánh bộ Mỹ.


Lời tuyên bố của ông Samuel được đưa ra trong hoàn cảnh đang có các lo ngại về xung đột giữa Trung Quốc và Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Chính phủ Obama cho rằng quần đảo Senkaku nằm trong hiệp ước phòng thủ giữa Mỹ và Nhật Bản. Điều này đồng nghĩa với việc quân đội Mỹ phải hỗ trợ Nhật trong trường hợp Trung Quốc tấn công. Năm 2013, Lính thủy đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã có buổi tập trận đổ bộ quy mô lớn ở đảo San Clemente, bang California.
Hiện nay Mỹ có 4 nhóm tàu đổ bộ sẵn sàng ở San Diego và 1 nhóm ở Sasebo, Nhật. Đô đốc Samuel đã yêu cầu thêm nhóm tàu đổ bộ nhưng Lầu Năm Góc vẫn đang xem xét. Theo ông Samuel, nhu cầu toàn cầu hiện nay đối với lính thủy đánh bộ đang vượt qua khả năng đổ bộ của quân chủng này.
Ông Samuel còn cho biết Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương đã từng phải gửi các nhóm tàu đổ bộ được bộ này huấn luyện và bảo dưỡng tới Trung Đông và châu Âu và bày tỏ mong muốn: khu vực Thái Bình Dương nên được đặt ở mức ưu tiên cao nhất để tăng cường nhóm tàu đổ bộ.
“Để quay lại Thái Bình Dương, theo ý kiến của tôi, lính thủy đánh bộ nên được tối ưu khả năng thực hiện nhiệm vụ bằng cách tăng cường tối đa khả năng đổ bộ”, Đô đốc Samuel cho hay.
taudobo_kienthuc_4702_gvao.jpg
Tàu đổ bộ lớn Hải quân Mỹ.


Trong buổi điều trần của mình, tướng Curtis Scaparrotti – người đứng đầu lực lượng Liên Hiệp Quốc và Mỹ ở Hàn Quốc đã cho thấy những lo ngại về khả năng chống lại một cuộc tấn công lớn của Triều Tiên khi các lực lượng Mỹ ở đây phải dựa vào khả năng triển khai nhanh nếu xảy ra xung đột ở bán đảo Triều Tiên.
Tướng Scaparrotti đồng ý rằng tình trạng sẵn sàng chiến đấu thấp của các lực lượng lưu trú ngoài Hàn Quốc có thể dẫn tới việc chậm trễ xây dựng lực lượng chiến đấu – trong khi đó kẻ địch sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị phòng ngự. Điều này sẽ dẫn tới việc phải kéo dài thời gian chiến đầu và đồng nghĩa với việc sẽ có thương vong lớn cho Quân đội Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột tại bán đảo Triều Tiên.

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Có thêm tàu chiến Ukraine, Hải quân Nga đông hơn Mỹ</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Với số lượng tàu chiến bổ sung từ Hải quân Ukraine, Hải quân Nga đang có nhiều tàu chiến hơn Hải quân Mỹ.
[*]Số phận thăng trầm tàu ngầm “độc nhất” của Ukraine
[*]Tiết lộ “sốc”: quân đội Ukraine không còn khả năng chiến đấu
[/list]

