Hạng D
26/1/04
1.319
7
38
nowhere
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Em có 1 chương về cân bằng máy (ví dụ là các vật quay có chiều dày lớn như bánh xe). Bác nào cần tham khảo down về xem, rất dễ hiểu (vì đây là giáo trình trong ĐH)
http://www.iro.hcmut.edu.vn/nttien/Lectures/Nguyen%20ly%20may/C.05%20Can%20bang%20may.pdf
 
Hạng B2
6/8/05
120
0
0
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

DSC02548.jpg


Chủ nhân của chiếc xe này chắc thích ... xỏ lỗ tai dữ lắm nên mới chọc nát cái mâm xe của ổng như vậy :D:D:D

Thường người ta chỉ cân bánh bằng 1-2 miếng đối trọng thôi. 3 miếng đã hiếm thấy lắm rồi ! Vì cân bằng động chỉ có tác dụng ở một khỏang tốc độ nhất định thôi.
Nguyên tắc là lượng mất cân bằng có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trên lốp và mâm xe. Tùy theo vị trí của lượng mất cân bằng này ở gần hay xa trục quay thì khi bánh xe quay ở một tốc độ nào đó, lượng mất cân bằng này sẽ sinh ra một lực ly tâm nhỏ hay lớn. Hợp lực của tất cả các lực ly tâm sinh ra do các lượng mất cân bằng này (gọi là hợp lực A) sẽ được máy cân bánh xe tính tóan và cho ra kết quả là phải thêm một đối trọng là bao nhiêu gram và ở vị trí nào trên vành ngoài của mâm xe để tạo ra một lực ly tâm mới B bù trừ với hợp lực A. Điều lưu ý là kết quả này đuợc tính toán ở một tốc độ quay nhất định mà thôi. Nếu quay ở tốc độ khác thì kết quả sẽ khác đi. Vậy cần phải tính ở tốc độ quay nào cho tối ưu nhất. Máy cân bánh xe cũng sẽ tính toán tốc độ quay tối ưu này tùy vào thông số của bánh xe mà người sử dụng nhập vào.
Dựa vào nguyên tắc cân bằng trên thì càng sử dụng nhiều đối trọng cân bằng càng có hại vì nó sẽ gây ra sự mất cân bằng càng lớn khi bánh xe quay ở tốc độ khác với tốc độ quay mà máy sử dụng để tính toán khi cân bằng động.
Nếu bánh bị mất cân bằng quá nhiều --> đối trọng cân bằng có khối lượng lớn, phải gắn nhiều miếng đối trọng nhỏ : thay bánh khác tốt hơn (cho xe và cho cả người ngồi trên xe)

Còn vấn đề cân bằng ở vị trí nào trên bề rộng của bánh xe thì không quan trọng vì :
- Máy không tính toán vị trí gốc của hợp lực A trên chiều rộng bánh xe
- Nếu vị trí gốc của lực bù trừ B bị lệch so với gốc của hợp lực A theo chiều rộng bánh xe thì chỉ phát sinh một momen uốn rất nhỏ lên trục bánh xe mà thôi
Vậy khi máy tính ra một lượng đối trọng cần thiết thì chỉ cần gắn ở một bên là đủ. Nếu chia đôi ra để gắn ở 2 bên cũng không đảm bảo gốc của lực bù trừ B trùng với gốc của hợp lực A

Giải thích hơi dài dòng rồi ! :D:D:D
 
O.S.P.D
16/12/03
1.144
9
0
www.hsevietnam.net
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Nhìn lại đê. cái hình trên là cái mâm lắp gép đó, mấy cái mà bác tưởng là người ta gắn cục cân bằng là mấy con bu loong bắt vành đấy
 
Hạng B1
25/8/05
72
1
0
41
Xóm nhà lá Sài Gòn
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Đơn giản thôi, vì mâm bánh xe quá hẹp nên gắn gia trọng cân bằng động ở mặt ngoài hay mặt trong là như nhau. Do đó, chọn gắn ở mặt ngoài dễ hơn nhiều.
 
