linh_allcar nói:
Trương Đức Hải nói:
IX Xử lý tình huống tự thay bánh xe
Em post miếng gỗ để chân con đội khi kê bánh xe lên .tránh tình trạng con đội bị lún khi thay bánh trên vùng đất mềm làm lún con đội. dẫn đến nguy hiểm khi tiến hành thay bánh xe
. theo gợi ý của bác Newbie_SG

2 miếng này em làm cho bác Ha_Sonata. bác nào cần thì pm cho em hoặc sms em làm giúp
Lưu ý : em làm free.
Giờ em ra ngoài chút .. 1 lát về em nói rõ cách thay bánh xe an toàn
hôm bữa off mà e quên đăng ký với bác,bác cho e 1 cái nhé,cám ơn bác
Oke bác . mai em qua giao bác . bác pm cho em cái địa chỉ cụ thể nhé . giờ này cũng khuya nên ngại sms hehe
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
XVII. Gặp ổ gà, hòn đá cỡ trung bình thì nên tránh hay nên qua?

- Khoảng cách giữa 2 bánh xe thường là khoảng 1m-1,5m, nên nếu gặp ổ gà vừa phải có thể lọt, ta có thể chọn phương án đi 2 bánh 2 bên, tránh việc phải đánh lái gấp vòng tránh, dễ gặp nguy hiểm. Nhưng cho dù cách nào thì cũng nên giảm tốc và quan sát cho tốt rồi lựa phương án.

- Nếu gặp hòn đá nằm chơ vơ giữa đường thì nên cẩn thận đó. Sedan gầm 14cm, có tải thêm có khi chỉ còn 10-12cm, đưa đá qua gầm xe sẽ dễ dính đòn. Mà vòng tránh không cẩn thận cũng tèo, nên phải giảm tốc, xử lý cẩn thận. Em bị 1 lần với xe Escape hồi 2003: hòn đá to trung bình, lọt gầm ESC không sao, nhưng đến cuối xe thì khục, cong luôn thanh càng giằng của ESC gắn chỗ trục sau.
 
Hạng C
8/7/10
749
9
18
34
E tổng hợp lại của Bác Newbie_SG, rất bổ ích (e lót dép chờ tiếp, xin cảm ơn Bác) :
<span style=""color: #ff0000;"">I. Nổ lốp khi đang chạy. </span>
1. Nổ lốp trước: tình huống này RẤT NGUY HIỂM, nếu xử lý không đúng có thể lật xe gây tai nạn thảm khốc.
2. Nổ lốp sau: tình huống này ít nguy hiểm hơn so với nổ lốp trước, nhưng vẫn có ĐỘ NGUY HIỂM CAO
- Khi bị nổ lốp, xu hướng là xe sẽ mất lái, nên
---- KHÔNG ĐƯỢC ĐẠP PHANH GẤP, mà chỉ nhả chân ga, TAY GHÌ CHẶT VÔ LĂNG GIỮ HƯỚNG CHO XE CHẠY
---- TỪ TỪ LẤY LÁI VỀ PHÍA LỀ ĐƯỜNG AN TOÀN
---- DỪNG XE, BẬT ĐÈN KHẨN CẤP
---- GỌI CỨU HỘ, S.O.S, HOẶC TỰ THAY LỐP DỰ PHÒNG.
3. Lốp xuống dần rồi mất hơi: triệu chứng là
- có tiếng động lạ (phạch phạch...) từ gầm xe dội lên,
- Tay lái hơi chao đảo
- Xe ì hơn bình thường
- .....
Để đề phòng các trường hợp này xảy ra:
- Luôn kiểm tra áp suất lốp đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất (bơm đúng ký, bơm khi lốp nguội)
- Bơm căng quá thì hại giàn treo, chạy nhanh áp suất tăng cao sẽ bể lốp, bơm căng cũng giảm độ bám mặt đường.
- Bơm non quá thì ma sát mặt đường lớn, sẽ sinh nhiệt cao, tăng áp suất --> nổ lốp
- Ưu tiên bơm lốp bằng không khí khô (từ bình nén, hoặc nitrogen). Loại bỏ hơi nước là thành phần giãn nở thể tích nhiều nhất trong hỗn hợp không khí thường.
- Luôn đảo lốp đúng theo định kỳ (mỗi 10K km)
- Ưu tiên lốp tốt cho 2 bánh xe trước (vỏ xe luôn mòn không đều)
- Sau khi đảo lốp, vá lốp, tốt nhất là phải cân bằng động lại từng quả, kẹp chì lại, để tránh trường hợp lắc, nhao tay lái ở những tốc độ nhất định
- Lốp quá niên hạn sử dụng (mặc dù có vẻ gai còn tốt) đều dứt khoát loại bỏ để tránh rủi ro.