Kể từ khi 51 chiếc tàu chiến của Hải quân Ukraine đầu quân sang Hạm đội biển Đen, Hải quân Nga đã có nhiều tàu chiến hơn Hải quân Mỹ.
Hiện tại, Hải quân Mỹ đang có 283 tàu chiến đang hoạt động, con số này ở Nga trước khi diễn ra sự kiện tại Crimea là 280 chiếc.
17 tàu quân sự cuối cùng của Ukraine ở Crimea đã không gia nhập vào Hải quân Nga. Tàu quét mìn Cherkassy đã bị phá hoại bởi thủy thủ đoàn hôm thứ 4 sau nhiều nỗ lực chiếm giữ không thành công của Nga. Vào đêm thứ 3 ngày 24/03, tiếng súng cùng những tiếng nổ và khói đã bốc lên từ con tàu trong nỗ lực nắm quyền kiểm soát của Nga.
10 tàu khác không đóng quân ở Crimea vẫn thuộc sở hữu của Hải quân Ukraine. Nga cũng đã được bổ sung thêm một số lượng lớn quân nhân từ Hải quân Ukraine. Khoảng 12.000 trong số 15.450 binh lính Hải quân Ukraine đóng quân ở Crimea trước sự kiện tại Crimea này vào cuối tháng trước. Hầu hết các binh lính và sĩ quan đã đầu quân cho Hải quân Nga.
quansu_haiquannga_kienthuc__wixy.jpg
Với số lượng tàu chiến bổ sung từ Hải quân Ukraine, Hải quân Nga đang có nhiều tàu chiến hơn Hải quân Mỹ.
Lữ đoàn hàng không chiến thuật 204 đóng quân tại căn cứ không quân Ballbek trong đó có 39 chiếc MiG-29 đã bị thu giữ bởi Hải quân Nga trong những ngày đầu tiên của biến động chính trị tại đây. Bên cạnh đó còn khoảng 300 tên lửa đất đối không trong tình trạng tốt được Nga thu giữ tại căn cứ không quân Fiolent.
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ 3, ông Yuri Borisov - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này sẽ có thêm khoảng 40 tàu chiến và tàu ngầm, tàu hỗ trợ (đóng mới) được biên chế thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong năm nay.
“Sự bổ sung các tàu chiến sẽ giải quyết toàn bộ các nhiệm vụ giả định của hải quân và làm cho hiệu quả chiến đấu cao hơn ở bất kỳ địa điểm nào của các đại dương trên thế giới”, ông này tuyên bố.
Các tàu chiến mới sẽ được trang bị vũ khí chống ngầm, vũ khí tấn công chính xác cao, vũ khí phòng vệ và các thiết bị trên không theo kế hoạch phát triển của đội tàu. Các tàu này sẽ được đưa vào phục vụ quân sự trong Hải quân Nga trong tương lai gần.
Thứ trưởng Borisov trao đổi với các phóng viên rằng: “Tàu ngầm tấn công hạt nhân Yasen, tàu chiến đấu mặt nước đa năng hiện đại chẳng hạn như tàu khu trục Lider cùng một số tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống sẽ được đưa vào trang bị”.
Vị này còn vạch ra kế hoạch trang bị các tàu bảo vệ bờ biển, tàu tên lửa cao tốc, tàu tuần tra chống phá hoại, tàu cứu hộ, tàu hỗ trợ, tàu phá băng và các cần cẩu nổi.
tauchienu_kienthuc_espj.jpg
Tàu chiến Ukraine tại Sevastopol.


Hải quân Nga cũng đã được báo cáo vào ngày hôm nay 28/3 sẽ tiến hành một cuộc tập trận lớn ở Địa Trung Hải gần đảo Síp. Một số tàu từ Hạm đội biển Bắc sẽ tiến hành tập trận chung với tàu chiến lớn từ Hạm đội Baltic. Hải quân Nga có thể sử dụng đảo Síp như một cảng trong quá trình tập trận bởi họ được quyền tiếp nhiên liệu ở cảng Limassol.
Hiện tại, Hải quân Mỹ đang có 283 tàu chiến hoạt động cùng hàng ngàn tàu chiến khác đang dự trữ. Lực lượng chính bao gồm 10 tàu sân bay lớp Nimizt và sẽ sớm được bổ sung thêm 2 chiếc siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford đang được đóng mới. Không một quốc gia nào khác trên thế giới có nhiều hơn 2 tàu sân bay.
So sánh với Hải quân Trung Quốc, đầu năm đã công bố kế hoạch đóng mới tàu sân bay thứ 2. Các báo cáo trong năm 2012, Hải quân Trung Quốc có hơn 500 tàu chiến các loại trong đó có 150 tàu lớn, mặc dù một số tàu chỉ được xếp hạng tương đương với tàu Cảnh sát biển của Mỹ.
Iran một đối thủ quân sự khác của Mỹ trong tương lai đã có khoảng 30 tàu ngầm, 2 tàu khu trục, 6 tàu khu trục nhỏ đã được báo cáo theo các số liệu của năm 2012.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
[blockquote]
US Air Force Confronts Harsh Reality - Không quân Mỹ đối đầu thực tế khắc nghiệt​

