Hạng D
24/8/14
4.219
10.347
113
Phải chi có 1 ngày tổng thống Obama sang đây chạy xe rơi vào trường hợp này coi Luật VN có dám chơi kiểu đó hay không :D
 
Hạng D
27/10/05
3.285
4.853
113
Thái dương hệ
Hạng D
27/10/05
3.285
4.853
113
Thái dương hệ
Dân tháo dải phân cách mở lối đi trên Quốc lộ 1A
Hệ thống dải phân cách, tấm chống lóa, biển báo hiệu... đặt trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An bị người dân tự ý tháo dỡ để làm lối đi, gây mất an toàn giao thông.
1-toan-1425457526_660x0.jpg

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mới hoàn thành đưa vào sử dụng cách đây hơn hai tháng. Tuyến đường gần 20.000 tỷ đồng này có hệ thống dải phân cách, biển báo, đèn hiệu kiên cố và hiện đại, giúp các phương tiện lưu thông an toàn, thuận tiện.

Mam-nhom-1425457536_660x0.jpg

Tuy nhiên, dọc tuyến đường, đặc biệt là những nơi tập trung đông dân cư hay những khu vực có nhiều nhà hàng, quán xá, gara ôtô..., một số người dân đã tự ý tháo dỡ hệ thống dải phân cách giữa đường làm lối đi tự phát.

Bo-ra-duong-1425458237_660x0.jpg

Tại huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), nhiều tấm bê tông phân cách nặng cả tấn bị lôi khỏi làn đường vứt vương vãi trước cửa nhà dân.

Mam-nhom-2-1425458273_660x0.jpg

Tình trạng cố ý phá dỡ dải phân cách, tấm chống lóa trên tuyến quốc lộ 1A xảy ra ở nhiều huyện như Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc... nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Quảng Xương với hàng chục điểm hư hại hoặc thay đổi so với thiết kế ban đầu. Tại xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương, chỉ trong khoảng chiều dài hơn một km đã có ít nhất hai điểm bị tháo phân cách với tổng chiều dài khoảng 30 m.


Hoc-sinh-sang-duong-1425458295_660x0.jpg

Sau khi "dọn sạch" dải phân cách, người dân lấy mâm nhôm hay các mảnh sắt thép cắt tròn, họ cho tô màu rồi đem buộc ra đường. Theo lý giải của một chủ nhà hàng ven đường Cống Trúc, xã Quảng Ninh, hệ thống dải phân cách đã "cản trở" khách vào mua hàng, gây thất thu cho việc làm ăn kinh doanh nên họ tháo dỡ nhằm "tạo điều kiện" cho khách hàng muốn dừng chân.
Một nhóm học sinh ở huyện Quảng Xương sau giờ tan học đang cố băng qua đường ở một điểm mà dải phân cách mới bị phá bỏ. Các phương tiện cơ giới mỗi khi qua đây đều phải giảm tốc đột ngột và bấm còi inh ỏi.

Treo-qua-1425458317_660x0.jpg

Hàng loạt tấm kim loại chống lóa phía trên dải phân cách cứng cũng bị tháo dỡ vô tội vạ. Toàn tuyến có đến hàng trăm tấm chống lóa đã “bốc hơi” chỉ trong một thời gian ngắn. Người dân vô tư trèo qua đường, thậm chí mang vác hàng hóa cắt ngang dòng phương tiện đang lưu thông với tốc độ cao. Có những điểm để tiện cho việc "xé rào”, người dân không chỉ tháo lan can sắt mà còn dựng các bao tải đất hay xếp gạch đá thành bậc để vượt qua dải phân cách thuận tiện hơn.

Buoc-tam-bang-day-1425458321_660x0.jpg

Tại một điểm khác, sau khi tháo ốc vít cố định các tấm kim loại, người dân lấy dây vải, dây nhựa buộc gá tạm bợ, khi nào có nhu cầu sang đường, họ lại tháo ra. "Đây là hành vi thiếu ý thức của một nhóm người vì lợi ích nhóm cục bộ. Họ không chỉ phá hoại tài sản công mà còn vô ý gây thêm những rủi ro cho người và phương tiện tham gia giao thông", ông Nguyễn Thanh Sơn, một người dân bức xúc nói. Ngoài ra, nhiều biển báo giao thông trên tuyến đường này cũng bị người dân tháo trộm đem về sử dụng.
Theo báo cáo của Chi cục Quản lý đường bộ II.1 (Bộ Giao thông Vận tải), từ Km330 đến Km368 đoạn qua hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia (Thanh Hóa) người dân đã tự ý tháo dỡ, mở 34 điểm qua lại trái phép, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ tai nạn thảm khốc, nghiêm trọng. Chi cục Quản lý đường bộ II.1 đã có văn bản đề nghị Ban An toàn giao thông tỉnh Thanh Hoá và các đơn vị liên quan chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không tự ý tháo dỡ tấm chống chói và cục bê tông phân cách, đồng thời nghiêm khắc xử lý những hành vi phá hoại kết cấu hạ tầng an toàn giao thông, phá hoại tài sản nhà nước.

6-1425476431_660x0.jpg

Tại tỉnh Nghệ An, tình trạng phá hoại dải phân cách xảy ra nhiều nhất tại huyện Diễn Châu. Đoạn đường gần 20 km có đến hàng chục tấm rào chắn bị tháo dỡ. Ông Nguyễn Văn Hùng (60 tuổi, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu) cho biết, tình trạng tháo dỡ rào chắn này diễn ta từ trước Tết Nguyên đán. Không biết ai là thủ phạm nhưng theo ông Hùng, nguyên nhân rào chắn bị tháo đỡ là do có nhiều đoạn phân cách kéo dài cả cây số dẫn tới bất cập trong sinh hoạt của người dân hai bên đường.

7-1425476432_660x0.jpg

Tại xã Diễn Yên, có điểm mất gần chục mét tấm chống lóa. Anh Phạm Song Toàn (45 tuổi, một người dân xã Diễn Yên) cho biết, điểm này trước đây vốn giao nhau với đường dân sinh đi ra cách đồng của làng, từ khi nâng cấp quốc lộ, lối đi này bị ngăn lại khiến người dân từ bên này đường muốn ra cách đồng bên kia đường cày cấy phải đi vòng khá xa. "Mong muốn của người dân là được đi tắt cho nhanh chứ không có ý phá hoại", ông Toàn nói.

8-1425476434_660x0.jpg

Một tấm kim loại bị đập phá hư hỏng nặng nhưng chưa được sửa chữa. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc Sở giao thông Vận tải Nghệ An cho biết, việc tự ý tháo dỡ rào chắn trên quốc lộ 1A dù bất kể lý do gì đều rất nghiêm trọng, dẫn tới mất an toàn và tiềm ẩn tai nạn giao thông. Ông Kỳ cho hay, những điểm người dân phản ánh bất tiện sinh hoạt, sản xuất, Sở đã gửi báo cáo tới Ủy ban an toàn giao thông, Bộ giao thông Vận tải xem xét. Công an tỉnh Nghệ An cho hay, đang điều tra tình trạng phá hủy dải phân cách trên tuyến đường 1A. Song, nhà chức trách chưa bắt quả tang trường hợp nào.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Như cũ?
Rồi khi ngta gửi Công Hàm phản đối thì mình xử lại phải hông bác?
Bác Đâm giải thích rõ hơn chút được không.
Trước đây em nhớ có 1 vụ xxx thua một bác khoai tây chạy >50km/h trên đường NVL (thời chưa cho phép chạy max 80). Nếu gặp khoai lang thì tèo chắc.

Tây ta gì ở nơi nào thì thực hiện luật nơi đó. Chỉ được miễn trừ trách nhiệm theo các Hiệp định, Hiệp ước, Công ước...2 bên đã ký kết với nhau hay cùng tham gia.