<span style=""color: #ff0000;"">II. Gặp súc vật băng qua đường </span>
- Nếu gặp gia cầm nhỏ, thì chấp nhận va chạm, chỉ giảm gia, rà nhẹ phanh, giữ lái thẳng để hạn chế rủi ro.
- Chó tránh đầu, trâu tránh đít
Chó có xu hướng giật ngược đầu bỏ chạy, nên tránh về phía đầu nó. Trâu bò thì xu hướng là phi thẳng luôn nên sẽ tránh phía đuôi.

<span style=""color: #ff0000;"">III. Cảnh giác trẻ em băng qua đường </span>
- Khi bất chợt nhìn thấy 1 quả bóng, 1 con diều... xuất hiện trên đường, hãy cảnh giác là có 1 em bé đang đuổi theo món đồ chơi đó. Lập tức giảm tốc độ đến mức an toàn để tránh va chạm. Nếu cần thì còi, đèn liên tục để cảnh báo.

<span style=""color: #ff0000;"">IV. Cảnh giác tình trạng mặt đường </span>
- Mưa tránh chỗ trắng, nắng tránh chỗ đen
Trời mưa thì chỗ trắng chính là vũng nước, trời nắng thì chỗ đen là mặt đường xấu, ổ gà v.v.
Nếu phang thẳng mà gặp ổ gà sâu, sắc cạnh, có thể bể lốp, hỏng gầm, nên phải cảnh giác với những chỗ này.
- Cảnh giác với những đoạn đường lún, sống trâu, vệt bánh xe tải lún sâu: không cẩn thận sẽ mất lái, hoặc cạ gầm gây thiệt hại.
Giảm tốc độ xuống mức an toàn, chạy cẩn thận qua những chỗ này

<span style=""color: #ff0000;"">V. Lái xe trên mặt đường ngập nước </span>
Khi lái xe trên mặt đường ngập nước với tốc độ cao, các bong bóng nước vỡ dưới lốp xe có thể tạo thành một lớp đệm nước giữa bánh xe & mặt đường gây mất lái. Vì thế hãy chạy xe với 1 tốc độ chậm vừa phải.
- Tránh đánh lái hoặc phanh đột ngột
- Không về số đột ngột
- Không tăng tốc đột ngột

<span style=""color: #ff0000;"">VI.Thoát khỏi chỗ sa lầy </span>
Khi gặp sa lầy, hãy xuất phát bằng số 2.
- Không nên xuất phát bằng số 1 vì có thể lực momen xoắn cao quá lại làm bánh xe bị trượt tại chỗ. Hãy vào số 2, depart từ từ để thoát.
- Nếu có thể được thì đánh lái theo đường zig-zag để thoát khỏi chỗ trượt một cách chậm rãi

<span style=""color: #ff0000;"">VII.Bị lún trong cát </span>
- Xì xẹp bớt bánh xe để tăng độ bám
- Kiếm nước đổ xuống cát để nó xẹp hẳn, không lún nữa.
- Depart số 2, ga từ từ để thoát

<span style=""color: #ff0000;"">VIII. Tuyệt đối nên tránh các tình huống "Kẹp 3 "</span>
Nghĩa là cả bên trái & bên phải mình đều có phương tiện.
VD: Khi sắp vượt xe máy, mà bên kia có xe hơi đang đi ngược lại, thì tốt nhất là giảm tốc chờ qua tình huống kẹp 3 rồi mới vượt xe máy. Vì không thể nào biết được, khi mình đang băng qua, thì xe máy có tránh ổ gà hay hòn đá gì mà đánh lái ra ngay đầu xe mình hay không.

<span style=""color: #ff0000;"">IX. Trình tự thao tác vượt xe. </span>
1. Giữ một khoảng cách nhất định đối với xe trước cùng lane
2. Xi nhan trái, từ từ nhô đến 1/2 thân xe ra phía trái, duy trì vị trí này một đoạn nhất định. Mục đích là
- Để quan sát đoạn đường định vượt
- Để xe trước biết mình xin vượt (họ sẽ nhìn thấy mình trong gương, nếu cần thì nhá pha, bấm còi xin vượt cũng tốt)
3. Khi xe trước đồng ý cho vượt (xi nhan, hoặc ra hiệu, hoặc giảm tốc tấp vào) thì giảm 1 số, đạp ga dứt khoát vượt lên (đối với xe AT thì đạp kick-down lút sàn, xe sẽ tự hiểu và về số)
4. Qua được 1 vài thân xe thì xi-nhan phải để trở về lane.
Lưu ý: tuyệt đối không vượt nếu không quan sát được rõ đoạn đường cần vượt. Những chỗ cấm vượt trong luật giao thông đều là các tình huống không quan sát được: đỉnh dốc, đường cong, cầu hẹp, gầm cầu, hầm, ...

<span style=""color: #ff0000;"">X. Khoảng cách an toàn - 2 giây </span>
Sau các nghiên cứu về tốc độ, thời gian phản xạ của lái xe, các chiên da đã đưa ra khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước là 2 giây đối với bất kỳ tốc độ nào.
Cách tính như sau:
- Nhìn xe chạy liền trước đi qua 1 điểm mốc: cột, cây, etc.
- Đếm từ từ 1-0-0-2 (2s) mà xe mình cũng tới điểm mốc đó là OK
Hình như thời gian mà lái xe phản xạ mất 3/4 giây kể từ khi nhìn thấy (cái này em phải check lại thông tin)
- Tốt nhất là cứ đi xa xa ra cho nó lành. Không đâm đụng, mà chỉ cần ăn hòn đá văng từ xe trước cũng đủ rách việc rồi.

<span style=""color: #ff0000;"">XI.Xử lý khi bị vượt và tạt đầu </span>
Chúng ta hay gặp tình huống xe hơi hoặc xe máy vượt lên rồi tạt đầu. Nhiều bác tài mới, hoảng hồn đạp phanh -> mất lái etc... rất nguy hiểm.
- Khi đã chấp nhận cho vượt, ta nên giảm ga, chuyển sang chân phanh hờm sẵn, chỉ cần giảm tốc 1 chút là nguy hiểm qua nhanh.
- Khi bị bất ngờ tạt đầu, đừng hoảng hốt đạp phanh ngay. Họ vượt được ta chứng tỏ vận tốc họ cao hơn ta, chỉ cần ta giảm ga, không tăng tốc theo, thì nguy hiểm sẽ qua ngay thôi.

<span style=""color: #ff0000;"">XII.Ôm cua tăng ga </span>
- Trước khi vào cua, thì phải GIẢM GA xuống tốc độ phù hợp. Không bao giờ tiếp cận góc cua với tốc độ (quá) cao, dễ tèo.
- Bắt đầu cua thì TĂNG GA LẠI để lực ly tâm thắng lực hướng tâm, xe không bị trôi vào tâm vòng cua.
- Trong lúc cua đừng phanh, đạp côn hay sang số, dễ tèo.

<span style=""color: #ff0000;"">XIII.Leo dốc, đổ đèo </span>
- Không bám đuôi xe tải lớn đang lên dốc, cố gắng không để xe tải lớn đổ dốc ngay sát đuôi mình. (xe tụt dốc hoặc mất phanh cực kỳ nguy hiểm)
- Lên số nào xuống số đó (thực tế em lại hay đi xuống bằng số thấp hơn lúc lên)
- Lái AT thì cố gắng về chế độ L, +/-, giảm số để xuống đèo, tận dụng sức ghì động cơ.
- Không rà phanh suốt dốc dài, mà ghì bằng số thấp, chỉ dùng phanh cho các trường hợp cần thiết (Rà lâu cháy phanh là đi vào chỗ chết)
- Tuyệt đối tuân thủ biển báo, nhất là biển cấm vượt
- Luôn tìm cách cảnh báo (còi, đèn) khi đến các góc cua.

<span style=""color: #ff0000;"">XIV.Phanh gấp, thắng gấp </span>
Muốn thao tác phanh cho an toàn, thì đầu tiên là tư thế đặt bàn chân phải phải đúng kỹ thuật
- Bàn chân phải đặt đối diện bàn phanh.
- Trụ bằng gót
- Xoay mũi chân sang nhấn ga (sẽ khó đạp lút ga)
- Xoay lòng bàn chân sang đạp phanh (lực đạp phanh khỏe nhất)
- Phải sửa thói quen rút chân/nhấc chân lên cao rồi mới chuyển sang đạp phanh (một là chậm nhịp, 2 là đạp trượt, đều có hậu quả khó lường)
1. Xe có ABS: xoay mũi chuyển lòng bàn chân sang đạp phanh và giữ nguyên, việc nhấp nhả chống bó phanh kệ cho hệ thống ABS thực hiện.
2. Xe không có ABS: đạp - nhả - đạp để chống bó bánh, mất lái
3. Xe có hệ thống trợ phanh khẩn cấp (BA = Brake Assist)
Đối với xe có trang bị BA, thì khi hệ thống nhận thấy lái xe ngắt ga và lập tức đạp phanh (trong thời gian cực ngắn), hệ thống sẽ tự gia lực vào phanh, cho dù chân tài xế đạp nhẹ chưa đủ lực, thì xe vẫn có thể thắng chúi đầu nhổng đuôi. Vì thế các bác nên cẩn thận, nhất là lái xe trong phố nên tập trung, có gì rà phanh từ từ. Giả sử đang mất tập trung, ngẩng lên đạp phanh hơi gấp tý, BA sẽ kích hoạt lực, xe dừng chúi nhủi và mông ta sẽ ăn đòn.
TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐẠP CÔN KHI CẦN THẮNG GẤP. VIỆC ĐẦU TIÊN LÀ PHẢI THẮNG, DÙNG CẢ PHANH VÀ SỨC GHÌ ĐỘNG CƠ ĐỂ HÃM XE CÀNG NHANH CÀNG TỐT, CHẾT MÁY MẶC KỆ LUÔN.