" Chúng ta đang đốt đồ đạc để cứu lấy nhà - We’re burning the furniture to save the house " . Lời ẩn dụ cũ rích từ một sĩ quan không quân Mỹ ám chỉ yêu cầu gói ngân sách khoảng 105 tỉ $ trong năm tài khóa ( fiscal year ) 2015 của không quân mà sẽ mang ra thảo luận ở Quốc hội tới đây

Số phận lửng lơ của A-10

Việc đối mặt với cắt giảm ngân sách hiện nay đe dọa rất lớn đến sự tồn vong của khá nhiều phi đội máy bay và đặc biệt là cường kích A-10
Lời lẽ đầy ảm đạm của Thư ký không quân Deborah Lee James trong 1 cuộc phỏng vấn bất thường với các phóng viên " đây là sự khắc nghiệt , chúng ta sẽ đối mặt với lần đầu tiên trong 50 năm không quân sẽ không thể duy trì ưu thế , các đối thủ khác đã nâng cấp công nghệ của họ " . Đề cập với quyết định gây tranh cãi về việc nghỉ hưu A-10C Thunderbolt II ( với việc loại bỏ 283 chiếc A-10 khỏi các đơn vị chiến đấu ) ,quý bà cho biết " đây là quyết định không thể khác , chúng tôi chọn A-10 vì nó quá chuyên biệt trong các mục đích chiến đấu "

a_10_thunderbolt_1_wallpaper-normal.jpg

A-10 Thunderbolt

Mặc dù nhiệm vụ yểm trợ mặt đất - CAS ( Close Air Support ) là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nhưng chúng tôi đã có các máy bay khác như AC-130 Spectre , F-15 Eagle , F-16 Fighting Falcon và 1 số máy bay ném bom như B1 Lancer hoặc B2 Phantom " , rõ ràng số máy bay bà James liệt kê ra đa phần là máy bay đa chức năng còn không cũng là xương sống của đơn vị hạt nhân chiến lược
" Trong các phi vụ hiện nay hoàn tất thì 80% phi vụ không phải do A-10 đảm trách " . Có lẽ cô thư ký xinh đẹp quên rằng A-10 không chỉ phục vụ cường kích mà còn đảm nhiệm việc tiêu diệt các đơn vị bọc thép của đối phương trong chiến tranh quy mô , việc cho nghỉ hưu hàng loạt A-10 cũng gây khó khăn cho một số máy bay khác như : phi đội không quân 122 ( 122nd Figher Wing ) trực thuộc đơn vị phòng thủ quốc gia Indian ( Indian Air National Guard ) đã phải lôi các cụ F-16C/D block 40 để thay thế cho A-10C nhằm bít lỗ hổng hiện nay , thậm chí phi đội không quân 188 thuộc Arkansas Air National Guard sẽ thay thế bằng toàn bộ máy bay không người lái MQ-9 Reaper , có nghĩa phi đội này không có bất cứ máy bay chiến đấu đúng nghĩa nào , tác giả tự hỏi việc USAF có thể mang P-51 Mustang hoặc F-4U Corsair ra để chiến đấu hay không ?
Trong khi đó dự án mắc tiền tốn của F-22 phũ phàng cho thấy sự phí phạm , mức độ sẵn sàng chiến đấu ( mission capable rate- MCR ) của F-22 chỉ đạt 69% ( có nghĩa là cứ 4 máy bay F-22 thì chưa đến 3 chiếc có khả năng chiến đấu lập tức ) trong khi F-16 đến 74% . Chưa kể việc giá thành duy trì 1 giờ bay của F-22 đã lên đến 68.362$ trong khi F-16C chỉ cần 22.514$ )
Quay lại vấn đề , ngài Chuck-Hagel đang điên tiết khi Thượng nghị sĩ John McCain đã nhất quyết từ chối việc A-10 về hưu và đồng minh của McCain có vẻ cũng hơi bị oách bao gồm : tham mưu trưởng lục quân Mỹ Aaron Demsey chưa kể 1 nghị sĩ khác Sen Kelly Ayotte , lý do ngài McCain phản đối vì ngài ấy từng là cựu phi công A-10 ( chã nhẽ cục cưng lại phải ra bãi rác Arizona đánh bạn với B-52 lẫn F-4 Phantom ) . Việc vận động hành lang của các nhà làm luật tại Capitol Hill đã bắt đầu để cứu vãn cho Lợn lòi

