Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Chuyện thanh lý tàu:
- Năm 1990 trở về trước, các ghe thuyền KG chủ yếu loại nhỏ và vừa, công suất chỉ hàng chục CV. Thời điểm này rất nhiều người vượt biên đủ mọi hình thức và bằng mọi phương tiện. Từ những chiếc vỏ lải chở gạo, nước đá đến những chiếc ghe cào hến máy 10 cv cũng chở hơn chục mạng trên đó mà vượt biên. Những chiếc thuyền chở thuyền nhân VN đến Thái Lan thì cũng đã cũ kỹ, hoặc quá nhỏ so với ngư trường đánh bắt bên Thái. Vì thế đa số những chiếc thuyền ấy chỉ kéo lên bờ xả củi hoặc kéo ra giữa biển đánh chìm. Còn các tàu đánh cá của KG thì khai thác ngư trường không xuể, sức đâu mà xâm phạm vùng biển của Thái. Cho nên thời điểm ấy Thái chẳng có gì mà xơi tàu cá của ta! :D
- Ngược lại phía VN thì bắt được có đến trên trăm tàu của Thái, những chiếc tàu còn mới và ngư dân của họ được chủ chuộc về, một số không có chủ chuộc về thì phải làm ruộng trong trại cải tạo một vài năm thì trục xuất. Từ đó số tàu không có chủ chuộc sau một thời gian thì một số giao lại cho Quốc doanh đánh cá KG, còn một số bán cho dân. Những ai có tàu Thái trong tay phất lên như diều gặp gió, lúc này Quốc doanh đánh cá KG được báo đài khen ngợi rất nhiều, được bình bầu là đơn vị kinh tế nhà nước suất sắc nhất của Tỉnh. Một số tư nhân có tàu Thái trong tay thì càng quyết tâm "canh me" mua thêm nữa vì lúc này không có xưởng đóng tàu nào có thể đóng được kiểu tàu Thái, mà nếu đóng được thì giá thành gấp 2-3 lần tàu hóa giá. Lúc này các DN tàu cá có tiếng tăm thường sở hữu vài chiếc đến mười mấy chiếc tàu Thái này.