<span style=""color: #ff0000;"">XV.Chạy lấn lane </span>
Khi đi trên đường trường, các bác hãy để ý những đoạn vạch đứt, các tài xế chuyên chạy đường dài thường có xu hướng chạy ở giữa đường, lấn lane của chiều ngược lại. Điều này là có lý do.
- Tài già thường coi khoảng trống bên phải mình là vùng "đất sống". Họ luôn giữ cho khoảng ấy càng rộng càng tốt. Khi gặp xe ngược chiều họ sẽ lấy chút xíu sang bên phải tim đường là 2 xe qua ngon lành, bên phải vẫn rộng, nhỡ có chuyện gì thì lủi vào đấy là thoát.
- Nếu khép nép bên phải, xe ngược chiều ỷ to, lấn tới, lỡ có chuyện gì ta hết đất: hoặc lao vào lan can, hoặc xuống ruộng.
- Chống chỉ định cho những đoạn vạch liền, 2 vạch liền nhé các bác !!!!!

<span style=""color: #ff0000;"">XVI.Cảnh giác khi gặp xe to ngược chiều </span>
Vừa bài trên em nói về cách chạy lấn lane của cánh tài chuyên nghiệp. Nhưng chúng ta lại phải cảnh giác một tình huống khác:
Xe to đi ngược chiều, che khuất tầm nhìn, và sau nó lại có chú 2B bất ngờ thò ra vượt.
Lúc này cái khoảng trống bên phải chúng ta là "đất sống" để chúng ta né một cú đâm trực diện, nếu dính thì 2B sẽ thăng thiên ngay theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Lúc lấy lái sang phải tim đường, tránh xe kia, cũng là lúc phải cực kỳ tỉnh táo để dự phòng 2B lao lên các bác nhé.

<span style=""color: #ff0000;"">XVII.Gặp ổ gà, hòn đá cỡ trung bình thì nên tránh hay nên qua? </span>
- Khoảng cách giữa 2 bánh xe thường là khoảng 1m-1,5m, nên nếu gặp ổ gà vừa phải có thể lọt, ta có thể chọn phương án đi 2 bánh 2 bên, tránh việc phải đánh lái gấp vòng tránh, dễ gặp nguy hiểm. Nhưng cho dù cách nào thì cũng nên giảm tốc và quan sát cho tốt rồi lựa phương án.
- Nếu gặp hòn đá nằm chơ vơ giữa đường thì nên cẩn thận đó. Sedan gầm 14cm, có tải thêm có khi chỉ còn 10-12cm, đưa đá qua gầm xe sẽ dễ dính đòn. Mà vòng tránh không cẩn thận cũng tèo, nên phải giảm tốc, xử lý cẩn thận. Em bị 1 lần với xe Escape hồi 2003: hòn đá to trung bình, lọt gầm ESC không sao, nhưng đến cuối xe thì khục, cong luôn thanh càng giằng của ESC gắn chỗ trục sau.
 
Hạng B2
15/12/07
440
7
18
55
Thanks bác Newbie_SG nhiều, bài viết hay và thiết thực . Rất bổ ích với người mới lái như e
080402cool_prv.gif
 
Last edited by a moderator:
Full Sinopharm
25/12/09
2.700
33.330
113
Em thấy gặp chó/mèo thì giữ cứng tay lái; giảm ga, và ....cứ táng thẳng. Né tránh gây nguy hiểm không cần thiết.
Nhà em đã hy sinh 1 chó & 1 mèo vì các bác tài cứng tay lái
20.gif
. Nhưng em thấy xử lý vậy là đúng.