Rồng cái đọ Diều hâu
u-2-dragon-lady.jpg

U-2Dragonfly
U-2 Dragonlady cũng đang chuẩn bị lên thớt khi dự kiến 2015 USAF sẽ cho về hưu 33 chiếc U-2 là máy bay trinh sát chiến thuật lừng lẫy trong chiến tranh Lạnh . Quốc hội mong muốn thay thế toàn bộ U-2 bằng máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Block 30 , tuy nhiên động thái này buộc không quân phải ra sức ngăn cản " đáng lẽ U-2 phải nghi hưu theo đúng lịch nhưng nhờ tiến bộ kỹ thuật , các thiết bị trinh sát của U-2 đáng tin tưởng hơn RQ-4 Global Hawk " , bà James cho biết " bà cũng kể lể thêm các ưu thế U-2 như giờ bay chỉ có 30.813$ so với 49.089$ của RQ-4 , nghĩa là ít hơn 40% , khả năng trinh sát toàn cầu của U-2 khoảng 80% trong khi RQ-4 chỉ 74% vân vân và vân vân "
Sau khi mất các đội A-10 lẫn U-2 thì USAF nhận thêm tin " vui " là cắt giảm thêm 54 con máy bay tiếp dầu KC-10 Extender và nhận món quà ngọt ngào với 14 con RQ-4 Block 40 , điều này đồng nghĩa với việc cắt giảm mua MQ-9 Reaper và đáng lo ngại hơn USAF chỉ còn đủ xèng để mua dưới 19 chiếc F-35 trong năm tới

Mua sắm gì đây ?
Tư lệnh không quân Mark Welsh và người phụ tá của mình Deborah Lee James đang nhăn trán suy nghĩ việc mua sắm mới trong số ưu tiên hàng đầu hiện nay : F- 35A Lightning II Joint Strike Fighter , KC- 46 Pegagus và dự án vũ khí tham vọng Long Range Strike-Bomber (LRS-B)
Vấn đề LRS-B cũng đang khá nổi cộm và bàn tán xôm xao , tin lề đường ( The Washington Free Bacon ) cho biết Obama đã quyết định ngừng mua sắm ATGM Hellfire lẫn Tomahawk , năm 2015 chỉ bỏ ra 128 triệu $ để mua 100 quả Tomahawk ( năm 2014 với 196 quả ) và theo các chuyên gia thì Mỹ sẽ hết sạch kho Tomahawk vào 2018 nếu có 1 cuộc chiến rắc rối gấp đôi Lybia 2011 ( với 220 quả dc phóng ) , trong khi đó LRS-B vẫn âm thầm phát triển chưa có tin tức gì sất hay lại ngủm củ tỏi như cái LRS-A siêu âm cách đây vài năm
Thông tin thêm cho biết có 1 chiếc phản lực màu đen đen bí ẩn đang thử nghiệm tại Neveda và người ta tin rằng là SR-72
Phân bổ ngân sách cũng dành cho chương trình trực thăng chiến đấu - cứu hộ Combat Rescue Helicopter (CRH) thay thế cho HH-60G Pave Hawk , máy bay huấn luyện mới T-X cũng sẽ thay thế cho T-38Talon cũng như tái cấp vốn cho chương trình
Joint Surveillance Target Attack Radar System (J-STARS) nhằm thay thế đám E-8C đã lão hóa dần dần vốn từ Boeing 707-300
Thực ra việc hồi phục J-STARS đang đe dọa CRH và T-X phải bớt chi phí nghiên cứu trong khi đó việc cắt giảm ngân sách vẫn diễn ra đều đều và sự phình lên với việc trả lương hưu cho nhân sự trong quân đội vốn đã vượt ngưỡng 600 tỉ $

Lược dịch theo tạp chí AIR International số tháng 4/2014 ( Robert F Dorr )
[/blockquote]
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Không đánh được Nga, Mỹ cũng khó cấm Nga

Cấm vận Nga: Tại sao nói thì dễ, làm lại khó?
<hr/>Quote:
Mỹ, nước phụ thuộc vào nguồn cung ứng urani làm giàu từ Nga, sẽ khó có thể áp đặt những lệnh cấm vận dài hạn nhằm vào Moskva.

