Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Em xin tiếp tục về phần ngư trường:
Khi ngư trường biển Tây Nam cạn kiệt, nhiều chủ tàu và bạn lưới lâm vào khó khăn. Chi phí của mỗi chuyến đi lên đến vài trăm triệu/chuyến quả là nặng nề đối với chủ tàu. Còn tiền lương của bạn lưới đều từ khoản chia lợi nhuận từ nguồn đánh bắt được. Nhiều chủ tàu buộc phải vay ngân hàng để duy trì hoạt động và ứng lương cho bạn lưới. Chính vì thế đẩy việc đánh bắt vào chổ nguy hiểm do sự vô tình hay cố tình của cả chủ và bạn lưới. Đó là việc các bạn lưới đồng tình với nhau vượt sang hải phận của Thái hoặc Campuchia đánh bắt trộm!:confused:
Vào thời điểm này (sau 1992) máy bộ đàm liên lạc, máy tầm ngư - định vị đã được trang bị trên các con tàu để tìm luồng cá, tránh cào tràn lan tốn chi phí. Chính vì đều này càng thúc đẩy các tàu cá Vn vi phạm lãnh hải của Thái và Cam khi phát hiện luồng cá bên hải phận của nước bạn; hoặc do mãi mê rượt đàn cá mà vi phạm lãnh hải của nước bạn.
Ấy thế là các tàu cá này bị nước bạn "thịt" lia chia!:D Các chủ tàu phải mang tiền đô qua Thái hay Cam chuộc tàu và bạn lưới về. Có tàu vừa chuộc về vài chuyến đi biển lại bị "thịt" tiếp, đẩy chủ vào cảnh nợ nần liển xiển đến phá sản.
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Nói về "nước bạn":
Bạn Thái: Trước đây thỉnh thoảng có một số tàu bè thuộc loại "cóc nhái" của ta đánh bắt vi phạm lãnh hải của bạn Thái, nhưng bạn Thái chẳng bận tâm, tuy rằng lúc ấy mình "thịt" tàu cá của bạn Thái khá nhiều:D! Vì những chiếc "cóc nhái" này đem về chỉ chẻ củi, còn ngư dân chẳng lẽ bổ sung cho đầy thêm cái trại tỵ nạn vốn đã quá nặng nề đó sao! Nhưng về sau, tàu ta to "ngang ngữa" với tàu Thái thì H.Quân của Thái chẳng thể làm lơ, vì thế chiếc nào lọt qua là thịt liền. Càng bắt được tàu lớn họ càng hăng say, lấy mạnh hiếp yếu, có những tàu cá của ta hoạt động gần vùng hải giới, hoặc vùng chồng lấn họ cũng càn qua lôi tàu ta về bển đòi tiền chuộc. Những chiếc không có chủ chuộc không biết họ có đấu giá không thì em không biết!:D
Bạn Cam: Lúc VN còn đóng quân bên Cam thì bạn Cam rất hiền lành tử tế với ta, những chiếc ghe cào lốc cốc của ta và Cam thường đánh bắt qua lại ngay vùng biển Hà Tiên - Phú Quốc. Khi VN rút quân, thì bạn Cam nghe lời bạn Thái quay lại thịt luôn tàu ta, thậm chí còn ác liệt hơn. Chúng thịt tàu lớn thì không nói gì,  các ghe lốc cốc cũng chẳng tha. Điệp khúc tiền chuộc khi ấy luôn là nỗi kinh hoàng cho chủ tàu cá KG. Vùng biển HT-PQ cách nước bạn vài hải lý, có những vùng chồng lấn thì cùng nhau khai thác như thỏa thuận trước đây cũng bị bạn Cam ngó lơ. Cảnh sát biển Cam say máu còn hơn Thái, họ dùng cano "canh me" bên cạnh tàu cá của họ, khi phát hiện tàu cá của VN ở gần hải giới (vẫn thuộc Vn) hay vùng chồng lấn thì tức tốc rượt theo, buộc tàu ta phải chạy qua biển bên họ để bọn họ bắt sống đòi tiền chuộc!!!
Khốn nạn hơn, bọn đánh bắt cá của Cam thấy dễ ăn quá, chúng mua vũ khí và cano, mặc đồ đồng phục giả danh cảnh sát biển để bắt tàu cá của Vn đòi tiền chuộc giống như cs biển của họ. Thường các vụ chuộc này diễn ra ở bờ biển hoang vắng nào đó.:mad:

Kỳ sau: Tìm ngư trường mới.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
20/3/08
860
4
18
vậy chẵng lẽ ta để yên sao bác,cái này cũng giống như cướp biển rồi chứ còn gì nửa,em nhớ khi còn nhỏ từng nghe tiếng súng ngoài khơi hiện về,mấy ông già nói hải quân ta bắt tàu cướp thái,đã có trường hợp nào như vậy chưa
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Đúng vậy, hiện nay bọn hải tặc Cam vẫn hoành hành các tàu đánh bắt cá của ta ở vùng biển giáp biên này.
Rất nhiều lần HQ VN tuần hành ở vùng biển giáp biên thì tình hình có vẻ yên ổn hơn, CS biển và bọn hải tặc rút về bên họ, nhưng sẩy ra một chút là họ mật phục tàu đánh cá của ta ngay, y như cướp biển Somali.
Thời gian đầu các tàu cá của ta cũng lanh trí, khi bị HQ của Thái hoặc Cam ngang ngược tràn qua hải phận của VN bắt tàu cá của ta thì họ cài tọa độ bằng máy định vị để làm bằng chứng đối chất với chính phủ họ khi cần thiết. Tuy nhiên những lần sau đó khi bắt được tàu cá của ta, họ tịch thu sạch tất cả máy bộ đàm, máy tầm ngư-định vị của ta. Ngay cả sau khi lấy được tiền chuộc thì họ trả lại tàu nhưng các máy móc kia không hề trả lại!
Phải nói "luật biển" chẳng khác gì "luật rừng" ai trang bị vũ khí mạnh thì người đó thắng thôi!
@Cumin12: Tàu cướp Thái cũng chỉ là tàu cá đánh bắt cá xâm phạm lãnh hải VN, một số tàu biến thành cướp khi bắt gặp tàu vượt biên VN. Những chiếc tàu cướp này gây bao oán hận đau thương cho thuyền nhân VN, nhưng cũng có một số đối xử khá tốt với thuyền nhân VN.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
20/3/08
860
4
18
em nghe nói mỗi lần chuộc trên dưới 1 tỉ,còn không thì đem tiền qua cúng trước,đánh bắt vô tư
 
Hạng F
14/9/04
9.909
29.310
113
Q3
Nó đó bác cummins, bác mà ghé kho huyện đội coi xe lậu bắt về phát ham luôn đó
em ghé 2 lần lúc đi với phó BTTU Hai T ( truớc CT Rạch Sõi ) setup cái Công Báo Chính Phủ Lotus Notes ở đây.
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Em xin kể tiếp phần ngư trường mới:
- Những khó khăn:
Khi biển Tây Nam cạn kiệt nguồn hải sản, các DN có tàu Thái to được nhiều nguồn tin mách bảo vùng biển Đông Nam từ Côn Đảo đến Trường Sa có nguồn hải sản rất phong phú. Đây là một ngư trường rất rộng lớn so với với biển KG-CM, tuy nhiên nó lại giáp với lãnh hải của nhiều nước Philippin, Malaisia, Indonesia và một phần của Thái lan. Không phải trước đây các DN tàu cá không biết về ngư trường mới này, nhưng do tập quán đánh bắt truyền thống không cho phép họ mạo hiểm đưa tàu khai thác ở ngư trường xa lạ. Vì sao ?

Theo phương pháp đánh cá truyền thống chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của Tài công (lái tàu, thuyển trưởng) và bạn lưới, họ thuộc lòng đáy biển như thuộc lòng bàn tay. Nổi ám ảnh lớn nhất của họ là các rạng đá ngầm, san hô, xác tàu chìm... Vì thế nếu đi đến ngư trường lạ mà không có "thổ địa" thì đành bó tay. Nếu trong quá trình bủa lưới mà vướng phải các mối nguy hiểm ấy thì coi như đi toi tấm lưới hoặc dép cào, buộc họ phải quay vào đất liền sửa chữa khắc phục, thiệt hại sẽ từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Mà nếu tài công nào vài lần bị phạm lỗi nghiêm trọng này thì sẽ bị chủ hoặc bạn lưới sa thải ngay! Vì thế các ngư dân đều chia sẽ với nhau kinh nghiệm những nơi có rạng này, nhưng đa số đều ghi lại trong bộ nhớ của tài công!!!:confused:

Những khó khăn tiếp theo là nguồn nhiên liệu, nguyên liệu dự phòng và sản phẩm thu hoạch. Trước đây mỗi chuyến tàu đánh trong biển Tây Nam thường mất từ 20-30 ngày, trong đó tốn mất vài ngày cho hải trình đi và về. Nếu khai thác tại ngư trường mới thì hải trình phải dài hơn, nhiên liệu có đủ đáp ứng cho chuyến đi? Rồi tâm lý bạn lưới sẽ ra sao? Rồi thì phải bán sản phẩm cho ai và mua nhiên liệu của ai để có hiệu quả tốt nhất. Một điều quan trọng hơn là khi đi ra biển lớn ắt sẽ gặp sóng lớn!... Nói chung các yếu tố này cũng đã gây rất nhiều khó khăn cho chủ DN, tuy nhiên nếu họ không khai thác ngư trường mới thì đồng nghĩa với...phá sản. Cho nên các DN lớn phải điều nghiên kỹ càng và hoạch định cho một cuộc khai thác tại ngư trường mới.
(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
CUMINV12 nói:
em nghe nói mỗi lần chuộc trên dưới 1 tỉ,còn không thì đem tiền qua cúng trước,đánh bắt vô tư
Tùy mặt mà bắt hình vong! Tàu nhỏ VN cũng khoảng 10-20.000 USD, còn tàu Thái cỡ lớn, cỡ trung thì 40-50.000 USD. Nếu chúng bắt được 1 cặp cào đôi cỡ lớn thì cái giá cho chủ tàu phải "hiến máu" là 100.000 USD!!!:confused:. Chủ DN có chục chiếc tàu bị bắt chuộc vài lần trong năm thì đi đứt phân nửa (bán hoặc buông xuôi) số tàu ngay. Năm sau còn bị "sao quả tạ" chiếu tiếp thì phá sản luôn và điều này đã xảy ra không ít đối với chủ DN. Em xin không nêu tên.

