Hạng B2
18/3/05
109
0
0
64
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

em ké phát
Dựa trên công thức của bác road
f11 = m1 * w1 * r1
f21 = m2 * w1 * r2
bây giờ cho cân bằng, hợp lực bằng 0. Vậy thì ta có f11 = f21 (do 2 lực cân bằng khi ngược hướng nhau và độ lớn bằng nhau)
=> m1 * r1 = m2 * r2
vậy thì khi đã cân bằng, cho dù w có giá trị là bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn cân bằng thôi (m1 * w * r1 luôn luôn bằng m2 * w * r2 với mọi giá trị khác 0 của w)
 
Hạng B2
6/8/05
120
0
0
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Trích đoạn: BlackHawk_SGVN

em ké phát
Dựa trên công thức của bác road
f11 = m1 * w1 * r1
f21 = m2 * w1 * r2
bây giờ cho cân bằng, hợp lực bằng 0. Vậy thì ta có f11 = f21 (do 2 lực cân bằng khi ngược hướng nhau và độ lớn bằng nhau)
=> m1 * r1 = m2 * r2
vậy thì khi đã cân bằng, cho dù w có giá trị là bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn cân bằng thôi (m1 * w * r1 luôn luôn bằng m2 * w * r2 với mọi giá trị khác 0 của w)

Bác hiểu sai ý em rồi !
- f11 = m1*w1*r1
- f12 = m2*w1*r2
là 2 lượng mất cân bằng chứ không phải cái này bù trừ cái kia.
Để đơn giản, cứ coi như nó nằm trên cùng một bán kính và lực ly tâm do chúng tạo ra là cùng hướng. Vậy hợp lực của chúng là f11 + f12 = m1*w1*r1 + m2*w1*r2 = (m1*r1 + m2*r2)*w1
Để cân bằng thì phải đặt 1 đối trọng sao cho nó tạo ra một lực ly tâm bằng như vậy nhưng theo hướng ngược lại.
Nếu r1=r2=r thì có thể giản lược lại thành (m1+m2)*w1*r
trong giả thiết này thì chỉ cần đặt một đối trọng M ở vị trí R sao cho : M*R = (m1+m2)*r thì vật thể sẽ cân bằng ở bất kỳ tốc độ quay nào !
Nhưng trong thực tế thì r1 <> r2 và còn có r3, r4, ... rn nữa !
Công thức để cân bằng động vật thể rõ ràng không phải chỉ là quan hệ giữa 2 đại lượng m và w mà còn có r nữa !
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Bác Road , ta mổ xẻ vấn đề tí ti nhé ;) , xin trích đoạn và tô đậm ý bác viết :
Bác hiểu sai ý em rồi !
- f11 = m1*w1*r1
- f12 = m2*w1*r2
là 2 lượng mất cân bằng chứ không phải cái này bù trừ cái kia.


2 lượng hay 200 lượng thì đều có thể quy về ...1lượng , cho nên không cần nêu 2 lượng làm gì cho nó rối !

Để đơn giản, cứ coi như nó nằm trên cùng một bán kính và lực ly tâm do chúng tạo ra là cùng hướng. Vậy hợp lực của chúng là f11 + f12 = m1*w1*r1 + m2*w1*r2 = (m1*r1 + m2*r2)*w1 Đấy ! Thế thì khác gì 1 lượng !!??

Để cân bằng thì phải đặt 1 đối trọng sao cho nó tạo ra một lực ly tâm bằng như vậy nhưng theo hướng ngược lại. Đúng rồi

Nếu r1=r2=r thì có thể giản lược lại thành (m1+m2)*w1*r
trong giả thiết này thì chỉ cần đặt một đối trọng M ở vị trí R sao cho : M*R = (m1+m2)*r thì vật thể sẽ cân bằng ở bất kỳ tốc độ quay nào !
Bác lại đúng nữa rồi !:D , xin bổ sung thêm là có thể đặt vài vật cân bằng ở vài nới khác nhau , đúng không Bác !?

Nhưng trong thực tế thì r1 <> r2 và còn có r3, r4, ... rn nữa ! Nhưng bác vừa làm rất hay là quy đổi chúng về một bến , gom lại một mối ! sao bấy giờ lại chia nát chúng ra ??? Bài toán nếu được đơn giản hóa hoặcc mô hình hóa như bác đã nêu trên đâu có gì sai trái ?? Vậy là bác lại tự đạp lên thành quả của mình rồi !