Crimea (Crưm) đã sáp nhập vào Nga; còn Mỹ và phương Tây thì vẫn mải miết với các cuộc thảo luận áp đặt chống Nga. Thế nhưng đây là điều nói thì dễ, làm mới khó. Dường như “chú Sam” không có ý định đưa ra các lệnh cấm vận dài hạn.

280314Ukraine1.jpg

Các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ hiện phụ thuộc nhiều vào Nga. Ảnh: Greenprophet.com

Các liên kết kinh tế - chính trị giữa Mỹ và Nga chưa chắc đã là điều quyết định. Nhưng ở Mỹ có một ngành công nghiệp phụ thuộc vào phần lớn nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nga – đó là các nhà máy điện hạt nhân.

Sự phụ thuộc này của Mỹ không phải là điều gì mới mẻ. Lịch sử bắt đầu từ những năm 1990, khi dự án hạt nhân HEU-LEU được khởi động sau sự sụp đổ của Liên Xô. Theo thỏa thuận này, urani làm giàu cấp độ cao (HEU) từ các đầu đạn hạt nhân của Nga sẽ được chuyển đổi thành urani làm giàu cấp độ thấp (LEU) để sử dụng cho các nhà máy điện nguyên tử tại Mỹ.

Tuy nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung điện, nhưng Mỹ hiện vẫn phải phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, với sản lượng điện lên đến 100 GW. Năm 2014, dự kiến Mỹ sẽ phải cần đến 21.600 tấn urani để đáp ứng cho các nhà máy điện này, trong khi đó, khả năng sản xuất nội địa của Mỹ chỉ đạt khoảng 10% số này – theo số liệu của Cơ quan thông quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Nhập khẩu bù đắp thiếu hụt là xu thế tất yếu, năm 2012, ước tính Mỹ cũng đã phải nhập đến 80% lượng số urani dùng cho điện hạt nhân.

Nhưng đó mới chỉ là một mặt của câu chuyện. Thách thức không phải là việc mua urani (quặng, luyện thô), mà là quá trình phải chuyển đổi urani này thành năng lượng hạt nhân có thể sử dụng được – nói cách khác là làm giàu urani. Dù thế nào đi nữa, Mỹ sẽ còn phải phụ thuộc vào sự trợ giúp của Nga, do năng lực làm giàu hạn chế. Hiện nay, trách nhiệm làm giàu này thuộc về các công ty tư nhân đóng tại Mỹ. Thế nhưng trong số này, các công ty thực sự của Mỹ chỉ chiếm 20%. Các cơ sở nước ngoài nắm giữ phần còn lại: châu Âu chiếm khoảng 35%, và 45% còn lại nằm trong tay các doanh nghiệp của Nga. Nói cách khác, không có các cơ sở làm giàu “bản địa” ở Mỹ và làm giàu hạt nhân phụ thuộc vào nước ngoài, nhất là Nga.

Có lẽ vậy mà dù dự án HEU-LEU mới hết hạn, nhưng Mỹ lại rất sốt sắng với việc nới rộng vòng đời dự án, bằng việc gia hạn. Đặc biệt, khi mà các công ty cung ứng urani của Mỹ có kế hoạch đệ đơn phá sản, thì vai trò của các cơ sở làm giàu nước ngoài, nhất là Nga, sẽ tăng lên nhiều lần. Nói tóm lại, nếu áp đặt cấm vận chống Nga, Mỹ sẽ có thể phải tính đến việc tìm kiếm các nguồn urani làm giàu ngoài Nga, nhưng đây là điều không hề dễ dàng trong lĩnh vực hạt nhân. Người mất khi đó chính là ngành năng lượng hạt nhân Mỹ.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h2>Phần Lan hủy hợp đồng mua tên lửa chiến thuật Mỹ</h2>11:33 PM, 29/03/2014, Views: 259 | By PM

VietnamDefence - Chính quyền Phần Lan đã hủy bỏ hợp đồng mua sắm các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật ATACMS của Mỹ trị giá 100 triệu euro.
Hãng phát thanh truyền hình Yle của Phần Lan đưa tin này hôm 29.3.

