RE: Sao lại làm đơn giản thế ?
Về vật lý thì chẳng dấu gì bác em quên cũng nhiều, bác để em xem lại, đọc lại cái đã, bác nhắc em cũng là 1 lần em ngẫm lại.
Cám ơn bác đã dành thời gian trả lời em.
Bác nặng lời với em rồi. Chính là em mới sợ cà khịa với bác nên đã phải rào đón vậy mà bác vẫn giận.Trích đoạn: Automatic
@ bác Datsun : chả lẽ nếu em sai thật thì em lại CÀ KHỊA với bác à? Để em nói cho bác hỉu ý em nhá :
1. Đúng là sự mất cân bằng do phát sinh lực quan tính vì lệch tâm chỉ xuất hiện khi vật thể quay, nhưng nếu vật thể đã cân bằng nghĩa là không có lệch tâm thì lúc đó vật quay nhanh chậm thế nào cũng vậy thui. Bác xem lại bài " V6 V8" em có nói qua về việc cân bằng động, trong đó có đề cập tới việc cân bằng 2 tiết diện của vật thể để cân bằng động cho cả vật thể. Trên mỗi tiết diện thì xem như có mỗi một khối lượng lệch tâm và nhiệm vụ là phải cân bằng ( tạo đối trọng hay lấy bớt vật liệu gì đó...) sao cho độ lệch tâm bằng 0. Ý em nói là không nhắc tới "lực" nữa trong THUỘC TÍNH CÂN BẰNG của vật thể bác ạ. Ý chính vẫn là sự mất cân bằng không thể nào chỉ xảy ra ở 1 mức vận tốc nào đó được. CÓ chăng là quay chậm thì ít, quay nhanh thì nhiều thôi...! ( Dĩ nhiên là như vậy rồi!)
2. Cái lực tiếp tuyến mà bác nói là LỰC QUÁN TÍNH ( là thể hiện xu hướng vật sẽ chuyển động thẳng đều nếu không có tác động lực, cũng chính vì vậy mà véc tơ vận tốc của vật chuyển động tròn cũng là 1 véc tơ tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động ) bác ạ. Mỗi vật thể "chuyển động tròn đều" phải chịu Gia tốc hướng tâm và từ đó sẽ có lực quán tính tương ứng. Nhưng nếu bác giữ vật quay đó bằng 1 sợi dây chẳng hạn thì chính sợi dây đó mới chịu 1 lực là lực LY TÂM mà người ta hay quen miệng gọi! Lực ly tâm không tác động lên vật thể mà là cân bằng với lực quán tính của vật thể khi chuyển động trong quỹ đạo tròn.
Về vật lý thì chẳng dấu gì bác em quên cũng nhiều, bác để em xem lại, đọc lại cái đã, bác nhắc em cũng là 1 lần em ngẫm lại.
Cám ơn bác đã dành thời gian trả lời em.