VN cũng tham gia công ước Viena nên các hệ thống về Biển báo hiệu đường bộ cũng phải tương ứng. Em k nắm vụ Tây cãi thắng nhưng chắc chắn thắng vì biển báo hiệu có phần chưa tương thích hoặc nói tiếng nước ngoài dek hiểu, mất tg cho đi...
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
1/9/08
639
2.049
93
Bác xem lại các điều kiện để phát sinh trách nhiệm này theo luật DS trong TH của bác chủ :
- Có hành vi trái pháp luật không --> phải căn cứ vào điều 609 Bộ luật DS, căn cứ vào kết quả điều tra --> hiện chưa có kết luận.
- Có lỗi không ? Ai có lỗi --> đang trong quá trình điều tra --> nếu người bị thiệt hại do lỗi cố ý của mình thì người gây thiệt hại không bồi thường (điều 617 Bộ luật DS)
- Có thiệt hại không ? --> Thiệt hại phải căn cứ vào kết quả điều tra
- Phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra --> chưa có kết luận
==> Như vậy để được xem TH bác chủ thớt có phải chịu trách nhiệm này hay không thì phải đáp ứng đủ các điều kiện trên, chứ không phải có sự việc xảy ra thì người gây thiệt hại đương nhiên là phải chịu trách nhiệm.
Riêng đối với nguồn nguy hiểm cao độ thì chủ sở hữu sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu thỏa các điều kiện được nêu tại khoản 3 điều 623 Bộ luật DS, NQ 03/2006/NQ-HDTP của HĐ TP TANDTC.

Các điều luật như 609, 617 BLDS hoặc "xác định mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại" mà bác viện dẫn bên trên là những qui định về trách nhiệm bồi thường đối với người có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý gây thiệt hại cho người khác.

Còn vấn đề đang được đề cập trong phạm vi sự kiện này là "Trách nhiệm bồi thường hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra". Đối với trường hợp này thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi. Nếu có lỗi thì do các điều luật mà bác đã viện dẫn bên trên điều chỉnh. Tại sao không có lỗi mà lại phải bồi thường? Đơn giản là tại vì luật qui định như vậy.

Dĩ nhiên nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì chủ sở hữu, người chiếm hữu không phải bồi thường.

Thế nhưng các trường hợp nào được xem là "trường hợp bất khả kháng" thì hiện nay còn đang tranh cãi do chưa được pháp luật qui định cụ thể. Đối với trường hợp "lỗi cố ý của người bị thiệt hại" thì phải điều tra mới có thể chứng minh được.

Tuy nhiên qua diễn biến sự việc được ghi lại trong clip này thì rõ ràng đứa nhỏ muốn băng qua đường nhưng do bất cẩn nên bị xe đụng chứ không phải là đứa nhỏ muốn nhảy xuống đường để cho xe đụng. Nếu chứng minh được đứa nhỏ đó muốn tự tử thì chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe ô tô đó không phải bồi thường.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Các điều luật như 609, 617 BLDS hoặc "xác định mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại" mà bác viện dẫn bên trên là những qui định về trách nhiệm bồi thường đối với người có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý gây thiệt hại cho người khác.

Còn vấn đề đang được đề cập trong phạm vi sự kiện này là "Trách nhiệm bồi thường hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra". Đối với trường hợp này thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi. Nếu có lỗi thì do các điều luật mà bác đã viện dẫn bên trên điều chỉnh. Tại sao không có lỗi mà lại phải bồi thường? Đơn giản là tại vì luật qui định như vậy.

Dĩ nhiên nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì chủ sở hữu, người chiếm hữu không phải bồi thường.

Thế nhưng các trường hợp nào được xem là "trường hợp bất khả kháng" thì hiện nay còn đang tranh cãi do chưa được pháp luật qui định cụ thể. Đối với trường hợp "lỗi cố ý của người bị thiệt hại" thì phải điều tra mới có thể chứng minh được.

Tuy nhiên qua diễn biến sự việc được ghi lại trong clip này thì rõ ràng đứa nhỏ muốn băng qua đường nhưng do bất cẩn nên bị xe đụng chứ không phải là đứa nhỏ muốn nhảy xuống đường để cho xe đụng. Nếu chứng minh được đứa nhỏ đó muốn tự tử thì chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe ô tô đó không phải bồi thường.
Hình như bác ls này và bác TOAGT đang nói 2 vấn đề khác nhau.
Vì xét lỗi vô ý hay cố ý cho hành vi hay cho hậu quả/thiệt hại?
- nếu xét cho hành vi "chạy qua đường", thì chắc hẳn đó là "cố ý".
- nếu xét cho hậu quả/thiệt hại là "tai nạn chết người" thì chắc là em bé "k cố ý" rồi.
 
  • Like
Reactions: milkyqh
Hạng C
13/12/14
581
1.820
93
Tphcm
Trường hợp của một bác trên otosaigon, mời các bạn cũng chia sẻ.
Trong trường hợp này, chủ thớt đã đúng khi có tiền thăm hỏi, chăm lo hậu sự. Nhưng gia đình kia đòi 1 tỷ 2 là quá đáng.