Hạng B2
6/8/05
120
0
0
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Trích đoạn: Der Fahrer

Trích đoạn: passion road


Giải thích hơi dài dòng rồi ! :D:D:D

Bác giải thích thật là cặn kẽ , có điều là ...vẫn có điều ...chưa đúng ! ;)

Cho em đính chính, em không nghĩ cách giải thích của em là ... đúng mà chỉ mong là hợp lý thui !
Chờ nghe lời giải thích đúng của bác ;)
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Bác Passion Road lại có nhầm lẫn rùi...!
1 vật thể quay sẽ cân bằng nếu được gắn thêm đối trọng chính xác về khối lượng và vị trí. Việc nó cân bằng ( hay không cân bằng) là 1 thuộc tính của bản thân vật thể đó chứ không hề phụ thuộc vào vận tốc quay đâu bác ạ. Tuy nhiên, máy cân bằng động sẽ có 1 vận tốc nhất định để có thể cân bằng vật thể, khi đã được cân bằng rồi thì quay ở vận tốc nào cũng sẽ cân bằng thôi...!:)
 
Hạng B2
6/8/05
120
0
0
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Trích đoạn: Automatic

Bác Passion Road lại có nhầm lẫn rùi...!
1 vật thể quay sẽ cân bằng nếu được gắn thêm đối trọng chính xác về khối lượng và vị trí. Việc nó cân bằng ( hay không cân bằng) là 1 thuộc tính của bản thân vật thể đó chứ không hề phụ thuộc vào vận tốc quay đâu bác ạ. Tuy nhiên, máy cân bằng động sẽ có 1 vận tốc nhất định để có thể cân bằng vật thể, khi đã được cân bằng rồi thì quay ở vận tốc nào cũng sẽ cân bằng thôi...!:)

Điều bác nói chỉ đúng với cân bằng ... tĩnh, còn ở đây là cân bằng động cơ mà. Bản thân chữ động cũng đủ nói lên ý nghĩa phụ thuộc của việc cân bằng vào chuyển động của vật thể được cân bằng rồi còn gì !
Em xin giải thích rõ hơn :
Giả sử vật thể được cân bằng động có 2 lượng mất cân bằng :
- lượng m1 nằm ở vị trí có bán kính r1 so với tâm quay
- lượng m2 nằm ở vị trí có bán kính r2 so với tâm quay
Vậy khi vật thể này quay ở tốc độ vòng là w1, 2 lượng mất cân bằng trên sẽ sinh ra 2 lực ly tâm là :
- f11 = m1*w1*r1
- f12 = m2*w1*r2
(vì không biểu diễn vector lực được nên em chỉ đề cập đến giá trị của lực mà không đề cập đến hướng của lực. Vả lại khi lượng mất cân bằng đã xác định thì hướng của nó coi như đã xác định từ tâm quay đến trọng tâm của lượng mất cân bằng và hướng này không thay đổi theo tốc độ vòng)
Hợp lực ly tâm sẽ là : vector F1 = vector f11 + vector f12

Còn khi vật thể này quay ở tốc độ vòng là w2, 2 lượng mất cân bằng trên sẽ sinh ra 2 lực ly tâm là :
- f21 = m1*w2*r1
- f22 = m2*w2*r2
Hợp lực ly tâm sẽ là : vector F2 = vector f21 + vector f22

Như vậy ở tốc độ vòng khác nhau thì hợp lực ly tâm cũng khác nhau và khi tính toán đối trọng cân bằng ở tốc độ vòng khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau ! Nghĩa là vật thể sẽ cân bằng ở tốc độ quay mà máy tính toán còn ở tốc độ quay khác thì không cân bằng
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Bác Road càng viết lại càng nhầm rồi !
Khi tốc độ tăng lên , lực sinh ra do khối lượng m nào đó tăng lên , thì lực cân bằng do cục đối trọng cân bằng gắn vô thêm cũng tăng lên chứ !?
Đa là cân bằng động thì ở tốc độ nào nó cũng cũng cân bằng ! Thế mới gọi là cân bằng động , bản thân chữ động nói lên rằng : Vật này được cân bằng ngay cả khi nó ...động ( Ví dụ là nó quay tít đó )
Bác ngẫm lại thử xem !
 
Hạng B2
6/8/05
120
0
0
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Trích đoạn: Der Fahrer

Bác Road càng viết lại càng nhầm rồi !
Khi tốc độ tăng lên , lực sinh ra do khối lượng m nào đó tăng lên , thì lực cân bằng do cục đối trọng cân bằng gắn vô thêm cũng tăng lên chứ !?
Đa là cân bằng động thì ở tốc độ nào nó cũng cũng cân bằng ! Thế mới gọi là cân bằng động , bản thân chữ động nói lên rằng : Vật này được cân bằng ngay cả khi nó ...động ( Ví dụ là nó quay tít đó )
Bác ngẫm lại thử xem !

Em nghĩ bác suy nghĩ hơi đơn giản ! Tiếp theo ví dụ của em ở trên, nếu r1 = r2 thì đúng như bác nói, mọi thứ đều tăng theo tỉ lệ tăng của tốc độ quay. Nhưng vì r1 khác r2 nên tỉ lệ tăng không giống nhau được.