Dự án mua sắm bị đóng băng do giá quá cao. “Dự án đã bị đóng băng vì các lý do tài chính. Nó (hệ thống tên lửa) quá đắt và là hệ thống đã lạc hậu”, Yle dẫn lời đại diện Bộ Quốc phòng Phần Lan Arto Koski.


himars-2.jpg
Cách hệ thống rocket phóng loạt HIMARS phóng tên lửa ATACMS
Theo Yle, Phần Lan đã được Quốc hội Mỹ cho phép mua ATACMS vào năm 2012. Trong khuôn khổ đơn đặt hàng ATACMS, Phàn Lan đã kịp đổi mới hệ thống điều khiển phóng cho bệ phóng hệ thống rocket phóng loạt MLRS với chi phí 40 triệu euro.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ sa thải 9 chỉ huy không quân vì gian lận</h1>
(Kienthuc.net.vn) - 9 sĩ quan chỉ huy của Không quân Mỹ đã bị cách chức liên quan đến vụ bê bối tại căn cứ tên lửa đạn đạo ở Malmstrom.
[*]Những bức ảnh thú vị nhất về Không quân Mỹ (2)
[*]Mỹ chi 550 triệu USD cho mỗi oanh tạc cơ mới
[/list]

Đây được xem là vụ cách chức tồi tệ nhất lịch sử của Không quân Mỹ, 10 cán bổ chỉ huy khác đã từ chức hoặc bị cho thôi việc tại căn cứ không quân Malmstrom, bang Montana sau cuộc điều tra kéo dài liên quan đến gian lận và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các nhân viên vận hành tên lửa đạn đạo liên lục địa ở đây.
Đại tá Robert Stanley - chỉ huy của căn cứ không quân Malmstrom đã từ chức hôm thứ 5 (27/3), 9 sĩ quan khác bao gồm các đại tá, trung tá và một thiếu tá - những người phục vụ với tư cách là chỉ huy phi đội và chỉ huy nhóm hoạt động đã bị cách chức theo sắc lệnh của Thiếu tướng Jack Weinstein - Tư lệnh lực lượng Không quân số 20.
quansu_my_kienthuc_srdv.jpg
Khoảng 100 nhân viên vận hành tên lửa hạt nhân của Mỹ đã bị điều tra liên quan đến việc gian lận trong thi cử cũng như sự xuống cấp về tinh thần. Ảnh minh họa
Mặc dù những sĩ quan chỉ huy này không trực tiếp liên quan đến vụ bê bối gian lận của khoảng 100 sĩ quan và quân nhân khác, nhưng họ phải chịu trách nhiệm về những sự việc liên quan đến phạm vi quyền hạn được giao.
Trung tướng Stephen Wilson - Tư lệnh lực lượng tấn công toàn cầu của Mỹ cho biết: "Các quân nhân đã phải chịu các xử phạt hành chính chẳng hạn như khiển trách hay cảnh cáo".
Trong số 100 nhân viên liên quan đến vụ bê bối, 9 trường hợp đã bị xử lý bởi các hành vi vi phạm. Các sĩ quan khác có thể phải đối mặt với các hình phạt khác nhau như cảnh cáo hoặc phải ra tòa án binh. Cuộc điều tra tập trung vào 4 nhân viên không quân liên quan đến việc nắm giữ thông tin và hình ảnh liên quan đến các bài kiểm tra.
Các điều tra viên đã tìm thấy các bằng chứng về gian lận trong thi cử của binh sĩ vận hành hệ thống tên lửa đạn đạo (Không quân Mỹ) từ tháng 11/2011 và gần đây là tháng 11/2013. Các thông báo được đưa ra sau khi lực lượng không quân khép lại cuộc điều tra liên quan đến 2 nhân viên vận hành tên lửa. Một cuộc điều tra khác cũng được tiến hành liên quan đến hệ thống kiểm soát dẫn hướng và chương trình cải tiến lực lượng tại cơ sở răn đe hạt nhân của Mỹ.
Không quân Mỹ đã thông báo cho Bộ trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel về những phát hiện của họ vào đầu tuần này. Không quân sẽ tiến hành thay đổi các nhân viên đã được kiểm tra có gian lận, cải thiện cơ sở hạ tầng và tìm kiếm động lực mới giúp thúc đẩy tinh thần của các nhân viên vận hành tên lửa đạn đạo.
 
Status
Không mở trả lời sau này.