Nhưng rồi sự nghiệt ngã của những chiếc tàu này mang lại cũng không kém!
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
20/3/08
860
4
18
tiếp đê bác,đang đến lúc hay,em còn thắc mắc là nếu gặp bão thì tàu Thái hay tàu Việt Nam chịu bão tốt hơn.
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
@Cumin12: Tàu Thái có kết cấu rất chắc chắn, thớt gỗ be tàu đều dày từ 10 cm trở lên (gấp đôi độ dày của tàu ta), nên chịu được sự va đập của sóng tốt hơn tàu ta rất nhiều. Những năm 95-97 em thường đi trên tàu đò và vài lần trên tàu cá chứng kiến được tàu Thái rất ổn định ở gió cấp 6, còn tàu ta thì nhảy lambada theo các con sóng. Em xin kể thêm về bảo trì:
Thường thì các tàu cá ở KG-CM hàng năm đều phải lên ụ tàu để sửa chữa, bảo trì. Còn tàu Thái có thể kéo dài từ năm rưởi đến 2 năm mới nằm ụ 1 lần. Những be tàu của tàu Thái đã mụt lớp ngoài vẫn có thể bán cho các tàu cá của ta xẻ bỏ lớp mụt bên ngoài, tận dụng lớp gỗ bên trong thay thế cho các be tàu của ta vẫn ...ngon cơm!
Bạn bè em làm nghề đánh bắt khá nhiều, những thắc mắc này em cũng đã từng hỏi thì được biết như sau: Chính vì kết cấu khá chắc nên những tàu Thái ít bị phá nước khi gặp sóng cấp 6-7 so với tàu ta. Cũng ở sóng cấp 7 những con tàu Thái cở trung (dài từ 25-30m) cũng không hề hấn gì, tuy rằng nó không nhảy sóng tốt như tàu ta. Vì thế tính trên xác suất tàu bị tai nạn thì tàu Thái chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều.
Một điều đáng lưu ý, tàu ta lướt sóng tốt đối với những cơn sóng gió Nam, với đặc điểm lượng sóng to nhưng thưa, khi ấy sóng lên thì thuyền lên nên cũng không nguy hiểm lắm ở cấp 6-7. Còn đối với cơn sóng mùa gió Chướng thì rất nguy hiểm cho tàu ta vì những cơ sóng này có tên là sóng sát thủ đầu búa với tần số rất dày và bổ thẳng từ trên xuống, nếu tàu nào mũi thấp dễ bị các cơn sóng này dùi dập. Cơn bão số 5/97 cũng là bão Chướng, sau cơn bão này tàu Thái bị nạn chiếm rất ít so với tàu ta.
Tuy nhiên khi sóng đạt ở cấp 7 thì khó có thể đánh bắt nên các tàu được khuyến cáo (bắt buộc) là phải tìm nơi trú ẩn an toàn.
Bây giờ em có hẹn đi làm vài ve, tối về hầu kể tiếp chuyện thời sự theo yêu cầu của bác A8.:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
kể về đoàn tàu Thái khi về với ta:
- Chỉ trong thời gian ngắn đoàn tàu đánh bắt KG chiếm ưu thế vượt bậc so với đoàn tàu đánh cá các tỉnh bạn, trong đó hiệu quả đánh bắt do tàu Thái đóng góp 1 phần rất lớn. Chính vì thể chỉ trong vài năm đầu của thập niên 90, Vịnh Kiên Giang bị vơ vét đến cạn kiệt. Các loại tôm, mực, cá cỡ lớn đến cỡ trung đều bị đoàn tàu này khai thác triệt để. Tuy nhiên nếu nói đoàn tàu này vét sạch biển Tây Nam thì chưa chính xác lắm vì cùng thời gian này nghề đánh bắt lưới bao cũng phát triển khá mạnh. Nếu các bác quan tâm em sẽ kể về ngành nghề nước mắm Phú Quốc với đoàn tàu này.
- Đến giữa thập niên 90, biển KG không còn gọi là ngư trường cho đoàn tàu này nữa, ngay cả tàu "Thái Lan bản quốc" cũng không thèm đánh bắt trộm, và từ đó về sau nguồn tàu Thái "thuần chủng" trở thành "động vật quý hiếm" tại tỉnh KG. Nhưng lúc này,  các xưởng đóng tàu tại KG, An Giang, Cà mau đã đóng được tàu Thái bằng các loại gỗ Bô bô hay Sao, Dầu... Tuy nhiên chất lượng đã bị rút đi rất nhiều, ngay cả toilet cũng được tinh giảm cho bớt chi phí. Hình tàu Thái của bác Cumin12 chụp không có toilet mà thay bằng tấm bao nylon thì chắc chắn do Vn đóng:D! Em xin kể thêm về loại hình cào đơn và cào đôi cho các bác tham khảo:
+ Cào đơn: Gồm 1 chiếc tàu, có giàn cào như 2 cánh tay xòe ra nắm 2 đầu lưới, khi tàu chạy thì tấm lưới này bao bọc các loại tôm cá, sau vài giờ chạy thì rút lưới thu hoạch. Loại hình này có từ khá lâu, trước 1975.
+ Cào đôi: Một điều em chưa biết về kiểu cào đôi xuất hiện tại biển Tây Nam từ đâu du nhập vì câu hỏi của em nhận được nhiều lời giải thích khác nhau. Chỉ biết rằng khoảng năm 94, biển KG xuất hiện một loại hình cào mới đó là cào đôi. Cào đôi bao gồm 2 chiếc tàu (chiếc cái to, chiếc đực nhỏ) giăng lưới 2 đầu, khoảng cách 2 tàu cũng là độ dài của lưới cào, thường thì dài hàng trăm mét. Khi làm việc thì cả 2 tàu kéo tấm lưới sâu đến tận đáy biển, chạy hàng giờ thì kéo lên. Hiệu quả của loại cào đôi này rất cao so với cào đơn, song song nó cũng hủy diệt luôn các sinh biển lớn nhỏkhi dàn lưới cào này lướt qua.
- Chính vì nguồn hải sản cạn kiệt, các DN lại càng thi nhau chuyển từ cào đơn sang cào đôi khá nhiều. Ngoài ra còn có nhiều loại hình đánh bắt tận diệt ngồn hải sản như lưới đèn cao áp, lưới điện cũng được "ứng dụng" triệt để. Càng tận thu tất yếu sẽ đi đến tận diệt ngư trường trong thời gian ngắn.
(còn tiếp)
@Corolla95: Xà Xía là cửa khẩu biên giới Hà Tiên, em chỉ đi ngang khi xuống Mũi Nai chứ chưa đi qua.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
20/3/08
860
4
18
corolla95 nói:
bác ghé Xà xía chưa
dsci0958n.jpg