Công thức để cân bằng động vật thể rõ ràng không phải chỉ là quan hệ giữa 2 đại lượng m và w mà còn có r nữa ! Khi họ thiết kế máy cân bằng động và tiến hành cân bằng dộng thì hiển nhiên phải có R và kích cỡ vành để còn biết đường mà gắn cục chì nặng nhẹ nữa chứ ! Trong các biểu thức bác viết , lực quán tính tỷ lệ thuận , tuyến tính với R và tốc độ quay Omega , R cân bằng và R mất cân bằng tuy có thể không bằng nhau , nhưng chúng cố định trong suốt quá trình quay của vật cơ mà !!!?
Bác thấy sao [8|]
 
Hạng B2
17/9/05
361
23
18
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Em ké tí các bác nhé.
Theo em cái cảm tính của bác Cảm tình có phần có lý.
Cái cảm quan của bác Đè là thực tế.

Em thử đưa thêm 2 thông số để mấy bác ngẫm xem em có sai không (lâu rùi em quên mất công thức)

Lực văng đối trọng để cân bằng của miếng chì có liên quan đến tốc độ. Nhưng ở đây không chỉ liên quan đến khối lượng mà là khối lượng riêng. Tức là miếng chì có trọng lượng riêng khác với hợp kim đúc mâm, nên tốc độ ly tâm cao sẽ thay đổi lực cân bằng.
Thứ 2 nữa là liên quan đến góc cung (độ rộng cái dẻ quạt) mà miếng chí hay đúng hơn là lá chì đó chiếm, càng rộng thì càng cân lại với sai lệch của trọng lượng riêng.

Tuy nhiên, thực tế thì các con tính này đã được các nhà thiết kế vày vò chán chê rồi, nên mới ra cách cân bằng đơn giản mà hiệu quả như chúng ta đang dùng.

Lực cân bằng có thay đổi, nhưng không đáng kể trong tốc độ thiết kế.
Ví dụ khi cân quay ở số vòng tương đương 100km /giờ thì dù giảm xuống 50 hay tăng lên 150km thì vẫn giữ được độ ổn định tương đối của bánh xe. Ưu tiên tốc độ cao. Không đến nỗi như đi qua gờ giảm tốc Nội bài.

Nói sai chỗ nào các bác bỏ quá nhé.
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Đang nói yếu tố "cân bằng" sao bác lại nói tới "lực" ở đây nhỉ? Lực quán tính ( nhắc lại là quán tính nhé, vật lý chính thống không hề có cái gọi là "phát sinh lực ly tâm" như bác nói đâu, nếu có thì bác cho em xin trong sách nào cái công thức tính lực ly tâm với...!:)) sẽ phụ thuộc vận tốc quay thì wá đúng rùi, nhưng mà vật thể thì khác chứ bác. Tất cả các lực phát sinh do các đại lượng mất cân bằng mà bác nói sẽ phải qui về 1 véc tơ duy nhất đúng không? Véc tơ đó sẽ đặc trưng cho 1 khối lượng nhất định lệch tâm 1 khoảng nhất định nào đó đúng không nào? Đối trọng cân bằng sẽ phải bù được phần lực phát sinh đó. Tức là :
Khi ĐÃ CÂN BẰNG là F = 0, tức là ( gọi Đại lượng lệch tâm là "lt", đại lượng cân bằng là "cb" )
Flt + Fcb = O đúng chưa nào? Cũng có nghĩa là Mlt * Wlt * Rlt = Mcb *Wcb * Rcb , mà trong cùng vật thể nên vận tốc quay W là bằng nhau. Ta chỉ cần Mlt*Wlt = Mcb*Wcb là vật thể sẽ cân bằng dù với vận tốc nào đi nữa. Đại lượng W ( vận tốc góc) sẽ bị giản lược dù có giá trị bao nhiu đi nữa.
Nôm na cho các bác không ưa thích kỹ thuật dễ hiểu tí nhé : Khi chỉnh cân Đĩa, người ta chỉnh 1 lần duy nhất cho bảo đảm 2 cán cân và tay đòn 2 đĩa bằng nhau, rồi cân 1 lạng, 1 kg hay 10 kg cũng vậy thôi. Chứ không lẽ khi cân 1 kg, 10kg.... lại phải chỉnh khác nhau sao ?
24.gif

Khái niệm của bác Road đưa ra mang tính thực tế là : đôi khi, người ta chấp nhận 1 mức lệch tâm nhất định cho 1 vật thể quay nào đó vì chi tiết đó có vận tốc quay nhỏ và lực quán tính phát sinh nằm trong mức chấp nhận được. Vật thể đó có thể được xem là "cân bằng" trong ĐK làm việc bình thường của nó nhưng khi tốc độ tăng quá cao thì lực quán tính sẽ tăng quá lớn theo và gây nhiều hậu quả khác. Điều đó gây lầm tưởng cho nhiều người là " Ở mỗi vận tốc quay sẽ phải cân bằng khác nhau".
Nói như bác, người ta cân bằng động xong 1 vật thể thì phải ghi rõ nó " Cái này đã được cân bằng động ở 3000v/p" à?[8|]
 
Hạng C
14/2/05
735
2
18
57
Hà Nội
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Tôi xin phép chỉnh lại một chút nhé: Lực hướng tâm F = m*v^2/r = m*w^2*r (bình phương vận tốc góc w, chứ không phải là m*w*r như các bác dẫn ở trên).

Bác Đè nói đúng rồi, đã cân bằng động thì ở tốc độ nào cũng cân bằng.
 
Hạng B2
17/9/05
361
23
18
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Trích đoạn: Automatic

Đang nói yếu tố "cân bằng" sao bác lại nói tới "lực" ở đây nhỉ? Lực quán tính ( nhắc lại là quán tính nhé, vật lý chính thống không hề có cái gọi là "phát sinh lực ly tâm" như bác nói đâu, nếu có thì bác cho em xin trong sách nào cái công thức tính lực ly tâm với...!:)) sẽ phụ thuộc vận tốc quay thì wá đúng rùi, nhưng mà vật thể thì khác chứ bác. Tất cả các lực phát sinh do các đại lượng mất cân bằng mà bác nói sẽ phải qui về 1 véc tơ duy nhất đúng không? Véc tơ đó sẽ đặc trưng cho 1 khối lượng nhất định lệch tâm 1 khoảng nhất định nào đó đúng không nào? Đối trọng cân bằng sẽ phải bù được phần lực phát sinh đó. Tức là :
Em đọc mãi mà cứ băn khoăn hỏi có phải Bác sĩ gọi em không. Hề hề, mong có ngày nhờ Bs mà em lại thảo luận với bác, em sợ lắm.
Thôi bác cho em théc méc cái băn khoăn của em nhé.
Sao lại cứ phải loại cái chữ lực ra hả bác. Cái yếu tố cân bằng có phải là đại diện cho lực không bác. Vì em nghĩ thô thiển thôi thì thấy cân bằng tĩnh dựa vào trọng trường, còn cân bằng động phải dựa vào lực kéo ngược chiều (có vecto ngược) với cái đã làm nó mất cân bằng chứ. Ở bánh xe hình trụ thì lực kéo lệch tâm đường tròn văng về 1 phía và kéo lệch tâm hình trụ lệch mặt trong ngoài bánh xe. Không có lực thì lấy gì tác động bác nhỉ?

Ly tâm em cũng chưa hỉu nốt, em nhớ vật lý có nói khi 1 vật chạy tròn thì nó bị kéo đi và bị giữ lại, kết quả là tạo ra 1 hợp lực gọi là ly tâm có phương là tiếp tuyến mà. Cái này bác có mô phạm quá không, bác bắt em đi tìm sách thiệt sao?
 
Hạng B2
17/9/05
361
23
18
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Trích đoạn: Datsun

Trích đoạn: Automatic

Đang nói yếu tố "cân bằng" sao bác lại nói tới "lực" ở đây nhỉ? Lực quán tính ( nhắc lại là quán tính nhé, vật lý chính thống không hề có cái gọi là "phát sinh lực ly tâm" như bác nói đâu, nếu có thì bác cho em xin trong sách nào cái công thức tính lực ly tâm với...!:)) sẽ phụ thuộc vận tốc quay thì wá đúng rùi, nhưng mà vật thể thì khác chứ bác. Tất cả các lực phát sinh do các đại lượng mất cân bằng mà bác nói sẽ phải qui về 1 véc tơ duy nhất đúng không? Véc tơ đó sẽ đặc trưng cho 1 khối lượng nhất định lệch tâm 1 khoảng nhất định nào đó đúng không nào? Đối trọng cân bằng sẽ phải bù được phần lực phát sinh đó. Tức là :
Quy về 1 vecto là đã làm được 1 nửa việc, tức là đã cân phẳng theo mặt phẳng vuông góc với trục xe. Việc còn lại là cân đồng tâm với trục xe.
 