Chuyện là thế này: trên đường đi, ông chú đang bon bon trên đường bằng xe 4B (SUV 7 chỗ) thì gặp tai nạn với người đi bộ băng qua đường.

Thông tin nơi xảy ra tai nạn:
- giới hạn tốc độ 80 km/h (ngoài khu vực đông dân cư)
- đường đẹp, ít xe, các xe oto di chuyển giữ khoảng cách an toàn 50 - 60m
- thời tiết tốt, trời nắng, không mưa, đường tốt
- xe 4B đang di chuyển đúng làn đường dành cho oto (sát dãy phân cách cứng)
- tốc độ di chuyển của xe lúc gặp tai nạn 60~70 km/h
- người đi bộ băng qua đường ở nơi không có vạch kẻ băng qua đường cho người đi bộ

Sau khi xảy ra tai nạn, thì ông chú dừng xe, xuống xe xem tình hình. Người nhà của nạn nhân đã đưa nạn nhân đi cấp cứu vài phút sau đó. Khoảng 15' sau thì có công an khu vực đến giữ hiện trường và dẫn ông chú đến CA xã để đảm bảo an toàn.

Ở CA xã ông chú được kiểm tra nồng độ cồn: kết quả không có cồn trong khí thở.

Sau đó, CSGT được điều đến dẫn ông chú đến bệnh viện để lấy mẫu máu.
Kế đó, ông chú bị tạm giữ ở trụ sở CA để điều tra. Xe và người thân đi cùng sau đó cũng được đưa về trụ sở sau khi CSGT lập biên bản hiện trường.

Sau khi xảy ra tai nạn, phía gia đình ông chú đã gọi điện nhờ người thân đến bệnh viện để thăm hỏi.
Nghe tin nạn nhân tử vong, gia đình ông chú đã đến gia đình nạn nhân cùng bày tỏ thương tiếc, chăm lo hậu sự cho nạn nhân.

Gia đình bên kia lý luận kiểu thế này các bác xem được không?
"Nuôi đứa nhỏ từ đó đến giờ, mỗi tháng tính 10tr, 10 tháng là 100tr. Đứa bé 10 tuổi thì tính theo đó mà đền bù."

P/S: Em từng nghĩ chạy đúng luật thì không cần bồi thường gì cả nhưng trên thực tế thì khác, nay em đọc thấy điều 623, bộ luật dân sự, bác nào rành luật hoặc có kinh nghiệm thì chỉ bảo em học hỏi thêm:

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.


Trong đó khoản 3:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

Lỗi cố ý là khi người bị thiệt hại thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại và mong muốn thiệt hại xảy ra, hoặc không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng có tâm lý phó mặc cho thiệt hại xảy ra. Thằng bé không phải tự tử và cũng không có tâm lý để mặc cho xe đâm chết (nếu chứng minh được thằng bé mặc kệ xe đâm chết thì không phải bồi thường). Lỗi băng qua đường này chỉ là lỗi vô ý (tự tin có thể không xảy ra tai nạn/ hoặc không nghĩ rằng xe bị xe tông).

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tình thế bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết là trường hợp thiên tai bão lụt bất ngờ hoặc xe đang chở người đi cưu chữa hoặc chữa cháy và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

đọc tới chổ gia đình nạn nhân đòi bồi thường thì em chốt 2 chữ ... ĐM, thưa ngược lại nhé bác, đừng vì trái tim mà đánh mất lý trí, em cho là lo hậu sự luôn cũng ko tới số tiền kinh khủng đó đâu.
 
Hạng B2
17/12/14
391
662
93
Chia buồn với gia đình bị nạn và Lái xe.

- Gia đình Lái xe đã thăm hỏi và lo chi phí khi nằm viện và đám tang là tình tiết quan trọng để giảm nhẹ lỗi không làm chủ tốc độ của Lái xe khi làm việc với cơ quan chức năng.​
- Việc gia đình nạn nhân đòi 1,2 Tỷ như vậy là không có cơ sở. Nên chăng thỏa thuận không xong thì cứ để gia đình bị nạn khởi kiện ra tòa (Bác Tài xế có thể bị án treo hoặc TRẮNG ÁN nếu lo tốt phần pháp lý).​
- Gia đình Lái xe Cần ký kết hợp đồng bào chữa với Luật Sư Giỏi Nghề.​

- Theo em CÁC BÁC nên LƯU Ý CÀI ĐẶT CHI TIẾT CÁC THÔNG TIN khi lắp Camera hành trình:
+ Ngày....tháng....năm....
+ Giờ .....
+ Biển số xe.......
+ Tốc độ lưu thông
Những thông tin nên trên rất quan trọng khi xảy ra sự cố.