Phải đầy không bác Cò,hình này em chụp tết năm trước chứ không phải tết vừa rồi,lúc đó cả gia đình có ý định đi qua Cam chơi,ngặt cái không có passport,nếu muốn qua thì phải lót tay một chai tư,và phải có lính biên phòng đi theo,được cảnh báo luôn là bên đó chỉ có một con đường đất đỏ bụi mù chứ chẳng có gì để chơi,nếu muốn chơi thì phải chạy thêm 40km nữa mới tới Pnom Penh,nhưng rất nguy hiểm vì có thê gặp cướp bất cứ lúc nào,nghe doạ vậy gia đình đều hãi,nên quyết định không đi mà quay ngươc về mủi Nai tắm biển,sau này nghe nói bên đó đã xây casino và không cần passport vân qua được,năm nay gia đình em không quay lạ nơi này.
@Sonokal:Tàu của ông anh kiểu y chang những tàu em chụp,nhưng có điều đó là tàu cũ được mua ở Vũng Tàu về lên ụ đại tu lại,vậy có phải Vũng Tàu cũng bắt chươc là tàu Thái hay không.
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
chà chà hấp zẫn
21.gif
41.gif

 
@ Sonokal : tui có đi tàu HQ của Huyện đội Duyên hải (Cần Giờ) hùi 1983 từ Cần Thạnh qua Bến Đình Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu ; tàu sắt xám xịt nhỏ, sau đuôi là 2 WC riệng biệt có cửa như WC nhà mình, đối diện nhau - súng ống thì 12,8mm thôi, còi hụ ưu tiên phóng bạt mạng nghiêng ngả cửa biển Cần Giờ đám con gái ói tùm lum mặt <span style=""color: #00ccff;"">xanh lè </span>
21.gif

 
@ CUMINV12 :
- cv mình đọc là "sơ-vô" theo Pháp = cheveaux = mã lực = hp (Anh-Mỹ)
1 con ngựa = sơ-van (cheval)
nhiều cọn = sơ-vô :D
 
Tàu bè hổng rành chứ xe hơi, máy bay hồi mới ra đời cuối Thế kỷ 19 đầu 20 đều tính công suất theo mã lực, sau này mới tính theo dung tích là phân khối :D
 
Xe đại gia thực dân hùi xưa đem qua VN (ví dụ xe của chủ các đồn điền cao-su) bự choàm quàm 36 mã lực (36cv) tương đương 3.6 hay 4.6 ngày nay - cái này nhờ thầy Đề cờm-phơm dùm :D
Để rảnh post hình xe xưa thực dân thớt "hình ảnh VN xưa"
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Về vấn đề máy tàu tính bằng CV thì em không rõ có tương đương với Hp (mã lực) hay không, trước đây em có hỏi một số thuyền viên tàu đò thì họ bảo "Cũng cỡ cỡ như vậy!".
Em không có căn cứ để xếp loại tàu Thái, vậy trong khuôn khổ bài này em xin phân loại theo kinh nghiệm học hỏi được:
+ Tàu Thái loại lớn: Độ dài từ 30-40m, công suất máy từ 450-600 Cv.
+ Tàu Thái loại vừa: Độ dài từ 25-30m, cs máy 350-450 Cv.
+ Tàu "Thái" loại nhỏ: Độ dài từ 20-25m, Cs máy 270-350 cv
+ Tàu "Thái" mi ni : dưới 20m, cs máy dưới 250 cv.
Trong đó các tàu Thái "thuần chủng" thường là loại lớn (ít hơn) và loại trung, còn tàu "Thái" loại nhỏ và mi ni là do VN đóng theo kiểu Thái. Sau này tàu loại trung cũng đã được đóng tại VN. Đến nay em chưa nghe ai nói Thái Lan kiện Vn vì ăn cắp bản quyền!:D
Em có nghe nói để phân biết tàu Thái xịn và tàu giả Thái rất đơn giản như: Tàu giả có xương cá thưa hơn, be thuyền mỏng hơn nhiều, máy được cãi tiến từ máy xe tải đã qua sử dụng của hãng HiNo, Mít su... Còn từ xa thì nó chòng chành như tàu VN vì nó nhẹ xác như tàu VN.:D
 
Last edited by a moderator: