Hạng B2
1/5/12
370
96
28
Xem clip xong hết cả hồn. Chuyện người anh hùng núp xồng xộc xông ra như thế này rất thường xuyên xảy ra trên AH1. Mấy anh hùng len lỏi, băng rào..từ bụi rậm xông ra. Sợ quá các bác.
 
  • Like
Reactions: Droka
Hạng C
27/7/14
533
983
93
Mình cũng đang theo dõi vụ việc này, thiết yếu nên đưa lên báo đài, đưa ra tòa án để xử lý. Không nên tạo tiền lệ cứ xe lớn lỗi khiến cho tâm lý lái xe không thoải mái, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bác có sđt LS nào có kinh nghiệm mấy vụ này không ạ, cho em xin !

Đồng quan điểm với bác này - Nên thu hút dư luận như vụ TN giữa 2 đoàn PKL vừa rồi … Cứ im ỉm hoài thì phần thiệt vẫn luôn thuộc về các bác tài 4 bánh mà lỗi thì lại do người khác gây ra !
 
Hạng D
24/8/14
4.219
10.347
113
muốn tốt thì xây cầu vượt, hầm chui cho dân, còn ko nghĩ đến quyến lợi của dân mà chỉ biết lấy luật, lấy abc ra đè dân thì vậy thôi, họ sống hai bên đường có nhu cầu đi lại rất thiết thực, điều đó ai quan tâm, họ phá dải phân cách là sai, nhưng nhà nước làm ko hợp tình, hợp lí

Có nhiều nơi em thấy cũng xây cầu vượt rồi mà chả mấy ai đi. Bằng chứng là những ai thường xuyên di chuyển từ Q2 vào trung tâm thành phố trên đường Điện Biên Phủ, ngay trước cổng trường Đại Học Hutech thì thôi rất đông sinh viên (phải nói già cái đầu có ăn có học về ATGT) còn thiếu ý thức cứ băng ngang qua đường cho thuận tiện trong khi mật độ xe lưu thông tuyến đường này luôn đông đúc và tốc độ xe quy định là 50 km/h thế mà chúng nó cứ ngang nhiên băng qua băng lại. Trong khi từ hướng trường Hutech chỉ cần đi bộ ra nói thật chưa tới 5p (vì em cũng từng là SV trường) là có cầu vượt dành cho người đi bộ mà chúng nó có thèm đi đâu, vốn dĩ ý thức do bản thân còn luật pháp chỉ là 1 phần can thiệp. Ngay cả đường Phạm Văn Đồng mới mở xây cũng cả đống cầu vượt để đó chứ đang di chuyển là cứ thấy 1 bà mẹ dắt đứa nhỏ bất chấp 4-5 làn xe mà băng băng qua đường.
 
Hạng D
21/7/07
1.232
9.629
113
Có nhiều nơi em thấy cũng xây cầu vượt rồi mà chả mấy ai đi. Bằng chứng là những ai thường xuyên di chuyển từ Q2 vào trung tâm thành phố trên đường Điện Biên Phủ, ngay trước cổng trường Đại Học Hutech thì thôi rất đông sinh viên (phải nói già cái đầu có ăn có học về ATGT) còn thiếu ý thức cứ băng ngang qua đường cho thuận tiện trong khi mật độ xe lưu thông tuyến đường này luôn đông đúc và tốc độ xe quy định là 50 km/h thế mà chúng nó cứ ngang nhiên băng qua băng lại. Trong khi từ hướng trường Hutech chỉ cần đi bộ ra nói thật chưa tới 5p (vì em cũng từng là SV trường) là có cầu vượt dành cho người đi bộ mà chúng nó có thèm đi đâu, vốn dĩ ý thức do bản thân còn luật pháp chỉ là 1 phần can thiệp. Ngay cả đường Phạm Văn Đồng mới mở xây cũng cả đống cầu vượt để đó chứ đang di chuyển là cứ thấy 1 bà mẹ dắt đứa nhỏ bất chấp 4-5 làn xe mà băng băng qua đường.
Đề nghị dựng panô trước cổng trường " Băng qua đường không đúng nơi qui định, bị xe tông sẽ không được bồi thường" để cho chúng nó cân nhắc trước khi qua đường.
 
  • Like
Reactions: milkyqh
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Đề nghị dựng panô trước cổng trường " Băng qua đường không đúng nơi qui định, bị xe tông sẽ không được bồi thường" để cho chúng nó cân nhắc trước khi qua đường.
"Băng qua đường k đúng quy định là người ít học".
"Tịch thu quần áo, giày dép, phương tiện, tài sản mang theo của người qua đường sai quy định".
 
Hạng B2
15/12/12
140
75
28
40
Đường Điện Biên Phủ và XL Hà Nội em cũng thắng kịt sàn mấy lần vì các anh hùng núp này rồi.
Nhưng đáp lại là một ánh mắt lườm đầy oán hận và một câu xanh rờn: "Biết lái xe không?".
 
Hạng D
13/2/11
2.097
802
113
muốn tốt thì xây cầu vượt, hầm chui cho dân, còn ko nghĩ đến quyến lợi của dân mà chỉ biết lấy luật, lấy abc ra đè dân thì vậy thôi, họ sống hai bên đường có nhu cầu đi lại rất thiết thực, điều đó ai quan tâm, họ phá dải phân cách là sai, nhưng nhà nước làm ko hợp tình, hợp lí
Em thì nghĩ là vẫn có chỗ băng qua đường nhưng vấn đề ở đây là người dân họ không chịu đi xa, nhà họ ở bên này thì họ muốn qua bên kia đường liền kia.
Như ở thành phố có bao nhiêu cây cầu vượt mà mấy người chịu đi đâu, cứ toàn băng qua đường cho nó nhanh, leo cầu thang mệt :)
 
Hạng D
27/10/05
3.285
4.853
113
Thái dương hệ
muốn tốt thì xây cầu vượt, hầm chui cho dân, còn ko nghĩ đến quyến lợi của dân mà chỉ biết lấy luật, lấy abc ra đè dân thì vậy thôi, họ sống hai bên đường có nhu cầu đi lại rất thiết thực, điều đó ai quan tâm, họ phá dải phân cách là sai, nhưng nhà nước làm ko hợp tình, hợp lí
Trước tiên nên tôn trọng luật đã.
Dân VN thì có xây cầu và hầm đi bộ cũng éo đi vì theo quan điểm người VN nó éo tiện. Tiện có nghĩa là cầu vượt phải ngay trước mặt nhà, phải đủ rộng để mang xe đạp, trâu và cày ...... phải ít bậc thang ..... và mỗi nhà một cầu vượt.
Nói tóm lại là luật nên cho phép miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm, không phải bồi thường bất cứ 1$ nào khi đúng luật và còn yêu cầu bên sai bồi thường (cả khi chết) thì dân mới sợ, sợ không dám chết luôn.
 
Hạng B2
12/4/14
153
56
28
giỡn quài..... Hehe. 40km/h khoảng cách 10m đạp lúc cán chắc cũng vừa làm thằng nhỏ hoảng hồn thôi bác ạ. Xe bây giờ chớ có fải ngày xưa đâu.
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Các điều luật như 609, 617 BLDS hoặc "xác định mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại" mà bác viện dẫn bên trên là những qui định về trách nhiệm bồi thường đối với người có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý gây thiệt hại cho người khác.

Còn vấn đề đang được đề cập trong phạm vi sự kiện này là "Trách nhiệm bồi thường hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra". Đối với trường hợp này thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi. Nếu có lỗi thì do các điều luật mà bác đã viện dẫn bên trên điều chỉnh. Tại sao không có lỗi mà lại phải bồi thường? Đơn giản là tại vì luật qui định như vậy.

Dĩ nhiên nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì chủ sở hữu, người chiếm hữu không phải bồi thường.

Thế nhưng các trường hợp nào được xem là "trường hợp bất khả kháng" thì hiện nay còn đang tranh cãi do chưa được pháp luật qui định cụ thể. Đối với trường hợp "lỗi cố ý của người bị thiệt hại" thì phải điều tra mới có thể chứng minh được.

Tuy nhiên qua diễn biến sự việc được ghi lại trong clip này thì rõ ràng đứa nhỏ muốn băng qua đường nhưng do bất cẩn nên bị xe đụng chứ không phải là đứa nhỏ muốn nhảy xuống đường để cho xe đụng. Nếu chứng minh được đứa nhỏ đó muốn tự tử thì chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe ô tô đó không phải bồi thường.
Em chưa hiểu quan điểm của bác giải thích, theo em trong TH của bác chủ thớt :
1. Trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng nằm trong phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng --> vì vậy phải căn cứ vào các điều kiện mới xác định có trách nhiệm bồi thường hay không --> nếu không xác định đủ các điều kiện thì sao biết họ có trách nhiệm --> luật DS hay HS đều có quy định điều kiện, yếu tố cấu thành cụ thể để áp dụng chứ không phải đơn giản là muốn áp dụng điều nào cho hành vi nào cũng được và rồi cho là luật quy định như vậy.
2. Đối với nội dung trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (điều 623) --> người chủ, người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ chịu trách đối với hậu quả mà nguồn nguy hiểm cao độ tự gây ra do người chủ, người quản lý, sử dụng không tuân thủ đúng các quy định về quản lý, sử dụng, ... và việc gây thiệt hại này không phải do tác động của con người --> với TH bác chủ thớt nêu thì ôtô này là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng tự bản thân nó không gây ra hậu quả (chết người) và đang được con người tác động khi sự việc xảy ra --> nếu người sử dụng có lỗi thì sẽ áp dụng điều khác thực hiện trách nhiệm --> không áp dụng điều này cho TH này .
3. Lỗi cố ý và vô ý được xác định tại điều 623 như : ôtô được pháp luật quy định là nguồn nguy hiểm cao độ và người sử dụng (chủ, điều khiển, ..) ôtô biết điều này. Ôtô dừng đậu ở trên đường có nguy cơ tự di chuyển, người sử dụng ôtô biết điều này nhưng không sử dụng các biện pháp bảo vệ để ôtô không tự di chuyển được. Sau khi người sử dụng rời khỏi ôtô, ôtô tự di chuyển gây thiệt hại cho người khác thì :
- Nếu người sử dụng khi dừng đậu ôtô thấy có người ở xung quanh ôtô mà vẫn không sử dụng các biện pháp bảo vệ thì là lỗi cố ý --> biết trước khả năng hậu quả xảy ra do hành vi của mình.
- Nếu người sử dụng khi dừng đậu ôtô không thấy có người ở xung quanh ôtô mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ, hoặc có thấy những người xung quanh nhưng sử dụng biện pháp bảo vệ chưa triệt để thì là lỗi vô ý --> không biết trước hậu quả xảy ra do hành vi của mình.
- Còn nếu người sử dụng ôtô tác động vào ôtô làm cho nó di chuyển mà gây thiệt hại cho người khác thì không áp dụng điều này mà căn cứ vào hành vi cụ thể để áp dụng các điều khác theo luật định : điều khiển phương tiện, sử dụng phương tiện, ... gây thiệt hại