Hạng B2
17/9/05
361
23
18
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Trích đoạn: Automatic

Trích đoạn: Datsun

Cân 1 chỗ để trục mòn đều. Cân 2 chỗ sẽ tạo ra hai rãnh mòn. Bánh đảo chuyển từ trọng lực không cân sang có thêm "2 trục quay" có thể có tới 4 quỹ đạo.
Hỉu chết liền...![&:]
Thôi em xin đưa câu em định trả lời ra, bác mà bẩu iem sai là em chào topic này lun, kiếm ăn (điểm) của các bác kiểu này tội lỗi lắm. Thiện tai, thiện tai.:D Chẳng may em gặp nhờ vả các bác ứ thèm thương thì chít.:)

Em nghĩ họ đặt cục cân bằng ở mặt ngoài vì như vậy là dễ làm nhất, vì VAN BƠM XE ĐẶT Ở MẶT NGOÀI. Van ruột xe là yếu tố gây mất cân bằng lớn nhất mà không có cách khắc phục ngoài việc dùng đối trọng. Đặt ở mặt ngoài dễ cân tâm và cân phẳng nhất.

Hình như đặt mặt trong chỉ dành cho mấy xe xòe được bánh khi đi tốc độ cao như Mẹc dòng cao. Nhưng tính toán khó hơn chút.
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

@ Bác Fatboy : cảm ơn bác đã chỉnh lại chính xác công thức lực Hướng tâm cho em, chắc bác cũng hiểu ý bác Road và em là chỉ muốn đề cập tới sự tương quan và các đại lượng tham gia tới lực quán tính này thui. Nói chung là đại lượng vận tốc góc là Giản lược được, không ăn thua gì tới sự cân bằng của vật thể hết. Mà bác nhớ công thức kỹ thế chắc chưa quên câu " Anh hết tiền em vội vã chia ly"chứ ạ?:D
@ bác Datsun : chả lẽ nếu em sai thật thì em lại CÀ KHỊA với bác à?:D Để em nói cho bác hỉu ý em nhá :
1. Đúng là sự mất cân bằng do phát sinh lực quan tính vì lệch tâm chỉ xuất hiện khi vật thể quay, nhưng nếu vật thể đã cân bằng nghĩa là không có lệch tâm thì lúc đó vật quay nhanh chậm thế nào cũng vậy thui. Bác xem lại bài " V6 V8" em có nói qua về việc cân bằng động, trong đó có đề cập tới việc cân bằng 2 tiết diện của vật thể để cân bằng động cho cả vật thể. Trên mỗi tiết diện thì xem như có mỗi một khối lượng lệch tâm và nhiệm vụ là phải cân bằng ( tạo đối trọng hay lấy bớt vật liệu gì đó...) sao cho độ lệch tâm bằng 0. Ý em nói là không nhắc tới "lực" nữa trong THUỘC TÍNH CÂN BẰNG của vật thể bác ạ. Ý chính vẫn là sự mất cân bằng không thể nào chỉ xảy ra ở 1 mức vận tốc nào đó được. CÓ chăng là quay chậm thì ít, quay nhanh thì nhiều thôi...! ( Dĩ nhiên là như vậy rồi!):D
2. Cái lực tiếp tuyến mà bác nói là LỰC QUÁN TÍNH ( là thể hiện xu hướng vật sẽ chuyển động thẳng đều nếu không có tác động lực, cũng chính vì vậy mà véc tơ vận tốc của vật chuyển động tròn cũng là 1 véc tơ tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động ) bác ạ. Mỗi vật thể "chuyển động tròn đều" phải chịu Gia tốc hướng tâm và từ đó sẽ có lực quán tính tương ứng. Nhưng nếu bác giữ vật quay đó bằng 1 sợi dây chẳng hạn thì chính sợi dây đó mới chịu 1 lực là lực LY TÂM mà người ta hay quen miệng gọi! Lực ly tâm không tác động lên vật thể mà là cân bằng với lực quán tính của vật thể khi chuyển động trong quỹ đạo tròn.