Hạng C
20/3/08
860
4
18
đang hay sao ngưng ngan rồi,em khâm phục bác thật,chắc ngày xưa bác làm nghề này hả,hoặc làm trong ngành thủy sản,dân Rạch Giá rất giàu nhờ vào nghề cá này,ngư phủ đi biển cũng dư sống,nhưng tiền kiếm nhiều thì họ cũng tiêu xài bạt mạng,em nghe kể dân RG và Cà Mau chơi dữ nhất miền Tây,thanh niên không quan tâm đến học hành,học cho có học,ko có chữ thì đi biển,nếu chăm chỉ lên được tài công mổi năm cũng đút túi vài trăm chai phẻ re,em đi sữa máy trong các nhà máy trên Sài Gòn cũng khá nhiều,nhìn vào các bãi xe công nhân tuyệt đối không bao giờ gặp một chiếc xe nào biển số 68 hoặc 69,các tỉnh còn lại khá nhiều,nhiều nhất công nhân tập trung vào các tỉnh Long An,Tiền Giang,Vĩnh Long,An Giang,Sóc Trăng.v.v.
Nhìn thấy đời sống của người dân Rạch Giá trù phú dư giả như vậy,nhưng đi lọt ra khỏi Rạch Giá thì thấy Kiên Giang vẫn còn là một tỉnh rất nghèo,học sinh học lên tới cấp 2 là có chiều hướng bỏ học nhiều,học không được thì đi biển mà,đó là mặt trái của nghề làm biển.
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
Sonokal nói:
Một điều khá quan trọng là từ ngư trường đánh bắt đến cảng Vũng tàu chỉ có 100-200 hải lý, tương đương khoảng 1 hoặc 2 ngày tàu chạy suốt. Khoảng cách này không cách biệt nhiều lắm so với ngư trường Tây Nam vào cảng RG.
dzậy trên mỗi tàu có bao nhiêu máy ?
Chạy suốt 2 ngày không nghỉ liệu máy móc có ảnh hưởng gì k ?
tại mình nào giờ chỉ chạy trên đường nhựa cứ 3 giờ ôm vô-lăng liên tục là phải kiếm chỗ cà-phê rùi
24.gif

 
CUMINV12 nói:
....
em đi sữa máy trong các nhà máy trên Sài Gòn cũng khá nhiều,nhìn vào các bãi xe công nhân tuyệt đối không bao giờ gặp một chiếc xe nào biển số 68 hoặc 69,các tỉnh còn lại khá nhiều,nhiều nhất công nhân tập trung vào các tỉnh Long An,Tiền Giang,Vĩnh Long,An Giang,Sóc Trăng.v.v.
Nhìn thấy đời sống của người dân Rạch Giá trù phú dư giả như vậy,nhưng đi lọt ra khỏi Rạch Giá thì thấy Kiên Giang vẫn còn là một tỉnh rất nghèo,học sinh học lên tới cấp 2 là có chiều hướng bỏ học nhiều,học không được thì đi biển mà,đó là mặt trái của nghề làm biển.
các bảng số 68-69 chắc gắn lên ... Camry hết rùi
21.gif

Nhiều Tổ chức quốc tế đánh giá Miền Tây VN có vài tỉnh nghèo, trong đó có Đồng Tháp, Long An (vùng Đồng Tháp 10 của 2 tỉnh này) ; Trà Vinh (nhiều hộ Khmer Trà Vinh nghèo dưới chuẩn VN, các Chùa Khmer "nắm" rất rõ, muốn tìm hiểu gì cứ hỏi các Sư Khmer) số liệu trước 2009 ; không thấy 68-69.
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
@Cumin12: Vấn đề bác nêu về cuộc sống ngư dân vùng biển em rất tâm đắc, em sẽ có bài nói về đề tài này sau.
@Gia định : Mỗi tàu cá chỉ duy nhất 1 máy, ngay cả tàu đò cũng thế. Tàu đánh cá chạy liên tục vài ngày không ngừng nghỉ là bình thường bác ạ. Trước đây các tàu vượt biên máy chỉ 20-30 Cv mà họ vẫn chạy 1 lèo từ KG đến Thái 3 ngày 3 đêm không ngừng nghỉ đấy!
Lái tàu lúc biển động thì cực khổ lắm vì phải canh từng cơn sóng, nhưng khi biển êm thì rất khỏe. Khi không còn tình huống nguy hiểm thì tài công cũng giao luôn vô-lăng cho thuyền viên lái (tàu cá nhé), nếu đang lái mà ngủ gục cũng chẳng sao, khi tỉnh dậy thấy lệch la bàn thì điều chỉ hướng chạy:D.
Em kể bác nghe một chuyện xảy ra hồi năm 1996, em là khách hàng thân thiết trên tàu đò Thanh Tú chạy từ RG đi đảo Lại sơn, vì thế em được ưu ái ngồi trên cabin cùng tài công. Vừa qua đảo Hòn tre thì có sự cố hành khách đánh lộn trong khoang hành khách, thuyền viên liền báo cho tài công xuống can thiệp. Lúc này tài công giao luôn vô lăng cho em lái, lần đầu tiên được lái tàu đò (khi ấy em chưa từng cầm vô lăng ô tô) cũng hay phết đấy:D. Em cứ nhắm thẳng hòn đảo chữ M mà chạy, hơn 1 giờ sau thì tài công trở lại cabin thì tàu cũng đến Bãi Bắc của đảo Lại Sơn, thật là...yomost!:)
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Phải nói rằng thời điểm này (1996-2004), các tàu cá KG trở lại thời kỳ vàng son. Loại hình tàu Thái made in VN được đặt hàng rất nhiều không những bởi các DN đánh bắt cá KG mà DN các tỉnh bạn cũng thế. Một số DNTN đánh cá tại KG còn phát triển các loại mô hình kinh doanh khác như trạm xăng dầu hoặc nhà máy nước đá để cung cấp cho tàu cá khai thác tại vùng biển nhà.

Một sự kiện đáng lưu ý là sau cơn bão số 5/97, rất nhiều tàu cá loại nhỏ tại Bà rịa-Vũng tàu, Hậu Giang, Cà mau, Kiên giang... bị chìm hoặc hư hỏng khá nhiều nên về người và vật chất cũng bị thiệt hại đáng kể. Tuy nhiên đoàn tàu cá này bị thiệt hại tương đối nhẹ vì họ sớm được cảnh báo và chấp hành nghiêm "Lệnh di tản", không dám chủ quan!. Sau cơn bão này thiên nhiên "ưu đãi" trở lại, nhiều tàu cá khắc phục sự cố trở lại bám biển và liên tục "trúng mùa". Thời kỳ thịnh vượng này được kéo dài hơn 7 năm.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
20/3/08
860
4
18
hồi trước nhà em có chiếc xà lan tự hành,em thấy có đường nước hút nước từ dưới sông lên qua hệ thống lọc vào két nước để làm mát,còn nước đang ở trong két thì xả ra ngoài(nóng phỏng tay),em không hiểu tại sao lại không sử dụng nước tuần hoàn như trên xe tải,vì thực chất cũng là máy xe tải
@Sonokal:nếu tàu đánh cá hút nước mặn vào trong máy thì có bị đóng muối trong đường ống hay không,vì tàu nhà em từng bị đóng phù sa trong két nước máy
Còn chuyện bác nói đang trở lại thời kì vàng son của nghề cá thì em thấy chính xác,tết rồi về dưới em thấy bên vợ ai củng cười khì khì
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Em đang kể giai đoạn 1996-2004 bác Cumin12 ạ.
Với cách khai thác tận thu tận diệt quanh năm của đoàn tàu tại vùng biển này thì không có thiên nhiên nào bù đắp nỗi. Những hải sản loại 1 thì giành cho xuất khẩu, loại 2 thì bán cho thị thành, loại 3 thì đưa về chợ nhỏ nông thôn, loại lút nhút thì làm cá phân... Chẳng bao lâu nguồn sinh thái biển nơi đây cũng cạn kiệt dần. Nguồn hải sản bổ sung cho ngư trường này chỉ còn từ biển Thái Bình Dương đổ vào Biển Đông, tuy nhiên trên đường đổ vào nó lại bị đoàn tàu đánh cá của các nước bạn "hớt tay trên" nên cũng vơi đi phần đáng kể. Vì thế đoàn tàu cá ngày càng phải mở rộng địa bàn đánh bắt đến tận vùng biển Hoàng Sa và vùng giáp ranh hải phận quốc tế.

Thế là việc lấn cấn về lãnh hải trở lại nóng bỏng, vùng biển Trường Sa từ lâu được nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền, nên có rất nhiều tàu hải quân của Phi, Mã lai, Inđô, TQ và cả Đài loan tuần hành. Phần ranh giới hải phận của từng quốc gia cũng khó xác định rõ ràng, nên vùng biển chồng lấn cũng rất phức tạp. "Luật biển" như "luật rừng", nếu tàu hải quân nước nào tuần tra trên vùng chồng lấn phát hiện tàu cá của nước khác thì chắc chắn sẽ lôi về "trảm"!

Và thế rồi tàu cá VN khai thác ở ngư trường này liên tục bị tàu hải quân của Phi, Mã, Indo thay nhau "thịt", một số tàu tiến về phía bắc gần quần đảo Hoàng Sa thì cũng bị TQ, Đài Loan "thịt" tuốt tuy có phần ít hơn tàu miền Trung. Các chủ DN tàu cá lại rơi vào tỉnh cảnh chuộc tàu liên miên, một số DN phải bán tàu nhỏ cứu tàu lớn, hoặc buông xuôi, phá sản. Tại KG một số DN trước đây nhờ ngư trường này mà mau chóng phất lên tậu thêm trạm xăng, nhà máy nước đá...nhưng không lâu sau đó nó cũng lần lượt đội nón ra đi cùng đoàn tàu khi trong vòng 1 năm bị nước bạn "kéo tàu" không ít hơn 3 lần !
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
CUMINV12 nói:
hồi trước nhà em có chiếc xà lan tự hành,em thấy có đường nước hút nước từ dưới sông lên qua hệ thống lọc vào két nước để làm mát,còn nước đang ở trong két thì xả ra ngoài(nóng phỏng tay),em không hiểu tại sao lại không sử dụng nước tuần hoàn như trên xe tải,vì thực chất cũng là máy xe tải
@Sonokal:nếu tàu đánh cá hút nước mặn vào trong máy thì có bị đóng muối trong đường ống hay không,vì tàu nhà em từng bị đóng phù sa trong két nước máy
Còn chuyện bác nói đang trở lại thời kì vàng son của nghề cá thì em thấy chính xác,tết rồi về dưới em thấy bên vợ ai củng cười khì khì
Em không ràng về kỹ thuật lắm, nhưng em đã quan sát hầm máy của nhiều tàu cá không có quạt giải nhiệt két nước. Có thể họ tận dụng nguồn nước thiên nhiên giải nhiệt có hiệu quả và tiết kiệm hơn chăng?
Còn muối đọng lại trong đường ống hay két nước thì em cho là khó xảy ra, vì nồng độ muối trong nước biển chỉ 0.2-0.3 % . Vả lại khi máy nổ vòng tuần hoàn nước chạy vào rồi chạy ra ngay cuốn theo nhiều chất cáu cặn. Tuy nhiên nước sông vì mang nhiều chất bùn có tính kết dính cao nên dễ gây nghẹt ống nước.
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Nhiều lần em mang thắc mắc hỏi ngư dân KG, vì sao nước bạn bắt được khá nhiều tàu cá của VN, còn ta ít khi bắt được tàu của bạn để "trao đổi tù binh", thì nhận được câu trả lời "Tiên trách kỷ hậu trách nhân!". Tại các vùng tranh chấp hay chồng lấn, ít có tàu cá của nước bạn hoạt động, còn tàu ta thì "gan dạ" hơn!!!
 
Những năm về sau này nguồn hải sản không còn dồi dào, nhưng được Thái Bình Dương "ưu đãi" nên vẫn khai thác được nguồn hải sản ở mức độ khá khiêm tốn hơn so với thời kỳ vàng son. Những DN có phương pháp hoạt động hiệu quả thì vẫn duy trì hoạt động ở mức độ khá tốt. Song song đó có khá nhiều DN do nợ nần ngân hàng, hoặc vay nóng đều phải bán tàu hoặc thanh lý cho NH. Một số DN lớn cũng đã cơ cấu lại đội hình đánh bắt để giảm chi phí hoặc chuyển sang đánh bắt loại hải sản khác có giá trị kinh tế cao hơn. Hiện nay đội tàu khai thác từ ngư trường này giảm đi rất đáng kể so với trước kia, nhưng phát triển khá ổn định.
 
Ngư dân KG thường nói về nghề biển là "Nghề ông Thầy bà Cậu", nôm na là thất thường, hên xui, hiểm nguy, hôm nay lấy của biển thì hôm sau phải trả lại cho biển. Vì thế họ rất sợ Bà Chùa Biển trừng phạt, hầu hết các làng nghề biển điều phải lập miếu thờ Bà Chúa Biển (có nơi gọi Bà Nam Hải), hằng năm ngày mùng 10 tháng 9 AL (tùy địa phương) đều làm lễ rước Bà để trả lễ, thả thuyền giả giải nạn.... Ngày này các gđ có tàu cá đều cúng Bà rất linh đình: Mâm hoa quả, heo quay, gà luộc...Mong Bà phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tai qua nạn khỏi.
 
Đến đây em xin kết thúc bài viết về tàu Thái ở KG. Nếu các bác tâm đắc hôm nào em sẽ kể về ngành nghề Nước Mắm Phú Quốc và đoàn tàu đánh cá lưới bao.
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
Máy tàu nếu cùng nguyên tắc vận hành như máy xe hơi thì lâu ngày nhiệt độ máy (75-80 độ C) sẽ làm các chất có trong nước đóng cứng lại như xi-măng nghẹt các đường nước trong máy = không giải nhiệt được dễ "ríp-pê" + lột dên - nên ở xe hơi sau này đều xài loại nước giải nhiệt đặc thù <span style=""color: #008000;"">xanh</span>, 2 bánh có thùng nước cũng dzị - các cụ OS rành mừ :D
 
Bình Đại, Bến Tre 26-08-2010 :
ZrJGMrn5.jpg

 
.... gần đó : hổng biết hàng của tàu bi nhiu cv - xưởng tàu tư nhân
H63Rq75a.jpg

 
... trong bịch ny-lông treo trên Future = bánh ít lá gai
21.gif

tK1UH8RZ.jpg