- Khi có sự cố xảy ra nếu Lái xe có đưa chi phí cho gia đình bị nạn thì cần phải có chứng từ chứng minh hoặc băng ghi âm, ghi hình để chứng minh khi làm việc với cơ quan pháp luật. (Khi đưa tiền hỗ trợ chi phí cho gia đình bị nạn Phải có thông tin ngày tháng năm và địa điểm đưa tiền ở chổ nào, lúc mấy giờ, Phải biết được Tên, tuổi, địa chỉ người nhận tiền và quan hệ của người Nhận Tiền với bị nạn).​
- Em chỉ góp ý những gì đã từng chứng kiến.....Gia đình người bị nạn khi ra cơ quan chức năng nói Lái xe và Chủ xe chưa có hỗ trợ thăm hỏi gì hết..........CÓ THẬT và CHỨNG KIẾN RỒI.​
 
Hạng C
26/3/13
938
749
93
46
Dân tháo dải phân cách mở lối đi trên Quốc lộ 1A
Hệ thống dải phân cách, tấm chống lóa, biển báo hiệu... đặt trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An bị người dân tự ý tháo dỡ để làm lối đi, gây mất an toàn giao thông.
1-toan-1425457526_660x0.jpg

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mới hoàn thành đưa vào sử dụng cách đây hơn hai tháng. Tuyến đường gần 20.000 tỷ đồng này có hệ thống dải phân cách, biển báo, đèn hiệu kiên cố và hiện đại, giúp các phương tiện lưu thông an toàn, thuận tiện.

Mam-nhom-1425457536_660x0.jpg

Tuy nhiên, dọc tuyến đường, đặc biệt là những nơi tập trung đông dân cư hay những khu vực có nhiều nhà hàng, quán xá, gara ôtô..., một số người dân đã tự ý tháo dỡ hệ thống dải phân cách giữa đường làm lối đi tự phát.

Bo-ra-duong-1425458237_660x0.jpg

Tại huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), nhiều tấm bê tông phân cách nặng cả tấn bị lôi khỏi làn đường vứt vương vãi trước cửa nhà dân.

Mam-nhom-2-1425458273_660x0.jpg

Tình trạng cố ý phá dỡ dải phân cách, tấm chống lóa trên tuyến quốc lộ 1A xảy ra ở nhiều huyện như Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc... nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Quảng Xương với hàng chục điểm hư hại hoặc thay đổi so với thiết kế ban đầu. Tại xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương, chỉ trong khoảng chiều dài hơn một km đã có ít nhất hai điểm bị tháo phân cách với tổng chiều dài khoảng 30 m.


Hoc-sinh-sang-duong-1425458295_660x0.jpg

Sau khi "dọn sạch" dải phân cách, người dân lấy mâm nhôm hay các mảnh sắt thép cắt tròn, họ cho tô màu rồi đem buộc ra đường. Theo lý giải của một chủ nhà hàng ven đường Cống Trúc, xã Quảng Ninh, hệ thống dải phân cách đã "cản trở" khách vào mua hàng, gây thất thu cho việc làm ăn kinh doanh nên họ tháo dỡ nhằm "tạo điều kiện" cho khách hàng muốn dừng chân.
Một nhóm học sinh ở huyện Quảng Xương sau giờ tan học đang cố băng qua đường ở một điểm mà dải phân cách mới bị phá bỏ. Các phương tiện cơ giới mỗi khi qua đây đều phải giảm tốc đột ngột và bấm còi inh ỏi.

Treo-qua-1425458317_660x0.jpg

Hàng loạt tấm kim loại chống lóa phía trên dải phân cách cứng cũng bị tháo dỡ vô tội vạ. Toàn tuyến có đến hàng trăm tấm chống lóa đã “bốc hơi” chỉ trong một thời gian ngắn. Người dân vô tư trèo qua đường, thậm chí mang vác hàng hóa cắt ngang dòng phương tiện đang lưu thông với tốc độ cao. Có những điểm để tiện cho việc "xé rào”, người dân không chỉ tháo lan can sắt mà còn dựng các bao tải đất hay xếp gạch đá thành bậc để vượt qua dải phân cách thuận tiện hơn.

Buoc-tam-bang-day-1425458321_660x0.jpg

Tại một điểm khác, sau khi tháo ốc vít cố định các tấm kim loại, người dân lấy dây vải, dây nhựa buộc gá tạm bợ, khi nào có nhu cầu sang đường, họ lại tháo ra. "Đây là hành vi thiếu ý thức của một nhóm người vì lợi ích nhóm cục bộ. Họ không chỉ phá hoại tài sản công mà còn vô ý gây thêm những rủi ro cho người và phương tiện tham gia giao thông", ông Nguyễn Thanh Sơn, một người dân bức xúc nói. Ngoài ra, nhiều biển báo giao thông trên tuyến đường này cũng bị người dân tháo trộm đem về sử dụng.
Theo báo cáo của Chi cục Quản lý đường bộ II.1 (Bộ Giao thông Vận tải), từ Km330 đến Km368 đoạn qua hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia (Thanh Hóa) người dân đã tự ý tháo dỡ, mở 34 điểm qua lại trái phép, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ tai nạn thảm khốc, nghiêm trọng. Chi cục Quản lý đường bộ II.1 đã có văn bản đề nghị Ban An toàn giao thông tỉnh Thanh Hoá và các đơn vị liên quan chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không tự ý tháo dỡ tấm chống chói và cục bê tông phân cách, đồng thời nghiêm khắc xử lý những hành vi phá hoại kết cấu hạ tầng an toàn giao thông, phá hoại tài sản nhà nước.

6-1425476431_660x0.jpg

Tại tỉnh Nghệ An, tình trạng phá hoại dải phân cách xảy ra nhiều nhất tại huyện Diễn Châu. Đoạn đường gần 20 km có đến hàng chục tấm rào chắn bị tháo dỡ. Ông Nguyễn Văn Hùng (60 tuổi, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu) cho biết, tình trạng tháo dỡ rào chắn này diễn ta từ trước Tết Nguyên đán. Không biết ai là thủ phạm nhưng theo ông Hùng, nguyên nhân rào chắn bị tháo đỡ là do có nhiều đoạn phân cách kéo dài cả cây số dẫn tới bất cập trong sinh hoạt của người dân hai bên đường.

7-1425476432_660x0.jpg

Tại xã Diễn Yên, có điểm mất gần chục mét tấm chống lóa. Anh Phạm Song Toàn (45 tuổi, một người dân xã Diễn Yên) cho biết, điểm này trước đây vốn giao nhau với đường dân sinh đi ra cách đồng của làng, từ khi nâng cấp quốc lộ, lối đi này bị ngăn lại khiến người dân từ bên này đường muốn ra cách đồng bên kia đường cày cấy phải đi vòng khá xa. "Mong muốn của người dân là được đi tắt cho nhanh chứ không có ý phá hoại", ông Toàn nói.

8-1425476434_660x0.jpg

Một tấm kim loại bị đập phá hư hỏng nặng nhưng chưa được sửa chữa. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc Sở giao thông Vận tải Nghệ An cho biết, việc tự ý tháo dỡ rào chắn trên quốc lộ 1A dù bất kể lý do gì đều rất nghiêm trọng, dẫn tới mất an toàn và tiềm ẩn tai nạn giao thông. Ông Kỳ cho hay, những điểm người dân phản ánh bất tiện sinh hoạt, sản xuất, Sở đã gửi báo cáo tới Ủy ban an toàn giao thông, Bộ giao thông Vận tải xem xét. Công an tỉnh Nghệ An cho hay, đang điều tra tình trạng phá hủy dải phân cách trên tuyến đường 1A. Song, nhà chức trách chưa bắt quả tang trường hợp nào.

muốn tốt thì xây cầu vượt, hầm chui cho dân, còn ko nghĩ đến quyến lợi của dân mà chỉ biết lấy luật, lấy abc ra đè dân thì vậy thôi, họ sống hai bên đường có nhu cầu đi lại rất thiết thực, điều đó ai quan tâm, họ phá dải phân cách là sai, nhưng nhà nước làm ko hợp tình, hợp lí
 
  • Like
Reactions: Lx.