Sự việc tàu cá KG-CM liên tục bị Thái và CPC bắt giữ với tần suất cao có thể do các thuyền viên cố tình xâm phạm lãnh hải của bạn do chủ quan là rất cao. Những lần được chủ chuộc về họ thường kể rằng do mãi mê rượt đàn cá và theo dõi máy tầm ngư nên họ chỉ "vượt đèn đỏ" chút xíu thôi (!?) .Có một điều em thấy khó hiểu là khi ấy các chủ DN đánh cá nghe thông tin thuyền bị bắt ở Thái hay Campuchia, thì âm thầm mang tiền qua chuộc chứ ít thấy trên báo đài phản ánh hay báo cho chính quyền can thiệp như các tàu cá miền Trung bị TQ bắt giữ. Vì sao thì chúng ta tự suy ngẫm nhé!

Việc chủ tàu bậc đèn xanh cho tài công "cúng" trước thì trước đây em cũng có nghe, nhưng đó là cs biển Cam. xxx Cam ăn tạp có tiếng mà!
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Sáng nay em có nhận được vài tin nhắn của các bác yêu cầu em kể tiếp. Xin lỗi các bác vì tối hôm qua em xỉn quá! Em xin kể tiếp đây:
-Tháo gở các khó khăn.
Qua tìm hiểu thì các DN đánh cá KG được biết cảng cá Vũng Tàu sôi động không thua vì cảng cá KG, thậm chí còn nhỉnh hơn. Tại địa phương này, các nhu cầu nguyên liệu (muối, nước đá...), nhiện liệu, thực phẩm, xưởng sửa chữa đóng tàu, điểm thu mua hải sản... thuận tiện hơn cả cảng Cá KG. Một điều khá quan trọng là từ ngư trường đánh bắt đến cảng Vũng tàu chỉ có 100-200 hải lý, tương đương khoảng 1 hoặc 2 ngày tàu chạy suốt. Khoảng cách này không cách biệt nhiều lắm so với ngư trường Tây Nam vào cảng RG.

Vì thế các DN đánh cá KG bắt đầu xây dựng kế hoạch khai thác lâu dài tại ngư trường mới này. Những chiếc tàu Thái cỡ lớn và cỡ trung được các chủ DN chọn khai thác cho ngư trường mới, vì các đặc điểm của nó rất phù hợp, không cần hoán cải gì cả. Tuy nhiên vùng biển này nước sâu hơn rất nhiều (trên dưới 100m) so với biển Tây Nam (không quá 50m), nên phải cải tiến lại dàn lưới cho phù hợp. Việc đầu tiên là tuyển mộ các ngư dân "thổ địa" Bà Rịa-Vũng Tàu và Côn Đảo, họ là những người am hiểu ngư trường, địa hình và thời tiết ác liệt tại vùng biển Đông Nam này. Còn những chiếc tàu nhỏ hơn thì vẫn ở lại khai thác ngư trường Tây Nam

Tiên phong cho các DN đánh cá KG khai thác ngư trường mới đó là Quốc doanh đánh cá KG, đơn vị này được hỗ trợ đầy đủ từ cơ chế, kỹ thuật đến kinh phí hoạt động, có cả cơ quan đại diện tại Vũng tàu. Năm 95-96 là lúc đỉnh điểm khi đội đánh bắt của Quốc doanh này có hơn trăm chiếc tàu (em nghe bạn làm nghề đánh cá nói thế chứ không có số liệu kiểm chứng). Nếu kể tổng số tàu của KG khai thác ngư trường mới này chắc cũng đạt vài trăm chiếc.

Khi đã khai thác có hiệu quả ngư trường này, các tàu cá bám biển khai thác rất triệt để. Vào đỉnh điểm mùa khai thác, mỗi chuyến đánh bắt kéo dài đến 3-4 tháng, khi vào đất liền nghỉ ngơi thì vào thẳng Vũng Tàu, bạn lưới phải ngồi xe đò về thăm nhà. Chuyến bám biển kéo dài lâu đến thế là do tính toán rất hợp lý. Các DN trang bị thêm tàu "tăng bo" chở dầu, nước đá, thực phẩm, bạn lưới (thay thế bạn lưới có việc về gấp)...chạy ra ngư trường tiếp tế cho tàu đánh cá, rồi chở hải sản vào cảng bán.
(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator: